Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Anh hùng Phạm Tuân - Bảy ngày trên vũ trụ và tình anh em trọn đời ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.65 KB, 7 trang )

Anh hùng Phạm Tuân - Bảy ngày trên vũ trụ và tình
anh em trọn đời

Trên trạm vũ trụ “Salut - 6” đã trồng được lúa mì, đậu nành, hành và các loại
nấm, thậm chí cả cây hoa tuylip. Giờ có thêm bèo hoa dâu từ đồng ruộng Việt
Nam! Sau 7 ngày 20 giờ 42 phút ở trong vũ trụ với 142 vòng quỹ đạo quanh Trái
đất, Phạm Tuân và Gorơbatco trở về trái đất
Bảy ngày qua đi trên vũ trụ tựa hồ chỉ một ngày. Đã đến lúc chuẩn bị quay về
mặt đất. Từ lâu người ta đã nhận thấy đường về nhà hình như ngắn hơn.
Trong vũ trụ đó không chỉ là cảm giác: Đường bay của cuộc hạ cánh thì ngắn
hơn nhiều so với đường bay của con tàu vận tải vũ trụ từ nơi xuất phát đến khi
ghép nối với trạm vũ trụ. Khi bay lên cao, vào vũ trụ, cần thời gian lâu hơn một
ngày đêm, còn thời gian hạ cánh về Trái đất chỉ mất một vài giờ.
Buổi tối tiễn đưa, trước lúc chia tay, đã diễn ra đặc biệt cảm động. Họ che đậy
nỗi buồn bằng những câu bông đùa với nhau và chúc nhau thành công. Phạm Tuân
và Vichto chúc Leônít Pôpop và Veleri Riumin tiếp tục chuyến bay may mắn, còn
hai người ở lại thì chúc các đồng chí của mình hạ cánh an toàn.
Phạm Tuân không bao giờ quên nơi ấy, cách thành phố Giêdơcacdơgan 180 km
về phía Đông Nam, hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Việt Nam đã nhẹ nhàng đặt
chân xuống mặt đất sau cuộc phiêu lưu trong vũ trụ.
Trở về đất mẹ
Những gì diễn ra đối với hai nhà du hành vũ trụ sau cuộc hạ cánh chẳng khác gì
ngày hội, tràn ngập niềm vui sướng, hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ cảm động diễn ra ở
thành phố Ngôi Sao, nơi mà cha của Phạm Tuân cũng được mời đến từ Việt Nam.
Trong khi chờ phần thưởng cao quý của Nhà nước do đích thân Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhep trao tặng, Phạm Tuân và Gorơbatco chuẩn bị
báo cáo về chuyến bay, cùng chơi môn quần vợt ưa thích và đắm mình trong
không khí gia đình.
Trở lại những ngày trước khi bay vào vũ trụ, trong một thời gian dài, Phạm
Tuân sống độc thân. Điều đó đã kết thúc khi có một chàng phi công thuộc phi
đoàn bên cạnh mời anh sang chơi. Anh đến và nhìn thấy cô em gái của bạn, tên là


Trần Thị Phương Tân. Rồi thế là như người ta vẫn thường nói, “chàng phi công đã
mất định hướng trên bầu trời, một lần và mãi mãi”.
Chẳng bao lâu, họ làm lễ cưới. Năm 1979, vợ và cô con gái 3 tuổi của Phạm
Tuân đã đáp máy bay sang Matxcơva. Khi đến thành phố Ngôi Sao, chị Tân chưa
thể quen với cuộc sống mới.
Tuy nhiên, các bà vợ của các nhà du hành vũ trụ đã giúp chị sắp xếp ổn thoả
trong sinh hoạt như thể đã quen thân nhau từ lâu lắm. Bà Valentina Gorơbatco trở
thành người bạn gái và là người chỉ bảo tốt nhất cho chị Tân. Bà Gorơbatco là một
người phụ nữ tuyệt vời, yêu đời và không bao giờ phiền muộn, đã có công rất lớn
đối với người chồng mà ai đó nói vui rằng “ở vũ trụ nhiều hơn ở nhà” của mình.
Có những ngày nghỉ, bà Valentina Gorơbatco đã thết đãi gia đình Phạm Tuân
những món ăn Nga truyền thống. Đủ các loại xalát, dưa muối, món ngỗng nấu với
táo và quả hắc mai tử…
Bà dạy chị Tân nhào bột làm bánh mằn thắn và nướng các loại bánh Varêniki có
nhân quả anh đào… Bà đưa chị về Matxcơva để đi thăm các danh thắng của thủ
đô. Những ký ức đẹp ấy vẫn luôn được lưu giữ trong gia đình Phạm Tuân.
Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng cho đến bây giờ Phạm Tuân vẫn nhớ buổi lễ tại
Điện Kremli như vừa mới xảy ra hôm qua: “Tại phòng khánh tiết lộng lẫy, với sự
hiện diện của một số Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô, đại diện Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán lần lượt bước vào.
Tổng Bí thư Brêgiơnhep đã trao Huân chương Lênin cho ông Gorơbatco. Sau
đấy đã tuyên đọc Sắc lệnh về việc tặng thưởng tôi. Không thể tả nổi sự hồi hộp
của tôi khi thực hiện những bước đi theo kiểu nghi thức đội hình tiến về vị đứng
đầu Nhà nước Liên Xô. Tổng Bí thư Brêgiơnhep đã gắn lên ngực tôi ngôi Sao Đỏ
của danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lê Nin, rồi ôm hôn tôi thân mật
như người cha…Niềm vui sướng và tự hào, niềm hạnh phúc ấy đã lưu lại trong tôi
suốt đời”.
Mấy ngày sau, đội du hành vũ trụ của Phạm Tuân cùng gia đình đã đáp máy bay
trở về Việt Nam. Anh trở về mang theo những kỷ lục, mang theo bức ảnh chụp tổ
quốc từ trên vũ trụ và nỗi nhớ đất mẹ da diết. Những cuộc đón tiếp ở quê nhà cũng

