1. VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Mỗi năm nền kinh tế có thể tạo ra 1 triệu việc làm mới, nhưng do sự gia tăng
lao động hằng năm lớn nên không giải quyết hết được việc làm cho số lao
động tăng thêm.
Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn rất gay gắt: ĐNB trên 10%,
DH NTB trên 9%, ĐBSH 8%, ĐBSCL 7%, BTB 6%, Tây Nguyên 5%,…
Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc
làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là
1,1% ; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
- Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao dẫn đến chất lượng cuộc sống
thấp, các tệ nạn xã hội gia tăng, ….
Để giải quyết việc làm cho người lao động, cần thực hiện theo các
hướng:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa khai
thác tốt tiềm năng của mỗi vùng vừa tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Điều chỉnh nguồn bổ sung lao động bằng cách thực hiện đẩy mạnh
kế hoạch hóa gia đình, da dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đẩy
mạnh thâm canh và chuyên canh sản xuất hàng hoá.
- Cần phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các
hoạt động dịch vụ ở nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hoá. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh tế nhiều
thành phần: thành thị phát triển ngành công nghiệp nhẹ (tạo ra nhiều việc làm
cho ngườI lao động: dệt may, giày da, chế biến lương thực …), nông thôn: gói
bánh tét, đan lát lục bình. Đầu tư được nhiều vốn sẽ tạo ra công ăn việc làm
cho ngườI lao động có thu nhập cao.
- Tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân
lực. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở
nhà trường, chú trọng hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm để giúp
người lao động tự tạo việc làm hoặc để tìm việc làm thuận lợi.
- Thành lập quỹ quốc gia về vấn đề sản xuất việc làm, huy động nguồn viện
trợ từ bên ngoài (vượt lên chính mình). Ban hành chế độ chính sách thoả
đáng để thu hút nguồn vốn đầu tư ở trong nước và nước ngoài cho phát triển
các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng liên doanh đầu tư nước
ngoài và hợp tác xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
- Xuất khẩu lao động cũng là 1 biện pháp giảI quyết việc làm
- Bản thân ngườI lao động phảI vượt lên, tạo được cơ hộI việc làm tốt hơn
2. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN Ở NƯỚC TA
- Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: quy hoạch thành những vùng chuyên
canh cây con theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ.
- Vốn có chính sách hổ trợ cây con giống, phân bón, thuốc trừ sâu …
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn: xây dựng chợ lúa gạo
ở Tiền giang, xây dựng các chợ dầu mốI phục vụ cho vấn đề lưu thông hàng
hoá, chợ trung tâm, chợ giao dịch nông sản.
- Chính sách cho ngườI nông dân theo hướng xuất khẩu, hướng vào những
sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, nông sản.
- Phát huy thế mạnh của hàng nông sản nhiệt đớI cà phê, mủ cao su, hạt điều
…
- Vấn đề về thông tin, thị trường, thương hiệu.”
- Cần qui hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt là vấn
đề tiếp cận thông tin thị trường và tạo ra sự liên doanh, liên kết giữa người
sản xuất và doanh nghiệp, cùng với đó phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối
với mặt hàng nông sản.
- Vấn đề về cơ chế chính sách hỗ trợ cần phải chia ra các nhóm giải pháp:
ngắn hạn và dài hạn. Trong đó ngắn hạn là hỗ trợ tức thì về lãi suất, về giá
sàn, cung ứng vốn thu mua… Còn về dài hạn, phải nâng cao năng lực dự báo
thị trường, phát triển công nghiệp chế biến, từ đó có chiến lược hoạch định
lâu dài cho tiêu thụ nông sản.
- Để giải quyết tình trạng bị động về thị trường xuất khẩu, làm chủ giá nông
sản, cách tốt nhất là dự trữ, canh giá lên. Để làm được điều này, chính phủ
phải tham gia điều tiết giá nông sản. Nếu giá trên thị trường thế giới quá
thấp thì cho doanh nghiệp vay vốn để dự trữ, không xuất đi. Về phía nông
dân cũng phải biết điều tiết chứ không thể tái diễn cảnh trúng giá vỗ tay, rớt
giá la làng.
- hướng mạnh vào thị trường nội địa đây là giải pháp hữu hiệu cho các mặt
hàng nông sản. Trên thực tế, hiện nay Việt Nam xuất khẩu đến 95% sản
lượng hạt tiêu hằng năm, tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ khoảng 5%. Cà
phê xuất khẩu cũng chiếm đến 90-95% tổng sản lượng trong nước. Chính
bởi chỉ chú trọng vào xuất khẩu nên khi giá cả thế giới xuống thấp đã gây
không ít khó khăn cho nông dân
- Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đã và đang từng bước triển khai việc đưa
nông sản Việt lên sàn, đây là hình thức rấy ưu việt. khi sản phẩm nông sản
lên sàn, chúng ta đã cắt bỏ khâu trung gian, bán trực tiếp cho người tiêu thụ.
