Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu được hơn một số vấn đề thực tế về cách
thức làm việc của công ty, quy trình bảo dưỡng những dòng xe ôtô trên thị trường.
Điều đó làm cho kiếm thức của em dần được củng cố hơn.
Trong khi thời gian học ở trường là tương đối ít. Nhưng những kiến thức lý
thuyết cũng là nền tảng phục vụ lâu dài cho quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc
sau này em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty cổ phần xây dựng và thương
mại 423 đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học hỏi trong thòi gian qua.
Em xin chân thành cản ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Đinh Anh Tuấn
người trực tiếp chỉ dẫn chúng em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa công nghệ, các thầy cô của
trường đại học nghiêp tp HCM đã giảng dạy nền tảng cho em suốt năm qua. Cuốn báo
cáo thực tập là một số kiếm thức nhỏ em học hỏi trong quá trình làm việc.
Em rất mong nhận được ý kiếm đóng góp của quý thầy cô.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì ôtô luôn là ngành
công nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thế giới. Tại Việt Nam thì
ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta. Tuy nước ta chưa
thể sản xuất được một chiếc xe mang nhãn hiệu Việt Nam, song số lượng xe tiêu thụ,
số các nhà máy lắp ráp, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô vẫn chiếm một
số lượng lớn. Và theo dự định thì đến năm 2018 thi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
sẽ giảm xuống còn 0% , điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùngtrên khắp cả nước
có thể sử dụng được ô tô cá nhân cho mỗi gia đình (thay vì thuế nhập khẩu là 200%
như hiện nay). Chính vì việc ô tô được sử dụng ngày càng nhiều nên các dịch vụ chăm
sóc khách hàng ngày càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên số lượng các kĩ sư, công nhân
lành nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy việc đào tạo các kĩ sư,
công nhân am hiểu về ô tô là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó việc tiếp
xúc thực tế là vô cùng quan trọng nên nhà trường đã tạo điều kiện cho các sinh viên
chúng em có thời gian để tiếp xúc với công việc hiện tại bên ngoài. Chính vì vậy mà
nhà trường và khoa động lực đã tạo điều kiện để em thực tập tại công ty cổ phần xây
dưng và thương mại 423.
TP.Vinh Tháng 03 Năm 2012
SVTH
Hồ Dương
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 423
Công ty thành lập năm 1995 lúc đó tên công ty là công ty xây dựng 423, thuộc
tổng công ty giao thông 4, bắt đầu đưa vào hoạt động, công ty chuyên xây dựng các
cầu, hầm đường bộ và các công trình giao thông trực thuộc đường bộ.
Đặt tại 61 Nguyễn Trường Tộ – TP Vinh – Nghệ An, sau hơn 4 năm xây dựng
với những nỗ lực to lớn để đáp ứng với công việc và tính chất của công việc về nhân
lực và trang thiết bị nhà xưởng, nhà kho, phòng thí nghiệm và cơ sở hạ tầng nên đã đổi
tên từ công ty xây dựng 423 thành công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423, lúc
này công ty đã phát triển rất mạnh, tại công ty với đầy đủ các chức năng. Tổng số vốn
công ty đã đầu tư lên tới 8 triệu USD
Trước tình hình phát triển mạnh của công ty với nhiều máy móc trang thiết bị,
ôtô, công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 đã thành lập nhà xưởng sữa chữa
cho các công nhân, máy móc và diện tích nhà xưởng lên tới 6600 m
2
gồm 4 khoang
sữa chữa, sau 17 năm đưa và hoạt động xưởng sữa chữa của công ty ngày càng được
trang bị các thiết bị hiện đại như thiết bị cầu nâng hiện đại của Nhật Bản, thiết bị cân
chỉnh góc đặt bánh xe Hespon, hệ thống cân bơm cao áp hiện đại nhằm đáp ứng nhu
cầu sữa chữa ôtô và máy móc của công ty, không những thế còn sữa chữa được những
dòng xe ôtô đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó trong xưởng
sữa chữa của công ty còn có đội ngũ kỹ thuật viên 20 người có tay nghề cao, được đào
tạo chính quy, và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
THÔNG TIN CÔNG TY
Tên đơn vị CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 423
Địa chỉ 61 Nguyễn Trường Tộ-Tp Vinh-Nghệ An
Điên thoại
Fax
Email
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CP XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI 423
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật
Phòng địa chất
Nhà xưởng
Đội trưởng
Kế toán
Đội 1
Đội 2
Đội 3
Đội 4
Đội 5
Đội 6
Phòng thí
nghiêm vật
liệu
BP. Gầm
BP. Máy
BP. Điện
BP. Gò hàn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
CHƯƠNG I: ĐỘNG CƠ
I. Động cơ Diesel
1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
1.1.1. Cấu tạo
Một động cơ Diesel 4 thì có cấu tạo cơ bản gồm có:
- Chi tiết cố định: Cacte, xy lanh, quy lát.