chẳng thể nào quên.
Đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội (dài 7km) là dòng
người mang theo những biểu ngữ, khẩu hiệu, những bức chân dung, cờ hoa. Đâu
đâu cũng vang lên những tiếng hô chào đón, chúc mừng, những nụ cười, những
cái bắt tay cháy bỏng.
Tại cổng Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Văn Tiến
Dũng đón Phạm Tuân và Gorơbatco.
Hôm ấy, đúng ngày Quốc khánh 2/9, 35 năm ngày Việt Nam tuyên bố độc lập.
Và Phạm Tuân cùng Gorơbatco đã được Tổng Bí thư Lê Duẩn gắn lên ngực áo
tấm huy chương Sao Vàng, Anh hùng lao động XHCN Việt Nam.
Những ngày tiếp theo, hai nhà du hành vũ trụ đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ tại
nhiều thành phố, làng mạc, từ Bắc chí Nam. Đâu đâu, họ cũng được tiếp như
những người hùng. Họ đã liên tục ký tên lưu niệm trong các cuốn sách, các tấm
bưu thiếp, những cuốn album Đi đến bất cứ nơi nào ở Việt Nam, người dân đều
nhận Phạm Tuân và Gorơbatco như thể đã quen thân lâu lắm.
Phạm Tuân đã mời gia đình Gorơbatco về thăm quê mình, nơi ngày xưa cậu bé
làng Quốc Tuấn đã nhìn lên bầu trời bị băm nát bởi máy bay Mỹ và mơ ước được
trở thành phi công…



Gia đình Phạm Tuân và gia đình Gorơbatco trong một lần gặp nhau
“Xin hẹn đến cuộc gặp mới”
Họ trồng cây lưu niệm ở nhiều nơi. Và sau này, Gorơbatco đến thăm Việt Nam
lần nữa, ông đã tránh nắng dưới tán cây mình trồng. Tình anh em giữa ông và
Phạm Tuân cũng như cái cây đã sâu rễ bền gốc, ngày càng trổ cành đâm lá, ra hoa
kết trái…

Họ gọi nhau là những người anh em vũ trụ và dù mấy chục năm đã trôi qua

nhưng vẫn thường qua lại thăm nhau, lúc thì ở Nga, lúc thì Việt Nam với những
tình cảm như cùng máu mủ ruột rà. Điều đó đã được thể hiện đậm nét trong cuốn
hồi ký “Đứa con trai Sao Vàng của miền Kuban” của Gorơbatco vừa được giới
thiệu trang trọng tại Thủ đô Matxcơva - Liên bang Nga. Trong buổi giới thiệu đó,
một nhà báo Nga đã đề nghị tác giả nói mấy lời về Phạm Tuân và Việt Nam.
Gorơbatco tâm sự: “Phạm Tuân là một con người tài năng, anh ấy lĩnh hội ngay
mọi điều trong chuyến bay. Trong khi bay, anh ấy không chỉ đơn giản là một nhà
du hành - nghiên cứu mà còn là kỹ sư trên tàu vũ trụ. Vũ trụ đã kết thân tôi với
Phạm Tuân. Nếu nói khoảng cách giữa Matxcơva và Hà Nội, thường thường
người ta bảo “xa thế!”. Nhưng nếu theo kích thước vũ trụ thì thậm chí lại rất gần.
Xuất phát từ sân bay Baicơnua, chỉ vài phút sau chúng tôi đã có mặt trên vùng khí
quyển Việt Nam rồi. Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần. Kể từ năm 1980 lần đầu tôi
đến, cho tới nay tại Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Theo chiều hướng ngày càng
tốt đẹp hơn. Chúng tôi rất thích được đến Hà Nội. Người Việt Nam luôn đối xử
với người Nga một cách tôn trọng, quý mến. Ở đất nước hiền hoà này, bạn có thể
thấy ngay ai cũng có tình cảm hữu nghị với đất nước Nga. Tôi muốn được gửi lời
chào đến bạn Phạm Tuân thân thiết. Tôi muốn nói với anh ấy rằng “Xin hẹn đến
cuộc gặp mới!”.
“Xin hẹn đến cuộc gặp mới”, đó cũng là điều mà Trung tướng Phạm Tuân mong
chờ. Kể từ ngày con tàu vũ trụ hạ cánh xuống mặt đất, hai nhà du hành vũ trụ đã
trải qua những giờ phút chông chênh, bởi những gặp gỡ rồi chia ly. Người về Việt
Nam nhớ nước Nga, người nước Nga nhớ Việt Nam.
Phạm Tuân dự định đến một lúc nào đó, khi đã vợi đi công việc bộn bề, ông sẽ
cùng gia đình trở lại nước Nga, thăm thành phố Ngôi Sao, thăm nơi ngày xưa đã
miệt mài khổ luyện, thăm lại nơi con tàu vũ trụ như huyền thoại ấy đã bay vào
khoảng không vô tận, gắn kết hai người con của đất nước Nga - Việt. Dù chỉ có
hơn 7 ngày trên vũ trụ, nhưng với Phạm Tuân là mãi mãi

×