Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



LÊ QUÝ TÙY



NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TỔ HỢP DÂU LAI MỚI
TẠI LÂM ĐỒNG


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. HÀ VĂN PHÚC
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN LONG


HÀ NỘI - 2012

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để


bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự
giúp đỡ đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận án




Lê Quý Tùy















ii
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo PGS.TS. Hà Văn Phúc, PGS.TS. Nguyễn Văn Long đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Hệ thống Nông
nghiệp, Khoa Nông học và Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ Bộ môn Dâu
tằm và côn trùng, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm
Đồng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp người thân
trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành công việc.

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận án




Lê Quý Tùy



iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Giới hạn của đề tài 4
5 Tính mới của đề tài 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất dâu tằm tơ 6
1.2 Phân bố và phân loại cây dâu 8
1.3 Yêu cầu sinh thái của cây dâu 9
1.3.1 Nhiệt độ 9
1.3.2 Ánh sáng 11
1.3.3 Đất đai 12
1.3.4 Dinh dưỡng 13
1.3.5 Nước và độ ẩm không khí 17
1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19
1.4.1 Nghiên cứu về giống và tính thích ứng của giống dâu 19
1.4.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trên cây dâu 27

iv
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Vật liệu nghiên cứu 43
2.1.1 Giống dâu 43
2.1.2 Giống tằm 43
2.1.3 Vật liệu nghiên cứu khác 43
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 44
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 44
2.2.3 Đặc điểm đất đai, khí hậu tại điểm nghiên cứu 44
2.3 Nội dung nghiên cứu 45
2.3.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực

trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. 45
2.3.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 45
2.3.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 45
2.3.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 45
2.4 Phương pháp nghiên cứu 46
2.4.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực
trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. 46
2.4.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 46
2.4.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 47
2.4.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 50
2.5 Phương pháp theo dõi thí nghiệm 53
2.5.1 Theo dõi trên cây dâu 53
2.5.2 Chỉ tiêu theo dõi trên tằm 54
2.6 Phương pháp tính toán và phân tích thông kê thí nghiệm 55
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1 Kết quả điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 56

v
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 56
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 67
3.1.3 Tình hình sản xuất dâu tằm 69
3.1.4 Thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 70
3.2 Kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 75
3.2.1 Đặc tính nảy mầm 76
3.2.2 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 77
3.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và năng suất lá 82
3.2.4 Chất lượng lá của các giống dâu thí nghiệm 86
3.2.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh của hai tổ hợp dâu lai thí nghiệm 89
3.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 91

3.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ giâm hom thích hợp 91
3.3.2 Kết quả nghiên cứu xác định số mầm/hom thích hợp 93
3.3.3 Kết quả nghiên cứu xác định tuổi hom giâm thích hợp 94
3.3.4 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ giâm hom thích hợp 95
3.3.5 Kết quả nghiên cứu liều lượng phân vô cơ thích hợp cho giâm hom 96
3.3.6 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ 98
3.4 Kết quả nghiên cứu xác định chế độ phân bón thích hợp 103
3.4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển 103
3.4.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá 105
3.4.3 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến chất lượng lá dâu 108
3.4.4 Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại 110
3.4.5 Xác định hiệu quả kinh tế của các mức phân bón 112
3.5 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp 113
3.5.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất 114
3.5.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá 116

vi
3.5.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng lá 117
3.5.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh 119
3.6 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ đốn thích hợp 120
3.6.1 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến đặc tính nảy mầm 120
3.6.2 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến một số yếu tố cấu thành năng
suất lá 122
3.6.3 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến năng suất lá 126
3.6.4 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại 128
KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 131
1 Kết luận 131
2 Đề nghị 132
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 133

Tài liệu tham khảo 134
Phụ lục 134



vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt
Diễn giải
CD
Chiều dài
CSB
Chỉ số bệnh
CT
Công thức
DH
Dài hom
ĐTC
Đạt tiêu chuẩn
KL
Khối lượng
LN
Lần nhắc lại

Mật độ
NS
Năng suất
Pk
Khối lượng kén

Pvk
Khối lượng vỏ kén
RH
Ẩm độ tương đối của không khí (%)
THL
Tổ hợp lai
TL
Tỷ lệ
TN
Thí nghiệm

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
3.1 Đặc điểm phân bố nhiệt độ theo độ cao 58
3.2 Nhiệt độ không khí ở Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 58
3.3 Đặc trưng mưa tại Lâm Đồng 60
3.4 Các loại đất của tỉnh Lâm Đồng 65
3.5 Diện tích, năng suất dâu và sản lượng kén tại Lâm Đồng 69
3.6 Hiện trạng trồng dâu tại Lâm Đồng 70
3.7 Chế độ bón phân cho cây dâu tại Lâm Đồng 72
3.8 Kỹ thuật chăm sóc cho cây dâu tại Lâm Đồng 73
3.9 Đặc tính nảy mầm của các tổ hợp lai thí nghiệm 76
3.10 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm 78
3.11 Diễn biến tốc độ ra lá của các tổ hợp thí nghiệm 80
3.12 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lá của các tổ hợp dâu
thí nghiệm 82