- Các chi tiết động: Piston, sec măng, thang truyền, cốt máy, bánh đà.
- Các chi tiết hệ thống phân phối khí.
- Các chi tiết hệ thống nhiên liệu.
- Các chi tiết hệ thống làm mát.
- Các chi tiết hệ thống bôi trơn.
+ Thân động cơ:
Được đúc thành khối có chứa các xy lanh, trên có nắp xilanh. Trong than động
cơ có áo nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn và các chi tiết phụ.
Trong xilanh có đặt một piston, piston được nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền, cơ
cấu piston, thanh truyền và trục khuỷu có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của
piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm: bầu lọc, bơm tiếp vận, bơm cao áp, kim phun,
các đường ống dẫn dầu….Trong đó bơm cao áp là thiết bị quan trọng nhất.
+ Hệ thống phân phối khí: Là hệ thống các cửa để đóng mở để hút không khí và đẩy
sản vật cháy ra ngoài. Ở động cơ diesel 4 kỳ được bố trí các xupap hút và xen kẽ nhau
đặt ở nắp quy láp.
+ Hệ thống bôi trơn: Thường dùng hệ thống bôi trơn có bơm nhớt. Đối với các động
cơ Diesel cỡ trung trở lên có trang bị hệ thống làm mát dầu bôi trơn và bơm nhớt đôi.
+ Hệ thống làm mát:
- Đối với động cơ Diesel vận tải, cơ giới, máy phát điện thường dùng hệ thống làm
mát bằng nước.
- Đối với động cơ Diesel tàu thuỷ thường dùng hệ thống làm mát bằng nước.
- Đối với động cơ Diesel cỡ nhỏ dùng hệ thống làm mát bằng gió.
+ Hệ thống khởi động: Sữ dụng nhiều phương pháp
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
- Khởi động bằng tay quay.
- Dùng động cơ điện.
- Khởi động bằng gió nén.
- Khởi động bằng động cơ xăng.
- Dùng máy thuỷ lực.
+ Hệ thống tăng áp: Nhằm mục đích
- Tăng hệ số nạp.
- Tăng áp suất cuối quá trình nạp.
- Tăng công suất động cơ.
- Giảm suất tiêu hao nhiên liệu.
+ Hệ thống xông máy: Để xông máy động cơ khi khởi động lạnh
1.1.2. Nguyên lý hoạt động.
Hình 1.1: Động cơ Diesel
Để hoàn thành một chu trình công tác động cơ Diesel 4 thì phải trải qua 4 giai
đoạn lien tiếp đó là:
Thì hút:
Xupáp xả đóng và xupap nạp mở .Hành trình đi xuống của piton chỉ hút không
khí vào trong xylanh qua xupap lúc này đang mở.
Thì nén:
Khi piton hoàn tất hành trình đi xuống ,xupap nạp đóng lại .Với hành trình đi
lên của pitton ,không khí được hút vào trong xylanh bị nén mạnh và đạt đến nhiệt độ
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
cao .Tỷ số nén của động cơ diesel =15 đến 23 (khoảng 2 đến 3 lần so với động cơ xăng
.
Nhiệt độ buồng cháy =500 đến 800 độ .
Thì giản nở:
Khi piston gần hoàn tất hành trình đi lên ,vòi phun sẽ phun nhiên liệu dưới áp
suất cao vào không khí đã đạt đến áp suất và nhiệt độ cao .
Nhiệt độ cao của không khí làm cho nhiên liệu tự bốc cháy ,kết qua gây nên cháy nổ .
Lực của sự cháy này sẽ ấn piston đi xuống và làm quay trục khuỷu .
Thì thoát:
Xupap xả mở ra khi piston hoàn tất hành trình đi xuống.sau đó hành trình đi lên
tiếp theo của piston sẽ làm khí xả ,sản phẩm của quá trình cháy,bị đẩy ra khỏi xylanh .
1.2. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp sữa chữa.
TT Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Động cơ khó khởi
động
- Bình điện yếu
- Đầu nối với cực của bình
điện hỏng, không tiếp xúc
hoặc bị bẩn
- Tiếp mát không tốt
- Kiểm tra và nạp điện
hoặc thay bình điện
khác.
