Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đồ Án ứng dụng Lịch Việt trên hệ điều hành Android và nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên Android

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đồ án, mặc dù rất bận rộn trong công việc
nhưng thầy vẫn giành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em.
Luôn định hướng, góp ý và sửa chữa những chỗ sai, thiếu sót, giúp em hoàn
thành tốt đồ án đồ án tốt nghiệp lần này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Mạng máy tính
và Truyền thông, cũng như các thầy cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng
em trong 5 năm học qua. Các thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiến
thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành đồ án
này cũng như những công việc của mình sau này.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thanh Loan
1
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Những nội dung trong đồ án này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Đức Bình và anh Lê Hữu Nhân.
Toàn bộ nội dung đồ án này là do em tự tìm về ứng dụng Lịch Việt trên hệ
điều hành Android và nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên Android. Từ đó em thực
hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng ứng dụng Lịch Việt cho các thiết bị
di động sử dụng hệ điều hành Android" dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Đức
Bình và anh Lê Hữu Nhân.
Mọi tham khảo dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tác giả, tên
công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Em xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH 5
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9


1.1 Sơ lược về các hệ điều hành 9
1.1.2 Các thành phần của hệ điều hành 9
1.1.3 Phân loại hệ điều hành 10
1.2 Tổng quan về các hệ điều hành dành cho thiết bị di động 11
1.2.1 Tổng quan chung về các hệ điều hành trên thiết bị di động 11
1.2.2 So sánh hệ điều hành android với các hệ điều hành di động khác 11
1.3 Giới thiệu chung về hiệu hành android 21
1.4 Nền tảng của hệ điều hành Android 22
1.5 Tổng quan về nguyên lý hệ điều hành Android 26
1.6 Kiến trúc hệ điều hành Android 28
1.6.1 Tầng hạt nhân Linux (Linux Kernel layer) 28
1.6.2 Tầng Library và android runtime 30
1.6.3 Tầng Application Framework 30
1.6.4 Tầng Application 31
1.7 Hệ thống tập tin trên hệ điều hành android 32
1.7.1 sơ lược về hệ thống file trên Android 32
1.7.2 Các dạng file trên hệ điều hành Androi 33
1.7.3 Quyền sở hữu và quyền hạn trên file 33
1.7.4 Cây thư mục trong hệ điều hành Android 34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH TRÊN ANDROID 36
2.1 Yêu cầu kiến thức cho lập trình android 36
2.2. Application Components( thành phần ứng dụng ) 36
2.3 Vòng đời Android 37
2.4 Các thành phần cơ bản trong Android 41
2.4.1 XML unit 41
2.4.2 Các lay out 46
3
2.4.3 Android Manifest 47
2.4.4 File R.java 48
2.4.5. Button và ToggleButton 49

2.4.6 TextView và EditText 50
2.4.7 CheckBox và RadioButton 52
2.5 SQLite 53
2.6 Các công cụ cần thiết để lập trình Android 56
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LỊCH VIỆT TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID. .59
3.1. Giới thiệu về Lịch Âm 59
3.2. Phương pháp chuyển đổi lịch âm sang lịch dương 60
3.3 Ứng dụng Lịch Việt trên Android 71
3.3.1 Danh sách các tác nhân 72
3.3.2 Danh sách các Usecase 72
3.3.3 Biểu đồ UML của ứng dụng 73
3.3.3. Giao diện ứng dụng: 87
4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
hình 1.1 Ưu nhược điểm của 3 hệ điều hành 19
Hình 1.2 Thị phần nền tảng di động tại thị trường Mỹ 20
Hình 1.3: Sự phát triển của thiết bị cầm tay 24
Hình 1.4: Mô hình kiến trúc nền tảng android 28
Hình 1.5: Thư mục trong android 35
Hình 2.1 Biểu đồ Activity state 39
Hình 2.2: Project Explorer 42
Hình 2.3: Minh hoạ cho Button, EditText, CheckBox 53
Hình 2.4: Chương trình SQLite Database Browser 54
Hình 2.5: Hình ảnh máy ảo Android sau khi khởi động 58
Hình 3.1 Biểu đồ usecase 73
Hình 3.2 Biểu đồ tuần tự xem ngày cụ thể 75
Hình 3.3 Biểu đồ tuần tự xem theo tháng 76
Hình 3.4 Biểu đồ tuần tự xem ngày hôm trước 77
Hình 3.5 Biểu đồ tuần tự xem ngày hôm sau 78
Hình 3.6 Biểu đồ tuần tự đặt lịch 79