3.13 Năng suất lá của các tổ hợp lai thí nghiệm 85
3.14 Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi tằm 87
3.15 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu thí nghiệm 89
3.16 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chất lượng cây giống 92
3.17 Ảnh hưởng của số mầm/hom đến chất lượng cây giống 93
3.18 Ảnh hưởng của tuổi hom đến chất lượng cây giống 94
3.19 Ảnh hưởng của mật độ giâm đến chất lượng cây giống 95
3.20 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây giống 97
3.21 Ảnh hưởng nồng độ α- NAA đến chất lượng cây giống 99
3.22 Ảnh hưởng nồng độ IAA đến chất lượng cây giống 101
3.23 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tổng chiều dài thân cành 104

ix
3.24 Ảnh hưởng liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá 105
3.25a Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-03 108
3.25b Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-05 109
3.26 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh 110
3.27 Ảnh hưởng của lượng phân bón vô cơ đến giá thành lá dâu 112
3.28 Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển thân cành của
cây dâu 114
3.29 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước và khối lượng lá 115
3.30 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá 116
3.31 Ảnh hưởng của chất lượng lá ở các mật độ trồng đến một số chỉ
tiêu kén và tơ 118
3.32 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh 119
3.33 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến đặc tính nảy mầm tại các vùng
sinh thái 121
3.34 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến tổng chiều dài thân cành 123
3.35 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến khối lượng lá 124
3.36 Năng suất lá ở các thời vụ đốn khác nhau 126

3.37 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở các thời vụ đốn khác nhau 128


x
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 56
3.4 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 61
3.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 62
3.5 Số giờ chiếu sáng trung bình các tháng trong năm 63
3.6 Các loại đất chính của tỉnh Lâm Đồng 66
3.7 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm 78
3.8 Diễn biến tốc độ ra lá của thí nghiệm 81
3.9 Năng suất lá dâu của thí nghiệm 86
3.10 Ảnh hưởng nồng độ α-NAA đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn 100
3.11 Ảnh hưởng nồng độ IAA đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn 102
3.12 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lá tổ hợp TBL-03 106
3.13 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lá tổ hợp TBL-05 107
3.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá dâu 117
3.15 Năng suất lá của tổ hợp TBL-03 ở các thời vụ đốn 127
3.16 Năng suất lá của tổ hợp TBL-05 ở các thời vụ đốn 128


1
MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong suốt chặng đường phát triển, con người luôn phải đối diện với
cái ăn và cái mặc. Do vậy nghề "nông, tang" đã xuất hiện, trong đó có nghề
trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Nhiều tài liệu cho rằng, nghề trồng dâu
nuôi tằm xuất hiện cách đây trên 5000 năm tại Trung Quốc và lan truyền ra
nhiều nơi trên thế giới bằng đường bộ hoặc đường biển “được gọi là con
đường tơ lụa'' (Hoang Ling – Zong, 1987) [56], (Rangaswami et al., 1976)
[85], (Soo-Ho Lim, 1990) [91]. Ở nước ta, ngay từ thời dựng nước, nhân dân
ta đã biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và cho đến nay đã trở thành
nghề truyền thống (Nguyễn Văn Long, 1995) [12], (Lê Hồng Vân, 2008) [32],
(Katsumata, 1972) [69].
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đến thế kỷ 20 ngành dâu tằm tơ
phát triển mạnh tại Nhật Bản, Pháp và đặc biệt tại những nước đang phát triển
như Trung Quốc, Ấn Độ (www.Vi.Wikipedia.org) [37], (Huo, Yong kang,
2000) [59]. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 quốc gia có các hoạt động
sản xuất trong lĩnh vực dâu tằm và năm 2007 sản xuất được 785.084 tấn kén
các loại, chế biến được 112.155 tấn tơ (FAO, 1976) [51]. Theo dự báo của các
tổ chức quốc tế như ISA, FAO, ESCAP, nhu cầu tơ tằm của thế giới ngày
càng cao, đặc biệt thị trường các nước phát triển như Mỹ, Nhật, châu Âu
(Chou. Youche, 1996) [4], (Jong Sung Lim, 2008) [63]. Tại Việt Nam,
những thập niên gần đây ngành Dâu tằm có những bước phát triển vượt bậc.
Diện tích dâu từ 4.700 ha vào năm 1985, đến năm 1993 tăng lên 38.000 ha và
do một số biến động, đến năm 2006 diện tích dâu còn 25.050 ha (Nguyễn
Mậu Tuấn, 2008) [30], (Nguyễn Văn, 1992) [27], (Lê Hồng Vân, 2008) [31].
Hiện nay, hàng năm nước ta đang cung cấp cho thị trường khoảng 2.652 tấn

2
tơ, chiếm 2,3% tổng sản lượng tơ thế giới, giá trị tơ tằm hàng năm ước đạt
150 triệu USD (Ronald Currie, 1995) [19], (Lê Hồng Vân, 2008) [32]. Theo
quy hoạch của ngành đến năm 2020, diện tích dâu đạt 40.000 ha, giá trị thu
nhập khoảng 3.000 - 4.000 USD/ha/năm (VISERI, 2010) [33].