- Đánh sạch và xiết chặt
lại các đầu nối của bình
điện.
2 Máy khởi động
vẫn hoạt động tốt,
nhưng động cơ
không nổ
- Hết nhiên liệu
- Lõi lọc nhiên liệu bị tắc
- Nhiên liệu bị lẫn không khí
- Kiểm tra và bổ sung
nhiên liệu vào bình chứa
nhiên liệu
Thay lõi lọc
- Xả không khí trong hệ
thống nhiên liệu
3 Động cơ chỉ chạy
ở tốc độ thấp
- Để tốc độ không tải quá
thấp
- Thùng chứa còn ít nhiên
liệu
- Điều chỉnh lại tốc độ
của động cơ ở chế độ
không tải
- Đổ nhiên liệu
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
- Lõi lọc bị tắc - Thay hoặc rủa lõi lọc
4 Động cơ bị quá
nóng
- Mặt ngoài của két nước bị
bẩn
- Thiếu nước làm mát
- Két nước bị tắc
- Van hằng nhiệt bị hỏng
- Rửa sạch két nước
- Đổ them nước và kiểm
tra xem có bị rò rỉ không
- Phun nước xúc rửa két
nước
- Kiểm tra van hằng
nhiệt
5 Động cơ xả khói
đen
- Rửa hoặc thay lọc khí
- Thay ống cao su
- Rửa hoặc thay lọc khí
- Thay ống cao su
6 Động cơ tiêu hao
nhiên liệu quá
mức
- nhiên liệu Diesel kém chất
lượng
- Mức dầu nhờn động cơ quá
cao
- Đường ống nhiên liệu bị rò
rỉ
- Bơm cao áp chỉnh không
đúng
- Bộ hơi mòn nhiều
- Kiểm tra và thay nhiên
liệu
- Chỉnh lại bơm cao áp
- Kiểm tra áp suất cuối
kì nén
2. Động cơ xăng.
2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
2.1.1. Cấu tạo.
Một động cơ Xăng 4 thì có cấu tạo cơ bản gồm có:
- Chi tiết cố định: Cacte, xy lanh, quy lát.
- Các chi tiết động: Piston, sec măng, thang truyền, cốt máy, bánh đà.
- Các chi tiết hệ thống phân phối khí.
- Các chi tiết hệ thống nhiên liệu.
- Các chi tiết hệ thống làm mát.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
- Các chi tiết hệ thống bôi trơn.
+ Thân máy
- Phần lớn thân máy được đúc từ gang, thép hoặc một số kim loại khác có thể
bằng nhôm và các kim loại khác như ni ken, chromium.
- Thân máy là nơi chứa đựng các bộ phận của động cơ như truc cam , trục
khuỷu, thanh truyền, piston,…than máy có thể có nhiều khoảng không gian để chứ
đựng nước làm mát, các đường ống dẫn dầu bôi trơn….
Hình 1.2: Thân máy
+ Nắp quy lát
Nắp quy lát cùng với piston, xylanh tạo thành buồng đốt của động cơ. Trên nắp
quy lát là nơi gắn các bộ phận của cơ cấu phân phối khí, cơ cấu của hệ thống cung cấp
nhiên liệu. Trong quá trình làm việc nắp quy lát chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn, chất
ăn mòn hóa học do vậy vật liệu chế tạo phải tốt.
Nắp quy lát thường đúc bằng gang hay hợp kim nhôm. Được gắn với thân máy
bằng các bulông, đai ốc. Giữa nắp quy lát với thân máy là 1 tấm đệm làm kín – đệm
quy lát. Đệm quy lát có tính đàn hồi tốt để điền kín các lỗ không phẳng do gia công
hay biến dạng tạo nên và đệm chịu được nhiệt độ cao trong quá trình làm việc. Trên bề
mặt đệm có các lỗ tương ứng với các lỗ trên thân máy, đêm quy lát thường được làm
bằng amiăng bọc bằng lá hay là một tấm kim loại mềm.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Nắp quy lát là nơi gá lắp các cụm chi tiết của hệ thông phân phối khí, bugi đánh
lửa, bugi sấy, vòi phun…
Hình 1.3: nắp quy lát
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm: bầu lọc, bơm xăng, bộ chế hoà khí (hoặc kim
phun), đường ống dẫn nhiên liệu….