Tại Việt Nam, dù sàn giao dịch nông sản hoạt động chưa thực sự hiệu quả
nhưng cũng được coi là một trong những giải pháp quan trọng
3. Chứng minh nền nông nghiệp nước ta đang phát huy thế mạnh ở nền
nông nghiệp nhiệt đớI
- Khí hậu nước ta thuộc Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
-Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao quanh năm, sự phân
mùa khia hậu, sự phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo độ cao của địa hình
có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông
nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi.
- Khí hậu tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp nhiệt đớI.
+ NN nhiệt đớI là có cây con sinh trưởng và phát triển quanh năm, các
nước ôn đớI thì không có lợI thế này được.
+ Cho phép 1 cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ đa dạng
VD: Mùa vụ VN có: xuân hè, thu đông, đông xuân, thâm canh, xen canh, đôi
vụ trong sản xuất nông nghiệp)
+ Có 7 vùng NN, có thế mạnh rất đặc trưng:
* Trung du miền núi Bắc bộ: có cây công nghiệp rau quả khác nhiệt đớI,
chăn nuôi gia súc lớn => dựa vào khí hậu thờI tiết.
* ĐBSH: Sx lương thực, thực phẩm đứng số 2 ở VN, có cây vụ đông:
khoai, ngô … Thực có chăn nuôi: đàn heo và đàn gia cầm (gà), rau thực
phẩm: rau vụ đông, Thuỷ sản.
* BTB: Sx NN vùng này đi vào sx lương thực: Thanh Hoá, Nghệ An, lúa
vá hoa màu lương thực là 50/50. Ngoài ra ngta chăn nuôi đặc biệt là đàn bò
22%, sau là đàn trâu 20%. Có thế mạnh thuỷ sản chưa được phát huy lắm.
Trồng trọt cây công nghiệp hàng năm lợI thế hơn: đậu phộng, đậu mè, mía.
Cây công nghiệp lâu năm ko nhiều lắm: chè, cafê, caosu.
* DH NTB: khí hậu có khác biệt là mùa hè ko mưa, nên sx chính là cây cn:
dừa, mía, cây có sợI là bông, cây ăn quả rất đặc trưng: nho, thanh long, chăn
nuôi thích hợp vớI bò, dê, cừu.
* Tây nguyên: sfẩm đặc trưng là cây CN: cây càfê đứng thứ I, còn cây cao
su, bông đứng đầu cả nước, chè đứng thứ 2. Rau quả khác nhiệt đớI lớn nhất
VN: su hào, bắp cảI, cà chua. Đương nhiên cũng có hoa; khác nhiệt đớI,
chăn nuôi. Đây cũng là nơi tiềm năng.
* ĐNB: Sfẩm chính là vùng chuyên canh cây CN lớn I nước ta: caosu,
điều, thuốc lá, hồ tiêu (4 cây đứng đầu Vn) càfê, mía (đứng thứ 2)
Chăn nuôi đặc biệt là đàn bò sửa và đàn heo.
Trồng các loạI quả: sầu riêng, chôm chôm, mít, chuốI …
* ĐBSCL là vùng lương thực, thực phẩm số 1 nước ta chiếm hơn 50% sản
lượng cả nước, sản lượng lúa đứng đầu VN.
Thuỷ sản đứng số 1 cả nước (60%)
Chăn nuôi đứng số 2: chăn nuôi đàn heo, gia cầm (vịt đàn: nhờ đàn thức ăn
tự nhiên, thức ăn rơi vãi sau thu hoạch)
Trồng 1 số rau củ phẩm: ngô non, nấm rơm, dưa leo … có giá trị kinh tế
xuất khẩu
Có 1 loạI thực phẩm tự nhiên: mật ong
Ngành trồng cây cn đứng đầu VN: cây cốI, đai, hồ tiêu.
Hạn chế:
-Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra:
bão, lũ lụt, hạn hán…
-Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
LợI thế:
- Phân bố cây trồng vật nuôi fù hợp vớI đặc trưng ở từng vùng.
- Thay đổI cơ cấu cây trồng vật nuôi mùa vũ đạt hiệu quả cao nhất.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép:
-Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Mùa đông lạnh cho phép phát triển
cây trồng vụ đông ở ĐBSH.
-Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
-Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau
giữa các vùng. Đồng bằng thế mạnh là cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản;
miền núi thế mạnh cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
-Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo
nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
GiảI pháp
- Quy hoạch sx hàng hoá, xuất khẩu tổ chức sx lạI những giống cây, giống
con
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến đặc biệt là công nghệ, fảI có công nghiệp
cao mớI phát triển
VD: ĐBSCL: vùng chế biến hoa quả hộp (có nguyên liệu Sx quanh năm đa
dạng hoá tận dụng được cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực.
- Có đường lốI chính sách trong công nghiệp, fảI có vốn , chuyển đổI mùa
vụ, cơ cấu cây trồng.
4. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VẤN ĐỀ DS
1. Quy mô dsố nước ta rất lớn và đang phát triển mạnh
Việt nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn, tốc độ phát triển dân số
ngày càng nhanh. Năm 2000 Việt Nam đặt 77,68 triệu người, đứng thứ 2 ở
Đông Nam á, chỉ sau Indo-nêxia và xếp thứ 13 trong tổng số hơn 200 nước
trên thế giới. Quy mô dân số lớn còn thể hiện ở mối quan hệ giữa dân số và
đất đai. Theo các nhà khoa học tính toán mật độ dân số thích hợp chỉ nên
dừng lại từ 35 đến 40 người/ 1 kmơ2, thì ở Việt Nam gấp 5 đến 6 lần “Mật
độ chuẩn” và gần gấp 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc – nước đông dân
nhất nhất thế giới.
1921 – 1955 dsố nước ta tăng 9,6 tr
1955 – 1995 dsố tăng 47,8 tr
2005 trở lạI đây dsố nước ta tăng chậm lạI so vớI thế giới. dsố nước ta tăng
5,4 lần, tgiớI 3,6 lần.
Trung bình mỗI năm dsố nước ta tăng trên 1 triệu
Mật độ nước ta so vớI thế giớI chưa cao, đứng sau 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản,
Băng-la-đet, Phi-lip-pin
* Dòng sx vật chất:
CuốI TK XX xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trong các nước khu vực
Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979
-1989 (2,13%), 1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2003 (1,35%).
Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân
số đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức bình quân của thế giới
và số lượng gia tăng còn lớn (trên 1 triệu người/năm).
* Dòng sản xuất con ngườI: dsố nước ta hiện nay là 85,5 tr người. Mật độ
dsố 256 ngườI/ km2
Hai dòng sx đều có sự gia tăng
Qui mô dsố nước ta lớn thì số PN trong độ tuổI sinh đẻ đông.
Dsố nước ta gia tăng chủ yếu là do qui mô dsố lớn chứ ko fảI do tỉ lệ gia
tăng tự nhiên cao
Theo tính toán các nhà dsố học năm 2024 dsố nước ta sẽ là 100tr ngườI =>
lực lượng lao động đông và cũng gây nhiều sức ép.
Dsố nước ta trẻ nhưng đang bước vào thờI kỳ quá độ, chuyển đổI sang dsố
già và sẽ fảI đốI mặt vớI XH, già hoá trong tương lai gần .
Cơ cấu dsố thể hiện ở cơ cấu nhóm tuổi.
2. Kết cấu dsố trẻ đến kết cấu dsố già đến già hoá dsố.
Thể hiện ở cơ cấu nhóm tuổI theo tổng số dân: nhóm I (0-14), nhóm II (15-
55(60), nhóm III > 55(60)
VD:
Từ
1979
1989 1999 2005 2024
0 -14 41,7 39,2 33 26,4 22
15 –
55(60)
51,3 53,7 59 64,6 65
> 55(60) 7 7,1 8 9 13
* Kết cấu dsố vàng
1979: 0,95 1 ngườI lao động nuôi 1 ngườI
1989: 0,86 (43 triệu lđ)
1999: 0,7
2014: 0,48 => cơ cấu dsố vàng (dư lợI dsố) diễn ra trong vòng 10 năm.
2024: 0,54 1 ngườI lđ nuôi 1 ngườI
Tỉ lệ tiếp tục cao lên do dsố già hoá, dư lợI dsố giảm dần
2014 – 2023 thờI kỳ kết cấu dsố vàng
Hiện nay chúng ta đang ở thờI kỳ dsố vàng nhưng thật chất chưa vàng.
2009 lực lượng lđ trên 58 triệu
3. Mất cân bằng giớI tính nhìn chung đã thu hẹp
Năm Tỉ số giớI tính (số nam tương
đương nữ)
1939 97,2
1979 94,2
1989 94,7
1999 96,4
2005 96,5
2007 96,6
Mất cân bằng giớI tính ở TE và ở TSS có xu hướng tăng lên
Nguyên nhân mất cân bằng giớI tính:
- Xác định giớI tính các bà mẹ mang thai
- Điều kiện fá thai rất dễ
GiảI pháp:
- Tuyên truyền nâng cao vai trò ngườI PN trong gia đình và xã hội.
- Cấm xác định giớI tính.
- Cấm tiết lộ giớI tính of ngườI chuyễn đỗI giớI tính trong trường hợp TE
sinh ra chưa xác định được giớI tính
- Cấm chuyển đổI giớI tính ở những ngườI đã xác định giớI tính rõ ràng.
5. Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó
khăn gì ?
Cây công nghiệp: chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005) và
có xu hướng tăng.
* Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp:
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và khí hậu
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân, nhất
là ở trung du-miền núi.
* Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi (về tự nhiên, xã hội)
-Diện tích đất badan tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình
thành các vùng chuyên canh.
-Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp
nhiệt đới.
-Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp
-Mạng lưới cơ sở chế biến.
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn (thị trường)
-Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ
lụt…
-Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
* Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra
còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005
khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (65%)
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích,sản lượng
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu
năm với qui mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
Café trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB
Cao su trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên, BTB
Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
Hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT
Điều trồng nhiều ở ĐNB
Dừa trồng nhiều ở ĐBSCL
+Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm,
thuốc lá
Mía trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT
Lạc trồng nhiều ở BTB, ĐNB, Đắc Lắc
Đậu tương trồng nhiều ở TD-MN phía Bắc, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng
Tháp
Đay trồng nhiều ở ĐBSH
Cói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa
Dâu tằm tập trung ở Lâm Đồng
Bông vải tập trung ở NTB, Đắc Lắc
+Cây ăn quả: chuối, cam, xoài, nhãn, vải…Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất
là ĐBSCL, ĐNB.
6. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.
Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay.
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân
đạt 42 kg/người/năm.
*Khai thác thủy sản:
-Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá
biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh
duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên
Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi
trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm
canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH,
nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa
a/Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng
Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-
Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
-Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 –
4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn
2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,…
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có
khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể
nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là
850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh
nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt
hơn; các dịch vụ thuỷ sản và công nghiệp chế biến cũng phát triển mạnh.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b/Khó khăn:
-Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao
động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
-Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
-Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
7. ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG VN
* Điều kiện tự nhiên:
Than: - Antraxit trữ lượng khoảng 6,61 tỷ tấn(Quảng Ninh)
- Than mỡ trữ lượng khoảng 25 triệu tấn(Điện Biên, Khe Bố Nghệ
An )
- Than nâu 900 triệu tấn ở đồng bằng sông Hồng
- Than bùn 500 triệu tấn chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long
-Than được khai thức dưới hình thức lộ thiên và hầm lò. Năm 2005,
sản lượng than đạt hơn 34 triệu tấn, tiêu thụ trong và ngoài nước.
Dầu khí :
-Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: bể trầm tích s.Hồng,
Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai, với trữ lượng vài tỷ
tấn dầu, hàng trăm tỷ m
3
khí.
-Năm 1986, bắt đầu khai thác đến năm 2005, sản lượng dầu đạt 18,5
triệu tấn. (Năm 2009, đưa vào họat động nhà máy lọc dầu Dung Quất,
Quảng Ngãi).
-Khí đốt còn được đưa vào phục vụ cho các ngành công nghiệp điện
lực, sản xuất phân bón như: nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Phú
Mỹ, Cà Mau.
- Các mỏ dầu hiện đang khai thác : Tiền Hải, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
Các dạng năng lượng khác: Gió, NL mặt trờI, Thủy năng, Thuỷ điện, nhiệt
điện, nhiệt độ trong lòng đất ….
* Thủy năng : Phân bố ở Bắc bộ khoảng 47 % , Trung Bộ khoảng 17 % còn
lại là Nam Bộ
* Thủy điện:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng
(37%) và sông Đồng Nai (19%).
+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình
(1900 MW), Yaly (700MW), Trị An (400 MW)…
+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La (2400 MW), Tuyên
Quang (340 MW)
* Nhiệt điện:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng
mặt trời, sức gió…
+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các
nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.
+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1
và 2 (trên 1000 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (450 MW), Phú Mỹ 1,
2, 3, 4 (4100 MW), Cà Mau 1, 2 (1500 MW)…
* Điều kiện kinh tế XH:
- Năng lượng là ngành đi trước 1 bước
- Lực lượng lao động là người có trình độ
- Cơ sở vật chất kinh tế ngành điện, ngành kinh tế đã đáp ứng tốt cho ngành
điện.
- Cơ cấu ngành điện VN ngày càng đa dạng: nhiệt điện chạy bằng tia bin
khí, sức gió, bằng dầu.
- hệ thống đường dây 500KW Bắc Nam.