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng giải quyết công ăn việc làm,
góp phần xóa đói làm giàu cho nông dân. Sản phẩm tơ tằm là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị cao, do có những đặc tính quý báu mà không loại sợi tổng hợp
nào so sánh và thay thế được, vì thế người ta ví tơ tằm là "nữ hoàng các loại
sợi" (Lê Quang Chút, Nguyễn Văn Lạp, 1996) [5], (Nguyễn Văn Long, 1995)
[12]. Bên cạnh đó ngành dâu tằm tơ còn có tiềm năng to lớn từ sản phẩm phụ,
là một trong những hướng phát triển sau này (Xuân Bình, 1993) [2]. Ngành
sản xuất dâu tằm tơ có đặc thù riêng là sản phẩm cuối cùng phải trải qua
nhiều công đoạn như trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và may mặc. Để
nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm cần phải ứng dụng đồng bộ
các biện pháp kỹ thuật ở các công đoạn sản xuất, trong đó sản xuất ra lá dâu
có vị trí rất quan trọng vì nó chiếm khảng 60% tổng chi phí giá thành sản xuất
ra nguyên liệu kén (Lê Thọ, 1991) [22].
Mặc dù nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất dâu
tằm tơ nhưng trong nhiều năm qua ngành này phát triển rất chậm, không ổn
định. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế chưa cao, giá trị ngày công
lao động thấp. Bình quân thu nhập của hộ nông dân trong một năm từ sản
xuất dâu tằm ở vùng đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 8,9 triệu đồng, vùng
Tây Nguyên là 15,1 triệu đồng. Giá trị ngày công lao động trồng dâu nuôi tằm
bình quân cả nước chỉ có 11.720 đồng (Lê Hồng Vân, 2008) [32].
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng sinh thái Tây Nguyên, có diện tích dâu
trên 8.000 ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích cả nước (Lê Quang Tú và cs,
2010) [29]. Điều kiện khí hậu mát mẻ nên rất thuận lợi cho nuôi quanh năm

3
các giống tằm lưỡng hệ có năng suất chất lượng kén tơ cao. Nhưng năng suất
lá dâu còn rất thấp, bình quân mới chỉ đạt trên 10 tấn/ha. Trong những năm
qua tại Lâm Đồng đã đưa vào sản xuất một số giống dâu như VA-186, VA-
201, S7-CB (Lê Quang Tú và cs, 2007, 2009) [27, 28] và thời gian gần đây là
tổ hợp lai TBL-03, TBL-05. Để phát huy đầy đủ ưu thế của hai tổ hợp dâu lai

mới này ở vùng đất Lâm Đồng đạt được năng suất chất lượng lá cao, cần phải
nghiên cứu xác định tính thích ứng và biện pháp kỹ thuật thích hợp, do vậy
chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát
triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng”.
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu xác định tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai mới chọn lọc
TBL-03, TBL-05 và biện pháp kỹ thuật thích hợp làm cơ sở xây dựng quy
trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất lượng lá nhằm đáp ứng yêu cầu
sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định ảnh hưởng của tiểu vùng sinh thái đến sinh trưởng phát
triển, năng suất chất lượng và khả năng chống chịu của 2 tổ hợp dâu lai.
- Xác định biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính thích hợp để phát
triển nhanh chóng tổ hợp lai ra sản xuất.
- Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng
năng suất chất lượng lá dâu.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đưa ra được các tư liệu cần thiết làm cơ sở xác định vùng sinh thái
thích hợp cho 2 tổ hợp dâu lai.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu góp phần lựa chọn kỹ thuật nhân giống vô

4
tính để đạt hệ số nhân giống cao.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng
tổ hợp ở các vùng sinh thái.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định tính thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho hai
tổ hợp dâu lai mới TBL-03, TBL-05 tại Lâm Đồng là cơ sở góp phần nâng

cao năng suất chất lượng lá dâu và số lượng cây giống đáp ứng yêu cầu của
sản xuất. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế cho nghề trồng dâu nuôi tằm và
tăng thu nhập cho nông dân.
4 Giới hạn của đề tài
- Diện tích trồng dâu tại tỉnh Lâm Đồng chiếm trên 90% tổng diện tích
trồng dâu của cả vùng Tây Nguyên, trong đó lại tập trung vào 3 tiểu vùng sinh
thái của tỉnh. Vì thế địa điểm nghiên cứu được tiến hành ở 3 tiểu vùng sinh
thái trọng điểm trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Lâm Đồng.
- Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài này chỉ tập trung
nghiên cứu xác định tính thích ứng của hai tổ hợp lai tại Lâm Đồng, cùng với
một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu. Đối với nghiên cứu xác định tính thích chỉ
tập trung theo dõi sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng lá và mức độ
nhiễm sâu bệnh. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống ở mức độ riêng rẽ từng thí
nghiệm cho nên chưa xác định hệ số nhân giống.
5 Tính mới của đề tài
- Thông qua một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất
chất lượng lá và mức độ nhiễm sâu bệnh hại đã góp phần xác định được tính
thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai TBL-03, TBL-05 ở 3 vùng sinh thái Lâm Đồng.
Từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn đưa trồng 2 tổ hợp lai này vào sản xuất.
- Sử dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng đoạn hom ngắn, hom
chưa thành thục có xử lý chất kích thích ra rễ thông qua vườn ươm và một số

