Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Gương sáng anh hùng đội viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.04 KB, 3 trang )

Gương sáng anh hùng
Dương Văn Nội Dương Văn Nội quê ở Nam Hà, gia đình chuyển ra Hà Nội để kiếm sống; bố mẹ đều làm
nghề bốc vác ở ga Hà Nội. Chứng kiến cảnh đánh đập, khủng bố đã man của phát xít Nhật đối với đồng bào ở
nhà dầu Shell Khâm Thiên, Nội quyết tâm đi theo cách mạng để tham gia diệt phát xít Nhật, đánh đuổi thực
dân Pháp.Dương Văn Nội tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc Thủ đô làm liên lạc cho một đại đội tự vệ chiến
đấu ở khu Thăng Long. Đầu tháng 4 năm 1947, giặc Pháp mở cuộc hành quân lớn gồm nhiều mũi tấn công
vào nơi đóng quân của Đội du kích Thủ đô. Nội đã cùng các anh tham gia chiến đấu chống giặc. Với khẩu
súng trường trong tay, Nội bình tĩnh ngắm địch nhả đạn. Dương Văn Nội đã giết ba tên Pháp và hi sinh oanh
liệt. Hôm ấy là ngày 12-4-1947 Nội vừa bước sang tuổi 15.
Dương Văn Nội đã được Đảng và Nhà nước ta truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhì và anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.
Kim Đồng Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1928 ở thôn Nà Mạ, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp bắt đi phu và bị chết, Kim Đồng theo
cách mạng làm giao thông liên lạc từ Đào Ngạn lên Pắc Pó, nơi Bác Hồ ở. Trong một lần đi liên lạc về, giữa
đường gặp địch phục kích gần nơi họp của Mặt trận Việt Minh, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho địch nổ súng
về phía mình. Nhờ tiếng súng nổ báo động ấy cán bộ của mặt trận Việt Minh đã nhanh chóng thoát lên rừng.
Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hi sinh tại một địa điểm gần ngay bờ của suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày
15-2-1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Ghi công ơn Kim Đồng, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu:
“Anh hùng lực lượng vũ trang”.Kơ - Pa Kơ Lơng Kơ - Pa Kơ Lơng – người dân tộc Gia – Lai, Tây nguyên,
sinh ngày 19/8/1948. Lúc 13 tuổi Kơ Lơng xin gia nhập đội du kích nhưng không được chấp nhận vì còn nhỏ
tuổi. Kơ Lơng liền tự làm lấy nỏ, vót tên, phục kích bắn giặc. Từ mũi tên và nỏ của mình Kơ Lơng đã giết
chết 3 tên giặc và sau đó được gia nhập du kích. Kơ Lơng đã cùng đồng đội mưu trí đánh nhiều trận diệt giặc
Mỹ và xe cơ giới địch.
Năm 15 tuổi, Kơ Lơng đã cùng đồng đội đánh 30 trận, giật 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên
địch. Được phong tặng danh hiệu Anh hùng quân giải phóng nhân dân Miền Nam Việt Nam năm 1967 lúc anh
tròn 19 tuổi.
Lê Văn Tám Là con một chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa, Lê Văn Tám làm nghề bán lạc rang, đánh giày ở chợ
Đa Kao thành phố Sài Gòn để kiếm sống. Lê Văn Tám thường la cà ở những nơi quân Pháp đóng để bán hàng
nên biết giặc Pháp đang tập trung quân và vũ khí đạn dược chuẩn bị chiếm vùng tự do của ta. Hình ảnh
những hòm đạn, trái bom cùng những cảnh giết chóc tàn phá dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc
Tám nảy ra ý định phá khó xăng, đạn của chúng. Sau khi dò la, quan sát địch, Tám giấu xăng trong người