Hình 3.7 Biểu đồ tuần tự hướng dẫn 80
Hình 3.8 Biểu đồ hoạt động xem ngày 80
Hình 3.9 Biểu đồ hoạt động xem theo tháng 81
Hình 3.10 Biểu đồ hoạt động đặt lịch 81
Hình 3.11 Biểu đồ hoạt động xem hướng dẫn 82
Hình 3.12 Biểu đồ hoạt động xem ngày hôm trước 82
Hình 3.13 Biểu đồ hoạt động xem ngày hôm sau 83
Hình 3.14 Biểu đồ lớp tính toán 85
Biểu đồ lớp thành phần: 86
Hình 3.15 Biểu đồ lớp thành phần 86
Hình 3.16 Giao diện ngày 87
Hình 3.17 Giao diện xem theo tháng 88
Xem ngày cụ thể: 89
Hình 3.18 Giao diện xem ngày cụ thể 89
5
Hình 3.19 Giao diện đặt lịch 90
Hình 3.20 Giao diện tùy chọn nâng cao 91
6
LỜI NÓI ĐẦU
Tin học là một ngành khoa học mũi nhọn phát triển hết sức nhanh chóng
trong vài chục năm lại đây và ngày càng mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng
trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Công nghệ phát triển, con người ngày càng phát minh ra những thiết bị
công nghệ số thông minh giúp đỡ con người về rất nhiều mặt trong cuộc sống.
Và một trong số đó là các thiết bị di động cầm tay như một thế giới thu nhỏ trong
lòng bàn tay, các thiết bị này có thể chạy các hệ điều hành đơn giản như
Symbian, Windowphone, iOS, Android, Ngày nay hệ điều hành Android đang
khẳng định vị thế của mình là một trong những hệ điều hành đi động phát triển
nhanh nhất và có nhiều ứng dụng nhất. Cùng với sự phát triển vượt bật của phần
cứng, smartphone liên tục được ra đời và cải tiến xu hướng dùng điện thoại đi

động là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Android dần trở nên phổ
biến và tương lai sẽ có nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên trên các dòng sản
phẩm cao cấp này lại không có lịch âm, do đó em đã chọn đề tài “ xây dựng ứng
dụng Lịch Việt trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android ” nhằm
giúp cho người Việt có thể xem lịch âm một cách tiện lợi và dễ dàng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Đức Bình là giảng viên và cán bộ
hướng dẫn tại cơ quan thực tập là anh Lê Hữu Nhân đã trực tiếp hướng dẫn em
làm đồ án tốt nghiệp này và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
7
Mục tiêu của đồ án
Thông qua đồ án “ xây dựng ứng dụng Lịch Việt trên các thiết bị di động
sử dụng hệ điều hành Android ” thì em thu được những kiến thức sau:
- Tìm hiều về kiến trúc hệ điều hành Android
- So sánh hệ điều hành Android với các hệ điều hành khác trên máy tính
và các thiết bị di động.
- Tìm hiểu về bài toán lập lịch trên Android
- Xây dựng ứng dụng Lịch Việt trên Android
Ý nghĩa thực tiễn
- Sản phẩm này giúp cho người Việt xem được lịch âm trên các thiết bị sử
dụng hệ điều hành Android.
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng, tiết kiệm thời gian.
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Sơ lược về các hệ điều hành
Hệ điều hành là chương trình chạy trên hệ thống máy tính, quản lý các tài
nguyên trên máy tính và là môi trường cho các chương trình ứng dụng chạy trên nó.
Ngày nay, khái niệm hệ điều hành không chỉ là trên máy vi tính mà còn
được mở rộng cho nhiều thiết bị điện tử khác chẳng hạn như điện thoại thông

minh (smart phone), các thiết bị cầm tay PDA v.v
Như vậy hệ điều hành di động là hệ điều hành chạy trên hệ thống máy có
tính di động cao. Với đặc thù đó, hệ điều hành di động phải có những khả năng
đặc biệt mà những hệ điều hành thông thường không có được. Chẳn hạn như nó
phải chạy trên hệ thống máy có cấu hình máy hạn chế về tốc độ bộ vi xử lý, bộ
nhớ sử dụng, phải chạy được ổn định liên tục trong một thời gian dài mà chỉ sử
dụng một lượng điện năng nhỏ, trong suốt thời gian chạy đó có thể duy trì các kết
nối mạng không dây để đảm bảo việc liên lạc.
Một số hệ điều hành tiêu biểu :
 Trên máy tính cá nhân : MS DOS, MS WINDOW, MACOS, LINUX, UNIX,
 Trên điện thoại thông minh : Android, Sybian, Window Mobile, iPhone
OS, BlackBerry, S60, Bada OS, Palm OS.
Ngoài ra còn có các hệ điều hành chạy trên mainframe, server, thẻ chíp,
1.1.1 Các chức năng chính của hệ điều hành
 Quản lý chia sẻ tài nguyên.Tài nguyên ở đây là bao gồm:
- Tài nguyên phần cứng (CPU, Bộ nhớ, các thiết bị IO)
- Tài nguyên phần mềm (Các file, chương trình dùng chung)
 Tạo lập môi trường ảo ít phụ thuộc vào phần cứng để các phần mềm
ứng dụng hoạt động, phục vụ người dùng.
1.1.2 Các thành phần của hệ điều hành
- Thành phần quản lý tiến trình
- Thành phần quản lý bộ nhớ
- Thành phần quản lý nhập xuất
- Thành phần quản lý tập tin
- Thành phần bảo vệ hệ thống
- Thành phần dịch lệnh
- Thành phần quản lý mạng
9
1.1.3 Phân loại hệ điều hành
 Theo loại thiết bị mà hệ điều hành hoạt động