5
biện pháp kỹ thuật trong vườn ươm. Kết quả nghiên cứu này đã làm tăng hệ
số nhân giống vô tính lên nhiều lần góp phần mở rộng và đưa nhanh diện tích
trồng tổ hợp lai mới vào sản xuất.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp như chế độ bón
phân vô cơ, mật độ trồng và thời vụ đốn dâu trong năm cho 2 tổ hợp dâu lai
để nâng cao năng suất chất lượng lá ở 3 vùng sinh thái.







6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất dâu tằm tơ
Sự ra đời và phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa đầy
ắp những truyền thuyết và huyền thoại. Nhiều tài liệu cho rằng nghề trồng dâu
nuôi tằm xuất hiện cách đây trên 5000 năm tại Trung Quốc, được gắn với
Hoàng hậu Xi Ling Shi, là người đầu tiên đã tình cờ phát hiện ra tơ tằm (Lê
Hồng Vân, 2008) [32], (Huo, Yong kang, 2000) [59], (Jong Sung Lim, 2008)
[63], (Soo-Ho Lim et al., 1990) [91]. Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ
Trung Quốc đã phát hiện ra vải lụa trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ
đời nhà Đông Chu (Eastern Zhou Dynasty), cách đây khoảng 2500 năm
(www.Vi.Wikipedia.org/) [37]. Theo bản dịch của Bùi Sĩ Toán từ cuốn L
Histoire de lasoie cho rằng: năm 2640 trước công nguyên, Trung Quốc đã kéo
được sợi tơ từ con kén. Từ đây nghề này lan truyền ra nhiều nước trên thế giới
bằng ''con đường tơ lụa'' (Nguyễn Trọng Nhượng, 2000) [15], (Phạm Sĩ Toán,
1989) [23], (Lê Hồng Vân, 2008) [32].
Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ
thế độc quyền. Tuy nhiên, người Triều Tiên đã học được nghề này vào
khoảng năm 200 trước Công nguyên, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng
nửa đầu thế kỷ thứ nhất, tiếp đến Nhật Bản, Ấn Độ khoảng năm 300 sau Công
nguyên (Guo chang- Wu, Dong shi- Shong, 1989) [52], (Sindo Arata and
Yabe, 1972) [90]. Đến thế kỷ 4, nghề dâu tằm phát triển rất mạnh ở Ấn Độ và
được coi như là trung tâm dâu tằm của châu Á (Mannual D. Sanchez, 2002)

[77]. Từ Ấn Độ, nghề dâu tằm phát triển sang các nước khác. Trong đó trứng
tằm và hạt dâu được xuất sang Ả Rập, tơ lụa được xuất khẩu sang Ý và các
nước châu âu khác. Đến thế kỷ 6 người Roma đã học được kỹ nghệ sản xuất

7
tơ và đã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này ở châu Âu
(Anonymous, 1975) [40]. Trong thế kỷ 19, thế giới bị dịch tằm gai (Nosema),
do đó ngành dâu tằm đã bị khủng hoảng. Sau khi Louis Pasteur nghiên cứu
phòng trừ được bệnh, ngành dâu tằm tiếp tục được phát triển mở rộng (Maji,
2002) [74]. Trải qua quá trình thăng trầm, nghề trồng dâu nuôi tằm vẫn tồn tại
và phát triển đến ngày nay. Trong những năm giữa và cuối của thế kỷ 20, dâu
tằm là một nghề nông nghiệp quan trọng ở các nước phát triển như: Nhật,
Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ý,… vv.
Ở nước ta, trồng dâu nuôi tằm có lịch sử rất lâu đời và được coi là nghề
sản xuất cổ truyền. Theo cuốn Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam, nghề trồng
dâu nuôi tằm ở nước ta đã có cách đây trên 4000 năm. Từ thế kỷ thứ 10 nghề
sản xuất dâu tằm tập trung phát triển ở các tỉnh phía Bắc và từ thế kỷ thứ 15
thì mở rộng ra các tỉnh miền Trung và Nam bộ (Nguyễn Trọng Nhượng,
2000) [15]. Sách ''Vân Đài Loại Ngữ " của Lê Quý Đôn cho rằng nghề trồng
dâu nuôi tằm có sau nghề trồng lúa, "nghề dệt tồn tại và phát triển suốt thời
Hùng Vương" (dẫn theo Nguyễn Văn Long, 1995) [12]. Trong cuốn sách lưu
trữ ở một ngôi đền làng Cổ Đô cho biết công chúa Thiều Hoa con Vua Hùng
thứ sáu là người đầu tiên phát hiện ra nghề trồng dâu nuôi tằm, đến đầu thời
Lý nghề nuôi tằm dệt lụa phát triển rất mạnh "Nghề chăn tằm dệt lụa vốn là
nghề cổ truyền của dân tộc, đâu đâu cũng thấy những ruộng dâu xanh rì, nuôi
tằm tám lứa trong một năm". Sang thời nhà Lý, nghề nuôi tằm dệt lụa phát
triển rất mạnh. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển từ rất lâu ở nước ta: gắn
liền với những địa danh như: Xã Thổ Tang, Vĩnh Phúc; làng Tằm Xá, Hà Nội;
làng Tân Châu của An Giang; Lụa Hạ ở Hà Tĩnh… và đã đi vào tiềm thức,
lưu truyền qua tục ngữ, ca dao như: "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ

Nam Định, lụa hàng Hà Đông" (Nguyễn Công Minh, 2002) [14], (Nguyễn
Trọng Nhượng, 2000) [12], (Lê Hồng Vân, 2008) [32].

8
1.2 Phân bố và phân loại cây dâu
Cây dâu tằm (Morus alba L.) thuộc họ Moraceace vốn là cây hoang
dại, sống lưu niên. Tác giả Watt (1873) cho rằng cây dâu có nguồn gốc từ
Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nguyên thủy chúng mọc ở sườn núi dãy Hymalaya
(Hayata, 1920) [60], (Katsumata, 1972) [69]. Nhà thực vật học người Nga, N.I
Vavilov cho rằng chi Morus. L phát sinh tại vùng trung tâm Trung Quốc, Nhật
Bản, bao gồm vùng phía đông Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản (Hotta,1938)
[58]. Vào khoảng năm 2800 trước công nguyên, nghề trồng dâu nuôi tằm đã
xuất hiện ở Trung Quốc (www.Vi.Wikipedia.org/) [37], (FAO, 1976) [51],
(Hoang Ling – Zong, 1987) [56]. Cây dâu có tính thích ứng rất rộng: từ vùng
ôn đới đến cận nhiệt đới và nhiệt đới, từ đồng bằng màu mỡ đến những vùng
khô cằn, từ vùng đất thấp đến tận những vùng núi cao và từ vùng ẩm ướt đến
bán sa mạc (Seki and Oshikana, 1969) [87]. Sở dĩ sự phân bố rộng rãi của cây
dâu ở nhiều vùng trên thế giới là do chúng dễ dàng thích nghi với những điều
kiện sinh thái khác nhau, từ những vùng đất ngang mực nước biển đến tận
những vùng núi cao đến 4000m và từ những vùng nhiệt đới ẩm ướt đến vùng
bán sa mạc như Trung Cận Đông nơi lượng mưa chỉ đạt 250mm/năm. Tuy
nhiên, cây dâu ưa khí hậu mát cho nên phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở vùng
ôn đới, cây dâu sinh trưởng phát triển chủ yếu vào mùa hè. Theo kết quả điều
tra của Hiệp hội Tơ tằm thế giới, cây dâu được phân bố từ 50
0
vĩ bắc và kéo dài
đến 10
0
vĩ nam (Võ Tá Linh, Phan Đình Sơn, 1990) [11], (Katsumata, 1972,
1973) [68, 69], (Sindo S S Arata and Yabe, 1972) [89].

Trong hệ thống phân loại thực vật chính thức được công nhận, cây dâu
thuộc: Ngành: thực vật (Spermatophyta); Lớp (class): cây hạt kín
(Angiospermae); Lớp phụ (subclass): hai lá mầm (dicotyledoneace); Bộ
(order): gai (Urticales); Họ (family): dâu (Moraceae); Chi (genus): dâu tằm
(Morus); Loài (species): alba, multicaulis, rubra, indica, nigra,…vv. Hiện nay

