Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 84 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN THỊ THANH THÚY



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
Ở VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY - NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.01.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ PHƢỢNG




THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, là do công sức của mình. Nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh Thúy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Sinh thái học tại khoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học
Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Phƣợng,
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Bam Giám hiệu; các thầy cô trong Ban chủ
nhiệm khoa; các thầy thuộc khoa Sinh – KTNNN; Phòng quản lý và Đào tạo
sau đại học - Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Quản Lý VQG Xuân Thủy – Nam
Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực địa để hoàn
thành luận văn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trƣờng THPT
Phú Bình - Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học Cao học.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh
phí cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh Thúy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp mới của luận văn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Một số khái niệm có liên quan 4
1.1.1. Đa dạng sinh học 4

1.1.2. Thảm thực vật 5
1.1.3. Thực vật ngập mặn 5
1.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 6
1.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới 6
1.2.1.1. Những nghiên cứu về đa dạng thảm thực vật nói chung 6
1.2.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng thảm thực vật ngập mặn 9
1.2.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam 10
1.2.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật 10
1.2.2.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật ngập mặn ở Việt Nam 12
1.3. Những nghiên cứu về dạng sống của thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 16
1.3.1. Những nghiên cứu về dạng sống của thực vật trên thế giới 16
1.3.2. Những nghiên cứu về dạng sống của thực vật ở Việt Nam 17
1.4. Những nghiên cứu về bảo tồn thực vật trên thế giới và ở Việt Nam 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
1.4.1. Những nghiên cứu về bảo tồn thực vật trên thế giới 18
1.4.2. Những nghiên cứu về bảo tồn thực vật ở Việt Nam 19
1.4.3. Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam 21
1.4.3.1. Bảo tồn nội vi in- situ 21
1.4.3.1. Bảo tồn ngoại vi (Ex- situ) 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 23
2.2.1.Phương pháp kế thừa 23
2.2.2. Phương pháp điều tra 23
2.2.3. Phương pháp thu thập mẫu 24
2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu 25

2.2.5.Phương pháp xử lý số liệu 25
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 26
3.1. Điều kiện tự nhiên 26
3.1.1. Vị trí địa lý 26
3.1.2. Địa hình 27
3.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn 28
3.1.3.1. Khí hậu 28
3.1.3.2. Thuỷ văn 30
3.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng 31
3.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu 32
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1. Phân loại thảm thực vật tại VQG Xuân Thủy 33
4.1.1. Quần xã Cỏ cáy - Cỏ ngạn .35
4.1.2. Quần xã Vạng hôi - Tra - Giá 36
4.1.3. Quần xã Cà độc dược - Thầu dầu 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
4.1.4. Quần xã Phi lao – Quan âm 37
4.1.5. Quần xã Cỏ lông chông – Muống biển 38
4.1.6. Quần xã Cỏ xoan – Cỏ xoan nhỏ – Rong xương cá 38
4.1.7. Quần xã Cói - Sậy trong các đầm nuôi thủy sản 39
4.1.8. Quần xã Sú + Bần + Mắm + Ô rô 39
4.1.9. Quần xã rừng trồng .39
4.2. Những đặc trƣng cơ bản của khu hệ thực vật tại VQG Xuân Thủy 40
4.2.1. Sự đa dạng của các taxon 40
4.2.2. Sự đa dạng về dạng sống của hệ thực vật 46
4.2.3. Sự đa dạng về công dụng 49
4.2.4. Các loài thực vật quý hiếm 51

4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật ở KVNC 51
4.3.1. Các yếu tố sinh thái tác động đến rừng ngập mặn 51
4.3.2. Tác động của con người đến rừng ngập mặn 54
4.3.2.1. Những tác động tiêu cực 54
4.3.2.2. Những tác động tích cực 57
4.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển thảm thực vật trong khu
vực nghiên cứu 58
4.4.1. Phân vùng quản lí, bảo vệ và phát triển hệ thực vật ngập mặn 58
4.4.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của cộng
đồng trong quản lí và bảo vệ đa dạng sinh học 60
4.4.3. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng 61
4.4.4. Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ rừng 62
4.4.5. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1. KẾT LUẬN 64
2. ĐỀ NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH
Đa dạng sinh học
IUCN
The International Union for Conservation of Nature and

Natural Resources - Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài
nguyên thiên nhiên Quốc tế
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations -
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
RNM
Rừng ngập mặn
MCD
Centre for Marinelife Conservation and Community
Development - Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển cộng đồng
KVNC
Khu vực nghiên cứu
Nxb
Nhà xuất bản
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
TĐT
Tuyến điều tra
VU
Sẽ nguy cấp
VQG
Vƣờn Quốc Gia
VQG XT
Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy
WCMC
World Conservation Monitoring Centre – Trung tâm giám
sát bảo tồn toàn cầu



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số loài thực vật đƣợc mô tả trên toàn thế giới 8
Bảng 1.2. Số loài thực vật đƣợc mô tả trên toàn thế giới 8
Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng tại Nam Định năm 2013 29
Bảng 4.1. Tỉ lệ các nhóm loài thực vật của hệ thực vật ở VQG Xuân Thủy 33
Bảng 4.2. Phân bố các taxon hệ thực vật tại VQG Xuân Thủy 40
Bảng 4.3. Sự phân bố các taxon trong ngành Hạt kín 42
Bảng 4.4. Các họ đa dạng nhất trong hệ thực vật tại VQG Xuân Thuỷ 43
Bảng 4.5. Các họ nhiều chi tại khu vực nghiên cứu 45
Bảng 4.6. Các chi nhiều loài tại khu vực nghiên cứu 45
Bảng 4.7. Các dạng sống của thực vật tại khu vực nghiên cứu 46
Bảng 4.8. Số lƣợng các loài theo các nhóm công dụng 49
Bảng 4.9. Sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn qua các giai đoạn 54
Bảng 4.10. Sử dụng đất năm 1986 và năm 1998 tại VQG Xuân Thủy 55


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Diện tích RNM thay đổi qua các năm 13
Hình 3.1. Bản đồ khu vực VQG Xuân Thủy 27
Hình 4.1. Tỉ lệ các nhóm loài thực vật của hệ thực vật ở VQG Xuân Thủy 34
Hình 4.2. Tỉ lệ các taxon giữa các ngành thực vật tại VQG Xuân Thủy 41

Hình 4.3. Tỉ lệ sự phân bố các taxon trong ngành Hạt kín 42
Hình 4.4. Tỉ lệ các họ đa dạng nhất trong hệ thực vật tại VQG Xuân Thuỷ 44
Hình 4.5.Tỉ lệ các dạng sống của hệ thực vật tại VQG Xuân Thủy 47






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới, đa dạng sinh học là sự phồn thịnh
cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là
những nguồn gen của chúng và là hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi
trƣờng sống. Đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới đã và đang suy giảm
một cách nhanh chóng. Trƣớc tình hình đó thế giới có nhiều nỗ lực nhằm hạn
chế sự suy giảm đó, cụ thể là có nhiều công ƣớc liên quan đến bảo vệ đa dạng
sinh học đã ra đời nhƣ Công ƣớc RAMSAR, Iran (1971), Công ƣớc CITES
(1972), Công ƣớc Paris (1972), Công ƣớc bảo vệ các loài động vật di cƣ, Born
(1979). Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới, hiện tƣợng làm mất các hệ sinh thái
tự nhiên và các loài sinh vật vẫn đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra. Mỗi năm,
trái đất mất đi khoảng 2000 loài động vật, thực vật, nghĩa là mất đi hơn 10% số
loài đã đƣợc mô tả. Nếu nhƣ các thế kỷ trƣớc đây bình quân cứ vài chục năm
mới có một loài bị tuyệt chủng, những năm gần đây, ngƣời ta tính ra rằng cứ
bình quân 7 phút có một loài bị tuyệt chủng.
Theo báo cáo về quan trắc môi trƣờng nƣớc của Ngân hàng Thế giới,
Việt Nam là một trong số 10 quốc gia giàu đa dạng sinh học nhất trên thế giới,

với sự có mặt của 10% số loài đƣợc biết đến, trong khi diện tích lãnh thổ chỉ
chiếm chƣa đến 1% diện tích trái đất. Trong các hệ sinh thái trên cạn, thống kê
và xác định đƣợc trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài động vật. Trong
các vùng đất ngập nƣớc nội địa, đã xác định đƣợc trên 3.000 loài thuỷ sinh vật.
Môi trƣờng biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trƣng cho biển nhiệt đới
và là môi trƣờng sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ
gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới đƣợc phát hiện và mô tả, trong đó có
nhiều chi và loài mới cho khoa học, đặc biệt là các loài thú và các loài cây
thuộc họ lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn đƣợc tiếp tục phát
hiện và công bố ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế nhanh, Việt Nam đang gặp phải sự
suy giảm đáng kể về diện tích các khu cƣ trú tự nhiên, dẫn tới sự giảm số
lƣợng, thậm chí tuyệt chủng một số loài. Trong những năm gần đậy, hàng loạt
báo cáo đã ghi nhận sự biến mất của các loài động, thực vật bị đe dọa toàn cầu
ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề cấp
thiết đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Vƣờn quốc gia Xuân Thủy là khu bảo tồn dự trữ sinh quyển đất rừng
ngập mặn. Vƣờn nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định,
ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Khu vực vùng lõi của vƣờn là diện tích đất
ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh thuộc xã
Giao Thiện. Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của Vƣờn nằm trên địa phận các xã
Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Diện tích toàn bộ
vƣờn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất
rừng ngập mặn. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam đƣợc quốc tế công
nhận theo công ƣớc Ramsar, rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới.
Về mặt đa dạng sinh học, Vƣờn Quốc Gia Xuân Thuỷ có 14 kiểu sinh

cảnh, bao gồm các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh nhân tạo (Pedersen và
Nguyễn Huy Thắng 1996). Sinh cảnh có giá trị đa dạng sinh học cao nhất là các
bãi bồi và rừng ngập mặn tự nhiên ít bị tác động. Trong những năm gần đây
việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội dẫn đến nhiều diện tích rừng ngập mặn nguyên sinh bị suy thoái, làm cho
năng suất, sản lƣợng và chủng loại các loài, cá thể sinh vật trong vùng giảm
nhanh, đến nay có những khu vực đã bộc lộ sự suy thoái rõ rệt, nhiều loài thực
vật bản địa đang có nguy cơ biến mất. Hơn nữa, các đảo cát trong Vƣờn có các
đầm nƣớc mặn và các đụn cát cũng đang đƣợc trồng loài phi lao nhập nội sẽ
làm thu hẹp các sinh cảnh tự nhiên trong khu vực. Các nhân tố khác ảnh hƣởng
tới công tác bảo tồn ở Xuân Thuỷ là việc tăng cƣờng đắp các đầm nuôi trồng
thuỷ sản có thể làm chết các loài thực vật hiện có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất các biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Vườn Quốc Gia
Xuân Thủy -Nam Định”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng và những đặc trƣng cơ bản của thảm thực vật tại
khu vực nghiên cứu: Thành phần loài, dạng sống, công dụng và các loài thực
vật quý hiếm
- Xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật ở KVNC
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển thực vật trong khu vực
nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đƣợc thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014 tại khu vực VQG
Xuân Thủy -Nam Định.

- Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu hiện trạng, một số đặc trƣng cơ bản của hệ thực vật và một số yếu
tố ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật tại VQG Xuân Thủy. Trên cơ sở đó đề
xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển thực vật trong khu vực nghiên cứu.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Bƣớc đầu phân loại đƣợc thảm thực vật và những đặc trƣng cơ bản của
hệ thực vật tại VQG Xuân Thủy
- Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triể g thực vật
u.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Đa dạng sinh học
Theo công ƣớc về Đa dạng sinh học năm 1992 thì "Ða dạng sinh học"
có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn
bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực
khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện
ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.
Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên đƣợc Norse and
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là:
đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng

sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định
nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa đƣợc đƣa ở trên là định
nghĩa đƣợc dùng trong Công ƣớc Đa dạng sinh học.[64]
Ở Việt Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [34] đã định nghĩa “ĐDSH là
toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất, gồm các sinh vật
phân cắt đến động - thực vật ở trên cạn cũng nhƣ dƣới nƣớc, từ mức độ phân tử
AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài ngƣời. Khoa học nghiên cứu
về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH”. Ở đây, ĐDSH đƣợc hiểu theo 3 khía cạnh: đa
dạng ở mức độ di truyền, đa dạng mức độ loài, đa dạng ở mức độ sinh thái.
* Đa dạng loài
Là số lƣợng và sự đa dạng của các loài đƣợc tìm thấy tại một khu vục
nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay
nhiều quần thể của một loài cũng nhƣ đối với các quần thể khác nhau. Theo Lê
Trọng Cúc, đa dạng sinh học đƣợc sử dụng đồng nghĩa với đa dạng loài, vì
nghiên cứu đa dạng sinh học chủ yếu đề cập đến số lƣợng các loài.[11]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
* Đa dạng sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau
ở cạn cũng nhƣ ở nƣớc tạo một vùng nào đó [67]. Sự đa dạng này đƣợc phản
ánh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các
quá trình sinh thái trong sinh quyển.
1.1.2. Thảm thực vật
Có nhiều khái niệm về thảm thực vật đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra:
Theo J. Schmithusen (1976), “Thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các
bộ phận hợp thành khác nhau của nó” [30]. Thái Văn Trừng (1978) đã định
nghĩa “Thảm thực vật gồm các quần thể phủ trên mặt đất nhƣ một tấm thảm
xanh” [46]. Còn theo Trần Đình Lý (1998) thì “Thảm thực vật là lớp phủ thực

vật ở một vùng cụ thể hay trên toàn bộ bề mặt trái đất”[25]. Theo khái niệm
này thảm thực vật mới chỉ là một khái niệm chung chƣa chỉ rõ đăc trƣng hay
phạm vi không gian của một đối tƣợng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có
tính ngữ kèm theo nhƣ “Thảm thực vật Xuân Thủy”, “thảm thực vật cây
bụi”,…v.v. Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cây cỏ, nhƣng đối tƣợng
nghiên cứu chủ yếu của thảm thực vật là tập thể cây cối đƣợc hình thành do
một số lƣợng những cá thể của loài thực vật tập hợp lại.
1.1.3. Thực vật ngập mặn
Theo tổ chức FAO, rừng ngập mặn là những cây gỗ, cây bụi mọc dƣới
triều cao của triều cƣờng. Theo Colin Field, rừng ngập mặn là những cây
thƣờng xanh có đặc điểm sinh lý giống nhau, có cấu trúc thích nghi với nơi bị
ảnh hƣởng của thủy triều (dẫn theo Phan Nguyên Hồng, 1991) [14]. Saenger và
cộng sự (1983) cũng mô tả rừng ngập mặn nhƣ là hệ cây rừng ven biển của
vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì thế thuật ngữ rừng ngập mặn đã
đƣợc sử dụng để cho các cây sống trong bùn, đất ƣớt ở vùng triều nhiệt đới và á
nhiệt đới [53]. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu còn gọi là rừng ven biển, rừng
triều nhƣ là rừng ngập mặn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Theo Phan Nguyên Hồng (1999), rừng ngập mặn thƣờng ở vùng chuyển
tiếp giữa môi trƣờng biển và đất liền, tác động của các nhân tố sinh thái ảnh
hƣởng đến sự tồn tại và phân bố của chúng. Các cây ngập mặn có biên độ thích
nghi rất rộng với khí hậu, đất, nƣớc, độ mặn [15].
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán
cầu. Tuy nhiên một số loài có thể mở rộng khu phân bố lên phía bắc tới
Bermuda (32020’ Bắc) và Nhật Bản (31022’ Bắc) nhƣ Trang, Vẹt dù, Đâng,
Cóc vàng…
Giới hạn phía nam của cây ngập mặn là New Zealand (38003’ Nam) và

phía nam Australia (38043’ Nam). Ở những vùng này do khí hậu mùa đông
lạnh nên thƣờng chỉ có loài mắm biển sinh trƣởng. Chúng phân bố ở vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới trên hầu hết các loại đất từ bùn đất, bùn sét đến cả các rạn san
hô (Tomlinson, 1986) [61].
1.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về đa dạng thảm thực vật nói chung
Trên thế giới, đa dạng sinh học đã đƣợc nghiên cứu từ lâu, nhƣng phải
đến những năm 1990 của thế kỉ XX thì vấn đề này mới thực sự trở nên cấp thiết
và thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia. Ở
đây, tôi xin điểm qua những công trình nghiên cứu có giá trị nhƣ: Thực vật chí
Hồng Kông, 1861; Thực vật chí Australia, 1866; Thực vật chí vùng tây Bắc và
trung tâm Ấn Độ, 1874; Thực vật chí Ấn Độ (1872-1897); Thực vật chí Miến
Điện, 1877; Thực vật chí Malaixia, 1892 - 1925; Thực vật chí Hải Nam, 1972-
1977; Thực vật chí Vân Nam, 1977 (dẫn theo Từ Minh Tiệp,[51]).
Theo Tolmachev.I [59] “chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để
có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống, nhưng không có sự phân
hóa về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể, và ông cũng đã đƣa ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thƣờng
là 1500-2000 loài.
Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán thế giới có khoảng: 300.000 loài
thực vật hạt kín; 5.000 -7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 -10.000 loài quyết
thực vật; 14.000 -18.000 loài rêu; 19.000 -40.000 loài tảo; 15.000 -20.000 loài
địa y; 85.000 -100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác.
Đối với từng châu lục, G. N. Slucop (1962) đƣa ra số lƣợng các loài
thực vật hạt kín phân bố ở các châu lục nhƣ sau [54]:

- Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000
loài; Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam
cực: 1.000 loài.
- Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài;
Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
- Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm:
15.500 loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma
Rốc và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai
cập: 2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài.
- Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài;
các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc
Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc
Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
- Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài;
Tây Nam Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan:
4.500 loài.
Lecointre và Guyader (2001), đã thống kê số loài thực vật trên thế giới
nhƣ sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Bảng 1.1. Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới
Bậc phân loại
Tên thƣờng gọi
Số loài mô tả
% số loài đã
đƣợc mô tả
Fungi

Nấm
100.800
5,80
Bryophyta
Ngành Rêu
15.000
0,90
Lycopodiophyta
Ngành Thông đất
1.275
0,07
Polypodiophyta
Ngành Dƣơng xỉ
9.500
0,50
Pinophyta
Ngành Thông
601
0,03
Magnoliophyta
Ngành Ngọc lan
233.885
13,40
(Nguồn: Giáo trình đa dạng sinh học, Đại học Huế, 2007)[31]
Giáo sƣ Tôn Thất Pháp đã thống kê lại số loài thực vật đƣợc mô tả nhƣ sau
Bảng 1.2. Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới
Nhóm
Số loài mô tả
Nguồn
Vi khuẩn và tảo lam

4.760

Nấm
46.938

Tảo
26.900

Rêu
17.000
WCMC. 1998
Hạt trần
980
IUCN. 1997
Hạt kín
258.000
IUCN. 1997
(Nguồn: Giáo trình đa dạng sinh học,Đại học Huế, 2008)[31]
Cùng với việc nghiên cứu sự đa dạng về khu hệ thực vật, các nhà khoa
học cũng đƣa nhiều cách phân loại thảm thực vật dựa trên những cơ sở khác
nhau: I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thƣờng
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trƣởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát
triển lâu năm. Cùng năm đó, G. N. Vƣxôxki chia thực vật thảo nguyên làm 2
lớp: lớp cây nhiều năm và lớp cây hàng năm.[43]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

Năm 1936, khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện, H.G.
Champion đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới,
á nhiệt đới, ôn đới và núi cao [58].
Đến năm 1938, J. Beard đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp,
quần hệ và loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt
quần hệ rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thƣờng xanh; loạt quần hệ miền
núi; loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm (dẫn theo
Đào Ngọc Tú,[50]).
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dƣơng đã chia thảm
thực vật Đông Dƣơng thành 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và
vùng trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó
[55].
Segova (1957) lại phân chia thảm thực vật theo vành đai: vành đai biển
bùn lầy, vành đai núi thấp dƣới 800 m -1000 m và vành đai cao hơn.
Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế
giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế giới
thành 5 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần hệ
cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo [63].
1.2.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng thảm thực vật ngập mặn
Về đa dạng rừng ngập mặn trên thế giới cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu
từ khá lâu. Theo Tomlinson, (1986), các hệ sinh thái rừng nƣớc mặn rất đa
dạng về thành phần thực vật, cấu trúc rừng và tỉ lệ tăng trƣởng với trên 80 loài
thực vật trong 30 chi thuộc hơn 20 họ [61]. Odum (1975) khẳng định “Rừng
ngập mặn có năng suất sinh học cao hơn các hệ sinh thái khác” [56], và Rao
(1986) cho rằng, rừng ngập mặn là một trong những vùng giàu nhất và có năng
suất sinh học cao nhất, tạo thành chuỗi thức ăn cơ bản ở vùng ven biển [57].
Rừng ngập mặn là dạng cấu trúc thực vật đặc trƣng của vùng ven biển nhiệt đới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
và cận nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái rừng ngập nƣớc quan trọng
(FAO, 1994).
Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới khoảng 18 triệu ha (Salding và
cộng sự, 1997) [60]. Lĩnh vực đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
nhiều nhất là phân loại thảm thực vật, thảm thực vật và phân bố. Hai công trình
rất nổi tiếng là Mangrove vegetation của V. J. Chapman (1975) và The botany
of mangroves của P.B. Tomlinson (1986) đã nghiên cứu về giải phẫu, phân
loại, phân bố, sinh thái các loài cây ngập mặn trên thế giới. Nhiều tác giả còn
đề cập đến những ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến sự hình thành và
phát triển của rừng ngập mặn. Theo Chapman (1977) có 7 yếu tố sinh thái ảnh
hƣởng đến sự phát triển của rừng ngập mặn là nhiệt độ, thể nền đất bùn, sự bảo
vệ, độ mặn, thủy triều, dòng hải lƣu, biển nông. Tomlinson (1986) cho rằng
nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phân bố của
rừng ngập mặn [61]. Cây ngập mặn sinh trƣởng tốt trong môi trƣờng có nhiệt
độ ấm, biên độ dao động nhiệt không quá 10
0
C ( P. Saenger và cộng sự, 1983)
[53]. Rao (1986) nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lƣợng mƣa là
nhân tố quan trọng nhất cung cấp nguồn nƣớc ngọt cho cây ngập mặn sinh
trƣởng và phát triển [57]. De Hann (1931) đã chia thực vật ngập mặn thành 2
nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 -30
0
/
00
và nhóm phát triển ở độ mặn 0 -
10
0
/
00

.
1.2.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam
1.2.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật
Ở Việt Nam, trƣớc những năm 1960 những công trình nghiên cứu về đa
dạng thực vật chủ yếu do các tác giả nƣớc ngoài thực hiện nhƣ: Loureiro
(1790), Pierre (1879 - 1907), Lecomte (1907 - 1937) ….Trong cuốn “ Thực vật
chí Đại cương Đông Dương” và các tập bổ sung tiếp theo, H. Lecomte đã mô
tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao có
mạch trên toàn bộ lãnh Đông Dƣơng [52].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Phan Kế Lộc (1970) đƣa ra con số hệ thực vật miền bắc Việt Nam có
5.609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ [23]. Đến năm 1978, Thái Văn Trừng
thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc
1850 chi, 289 họ [46].
Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [13] hệ thực vật ở Việt Nam có
10.500 loài. Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã mô tả khóa phân loại của 265
họ và khoảng 2.300 chi. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình
nghiên cứu về khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật
bậc thấp và 1.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ.[36]
Mới đây nhất, trong cuốn "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" [3] các
nhà nghiên cứu đã đƣa ra số liệu thống kê hệ thực vật Việt Nam gồm 368 loài
vi khuẩn lam (Tiền nhân - Procaryota ), 2.200 loài Nấm (Fungi), 2.176 loài
Tảo (Algae), 841 loài Rêu (Bryophyta), 1 loài Khuyết lá thông (Psilotophyta),
53 loài Thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài cỏ Tháp bút (Equisetophyta), 691
loài Dƣơng xỉ (Polipodiophyta), 69 loài Hạt trần (Gymnospermae), và khoảng
10.000 loài (trên 850 taxon dƣới loài-phân loài, thứ, dạng, ) Hạt kín

(Angiospermae), đƣa tổng số loài thực vật Việt Nam lên gần 20.000 loài. Cho
đến nay, đây là danh lục thực vật đầy đủ nhất ở Việt Nam đã đƣợc cập nhật tên
khoa học, tên đồng nghĩa cũng nhƣ phân bố của chúng ở Việt Nam và trên Thế
giới.
Ngoài những công trình trên, còn có nhiều công trình khác nghiên cứu về
đa dạng thảm thực vật ở các vùng khác nhau của Việt Nam nhƣ: Lê Mộng Chân
(1994) điều tra tổ thành vùng núi cao Vƣờn quốc gia Ba Vì đã phát hiện đƣợc
483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch trong đó gặp 7 loài
đƣợc mô tả lần đầu tiên [5]. Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây
thuốc đã công bố 798 loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nƣớc ta [27]. Lê
Ngọc Công và Hoàng Chung (1995) nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện đƣợc 123 loài thuộc 47
họ khác nhau [6]. Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu một
số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử
dụng đã phát hiện đƣợc 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài [19]. Nguyễn
Nghĩa Thìn đã thống kê thành phần loài của Vƣờn quốc gia Tam Đảo có
khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ
thuộc 3 ngành: Dƣơng xỉ, Hạt trần và Hạt kín [35]. Lê Ngọc Công (1998) khi
nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trƣờng của một số mô hình rừng trồng ở một
số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài gồm 211 loài thuộc 64 họ [7].
Nguyễn Thế Hƣng (2003) nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật cây bụi ở
huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh thống kê trong các trạng thái
thảm thực vật nghiên cứu có 324 loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực
vật bậc cao có mạch là 3 ngành Dƣơng xỉ, Hạt trần và Hạt kín [20]. Nguyễn
Nghĩa Thìn và cộng sự (2004), khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật trên núi đá
vôi phía Đông Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn đã

xác định đƣợc 554 loài, 334 chi, 124 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch
[39]. Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống
kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi,
654 loài [8]. Vũ Thị Liên (2005) nghiên cứu ảnh hƣởng của một số kiểu thảm
thực vật đến biến đổi môi trƣờng đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La đã thống kê
trong các trạng thái thảm thực vật đƣợc nghiên cứu có 452 loài thuộc 326 chi
và 103 họ của 3 ngành thực vật bậc cao [22]. Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc
Nguyên (2005), khi nghiên cứu về thảm thực vật Vƣờn quốc gia Ba Vì đã xác
định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác nhau [44]. Ngoài ra, còn nhiều
công trình nghiên cứu khác nhƣ Trần Đình Lý, Nguyễn Nghĩa Thìn
(2006)…[26,37,38].
1.2.2.2. Những nghiên cứu về đa dạng thực vật ngập mặn ở Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Ở Việt Nam trƣớc năm 1943 có 408.500 ha rừng ngập mặn (Maurand,
1943) [55], nhƣng đến nay diện tích rừng ngập mặn đã giảm đi rất nhiều. Năm
1983 còn 252.000 ha, đến năm 1987 chỉ còn 205.000 ha . Rừng ngập mặn ở
Việt Nam đã suy giảm cả về diện tích và chất lƣợng vì nhiều nguyên nhân nhƣ
chiến tranh, chất hóa học, khai thác bừa bãi, phá rừng để sản xuất nông nghiệp,
nuôi tôm…(Phan Nguyên Hồng, 2003) [16]. Theo kết quả kiểm kê rừng toàn
quốc (theo quyết định số 03/2001/QĐ/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ký ngày
5/1/2001) công bố tháng 7/2001 do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng tiến hành,
diện tích rừng ngập mặn (RNM) Việt Nam tính đến ngày 21/12/1999 là
156.608ha. Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732 ha chiếm 38,1% và
diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95%. Trong số diện tích RNM trồng
ở Việt Nam, rừng đƣớc (Rhizophora apiculata) trồng chiếm 80.000ha (82,6%),
còn lại 16.876 ha là rừng trồng trang (Kandelia obovata), bần chua (Sonneratia
caseolaris) và các loại cây ngập mặn trồng khác (17,4%) (Viện Điều tra Quy

hoạch Rừng, 2001) [49].

Hình 1.1. Diện tích RNM thay đổi qua các năm [49]
Năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam
đã đƣợc chú ý trên nhiều lĩnh vực. Công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn
đầu tiên của Việt Nam là luận án tiến sĩ của Vũ Văn Cƣơng (1964) về các quần
thể thực vật của rừng Sát -Vũng Tàu. Tác giả chia thực vật ở đây thành 2 nhóm:
nhóm thực vật nƣớc mặn và nhóm thực vật nƣớc lợ. Lê Công Khanh (1986) mô
tả các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, họ cây trong rừng ngập mặn [33].
Phùng Chung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) xác định ở Việt Nam có 7 kiểu
thảm thực vật ngập mặn: rừng Mắm hoặc Bần đơn thuần, rừng Đƣớc đơn
thuần, rừng Dừa nƣớc, rừng hỗn hợp vùng triều trung bình, rừng Vẹt- Giá vùng
đất cao, rừng Chà là -Ráng dại và trảng thoái hóa [28]. Phan Nguyên Hồng
(1991) lập danh mục cùng với một số chỉ tiêu khác (dạng sống, môi trƣờng,
khu phân bố) của 75 loài thuộc 2 nhóm loài cây ngập mặn điển hình và cây gia
nhập vào rừng ngập mặn [14].
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1991), khi nghiên cứu về khu hệ thực
vật ngập mặn ở khu vực Đông Bắc đã phân loại thảm thực vật ở đây thành các
nhóm thích nghi với độ mặn khác nhau nhƣ: Quần thể Mắm biển (Avicennia
marina) phân bố ở trên các bãi cát và bãi đang bồi, đây là quần thể tiên phong
trên đất ngập triều trung bình thấp; Quần xã Đâng (Rhizophora stylosa) -Trang
(Kandelia obovata) -Sú (Aegiceras corniculatum) sống trên đất ngập triều trung
bình; Quần xã Đâng -Trang -Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) phân bố trên đất
ngập triều trung bình cao, loài ƣu thế là Đâng; Quần xã Vẹt dù - Đâng, phân bố
trên những bãi đất bùn hơi rắn hoặc các bãi có đá, chỉ ngập triều cao; Quần thể

Vẹt dù, phân bố ở trên nền đá xƣơng xẩu, ít khi ngập triều; Quần xã Côi
(Scyphiphora hydrophyllacea) -Giá (Excoecaria agallocha) -Cóc vàng
(Lumnitzera racemosa) dạng cây bụi trên nền đất bùn hơi cứng, nhiều sỏi hoặc
đất thoái hoá, chỉ ngập triều cao; Quần xã Tra (Hibiscus tiliaceus) - Su ổi
(Xylocarpus granatum) -Hếp (Scaevola taccada) phân bố trên các bờ biển có
đất mặn ít khi ngập triều [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Phan Nguyên Hồng (1999) đã thống kê đƣợc ở Việt Nam có 106 loài
cây ngập mặn, trong đó vùng ven biển Nam Bộ có 100 loài, vùng ven biển
Trung Bộ có 69 loài, ven biển Bắc Bộ có 52 loài, chủ yếu gồm các loài cây
Đƣớc, Vẹt (họ Rhizophoraceae), Mấm (họ Avicenniaceae), Bần (họ
Sonneratiaceae), Dừa nƣớc, Chà là (họ Palmae), Rau sam đỏ (họ Aizoaceae).
Thành phần của thảm thực vật tự nhiên ở vùng cửa sông thƣờng gồm những
loài cây nƣớc lợ (chịu đƣợc môi trƣờng nƣớc lợ), điển hình là các loài Bần
trắng (Sonneratia alba), Bần Chua (Sonneratia caseolaris), Vẹt Khang
(Bruguiera sexangula), Dừa nƣớc (Nypa fruticans) là những loài chỉ thị cho
môi trƣờng nƣớc lợ [15].
Nguyễn Hoàng Trí (1996), