Oct 26, 2014 1
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CTGDPT
1. Khái niệm:
-
Chuẩn
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những
nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động công
việc, sản phẩm của lỉnh vực nào đó.
-
Chuẩn KTKN của chương trình GDPT
-
Chuẩn KTKN môn học
-
Chuẩn KTKN cấp học
2. Đặc điểm chuẩn KTKN của chương trình
GDPT:
3
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG CTGDPT
3. Các mức độ về chuẩn KTKN
3.1. Mức độ về chuẩn KTKN trong CT GDPT
-
Về kiến thức:
-
Về kỹ năng:
-
Về thái độ:
-
Lưu ý: Có chủ đề có đủ 3 mục tiêu, hoặc chỉ
2, có thể là 1 mục tiêu.
4
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
3.2. Một số mức độ nhận thức sử dụng trong
chuẩn KTKN:
-
Nhận biết (biết)
-
Thông hiểu (hiểu)
-
Vận dụng
-
Phân tích
-
Tổng hợp
-
Đánh giá
5
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.3. Chuẩn KTKN là căn cứ, mục tiêu của dạy học,
kiểm tra đánh giá
- Biên soạn sách giáo khoa
- Chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sinh
hoạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL, GV
- Xác định mục tiêu, mức độ mục tiêu của
bài học
- Xác định mục tiêu KTĐG; đánh giá kết quả
giáo dục
6
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.4. Phân biệt chuẩn kiến thức và chuẩn kỹ năng
a. Chuẩn kiến thức:
Tri thức khoa học như khái niệm, tính chất, nguyên
lý, nguyên tắc, căn cứ khoa học, …. Là những kiến
thức tối thiểu học sinh có thể đạt và phải đạt được.
b. Chuẩn kỹ năng:
- Thao tác, quan sát, hành động… mà học sinh cần
đạt được.
- Thao tác thuần thục, chính xác là kỹ sảo.
7
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.5. Các mức độ mục tiêu trong chuẩn KTKN
- Biết, nhận biết: Kể tên, liệt kê, mô tả, phát biểu, tái
hiện lại được đối tượng.
- Hiểu, thông hiểu: Hiểu, giải thích, minh hoạ, phán
đoán về đối tượng bằng ngôn ngữ của mình.
- Vận dụng: Khả năng vận dụng kiến thức vào sự việc cụ thể.
- Ngoài ra còn các mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá.
8
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KT, KN MÔN CÔNG NGHỆ
•
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của môn
Công nghệ là một bộ phận trong CTGDPT.
•
Văn bản quan trọng để chỉ đạo, thực hiện KH GD.
•
Chuẩn KT, KN môn CN được xây dựng theo lớp.
•
Là các yêu cầu tối thiểu, cơ bản nhất về kiến thức, kĩ năng
mà học sinh có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập.
•
Chuẩn KT, KN của môn CN mới chỉ đề cập đến những chủ
đề, nội dung một cách khái quát, chưa đi sâu liệt kê chi tiết
các nội dung cần giảng dạy.
9
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KT, KN MÔN CÔNG NGHỆ
•
Yêu cầu:
•
Đảm bảo thống nhất trong trên phạm vi cả
nước → chuẩn KT, KN phải được cụ thể
hóa các chủ đề về mục tiêu, nội dung.
•
Phải có định hướng về phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá, sử dụng thiết bị dạy
học nhằm đảm bảo điều kiện thực hiện
được mục tiêu đề ra.
10
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SỬ DỤNG CHUẨN KT-KN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI DẠY
•
Hiểu và phân tích được chương trình giáo dục phổ
thông, chương trình môn học CN về các khía cạnh:
Nội dung, trọng tâm; mạch kiến thức; liên thông
giữa môn CN với các môn học khác liên quan, giữa
môn CN ở các cấp học, các lớp trong cùng một cấp.
•
Hiểu được mục tiêu cần đạt, đáp ứng được mục tiêu
của môn Công nghệ.
•
Từ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ đề và nội dung của
chuẩn, giáo viên so sánh với mục tiêu mỗi bài trong
sách giáo khoa để đảm bảo bám sát chuẩn kiến
thức, kỹ năng.
11
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SỬ DỤNG CHUẨN KT-KN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI DẠY
•
Xác định mục tiêu bài học dựa vào chuẩn kiến thức,
kỹ năng
•
Mức độ mục tiêu của chuẩn kiến thức kiến, kỹ năng
đã được cụ thể hóa trong tài liệu “Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ”.
Thông thường mức độ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ
đề của chuẩn kiến thức kỹ năng thường được cụ thể
hóa bằng mức độ mục tiêu cần đạt được của các nội
dung thuộc chủ đề của chuẩn.
12
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHUẨN KT, KN MÔN CÔNG NGHỆ
•
Giáo viên vận dụng được vào điều kiện cụ
thể của vùng, miền để lựa chọn những nội
dung phù hợp, thiết thực đáp ứng được nhu
cầu học tập của học sinh;
•
Xác định điều kiện về trình độ của giáo
viên, học sinh bảo đảm thực hiện được
chương trình môn học.
13
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
3.6. Sách giáo khoa Công nghệ
•
Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông,
Sách giáo khoa là tài liệu định hướng và hỗ trợ
cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm
lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực
của người học.
•
Các thông tin trong sách giáo khoa (qua kênh
hình và kênh chữ) thường đa dạng, phong phú,
đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có
đầu óc quan sát, phê phán mới phát hiện và
giải quyết được vấn đề.
14
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
•
Sách giáo khoa không đơn giản là tài liệu
thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu
giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải
quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng
kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động
và sáng tạo.
•
Sách giáo khoa môn Công nghệ ở cấp THCS
được biên soạn theo các chủ đề của chuẩn
kiến thức kỹ năng.
15
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
a . Đặc điểm của SGK Công nghệ:
•
Công khai mục tiêu các bài học;
•
Thực hiện yêu cầu giảm tải:
•
Tăng cường sử dụng kênh hình để hỗ trợ
kênh chữ.
•
SGK môn Công nghệ thể hiện định hướng
cho đổi mới phương pháp dạy học.
16
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
b. Cấu trúc của SGK công nghệ: Gồm 3 loại bài:
•
Các bài học lý thuyết (mục tiêu, nội dung, câu hỏi và
bài tập, thông tin bổ sung (nếu có);
•
Bài thực hành (mục tiêu, chuẩn bị, nội dung và quy
trình thực hành, đánh giá kết quả);
•
Bài ôn tập: nội dung ôn tập được hệ thống hoá dưới
dạng sơ đồ, hệ thống câu hỏi và bài tập.
•
Cấu trúc bài học là cấu trúc ba bước: Một đơn vị
kiến thức trong bài học thường tương ứng với một
mục tiêu cụ thể.
17
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
c. Nội dung SGK Công nghệ:
•
Sách giáo khoa Công nghệ là tài liệu minh họa những nội
dung khoa học cụ thể của các chủ đề, nội dung của chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ.
•
Có nhiều cách tiếp cận và giải quyết các nội dung của
môn Công nghệ quy định trong chuẩn kiến thức, kỹ
năng.
•
Sách giáo khoa Công nghệ không phải là tài liệu duy
nhất để thực hiện các nội dung giáo dục trong chương
trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ mà chỉ là một
trong những phương án để tiếp cận nội dung kiến thức.
•
Nội dung sách giáo khoa phải căn cứ vào chương trình và
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ
18
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
•
Chú ý: SGK có một số vấn đề cần chú ý như
sau:
•
Để HS có thể hiểu được những nội dung trong chương
trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng khi biên SGK khoa
cần phải có những nội dung để dẫn dắt, để đảm bảo
mạch kiến thức không bị ngắt quãng, đột ngột.
•
Khi biên soạn sách giáo khoa, có điều chỉnh mức độ
mục tiêu của một số bài học (không sát với chuẩn KT-
KN).
•
Khi gặp các trường hợp này GV cần tuân thủ quy định
của chuẩn kiến thức kỹ năng.
19
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
•
Do hạn chế về thời lượng quy định nên một
số nội dung có phần “bổ sung kiến thức”.
•
SGK có những nội dung nằm ngoài chuẩn
kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt, lưu ý có những
nội dung thuộc phần “Có thể em chưa biết” ở
cả hai cấp THCS, GV cần hướng dẫn HS tự
đọc.
20
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
SÁCH GIÁO KHOA MÔN CÔNG NGHỆ
•
Khi giảng dạy GV cần xác định được:
•
Những nội dung nào là thuộc chuẩn kiến
thức kỹ năng phải đạt được và mức độ cần
đạt được,
•
Nội dung để dẫn dắt tới nội dung chính;
•
Nội dung nào là kiến thức bổ trợ cần thiết
để chủ động trong giảng dạy.
21
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
QUAN HỆ GIỮA CT, CHUẨN KT-KN VÀ SGK
•
Chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến
thức kỹ năng và yêu cầu thái độ, sách giáo khoa
có quan hệ thống nhất trong quá trình xây dựng
tài liệu học tập ở các trường phổ thông.
•
Chương trình môn Công nghệ cấp THCS là căn
cứ để xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng. Căn cứ
vào chủ đề, nội dung quy định trong chương
trình để xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng với
các mức độ mục tiêu tối thiểu cần đạt được về
kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ (nếu
có).
22
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
QUAN HỆ GIỮA CT, CHUẨN KT-KN VÀ SGK
•
Chuẩn KT-KN là bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông
là định hướng quan trọng để biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn
giảng dạy, lựa chọn PPDH, biên soạn câu hỏi, đề kiểm tra
thường xuyên, định kỳ, học kỳ.
•
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng GV xác định đúng mục tiêu
bài học, đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc vào SGK.
Đảm bảo mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong sách
giáo khoa phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
•
Căn cứ vào chuẩn KT-KN GV lựa chọn PPDH phù hợp nhằm
phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS.
•
Rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự NC, tạo
niềm vui, niềm tin, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong
học tập cho HS.
23
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
QUAN HỆ GIỮA CT, CHUẨN KT-KN VÀ SGK
•
Chuẩn KT-KN môn Công nghệ là căn cứ để các tác giả biên
soạn SGK đúng yêu câu của chuẩn KT-KN môn Công nghệ,
đáp ứng được mục tiêu giáo dục của môn học ở cấp học và từng
lớp trong cấp học.
•
Căn cứ vào chuẩn KT-KN có thể biên soạn nhiều SGK Công
nghệ khác nhau.
•
Chuẩn kiến thức kỹ năng thể hiện mạch nội dung, bảo đảm
được sự liên thông giữa các lớp học, cấp học, từ TH đến THCS
và THPT; GV tránh được sự trùng lắp không cần thiết khi giảng
dạy, bảo đảm tính hệ thống của các kiến thức khoa học. Qua đó
củng cố và mở rộng nhận thức về các nội dung cần thiết được
quy định trong chương trình môn Công nghệ.
24
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
LỰA CHỌN KIẾN THỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KT-KN
•
Hiểu rõ chuẩn KT-KN để xác định được các nội dung cần thiết,
kiến thức cần bổ trợ để thông tin đến học sinh.
•
Hiểu được nội dung SGK, trọng tâm, nội dung là bổ trợ; mối
liên hệ, sự chi phối giữa chương trình, chuẩn KT-KN và SGK.
•
Căn cứ vào các nội dung trên xác định thiết bị dạy học cần thiết
để hỗ trợ cho quá trình nhận thức của học sinh;
•
Xác định các yêu cầu đối với học sinh trong quá trình học tập;
•
Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp;
•
Yêu cầu kiểm tra đánh giá để đánh giá đúng thực chất chất
lượng học sinh, đồng thời đảm bảo phân loại được học sinh.
•
Một nội dung có thể cấu trúc thành nhiều bài, khi xác định mục
tiêu, giáo viên cần xác định đủ mục tiêu cần đạt của mỗi chủ đề
trong chuẩn KT-KN.
25
Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo
CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO CHUẨN KT-KN
•
Cán bộ chỉ đạo chuyên môn, hiệu trưởng cần nắm vững chuẩn
KT-KN các bộ môn, hiểu được cấu trúc của chuẩn; nhận thức
được ý nghĩa, vai trò của chuẩn KT-KN trong dạy học để đánh
giá GV dạy, soạn đề kiểm tra, đề thi bám sát chuẩn hay không?
•
Chỉ đạo tổ chuyên môn, hỗ trợ GV nắm vững chuẩn kiến thức,
kĩ năng bộ môn mình phụ trách, lập kế hoạch dạy học dựa vào
chuẩn KT-KN;
•
Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học theo chuẩn KT-KN;
•
Cách phối hợp sử dụng chuẩn KT-KN, sách giáo khoa và các tài
liệu giảng dạy;
•
Cách thiết kế bài học dựa vào chuẩn: xác định mục tiêu bài học;
thiết kế hoạt động dạy học;
•
Điều khiển tiến trình dạy học trên lớp; đánh giá kết quả học tập
của học sinh