9
có khoảng 68 loài dâu thuộc chi Morus, phần lớn chúng phân bố ở châu Á và
bắt nguồn từ 4 loài chính: Morus alba, M. multicaulis, M. bombycis và M.
Atropurpurea (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) [3], (Võ Tá Linh, Phan
Đình Sơn, 1990) [11], (Katsumata, 1972, 1973) [68, 69]. Ở Việt Nam có trên
100 giống dâu, chủ yếu thuộc các loài M. alba, M. nigra và M. Laevigata
(Huo Yong kang, 2000) [59], (Katsumata, 1973) [69]. Công tác phân loại dâu
chủ yếu hiện nay dựa vào gen, dựa vào mô tả về hình thái cây, các đặc trưng
đặc tính của thân cành, lá, hoa, quả, …vv (Shankar. B. Dandin, 1986) [20].
Nghiên cứu phân loại cây dâu, giai đoạn từ 1846 - 1851 Ledebour phân loại 2
loài Morus dựa vào hình dáng đầu nhụy. Bureau (1873) và Brandis (1906)
dựa vào hình dạng và chiều dài chùm hoa cái cũng như chiều dài vòi nhụy
(dẫn theo Võ Tá Linh, Phan Đình Sơn, 1990) [11]. Năm 1885 khi nghiên cứu
phân loại cây dâu, Hoocker đã nghiên cứu mô tả rất rõ về đặc tính thực vật
của cây dâu và cho rằng cây dâu có lá mọc cách, xẻ thuỳ hoặc không xẻ thuỳ,
hoa đơn tính đồng chu hoặc dị chu, vv (dẫn theo Đỗ Thị Châm, Hà Văn
Phúc, 1995) [3]. Koidzumi (1917 - 1923) cũng dựa vào chiều dài vòi nhụy, tuy
nhiên ông còn dựa vào đặc điểm núm nhụy (dẫn theo FAO, 1976) [51]. Hotta
(1938) [58] phân loại cây dâu thành 2 nhóm dựa vào hình dạng và hoạt động
của nang kén trong lá, tuy nhiên năm 1954 ông phân loại dâu như Koidzumi và
chia các loại phụ dựa vào đặc điểm của thân lá. Nghiên cứu về cây dâu,
Katsumata (1973) [69] lại đề xuất phân loại dâu dựa vào tế bào đặc dị.
1.3 Yêu cầu sinh thái của cây dâu
1.3.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây
trồng nói chung, bởi nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát dục,
năng suất chất lượng cây trồng. Đối với cây dâu, nhiệt độ không khí và nhiệt
độ đất có ảnh hưởng, quan hệ mật thiết với sinh trưởng và phát triển. Ở các

10
nước ôn đới, vào mùa đông khi nhiệt độ dưới 0
0
C cây dâu ngừng sinh trưởng,
từ -2
0
C đến - 1
0
C dẫn đến các cành dâu non bị chết. Cây dâu nảy mầm và
sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 24 - 32
0
C (Đỗ Thị Châm,
Hà Văn Phúc, 1995) [3].
Sự Sinh trưởng của cây dâu nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ cao
hay thấp. Khi nhiệt độ dưới 0
0
C, cây dâu ngừng sinh trưởng, nhiệt độ không
khí tăng trên 12
0
C thì cây dâu bắt đầu nảy mầm, khi nhiệt độ quá cao cây
ngừng sinh trưởng, đặc biệt nhiệt độ không khí trên 40
0
C dẫn đến một số bộ
phân của cây dâu bị chết. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của thân
cành từ 30 - 32

0
C (Sindo S S Arata and Yabe, 1972) [89].
Theo một số nghiên cứu khác cho rằng, nhiệt độ thích hợp cho cây dâu
sinh trưởng là 24 - 28
0
C, dưới 13
0
C và trên 39
0
C cây dâu sẽ hạn chế sự nảy
mầm và sinh trưởng (Guo chang- Wu, Dong shi- Shong, 1989) [52]. Trong
một năm, sự sinh trưởng phát triển của rễ dâu thay đổi theo mùa, rễ bắt đầu
hoạt động khi nhiệt độ bề mặt đất (xung quanh 30 cm) trên 5
0
C và ngược lại
rễ ngừng hoạt động khi dưới 5
0
C. Cây ra rễ mới khi nhiệt độ khoảng 10
0
C và
cây có thể hút dinh dưỡng khi nhiệt độ khoảng 25
0
C. Khi nghiên cứu về ảnh
hưởng của nhiệt độ không khí đến một số giống dâu tại Ấn Độ, các nhà khoa
học cho rằng điều kiện tối ưu cho nảy mầm và sinh trưởng phải từ 13
0
C trở
lên, trên 37,7
0
C cây ngừng sinh trưởng và nhiệt độ thích hợp từ 23,9 - 26,6

0
C
(Mandal, 1993) [76].
Mức độ bị hại của cây dâu do nhiệt độ cao tùy thuộc vào giống dâu,
điều kiện đất đai, canh tác. Những giống dâu mới chọn tạo hiện nay có bản lá
to cho nên mức độ bị hại do nhiệt độ cao sẽ nặng hơn so với những giống dâu
cũ, giống địa phương có lá nhỏ (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) [3]. Để
phòng ngừa tác hại gây ra cho cây dâu khi nhiệt đột thấp, các nhà khoa học
Liên Xô cho rằng cần phải khống chế dòng chảy nước từ trong tế bào ra