Hình 1.4: Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu phun xăng
+ Hệ thống phân phối khí: Là hệ thống các cửa để đóng mở để hút hoà khí và đẩy sản
vật cháy ra ngoài. Ở động cơ xăng 4 kỳ được bố trí các xupap hút và xen kẽ nhau đặt ở
nắp quy láp.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Hình 1.5: Hệ thống phân phối khí
+ Hệ thống bôi trơn: Thường dùng hệ thống bôi trơn có bơm nhớt
Hình 1.6: hệ thống bôi trơn
+ Hệ thống làm mát: trên động cơ xăng 4 thì thường sữ dụng hai phương pháp làm mát
chủ yếu là làm mát băng nước và làm mát băng gió.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Hình 1.7: Hệ thống làm mát bằng nước
2.1.2. Nguyên lý hoạt động.
Chúng gồm có:
- Kỳ hút (nạp)
- Kỳ nén
- Kỳ cháy (nổ)
- Kỳ xả
Chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết đang chuyển động lên xuống trong động cơ,
đó là piston. Piston được nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền. Toàn bộ quá trình của 4
kỳ có thể miêu tả như sau:
- Kỳ hút (nạp): Vị trí xuất phát đầu tiên của piston là ở trên đỉnh, lúc này van (xuppap)
nạp mở ra và piston chuyển động xuống dưới để lượng hỗn hợp không khí và các hạt
xăng nhỏ (gọi tắt là hỗn hợp khí) nạp đầy vào trong xi lanh .
- Kỳ nén: Khi piston chuyển động lên trên để nén khối không khí đã hoà trộn các hạt
xăng nhỏ li ti. Việc nén không khí lại sẽ làm cho hiệu quả của việc đốt cháy không khí
tăng thêm nhiều.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
- Kỳ cháy (nổ) : Khi piston chạm tới đỉnh (điểm chết trên) của hành trình đi lên, nến
điện phát tia lửa đốt cháy xăng hoà trộn trong không khí. Lúc này hơi xăng cháy tức
thời đã tạo nên sự nổ ở trong xilanh đẩy piston đi xuống .
- Kỳ xả : Khi piston đã ở điểm dưới cùng (điểm chết dưới), van (xuppap) xả mở ra và
khi piston đi lên sẽ đẩy toàn bộ lượng khí trong xi lanh ra ngoài qua ống xả.
Lưu ý rằng, chuyển động của động cơ là chuyển động quay của trục khuỷu, còn
chuyển động của piston lại là chuyển động tịnh tiến. Để chuyển đổi chuyển động tịnh
tiến của piston thành chuyển động quay cần nhờ đến trục khuỷu.
2.2. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục.
TT Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
1 Khi bật khoá khởi
động, động cơ
không quay hoặc
quay yếu
- Bình điện hết
- Các đầu dây nối
- Khoá điện máy khởi động
- Do roto hoặc stato bị chạm
chập
- Kiểm tra xiết chặt đầu
nối bình điện
- Kiểm tra các đầu dây nối
- Sữa chữa khoá điện và
khoá máy khởi động
- Đưa về trạm sữa chữa,
bảo dưỡng.
2 Khi bật khoá điện
khởi động trục
khuỷu quay bình
thường nhưng
máy không nổ
- Hệ thống đânhs lửa (biến
áp đánh lửa, dây cao áp, bộ
chia điện, nến đánh lửa… )
- Cuộn điện (cuộn kích từ)
- Bộ chế hoà khí, bơm xăng
- Đường ống dẫn nhiên liệu
- Kiểm tra bộ tăng điện,
bộ chia điện, dây cao áp,
nến điện cần thì thay thế.
- Thay cuộn kích từ.
- Kiểm tra hỏng hóc của
bộ chế hoà khí, bơm xăng.
- Kiểm tra đường nhiên
liệu.
3 Động cơ bị sặc
xăng
- Khởi động nhiều mà không
nổ
- Tỷ lệ hoà khí ( xăng, gió
không đúng) bầu lọc gió bị
tắc do bám bụi bẩm
- Tháo nến điện ra làm
sạch vầ khô điện cực
- Khởi động động cơ và
giữ thời gian trong vòng
15 giây.
- Lắp lại nến điện.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
- Khởi động lại động cơ
nhưng không đạp chân ga.
- Dùng khí nén thổi sạch
bầu lọc gió và chỉnh lại tỷ
lệ hoà khi
4 Động cơ bị nóng,
nhiệt độ nước làm
mát tăng cao, công
suất giảm.
- Hệ thống làm mát hay hệ
thống bôi trơn bị trục trặc.
- Thời điểm đánh lửa sai.
- Cần tìm chỗ đậu xe an
toàn và tắt động cơ.
- Nếu nước làm mát trong
két nước sôi phải đợi
nước nguội mới được mở
két nước.
- Kiểm tra dây dai bơm
nước và tìm chỗ rò rỉ
nước.
- Nếu dây đứt phải thay,
không có rò rỉ nước phải
bổ sung nước vào két
nước làm mát.
- Kiểm tra và dặt lại thời
điểm đánh lửa.
5 Động cơ dễ chết
máy
- Nến đánh lửa
- Dây cao áp bị trục trặc.
- Kiểm tra làm sạch dây
điện của nến điện.
- Kiểm tra dây cao áp
6 Động cơ vẫn nổ,
sau khi đã tắt khoá
điện.
- Bộ chế hoà khí trục trặc.
- Thời điểm đánh lửa sai.
- Khoá điện hỏng.
- Muội than trong buồng đốt
nhiều
- Sữa chữa bộ chế hoà
khí.
- Điều chỉnh lại thời điểm
đánh lửa.
- Tháo bugi đánh lại.
- Làm sạch buồng đốt.
7 Có tiếng nổ trog
đường ống xả
- Thời điểm đánh lửa sai
(đánh lửa quá muộn)
- Khe hở xupap không đúng.
- Kiểm tra bộ ngăt nhiên
liệu.
- Kiểm tra bầu lọc gió.
- Chỉnh lại khe hở xupap
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
- Điều chỉnh thời điểm
đánh lửa
8 Có tiếng nổ trong
đường ống nạp
- Bướm gió mở.
- Thời điểm đánh lửa sai
(đánh lửa quá sớm).
- Khe hở nhiệt xupap không
đúng.
- Áp lực động cơ không đủ.
- Kiểm tra bướm gió.
- Điều chỉnh thời điểm
đánh lửa
- Kiểm tra điều chỉnh lại
khe hở nhiệt xupap.
- Kiểm tra áp suất đông
cơ.
9 Động cơ tiêu hao
nhiên liệu quá
mức
- Bình xăng, công tắc bình
xăng, ống dẫn bình xăng, tỷ
lệ hoà khí sai, bộ chế hoà
khí có hiện tượng dò xăng.
- Lực cản lan quá lớn.
- Đánh lửa quá trễ hoặc quá
sớm.
- Áp lực xilanh không đủ.
- Ga răng ti quá cao.
- Chạy tốc độ thấp hay cao
trong tình trạng quá tải.
- Kiểm tra và sữa chữa
đường ống nhiên liệu.
- Chỉnh lại thời điểm đánh
lửa.
- Làm hơi (hay đại tu lại)
- Chỉnh lai ga răng ti.
CHƯƠNG II: GẦM BỆ ÔTÔ
1. Bộ ly hợp.
1.1. Cấu tạo và hoạt động của ly hợp.
- Ly hợp gồm có một phần điều khiển bằng cơ học để truyền công suất và một phần sữ
dụng áp suất thuỷ lực để truyền công suất.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Hình 2.1: ly hợp
- Mô tả: Ly hợp gồm có một phần điều khiển bằng cơ học để truyền công suất và một
phần sữ dụng áp suất thuỷ lực để truyền công suất. Cũng có các ly hợp kiểu cáp nối
bàn đạp ly hợp và càng bắt ly hợp bằng cáp.
- Hoạt động: Bàn đạp ly hợp tạo ra áp suất thuỷ lực trong xy lanh chính bằng lực ấn
vào bàn đạp. Áp suất thuỷ lực này tấc dụng lên xilanh cắt ly hợp và cuối cùng đóng
ngắt ly hơp…
-Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp:
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng cách mà bàn đạp có thể được ấn
cho đến khi vòng bi cắt ly hợp ép lò xo đĩa. Khi đĩa ly hợp bị mòn, hành trình tự do
này giảm đi. Nếu khi đĩa tiếp tục mòn và bàn đạp không có hành trình tự do, thì sẽ làm
cho ly hợp bị trượt.
Do đó, cần phải điều chỉnh chiều dài của cần đảy xilanh cắt ly hợp, và duy trì
hành trình tự do này không thay đổi.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
1.2. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục ỏ ly hợp.
TT Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sữa chữa
1 Bị trượt trong lúc
nối khớp ly hợp
- Điều chỉnh sai chiều dài
cần đẩy gắp vòng bi buyt
tê.
- Lò xo mâm ép bị gãy
- Đĩa ly hợp bị mòn ma sát
- Ba cần đẩy bị cong
- Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ
- Chỉnh lại
- Thay mới
- Tán bố lại, thay mói
- Chữa lại không được
kẹt
- Rửa sạch hay thay mới
- Chỉnh lại
2 Bị rung, không êm
khi nối khớp ly hợp
- Mặt bố ly hợp bị dính dầu
mỡ hoặc long ding tán
- Chiều cao ba cần đẩy
không thống nhất
- Đĩa ly hợp bị kẹt bên trục
sơ cấp hộp số
- Mặt bố đĩa ly hợp, các lò
xo mâm ép bị vỡ
- Thay mới đĩa ly hợp
- Chỉnh lại
- Bôi trơn sữa chữa
- Thay mới các chi tiết
hỏng
3 Ly hợp không cắt
hoàn toàn được
- Khoảng hành trình tự do
của bàn đạp ly hợp không
đúng
- Đĩa ly hợp hoặc mâm ép
bị cong vênh
- Các mặt bố ma sát ly hợp
bị cong đinh tán
- Chiều cao ba cần đẩy
không thống nhất
- Moay ơ ly hợp kẹt trên
trục sơ cấp hộp số
- Chỉnh lại
- Thay mới các chi tiết
hỏng
- Tán đinh lại
- Chỉnh lại
- Sữa chữa, bôi trơn
4 Bộ ly hợp bị khua
ở vị trí nối khớp
- Moay ơ then hoa quá mòn
lỏng trên trục sơ cấp hộp số
- Các lò xo giảm giao động
xoắn của của đĩa ly hợp bị
yếu hoặc gãy
- Động cơ và hộp số không
ngay tâm
- Thay mới chi tiết đã
mòn khuyết
- Thay mới đĩa ly hợp
- Định tâm và chỉnh lại
5 Bộ ly hợp bị khua
ở vị trí cắt khớp
- Vòng buyt tê bị mòn, hỏng
thiếu dầu bôi trơn
- Cần bẩy bị chỉnh sai
- Vòng bi gối đầu trục sơ
cấp trong tâm bánh đà bị
- Bôi trơn hoặc thay mới
- Chỉnh lại
- Bôi trơn hoặc thay mới
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
mòn hỏng hoặc khô dầu bôi
trơn
6 Chấn rung bàn đạp
ly hợp
- Động cơ và hộp số không
thẳng hàng
- Mâm ép bị vênh nứt
- Chỉnh sai ba cần đẩy
- Vỏ bộ ly hợp bị lệch tâm
so với bánh đà
- Bánh đà không được ráp
đúng chốt định vị
- Chỉnh lại
- Chỉnh lại
- Chỉnh lại
- Chỉnh lại
- Chỉnh lại hoặc thay
mới
7 Đĩa ly hợp chóng
mòn
- Hành trình tự do của bàn
đạp ly hợp không đúng
- Ba cần đẩy bị cong, kẹt
- Mâm ép hoặc đĩa ly hợp
bị vênh
- Sữ dụng liên tục bộ ly hợp
- Người điều khiển xe ấn
mãi trên bàn đạp ly hợp
- Chỉnh lại
- Chỉnh lại hoặc thay
mới
- Thay mới bộ phận
hỏng
- Hạn chế sữ dụng
- Không gác chân lên
bàn đạp ly hợp khi ôtô
chạy
8 Bàn đạp ly hợp
nặng
- Bàn đạp bị cong hoặc bị
kẹt
- Các cần đẩy cơ khí không
ngay nhau
- Uốn thảng, bôi trơn
- Chỉnh lại
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
2. Hộp số
2.1. Cấu tạo và nguên lý hoạt động.
2.1.1. Hộp số thường.
Cấu tạo: được tạo thành từ các chi tiết và cụm chi tiết sau.
- Trục sơ cấp.
- Trục thứ cấp.
- Trục trung gian.
- Trục số lùi.
- Cơ cấu sang số.
- Các bánh răng hộp số
Hình 2.2. Hộp số thường
Đặc điểm chính của hộp số thường hay còn gọi là số sàn là người lái phải tự chuyển số
bằng pê-đan côn (li hợp) và cần số trên sàn xe. Thành phần chính của hộp số thường
gồm một trục bánh răng trung gian, hoạt động nhờ kết nối với trục xoay của động cơ.
Một trục bánh răng chốt (splined shaft) nối trực tiếp với trục dẫn động thông qua vi-sai
đến các bánh xe. Tương ứng với các bánh răng ở trục trung gian sẽ là các bánh răng
trên trục chốt để tạo ra những tỷ số truyền động khác nhau. Nhông cài (collar) gắn với
cần số có chức năng kết nối các bánh răng ở trục chốt với trục dẫn động tới các bánh
xe.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Nhông cài có thể trượt qua trái hoặc phải dọc theo trục chốt để gài vào các bánh
răng khác nhau. Các răng trên nhông, gọi là răng chó (dog teeth), khớp với các lỗ mặt
bên của bánh răng trên trục chốt để khóa vào nhau.
Hộp số thường ở xe hiện đại còn sử dụng bộ đồng tốc để loại bỏ thao tác
côn kép. Mục đích của bộ đồng tốc là cho phép nhông cài và bánh răng có cùng
tốc độ trước khi khớp với các răng chó. Xe chạy chậm (số 1) là nhờ tỷ số bánh răng
cao để vận tốc của bánh răng truyền mô-men xoắn vào trục bánh xe chủ động thấp.
Khi chạy nhanh (số 5) tỷ số bánh răng thấp – các bánh răng có đường kính gần tương
đương nhau – để vận tốc của bánh xe tương đương với vận tốc xoay của động cơ
2.1.2. Hộp số tự động.
Số tự động là loại hộp số có thể tự động thay đổi tỷ số truyền động bằng cách
sử dụng áp suất dầu tác động tới từng li hợp hay đai bên trong. Vì thế, khác biệt dễ
thấy nhất là xe lắp số tự động không có chân côn.
Bộ phận chính của số tự động là bộ bánh răng hành tinh. Cấu tạo của bộ bánh răng này
bao gồm bánh răng định tinh (còn gọi là bánh răng trung tâm hay bánh răng mặt trời) nằm ở
giữa. Các bánh răng hành tinh nhỏ ăn khớp và xoay quanh bánh răng mặt trời, được lắp với một
giá đỡ. Cuối cùng là vòng răng ngoài bao quanh và ăn khớp với các bánh răng hành tinh nhỏ.
Hình 2.3. Hộp số tự động.
Trong hộp số tự động, vòng răng thường được chế tạo thêm rãnh răng ở mặt
ngoài để ăn khớp với các đĩa ma sát của ly hợp, như vậy các đĩa ma sát sẽ chuyển động
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
cùng với vòng răng. Cả ba thành phần này đều có thể đóng vai trò của bánh răng
truyền mô-men xoắn, bánh răng nhận mô-men xoắn hoặc có thể cố định. Bằng cách
đổi vai như vậy, tỷ lệ truyền động sẽ thay đổi. Máy tính điện tử sẽ tính toán mức chịu
tải của động cơ cũng như tốc độ để qua đó điều khiển các li hợp hay đai giữ thông qua
áp suất dầu nhằm cố định hay cho phép các thành phần này chuyển động.
Số tự động có thêm bộ chuyển đổi mô-men (torque converter) – một loại “khớp
nối” dầu giữa động cơ và hộp số đóng vai trò thay cho li hợp ở số tay để cho phép
động cơ quay độc lập với hộp số. Với bộ chuyển đổi mô-men này, một số chuyển động
trượt sẽ xảy ra trong quá trình vận hành vì thế hiệu suất hoạt động của hộp số bị giảm
bớt. Tuy nhiên, hầu hết các bộ chuyển đổi mô-men trong hộp số hiện đại ngày nay đã
có thêm li hợp khóa để ngăn chuyển động trượt giúp bộ chuyển đổi mô-men có hiệu
suất hoạt động tương đương với li hợp của số tay. Mặc dù vậy, do số tự động sử dụng
một phần sức mạnh của động cơ để vận hành bơm thủy lực tạo ra áp suất dầu điều
khiển các li hợp bên trong nên số tay vẫn tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Ưu điểm chính của số tự động là giải phóng cho người lái khỏi chân côn cũng
như cần số, giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái khi xe hoạt động trong đô thị
thường xuyên xảy ra kẹt xe, tắc đường. Nghiên cứu cho thấy xe sử dụng số tự động
hoạt động trong đô thị có mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương xe lắp số tay, và trong
nhiều trường hợp còn thấp hơn. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng số tự động đem lại
cảm giác nhàm chán, không thú vị. Một ưu điểm khác của số tự động là giá trị bán lại
của xe đã qua sử dụng lắp số tự động cao hơn. Tuy nhiên, số tự động cũng chóng mòn
và hỏng hơn nên cần được bảo hành nhiều hơn, tốn kém hơn.
Ngoài hai loại hộp số phổ biến trên. Còn có các loại hộp số khác như hộp số ly
hợp kép và hộp số vô cấp.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Hình 2.4. Hộp số ly hợp kép
2.2. Những hư hỏng và biện pháp khắc phục.
2.2.1. Bánh răng bị kêu khi sang số.
Một tiếng tít hoặc một tiếng khua khi sang số thường là do sự điều chỉnh bộ
phận điều khiển hộp số quá mòn thì các bánh răng bên trong hộp số có thể ăn khớp
chính xác được. Nếu ly hợp bị trượt các răng bộ đồng tốc có thể bi kêu khi chúng ta cố
gắng gài số đặc biệt khi chúng ta gạt cần số ra khỏi vị trí trung lập.
Các hư hỏng bên trong cũng có thể là do sự kêu của các bánh răng trong suốt
quá trình sang số do mòn , hoặc hư hỏng bộ đồng tốc , các thanh hay cần sang số mòn
do quá nhiều ở các bạc đạn, nó làm cho sự vào khớp của các bánh răng không chính
xác
STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1
2
Kiểm tra ly hợp
- Các rãnh trên vành đồng tốc
- Phần vấu của khóa chuyển sổ
- Lò xo hãm chuyển số
- Mòn
- Mòn
- Yếu
- Thay thế
- Thay thế
- Thay thế
2.2.2. Tiếng kêu lạ và ồn.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
Chỉ có thể nghe được khi xe đang chạy vì hộp số không có tải khi xe đang đỗ.
Khi hộp số phát ra những tiếng kêu, trước tiên kiểm tra sự bôi trơn hộp số, xem
mức đầu có thể thấp,bẩn do mạt sắt.
Những tiếng động của hộp số thường được các chuyên viên kỹ thuật có kinh nghiệm
nói rằng những tiếng động đó xảy ra như sau :
Nếu hộp số phát ra tiếng kêu ở tất cả các bánh răng thì đó đều bị hỏng, các bạc
đạn hộp số hoặc các tấm chặn , khoảng hoạt động của trục có thể bị mòn hoặc trục có
thể bị hư. Mặt khác, nếu chỉ có tiếng động ở một bánh răng (1,2,3) là hư hỏng do các
bộ phận liên quan đến các bánh răng đó. Các thông số cần kiểm tra .
Khe hở dọc trục bánh răng
Khe hở rãnh then
Mòn bánh răng hoặc vòng bi
Khe hở dầu giữa bạc và trục
Độ đảo của trục
Khe hở dẫn giữa bạc và trục
Khe hở dẫn giữa ống trượt và càng sang số
2.2.3. Hộp số khó sang số.
Kiểm tra bộ phận điều khiển hộp số phải đảm bảo rằng các bộ điều khiển phải
được bôi trơn và hoạt động một cách dễ dàng , một cần sang số bị lắp sai, bị cong sẽ là
nguyên nhân khó sang số, cũng nên kiểm tra hoạt động của bộ phận điều khiển ly hợp.
Nếu ly hợp không nhả ra một cách hoàn toàn thì hộp số có thể sang số.
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hồ Dương
STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục
1
2
3
Thanh nối điều khiển cần số
Vấn đề khi cắt ly hợp
- Các rãnh trên vành đồng tốc
- Vâú lồi của khóa chuyển số
- Lò xo hãm chuyển số
- Cơ cấu khóa liên động
Dính
Có vấn đề
- Mòn
- Mòn
- Yếu
- Mòn, hỏng
- Điều chỉnh, thay
- Sữa chữa, thay
- Thay thế
- Thay thế
- Thay thế
- Thay thế
2.2.4. Hộp số bị nhảy số .
Một số bánh răng đã ăn khớp đột nhiên không thường xảy ra khi rung động
hoặc thay đổi tải của hộp số, hay xảy ra khi tăng tốc hay giảm tốc nhanh làm cho vị trí
tương đối của các bánh răng, khe hở dọc trục của bánh răng quá lớn làm cho vị trí
ống trượt và bánh răng không đúng.
Khi một hộp số bị nhảy số, cần sang số của người tài xế phát ra tiếng kêu (pops)
và nhả về vị trí trung lập khi xe đang chạy. Trước tiên kiểm tra bộ điều khiển hộp số,
tay đòn và càng cua số . Nếu bộ sang số bị mòn thì nên được sửa lại hoặc thay mới
một số vấn đề khác bên trong hộp số cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến.
1
2
3
Khe hở dọc trục từng bánh răng
Lò xo nén của bi hãm
Then bánh răng và ống trượt
Quá rộng
Yếu
Mòn
Điều chỉnh, thay
Sữa chữa, thay
Thay thế
GVHD: Th.S Đinh Anh Tuấn