- Hệ điều hành dành cho máy MainFrame
- Hệ điều hành dành cho máy Server
- Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU
- Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC)
- Hệ điều hành dành cho máy PDA
- Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt
- Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard)
 Theo số user và số chương trình cùng hoạt động
- Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng
- Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng
- Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng
 Theo góc độ người dùng
- Một người dùng
- Nhiều người dùng(Mạng ngang hàng, mạng có máy chủ)
 Theo hình thức xử lý
- Hệ thống xử lý theo lô
- Hệ thống xử lý theo lô đa chương
- Hệ thống chia sẻ thời gian
- Hệ thống song song
- Hệ thống phân tán
- Hệ thống xử lý thời gian thực
10
1.2 Tổng quan về các hệ điều hành dành cho thiết bị di động
1.2.1 Tổng quan chung về các hệ điều hành trên thiết bị di động
Hệ điều hành di động : hoạt động trên các thiết bị nhỏ gọn, hạn chế nhất là
về vấn đề năng lượng. Pin thì có hạn, vì thế tất cả các thành phần trên thiết bị
đều phải tối ưu để tiết kiệm pin, điều đó nảy sinh nhiều mâu thuẩn với nhu
cầu sử dụng của người dùng.
- Màn hình càng lớn và càng sáng thì sẻ tốn điện càng nhiều.
- Bộ nhớ lớn thì chi phí về điện cũng sẻ cao.

- Bộ vi xử lý càng nhanh thì càng tốn điện.
Điều đó chưa kể đến việc thiết bị di động thì phải nhỏ gọn, nhẹ nhàng, vì
vậy càng đè nặng việc phải tối ưu phần cứng.
Khi đó hệ điều hành di động cũng có trách nhiệm phải tối ưu hoạt
động của mình để tiết kiệm năng lượng một cách tối
đa.
- Nó phải quản lý các ứng dụng không để các ứng dụng chạy chiếm quá
nhiều tài nguyên, tránh sự độc quyền, xung đột, tranh chấp tài nguyên giữa các
ứng dụng. Hệ điều hành di động luôn có bộ công cụ quản lý điện năng sử dụng
trong máy, trong những tình huống cần thiết thì hệ thống sẻ tự tắt những ứng
dụng không cần thiết để duy trì các chương trình cần thiết hơn hoạt động.
- Các hệ điều hành chạy trên di động thường không cho phép chạy đa
nhiệm, hoặc có đa nhiệm thì các ứng dụng bị giới hạn khá nhiều.
Thường thì trên hệ điều hành di động gần như không có giao diện cửa sổ
cho phép nhiều ứng dụng cùng hiển thị một lúc mà chỉ là một giao diện mà trên
đó mỗi thời điểm chỉ hiển thị một giao diện của một ứng dụng mà thôi.
Hệ điều hành di động phải có khả năng hoạt động liên tục không ngừng
nghỉ để đảm bảo liên lạc, đảm bảo kết nối của thiết bị tới mạng không dây cần
kết nối trong khi vẫn di chuyển.
1.2.2 So sánh hệ điều hành android với các hệ điều hành di động khác.
Ưu điểm của Android, Windows Phone, IOS , BlackBerry OS Hệ điều
hành trên smartphone hay máy tính bảng hiện đang được xem là "chìa khóa"
quyết định thành công của các nhà sản xuất. Song dù có mặt đã lâu hay mới chỉ
xuất hiện gần đây thì mỗi hệ điều hành đều có những ưu, khuyết điểm riêng ảnh
11
hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn của người dùng. Lmt sẽ điểm sơ qua những ưu,
nhược điểm của các hệ điều hành di
động phổ biến hiện nay.
Android
Những ưu điểm dễ thấy nhất của Android chính là khả năng tùy biến