khoác hòm lạc rang đi bán cho bọn lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc địch sơ hở Tám chạy như bay vào
kho xăng xoè diêm. Lửa bốc lên từ em và làm cả kho xăng, đạn bốc cháy, khó lửa ngút trời.
Lê Văn Tám đã hi sinh anh dũng để lại trong trí nhớ của nhân dân ta hình ảnh một “Cây đuốc sống” với sự
cảm phục, tiếc thương.
Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng tức, “Trọng con” sinh năm 1914. Anh là con của một gia đình cách mạng quê ở
Hà Tĩnh, cư trú ở Thái Lan. Năm 1925, lúc 11 tuổi, “Trọng con” là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực
tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927. Năm 1929 anh được đưa về nước
hoạt động, làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Trong cuộc mít tinh kỉ niệm khởi nghĩa Yên Bái
ngày 9-2-1931 anh đã bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Lơ - grăng để bảo vệ đồng chí diễn thuyết của
mình. Thực dân Pháp đã bắt anh, tra hỏi và dụ dỗ đưa anh sang Pháp học, sẽ có chức, có quyền, vợ đẹp, con
khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời: “Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy. Trước toà đại hình của thực
dân Pháp, anh đã nói “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con
đường nào khác…”
Rạng sáng ngày cuối năm 1931 kẻ thù hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước lúc hi sinh anh vẫn hát vang bài
Quốc tế ca. Năm ấy anh mới tròn 17 tuổi.
Nguyễn Bá NgọcNguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng
Xương tỉnh Thanh Hoá (năm học 1964 – 1965). Ngày 4-4-1965, giặc Mỹ bắn phá, ném bom quê Ngọc. Lúc
ấy người lớn đã ra đồng làm việc, còn Ngọc đang chạy xuống hầm trú ẩn. Nghe tiếng bom nổ bên cạnh nhà và
tiếng khóc của Khương, không chút do dự, Ngọc nhảy vụt lên chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã
bị thương còn Oong, Đơ là hai em của Khương đều kêu khóc.
Ngọc nhanh chóng dìu hai em xuống hầm rồi lấy thân mình làm lá chắn che chở cho hai em. Ngọc bị
thương, máu ra nhiều đến 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 thì mất tại bệnh viện. Tấm gương dũng cảm của Nguyễn
Bá Ngọc đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ và Huân chương Chiến công hạng Ba.
Phạm Ngọc ĐaPhạm Ngọc Đa quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Nhà nghèo, Đa
phải đi ở cho một nhà giàu. Chính những năm đi ở đấy, cậu bé Đa 12 tuổi đã vào Đội Thiếu niên để hoạt động
du kích. Đa bắt cóc buộc vào ống bơ thả vào đồn làm cho giặc ăn không ngon ngủ không yên. Anh đánh trâu
lồng húc thẳng vào bọn giặc, cứu anh phụ trách. Đa làm liên lạc theo dõi địch, đặt mìn, vót chông, giấu cán bộ
xuống hầm bí mật. Một hôm giặc đi càn. Chúng bắt được anh, hỏi anh có phải là “Thép một” không. Anh
trừng mắt trả lời vào mặt chúng: “Tao là người đang muốn giết hết bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán
nước. Tao không biết thép… nào cả. Tất cả chúng tao đều là thép hết!”. Chúng bắt anh chỉ hầm bí mật.

Chúng chặt một tay rồi hai tay… anh vẫn không khai nửa lời. Biết chẳng khai thác được gì ở con người gan dạ
ấy nên chúng đã chặt người anh nát ra từng khúc. Anh đã hi sinh vì quê hương đất nước.
Anh đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Vừ A DínhVừ A Dính là con một gia đình dân tộc Mèo ở xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Lúc
13 tuổi, Vừ A Dính đã hăng hái xin gia nhập đội võ trang và ngày ngày làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp
tế gạo, muối cho nhân dân bị địch bao vây… Một hôm vừa đi công tác về bị địch vây bắt, đánh đập dã man,
bắt chỉ đường đi bắt cán bộ và đồng bào. Vừ A Dính bày mưu bắt chúng làm cáng khiêng anh đi một ngày
đường để lại trở về nơi cây đào là nơi xuất phát mà chả tìm được gì. Căm tức, giặc treo Vừ A Dính lên cành
đào rồi bắn chết. Ghi công Vừ A Dính, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.
(Trích từ Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003).
Người con gái đất đỏ Ngày 1 tháng 12 năm 1954, Bác Hồ viết bài báo về Võ Thị Sáu đăng trên báo nhân dân
như sau: “ Cách mạng tháng Tám thành công, em mới 10 tuổi. Kháng chiến bắt đầu, em tham gia công tác
bí mật Em ném lựu đạn làm một sĩ quan địch chết và mấy tên bị thương Em không khai một lời. Em Sáu bị
án tử hình và đầy ra Côn Lôn. Tuy ở trong nhà tù chờ xử tử, em sáu luôn luôn giữ tính vui vẻ, giúp đỡ
những đồng chí yếu, săn sóc những đồng chí ốm. Ngày 16 tháng 3 năm 1952, khi đưa em ra bắn, địch hỏi em
muốn nói gì không? Em Sáu trả lời: 1. Quân Pháp phải rút khỏi Đông Dương 2. Tôi muốn hát Quốc ca, và
Lãnh tụ ca. 3. Tôi muốn nói chuyện với đồng bào tôi trước khi chết. Em không để địch bịt mắt và dõng dạc
nói: “Ngực tao đây chúng mày bắn đi! ”. Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu quê ở vùng Đất Đỏ ở vùng
Bà Rịa cũ (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu). 12 tuổi, Sáu đã được giác ngộ cách mạng. Năm 14 tuổi (1949) Sáu
nhận nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng giao cho. Chị đã dùng lựu đạn giết một quan ba Pháp và làm bị thương
một số tên ngay tại quê hương chị. Sau đó chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho
chiến khu. Năm 1950, chị mang lựu đạn về giết tên Cai tổng Tòng, một tên bán nước đại gian ác ở làng chị.
Lần đó, chị bị giặt Pháp bắt.
Ròng rã gần ba năm trời, bị chúng đưa đi hết nhà tù này đến nhà tù khác. Chúng cùm kẹp, tra tấn rất dã
man; có khi lại ngon ngọt dụ dỗ hòng bắt chị cung khai tổ chức và cán bộ của cách mạng. Song, chị không
khai báo nửa lời. Chị nói: “Tôi còn rất trẻ, nhưng tôi là người cách mạng. Tôi sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ của tôi
cho cách mạng”.
Nồi cháo tấmCố phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, nguyên là uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Định đã kể lại

câu chuyện về một em bé gái đã cứu bà thoát khỏi một trận càn bất ngờ của quân địch: “ Có lần tôi cùng
đồng chí Tùng từ xã Phu An Hoà đi về xã Phước Thạch, gần kinh An Hoà, để đến nhà một cơ sở. Chúng tôi
lội toàn mương vườn, không dám đi đường cái lớn, sợ gặp địch. Trời tối đen như mực, lại mưa rỉ rả mà cứ leo
bờ này, trèo bờ khác mỏi rã rời cả đôi chân. Có những quãng đường đồng chí Tùng dẫn tay tôi như dẫn một
người mù. Lần mò từ bảy giờ tối đến ba giờ sáng mới đến nhà một gia đình là cơ sở tin cậy của ta trong xã.
Gia đình anh Tư chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con. Đứa cháu gái mười ba tuổi tên là Thành, cháu trai 5 tuổi
tên là Công. Vừa ăn cơm xong, trời sáng đồng chí Tùng sang nhà khác ở. Còn anh chị Tư đi làm ruộng, giao
nhà cho cháu Thành coi. Tôi mệt quá nên ngủ quên. Độ mười giờ sáng, chó sủa xa rồi đến gần, Thành chạy ra
coi rồi chạy vào, xanh mặt kêu rối rít: - Lính tới rồi cô Năm ơi! Tôi vội trấn tĩnh em bé: - Không sao đâu
cháu, cứ bình tĩnh, cô xuống hầm, cháu đậy lại. Vừa nói, tôi vừa mở nắp hầm, nhảy xuống nước trào lên
tung toé miệng hầm, nguy quá! Nhưng còn cách nào khác hơn? Thành nhanh trí đổ ngay nồi tấm trên mặt
hầm, tấm vung tung toé khắp cả miệng hầm. Thành tát vào mặt Công, nói: - Mày làm bể nồi tấm, má về
đánh chết! Tội nghiệp bé Công không biết gì, bị đánh đau, oà lên khóc. Vừa lúc đó, hàng chục tên lính
bước vào nhà. Thành cúi đầu chào rồi tiếp tục rầy em. Mấy tên lính hỏi vu vơ rồi bỏ đi. Tôi thở phào nhẹ
nhõm, hết sức khâm phục sáng kiến của Thành. Lính đi một lúc lâu tôi lên khỏi hầm, ôm hôn hai đứa bé và
thủ thỉ với các cháu. - Hai cháu cứu cô đó! Ngày tôi đi, Thành quyến luyến, khóc sướt mướt đòi theo tôi
hoài ”Trích: Phong Thu, Kể chuyện truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003

×