11
khoảng trống giữa các tế bào và tăng cường tích lũy vật chất trong cây tức là
phải tích lũy hydrat cacbon sẽ làm thay đổi trạng thái keo nguyên sinh chất và
hàm lượng nước trong tế bào (Quang Tu Le, 1993 [84]. Như vậy phải cung
cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu phát triển, khi gặp lạnh thì giữ cây ở
thế thành thục và không được tưới nước.
1.3.2 Ánh sáng
Dâu là loại cây trồng ưa ánh sáng, năng suất chất lượng lá có quan hệ
mật thiết với điều kiện chiếu sáng. Số giờ chiếu sáng 10 - 12 giờ/ngày là tốt
nhất. Thiếu ánh sáng lá dâu mỏng, thân mềm yếu, chất lượng lá dâu kém. Cây
dâu có thể hấp thu ánh sáng có độ dài từ 400 - 800 µ, thời gian chiếu sáng dài
hay ngắn cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây dâu (Đỗ Thị Châm, Hà
Văn Phúc, 1995) [3], (Võ Tá Linh, Phan Đình Sơn, 1990) [11].
Ở nhiệt độ 30
0
C trong điều kiện ngày nắng cường độ quang hợp của
cây dâu là 2 mg chất khô/100 cm
2
/1 giờ và giảm 50% khi trời giâm, 30% khi
trời mưa. Khả năng tiếp nhận ánh sáng của ruộng dâu có quan hệ với tổng bề

mặt của lá, khoảng 55 - 75% được lá hấp thu. Năng lượng ánh sáng mà lá dâu
sử dụng để quang hợp từ 2 - 3% năng lượng chiếu xuống bề mặt lá do vậy cần
tạo ra kết cấu ruộng dâu thích hợp, đó là chọn giống dâu, phương pháp tạo
hình, tỉa cành, thu hoạch và mật độ thích hợp trên từng loại đất để nâng cao
hiệu quả sử dụng ánh sáng (Hoang Ling – Zong, 1987) [56].
Ánh sáng không những ảnh hưởng tới năng suất mà còn ảnh hưởng đến
chất lượng lá. Điều kiện chiếu sáng làm thay đổi thành phần hóa học của lá,
khi thiếu ánh sáng thì nước nhiều và protein, hydrat cacbon giảm dẫn đến giá
trị dinh dưỡng thấp. Lá dâu đủ ánh sáng thì tầng biểu bì của lớp tế bào bên
ngoài dầy hơn, thịt lá nhiều. Khi thiếu ánh sáng thì lá dâu có thịt lá ít, mô xốp
nhiều, biểu bì mỏng. Mầm nhỏ, dài và tỷ lệ hóa gỗ giảm (Singhal, Kumar and
Rajan, 1982) [43], (Hasegawa, 1967) [54]. Khi tiến hành thí nghiệm nuôi tằm

12
bằng lá dâu thiếu ánh sáng cho thấy các chỉ tiêu về tằm, kén như: sức sống
tằm, phẩm chất kén đều giảm nguyên do hàm lượng protein, hydrat cacbon
trong lá dâu giảm. Điều đó được giải thích bằng thành phần hóa học trong lá
có thay đổi bất lợi cho sinh trưởng phát triển của tằm. Đó là lượng nước trong
lá tăng 0,7 - 3,4%, protein giảm từ 0,6 - 0,9%, gluxit giảm 0,5 - 1,4 %
(Benchmin, 1988 ) [41], (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995) [3].
Thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây
dâu, ở vùng ôn đới cây dâu sinh trưởng kém hơn vùng nhiệt đới do thời gian
chiến sáng ở vùng ôn đới từ 5 - 10,2 giờ/ngày, còn vùng nhiệt đới từ 9 - 13
giờ/ngày (FAO, 1976) [51].
1.3.3 Đất đai
Dâu là loại cây trồng có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất, tuy
nhiên để có năng suất chất lượng lá tốt và kéo dài chu kỳ kinh doanh, cần phải
chọn loại đất thích hợp về chất đất, độ dầy tầng canh tác và độ chua của đất.
Theo nghiên cứu của Pupa (1992) [83], cây dâu thích hợp nhất với các loại
đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ nhưng phải tơi xốp. Khi trồng dâu trong đất cát

và đất sét thì cần phải tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với một số biện
pháp khác để cải tạo đất. Dâu là cây trồng có bộ rễ phát triển mạnh, do vậy độ
sâu tầng đất yếu cầu phải dầy trên 1m. Độ chua của đất từ 6,5 - 7,0 là thích
hợp nhất cho cây dâu, tuy nhiên cây dâu vẫn có khả năng thích ứng với độ
chua từ 4,5 - 9,0. Cây dâu có khả năng chịu mặn kém, cây chỉ sinh trưởng
phát triển ở những nơi có độ mặn thấp, độ mặn < 0,2% cây dâu sinh trưởng
phát triển tốt và ˃ 1% cây sẽ chết. Đất có hàm lượng < 0,15% có thể gieo hạt
dâu được và < 0,3 % có thể trồng dâu được (Landauski, 1951) [72].
Theo Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc (1995) [3] thì chất đất có ảnh hưởng
rất lớn tới sinh trưởng phát triển của cây dâu, đất cát pha và đất thịt có thành
phần cơ giới tơi xốp, thuận lợi cho thân cành lá sinh trưởng mạnh cũng như

13
nâng cao được chất lượng lá. Ngược lại, đất cát có khả năng giữ nước và dinh
dưỡng kém hơn cho nên không thích hợp cho cây dâu. Qua phân tích thành
phần hóa học của lá dâu sinh trưởng trên đất cát cho thấy có hàm lượng nước,
protein, lipit ít hơn nhưng hydrat cacbon, tro và xenlulo lại nhiều hơn so với
trồng trên đất sét. Kết quả trong nuôi tằm cũng cho thấy ảnh hưởng tương tự.
Đối với độ cao so với mực nước biển của đất trồng dâu cho thấy không
ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng phát triển. Tại Nhật các vùng trồng dâu có độ
cao từ 22 m đến 1.735 m, Liên Xô từ 400 - 2.000 m, điều kiện nhiệt đới như
Ấn Độ dâu được trồng ở độ cao từ 300 - 800 m so với mực nước biển
(Mannual D. Sanchez, 2002) [77], (Ullal, Narashimhana, 1987) [96].
Choudhury cho rằng cây dâu có thể trồng ở độ cao 200 - 1200 m so với mực
nước biển, do vậy nên có thể được trồng ở nhiều vùng khác nhau (dẫn theo
Nguyễn Đức Dũng, 2003) [8].
1.3.4 Dinh dưỡng
Trong quá trình sinh trưởng cây dâu không những yêu cầu khí CO
2


trong không khí và năng lượng của ánh sáng mặt trời để tiến hành quang hợp
mà còn cần vật chất dinh dưỡng và nước hấp thu từ trong đất. Nếu các nguyên
tố dinh dưỡng này thiếu, không đáp ứng được cho nhu cầu thì hoạt động trao
đổi chất của cây dâu bị ảnh hưởng, sinh trưởng bị khống chế. Thành phần
dinh dưỡng mà cây dâu hấp thu từ đất ngoài nguyên tố đa lượng như N, P, K
có trong đạm, lân và kali. Còn các nguyên tố nguyên tố vi lượng khác như:
Bo, S, Mg, Zn, Cu, Fe …vv. Cây dâu hấp thu các chất dinh dưỡng này theo tỷ
lệ nhất định, không thể thay thế nhau được, nếu thiếu hoặc thừa đều ảnh
hưởng tới sinh lý của cây.
Đạm là thành phần chủ yếu của protein, là thành phần cấu thành
nguyên sinh chất, men, diệp lục tố, các alkaloid. Loại Protein quan trọng nhất
trong lá dâu là ribulose-1,5-biphotphat carboxylase (RuBisCO), nó đóng vai

14
trò quan trọng trong cố định cacbon. Nitơ có trong RuBisCO chiếm 43% N
tổng số trong lá dâu (Ymashita, Ohsawa, 1990) [97]. Theo số liệu của nhiều
nghiên cứu trước đây cho rằng hàm lượng Protein trong lá dâu dao động từ 15
– 28% (Mannual D. Sanchez, 2002) [77]. Theo nghiên cứu của Ymashita,
Ohsawa (1990) [97], hàm lượng đạm trong lá dâu dao động trong khoảng từ
0,8 - 1,2%. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thị Thanh Bình và cs (1999)
[1] cho rằng protein trong lá dâu chiếm khoảng 24 - 36% chất khô tuyệt đối.
Hàm lượng protein có trong lá dâu rất khác nhau giữa các giống nhị bội, tam
bội và tứ bội thể. Các giống nhị bội có hàm lượng protein trung bình đạt
16,30%, trong khi các giống tam bội là 14,71% và tứ bội khoảng 18,76%.
Đạm có tác dụng rất quan trọng đến sinh trưởng phát triển của cây dâu cũng
như năng suất và chất lượng lá. Hàm lượng đạm tập trung nhiều ở lá dâu, tiếp
theo là rễ, cành. Thiếu đạm gây nên hiện tượng cây mọc chậm, thấp cây. Lá
nhỏ, mỏng lá, sớm thành thục và có màu vàng. Hàm lượng protein và nước
giảm dẫn đến giảm năng suất và chất lượng lá. Ngược lại, khi bón đủ đạm cho
cây dâu, cây sinh trưởng mạnh, lá to, dầy, xanh đậm, lá lâu già và năng suất

chất lượng lá được cải thiện. Nếu bón thừa hoặc không cân đối, cây dâu sẽ có
hiện tượng bị “lốp” và chất lượng lá giảm. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết
xấu, khả năng đề kháng với điều kiện bất thuận của cây dâu sẽ giảm.
Lân là thành phần chủ yếu của hạch tế bào và nguyên sinh chất, lân tham
gia vào quá trình tạo thành và phân giải các hydratcarbon (chất đường, tinh bột,
cellulose). Trong khi các hydratcarbon chiếm hàm lượng khoảng 80% chất hữu
cơ trong cây dâu. Hàm lượng các hydratcarbon trong lá dâu thay đổi tùy theo
điều kiện môi trường, sinh trưởng của cây và tuổi của lá, hàm lượng chiếm
khoảng 12% so với trọng lượng khô của lá (Prakash. C. Bose, 1989 [82],
(Satoh, Matsunami and Ohyama, 1980) [86]. Khi nghiên cứu thành phần hóa
học trong lá dâu của một số giống tại tập đoàn giống dâu miền nam (tại Bảo

×