nhanh chóng, dễ làm quen, ứng dụng hỗ trợ phong phú, tương thích với đa cấu
hình phần cứng của các nhà sản xuất Đặc biệt, điện thoại sử dụng HĐH
Android còn có ưu điểm là liên tụcđượccập nhật phiên bản mới theo chu kỳ từng
năm, thậm chí là theo quý. Dù đã hay chưa từng sử dụng smartphone Android thì
bạn cũng không cần quá lo lắng về việc thay đổi. Hầu như tất cả những
smartphone sử dụng HĐH Android đều rất dễ sử dụng, đơn giản trong tùy biến
theo sở thích cá nhân, cũng như có rất nhiều ứng dụng để thỏa
mãn nhu cầu của từng người dùng.
Ngoài những ưu điểm trên thì HĐH Android cũng có những điểm yếu
khiến cho người dùng cảm thấy không thích. Mặc dù được cập nhật phiên bản
mới liên tục nhưng chính vì vậy mà Android là HĐH có quá nhiều phiên bản, bị
phân mảnh khiến cho việc nâng cấp lên phiên bản mới khó thực hiện đồng nhất
trên nhiều thiết bị. Thêm vào đó, mỗi hãng điện thoại lại có quyền “tùy chỉnh”
theo ý thích riêng nên đôi lúc lại khiến người dùng bối rối khi thay đổi thiết bị.
Một điểm yếu khác là Android có khá nhiều lỗ hổng bảo mật dù nền tảng của nó
là Linux, HĐH được đánh giá là có tính bảo mật cao.
IOS
Apple với HĐH iOS vẫn đang chứng minh sức hút của mình với những ưu
điểm vượt trội như: giao diện thiết kế đẹp, tinh tế, bảo mật cao và sở hữu một
chợ ứng dụng vô cùng phong phú. Không những được đánh giá rất cao về mặt
giao diện sử dụng mà hầu hết những ứng dụng trên iOS cũng rất hấp dẫn với chất
lượng đồ họa cao, đa dạng thể loại. Song song đó trong mỗi lần nâng cấp, Apple
luôn khiến người sử dụng phải ngạc nhiên thích thú với quá Mặc dù vậy, việc
Apple quá "trung thành" với iTunes sẽ gây nhiều khó khăn cho những người mới
tiếp cận iOS. Nếu không am hiểu máy tính, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian trong
12
việc đồng bộ danh bạ, chép ứng dụng nhạc, phim từ máy tính vào điện thoại
thông qua iTunes.
Windows Phone
Windows Phone có những ưu điểm rất dễ nhận thấy là sử dụng các dịch

vụ của Microsoft nên tính đồng bộ với máy tính cao, giao diện Metro độc đáo, hỗ
trợ công việc với các tiện ích văn phòng mạnh mẽ và cũng rất dễ tiếp cận sử
dụngnhiều thay đổi trong từng phiên bản.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ thế hệ thiết bị sử dụng Windows Mobile trước
đây mà HĐH Windows Phone hiện tại bị đánh giá là quá cũ kĩ, chỉ hấp dẫn
doanh nghiệp chứ không hấp dẫn người sử dụng là cá nhân. Mặt khác, giao diện
Metro tuy độc đáo nhưng lại không đẹp, chợ ứng dụng của Windows Phone chưa
thật sự đa dạng và giá ứng dụng vẫn còn khá cao.
BlackBerry OS
Những chiếc smartphone chạy BlackBerry OS có những ưu điểm vượt trội
như hoạt động ổn định, giao diện đơn giản, hỗ trợ Push Mail, xử lý công việc tốt
và tính bảo mật rất cao. Đối với giới văn phòng thường xuyên sử dụng email trên
điện thoại, di chuyển liên tục và yêu cầu bảo mật cao thì BlackBerry thật sự là
một hệ điều hành rất tuyệt.
Điểm yếu của BlackBerry OS là không thân thiện và khó sử dụng đối với
những người không am hiểu công nghệ. Khả năng tùy biến cá nhân còn hạn chế
và hệ điều hành chưa có nhiều phiên bản đột phá. Mặc khác, để sử dụng Push
Mail, người dùng phải đăng ký gói cước BIS/BES thông qua nhà mạng khá đắt
và rắc rối. Cũng như Marketplace trên Windows Phone, chợ ứng dụng
BlackBerry App World của RIM vẫn còn xa lạ với nhiều người và số lượng ứng
dụng vẫn còn ít.
Symbian
Điểm mạnh của HĐH Symbian là giao diện đơn giản, dễ sử dụng cho bất
kỳ ai lần đầu tiếp cận, không đòi hỏi cấu hình phần cứng cao, nhiều ứng dụng
đáng giá và cộng đồng người dùng đông đảo. Ngay ở thời điểm hiện tại, khi
Android và iOS đang thống lĩnh thị trường smartphone thì nhiều người dùng vẫn
13
chọn Symbian chỉ bởi sự đơn giản, dễ sử dụng, và tính hiệu quả mà Symbian
đem lại.
Tuy nhiên, so với các HĐH khác thì Symbian tỏ ra khá lạc hậu khi không

bắt kịp sự đổi mới liên tục từ các đối thủ. Chợ ứng dụng Nokia Store không được
cập nhật ứng dụng mới thường xuyên, các phiên bản nâng cấp chưa có những
thay đổi đáng kể, hỗ trợ cảm ứng chưa thực sự tốt Điều này có thể cho thấy sự
thờ ơ của Nokia đối với HĐH "con cưng" của mình. Thậm chí, ngay cả những
dòng smartphone mới của Nokia trong thời gian gần đây cũng được tích hợp
Windows Phone chứ không phải Symbian như truyền thống.
Dưới đây là bảng so sánh tính năng IOS6 với Android 4.2 Jell bean và
Windows phone 8.
Mặc dù hệ điều hành Windows 8 và Android 4.2 mới được giới thiệu
không lâu nhưng qua những đánh giá và trải nghiệm của các trang công nghệ lớn
chúng ta đã có cái nhìn cơ bản về các hệ điều hành này. 3 hệ điều hành mới xuất
hiện trong thời gian ngắn hứa hẹn một cuộc chiến khốc liệt trên thị trường
smartphone. Hôm nay chúng ta sẽ cùng so sánh những tính năng nổi bật nhất trên
3 hệ điều hành lớn nhất cho thiết bị di động này để có cái nhìn trực quan nhất:
Bảng thống kê tính năng chi tiết:
Tính
năng
IOS 6 Android 4.2 Windows 8
Thiết bị
hỗ trợ
iPhone, iPod touch,
iPad & iPad Mini
Rất nhiều thiết bị, điện
thoại, máy tính bảng
Nhiều thiết bị,
điện thoại, máy
tính bảng
Đa nhiệm
Có Có(Đa nhiệm thực) Có
Widgets

Thanh thông báo
trạng thái ở giữa, chỉ
hỗ trợ ứng dụng
chuẩn.
Home screen, Thanh
thông báo trạng thái,
Hỗ trợ ứng dụng bên
thứ 3
Không có, hỗ trợ
live titles
Nhắn tin
Nhắn tin thông qua
iMessage
Chủ đề tin nhắn với
hình ảnh hồ sơ cá
nhân và contact card,
Rooms (group
messaging) trong
People hub,
14
IM thông qua Gtalk Facebook chat
Quản lý
cuộc gọi
Chế độ không làm
phiền, Gọi lại sau, Trả
lời nhanh bằng tin
nhắn
Trả lời nhanh bằng tin
nhắn
Không có

VoIP (gọi
thoại
internet)
không có
Qua Google Talk &
Google Voice. Sử
dụng ứng dụng tích
hợp bên thứ 3
Seamless Skype và
ứng dụng tích hợp
bên thứ 3
Video
Calling
FaceTime qua
WiFi/3G
Google Talk qua
WiFi/3G
Skype qua
WiFi/3G
Mạng xã
hội
Facebook & Twitter Các ứng dụng mạng
xã hội của bên thứ 3
Kết hợp nguồn cấp
dữ liệu của tất cả
các mạng xã hội
liên kết cho mỗi
liên lạc
Voice
Control

Siri
Google Now Tellme
Kiểm tra
chính tả
Có Có (offline và thời
gian thực)
Yes
Text
Input
Split keyboard in iPad Tự động hoàn thành
với bàn phím swype
Word Flow
keyboard
Màn
hình
khóa
Notifications, Camera
shortcut, slideshow
trên iPad
Shortcuts cho Camera
& Google Now, Face
Unlock, Pattern
Unlock
Notifications, Live
Apps info và
updates, slideshow
Search Spotlight (thống nhất,
web và tìm kiếm toàn
hệ thống)
Google Now (thống

nhất, web và tìm kiếm
toàn hệ thống)
Bing (web only)
Chụp
ảnh
Panorama mode Photo Spheres,
Panorama mode
Chống rung, xử lý
ảnh kém sáng với
loạt lumia
15
Photo
Editing
Tự động xử lý, Red
eye, Crop, xoay
Tự động xử lý, FX,
filters, crop, red-eye
Xử lý tự động,
crop & rotate
Trình
duyệt
mặc định
Mobile Safari Tùy thuộc vào hãng
sản xuất, Chrome với
dòng nexus
Internet Explorer
10
Notes Notes app None, OEM apps MS Office,
OneNote
Maps Apple Maps (3D

vector maps, chỉ
đường bằng giọng
nói)
Google Maps (offline,
indoor maps, 3D
buildings, Street View,
chỉ đường bằng giọng
nói)
Nokia Maps
(offline, Nokia
Drive)
NFC
Support
Không có Wallet, NFC Beam
(Chia sẻ dữ liệu)
Wallet & Chia sẻ
dữ liệu
Thanh
toán di
động
Passbook Google Wallet Wallet
Bluetoot
h File
Transfer
không có có có
Đồng bộ
đám mây
&
Backup
iCloud Google Sync SkyDrive

OTA
updates
có có có
Gaming Game Center Không, OEM apps Xbox Live
Thanh
thông
báo trạng
thái
Cửa sổ kéo xuống,
popup và banner
Cửa sổ kéo xuống,
thanh trạng thái cảnh
báo, thông báo mở
rộng & tương tác
Toast & lock
screen
notifications
Quản lý
thông
báo
App-by-app & Do
Not Disturb
App-by-app Chỉ từ bên trong
ứng dụng
16
Music
Service
iTunes Google Music (Truyền
trực tiếp)
Xbox Music

(truyền trực tiếp)
Ứng
dụng
thay thế
Home &
Lock
Screen
Không Có Không
Khả
năng tiếp
cận
Các tùy chọn cơ bản
và nâng cao để giúp
đỡ với suy giảm thị
giác, thính giác
TalkBack, text size
control, activity
logging
Text size control,
High Contrast
mode & Screen
Magnifier
Chống
trộm
Có Không Có
Chụp
ảnh màn
hình
Có Có Có
Folders Có Có Có

Ứng
dụng
700.000 700.000 120.000
Hình nền
động
Không Có, hình nền tương tác Không
Phát
triển mở
HĐH
Không Có Không
Tích hợp
với PC
Mac OS X Không Windows 8 và
Xbox
Bảng 1.1 So sánh các tính năng của các hệ điều hành
17
 Các ưu nhược điểm của 3 hệ điều hành
18
hình 1.1 Ưu nhược điểm của 3 hệ điều hành
Năm 2013, Nielsen đã tiến hành một khảo sát về mức độ sử dụng các nền
tảng di động ở thị trường Mỹ từ tháng 8 cho tới tháng 10 năm 2013. Theo đó,
trong giai đoạn này, 52% smartphone đang được sử dụng chạy hệ điều hành
Android trong khi đó số lượng iPhone cũng chiếm tới 41%. Lượng người dùng
BlackBerry và Windows Phone có thị phần lần lượt 3% và 2%, thị phần cho một
số hệ điều hành khác chiếm 2%.
19
Hình 1.2 Thị phần nền tảng di động tại thị trường Mỹ
Kết luận:
Mỗi nền tảng có những ưu và khuyết điểm riêng của mình, tùy vào sở
thích và nhu cầu sử dụng mà có hệ điều hành thích hợp nhất. Android và iOS có

thời gian phát triển dài, số lượng ứng dụng hỗ trợ lớn hơn nhiều so với Windows
phone. iOS mạnh ở tính ổn định nhẹ nhàng, là nền tảng tuyệt vời cho chơi game
và giải trí. Trong khi Android lại mang tính linh hoạt cao hơn thích hợp với
những người yêu công nghệ ham thích tìm hiểu khám phá. Windows phone 8 lại
đề cao hiệu suất và khả năng đồng bộ tốt với máy tính cá nhân.
Qua những số liệu thống kê cơ bản chúng ta có thể thấy 2 hệ điều hành iOS 6 và
Android 4.2 có chất lượng và các tính năng nổi trội hơn hệ điều hành non trẻ
Windows 8. Tuy nhiên windows phone mới thực sự phát triển trong một thời gian
20
khá ngắn so với 2 HĐH trên và tiềm năng phát triển dành cho Windows phone 8
là rất lớn.
1.3 Giới thiệu chung về hiệu hành android
Android là một hệ điều hành di động dựa trên nền tảng linux phiên bản
2.6 dành cho các dòng điện thoại SmartPhone. Đầu tiên được ra đời bởi công ty
liên hợp Android, sau đó được Google mua lại và phát triển từ năm 2005 và trở
thành một hệ điều hành di động mã nguồn mở, miễn phí, mạnh mẽ và được ưa
chuộng cao trên thế giới.
Hệ điều hành android một hệ điều hành rất mạnh mạnh, có bảo mật cao, hỗ
trợ được nhiều công nghệ tiên tiến như 3G, GPS, EDGE, Wifi tương thích với
nhiều phần cứng, hỗ trợ nhiều loại bộ nhập dữ liệu như keyboard, touch và trackball.
Android là hệ điều hành di động nên có khả năng kết nối cao với các mạng không
dây. Hỗ trợ công nghệ OpenGL nên có khả năng chơi các phương tiện media, hoạt
hình cũng như trình diễn các khả năng đồ họa khác cực tốt, là tiền đề để phát triển
các ứng dụng có giao diện phức tạp chẳng hạn như là các trò chơi.
Android liên tục được phát triển, mỗi bản cập nhật từ google là mỗi lần
android được tối ưu hóa để hoạt động tốt hơn, nhanh và ổn định hơn, hỗ trợ thêm
công nghệ mới. Chẳng hạn như theo một đánh giá thì android phiên bản 2.2 hoạt
động nhanh hơn bản 2.1 tới 450%. Hiện nay, phiên bản mới nhất 4.2 phát hành
vào tháng 11/2012 và vẫn đang tiếp tục được phát triển.
Năm 2008, hệ điều hành android đã chính thức mở toàn bộ mã nguồn,

điều đó cho phép các hãng điện thoại có thể đem mã nguồn về tùy chỉnh, thiết
kế lại sao cho phù hợp với mỗi mẫu mã điện thoại của họ và điều quan trọng
nữa là hệ điều hành mở này hoàn toàn miễn phí, không phải trả tiền nên giúp họ
tiết kiệm khá lớn chi phí phát triển hệ điều hành. Những điều đó là cực kỳ tốt
không chỉ đối với các hãng sản xuất điện thoại nhỏ mà ngay cả với những hãng
lớn như Samsung, HTC
Với Google, vì android hoàn toàn miễn phí, Google không thu tiền từ
những hãng sản xuất điện thoại, tuy không trực tiếp hưởng lợi từ android nhưng
bù lại, những dịch vụ của hãng như Google Search, Google Maps, nhờ có
21
android mà có thể dễ dàng xâm nhập nhanh vào thị trường di động vì mỗi chiếc
điện thoại được sản xuất ra đều được tích hợp hàng loạt dịch vụ của Google. Từ
đó hãng có thể kiếm bội, chủ yếu là từ các nguồn quảng cáo trên các dịch vụ đó.
Với các nhà phát triển ứng dụng (developers), việc hệ điều hành android
được sử dụng phổ biến đồng nghĩa với việc họ có thể thoải mái phát triển ứng
dụng trên nền android với sự tin tưởng là ứng dụng đó sẻ có thể chạy được ngay
trên nhiều dòng điện thoại của các hãng khác nhau. Họ ít phải quan tâm là đang
phát triển cho điện thoại nào, phiên bản bao nhiêu vì nền tảng android là chung
cho nhiều dòng máy, máy ảo Java đã chịu trách nhiệm thực thi những ứng
dụng phù hợp với mỗi dòng điện thoại mà nó đang chạy. Tất cả các chương trình
ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ Java kết hợp với XML nên có khả năng khả
chuyển cao.
Một số hãng sản xuất điện thoại có sử dụng hệ điều hành android tiêu biểu
:
- HTC với các dòng Desire HD, Evo 4G, DROID ERIS, Desire Z, Hero,
Desire, Tattoo, Wildfire, Droid Incredible, Legend, Magic, Google Nexus One,
Dream, Aria, Paradise
- LG với các dòng GT540 Optimus, Optimus Chic E720, Optimus One
P500, GW620, Optimus Z, Optimus Q, KH5200 Andro-1, GW880, C710Aloha
- MOTOROLA với các dòng MILESTONE 2, BACKFLIP, Droid

XTreme, MT710 ZHILING, MILESTONE, XT720 MOTOROI, A1680,
XT800 ZHISHANG, DEFY, CHARM, XT806
- SAMSUNG với các dòng máy I9000 Galaxy S, Galaxy Tab, Epic 4G,
i5510, I5500 Galaxy 5, I7500 Galaxy, I5800 Galaxy 3, M110S Galaxy S, I6500U
Galaxy, Galaxy Q, I5700 Galaxy Spica, I8520 Galaxy Beam, I909 Galaxy S
- SONY : XPERIA X10, XPERIA X10 mini, XPERIA X8
- ACER với các dòng máy beTouch T500, Liquid E, Stream, Liquid,
beTouch E110, beTouch E130, beTouch E400, beTouch E120, Liquid Metal
- Ngoài ra còn nhiều hãng điện thoại vừa và nhỏ khác nữa cũng sử dụng
hệ điều hành android trong sản phẩm của mình
1.4 Nền tảng của hệ điều hành Android
Android là một môi trường giúp phát triển phần mềm cho các thiết bị di
động. Nó không phải là nền tảng cho phần cứng. Android bao gồm một nhân hệ
22
điều hành dựa trên nhân của hệ điều hành mã nguồn mở Linux, một giao diện
người dùng phong phú, các ứng dụng cho người dùng cuối, thưviện mã, frame
work, hỗtrợ đa phương tiện,… Các phiên bản sau đã có các chức năng điện thoại!
Trong khi các thành phần của hệ điều hành cơ bản được viết bằng C hoặc C + +,
ứng dụng người dùng phát triển trên Android thì sử dụng ngôn ngữlập trình Java
hoặc Android SDK.
Đặc điểm mạnh mẽ mà nền tảng Android cung cấp là không tồn tại sự
khác biệt giữa việc xây dựng ứng dụng trên thiết bị thật và các ứng dụng được
phát triển bởi SDK. Điều này có nghĩa là các ứng dụng có thể được phát triển và
đưa thẳng tài nguyên vào thiết bị thật
Một đặc điểm mạnh mẽ khác của Android nó là một nền tảng mã nguồn
mở, điều này rất có lợi trong việc cung cấp các yếu tố còn thiếu (các thư viện, các
công cụ hỗ trợ phát triển ứng dụng) bởi cộng đồng phát triển mã nguồn mở toàn
cầu. Ví dụ, hệ điều hành Android dựa trên nhân Linux không đi kèm với một môi
trường shell tinh vi, nhưng bởi vì là nền tảng mở, Shell có thể được viết và được
cài đặt trên thiết bị. Tương tự nhưvậy, các Codec(giúp chạy các bản nhạc

Mp3,wav,…) có thể được cung cấp bởi nhà phát triển thứ ba và không cần dựa
vào Google hay bất cứ tổ chức nào để cung cấp các chức năng mới. Đó là sức
mạnh của một nền tảng mã nguồn mở mang lại cho thịtrường di động. Android ra
đời vào thời điểm các hệ thống phần cứng đang ngày càng phát triển, các công ty
tập đoàn cung cấp các sản phẩm cầm tay thông minh đang không mấy mặn mà
với các hệ điều hành thương mại trong khi sản phẩm của họ đem lại ngày càng
nhiều lợi ích cho người dùng. Sự phát triển mạnh mẽcủa thiết bị cầm tay được
thể hiện như hình dưới.
23
Hình 1.3: Sự phát triển của thiết bị cầm tay
Tất cả sự phát triển này trở thành nền tảng cho sự thành công của công
nghiệp thiết bị di động. Android được phát triển đúng thời điểm, cùng với tham
vọng to lớn cung cấp cho các hệ thống thiết bị di động một hệ điều hành mạnh
mẽvà hoàn toàn miễn phí. Không chỉ hỗ trợ các thiết bịcó cấu hình phần cứng
mạnh được biết tới là các “Smart Phone” Android hỗ trợ được các nền tảng phần
cứng khác tất nhiên phải đảm bảo được tốc độ xử lý
Bước đi tiếp theo của Android là “bắt tay” với các ông lớn thuộc Open
Handset Alliance và dĩ nhiên các công ty này hoàn toàn chấp nhận Android. Họ
đầu tư phát triển cho Android, và từ đó có thể phát triển các hệ điều hành riêng
của riêng họ. Tuy nhiên quan niệm bi quan cho rằng điều hành Android bị đe dọa
bởi Google và các tiềm năng của “dịch vụ không dây miễn phí”, do doanh thu
quảng cáo và một biến động của thị trường của họ. Các mối đe dọa khác từ các
nhà khai thác di động là họ có nói cuối cùng về những dịch vụ được kích hoạt
trên mạng của họ.
Đặc điểm thứ ba khi nói tới Android là xem xét thành hai thành phần
chính trong nền tảng Android. Thứ nhất đó là nhân hệ điều hành Linux mạnh mẽ,
giao tiếp với phần cứng với tốc độcao, và tính linh hoạt của nhân Linux giúp phù
hợp với sự phát triển chóng mặt của các thiết bị di động. Tuy nhiên mã nguồn mở
24
là một con dao hai lưỡi. Một mặt, sức mạnh của nhiều người và các công ty làm

việc trên toàn thế giới giúp cung cấp các tính năng mong muốn đặc biệt là khi
tiếp cận tới thương mại, để phần mềm phát triển điều này thực sự là những lợi ích
của phát triển nguồn mở. Tuy nhiên nếu không có một cơ sở mã tập trung đem lại
sự ổn định cho các dự án, nền tảng Android có thể và không đạt được khối
lượngtới hạn cần thiết để thâm nhập thị trường di động. Ví dụ, hãy nhìn vào nền
tảng Linux như là một thay thếcho các hệ điều hành “đương nhiệm” Windows.
Khi Linux đã có những thành công to lớn khi áp dụng cho các thiết bị như bộ
định tuyến và chuyển mạch, và một loạt các nền tảng nhúng và điện thoại di
động, chẳng hạn như Android. Tuy nhiên lại có quá nhiều “bản phân phối Linux”
dànhcho máy tính để bàn để thay thế hệ điều hành Windows. Điều này làm cho
thị trường Linux bị phân chia thành nhiều thành phần, mỗi thành phần đều có đầy
đủ các tính năng và các yếu tố kỹ thuật nhưng lại làm giảm lượng khách hàng
hãy cùng xem xét danh sách tóm tắt của bản phân phối Linux.
- Ubuntu
- openSUSE
- Fedora (Red Hat)
- Debian
- PCLinuxOS
- MEPIS
Để tránh đi phải lối mòn của các hệ điều hành mở dành cho máy để bàn,
Android phải tập trung sản phẩm để thâm nhập thị trường một cách có ý nghĩa.
Đây là thách thức của Android, Android cần phải chứng minh quyền lực ở quy
mô và khả năng từ các nhà điều hành di động để các nhà cung cấp phần mềm, và
ngay cả ở cấp cơ sở để bán lẻ. Một số giấy phép phần mềm có nhiều hạn chế hơn
những người khác. Một số trong những hạn chế đặt ra một thách thức đối với
các“nguồn mở”. Đồng thời, cấp giấy phép là một việc quan trọng cho việc
thương mại hóa Android.Thành phần thứ hai là môi trường phát triển ứng dụng
Java, đây là ngôn ngữ quen thuộc rất dễ tiếp cận tới các lập trình viên. Giống với
lập trình ứng dụng trong WINDOWS được cung cấp các tính năng thỏa mãn sự
25

×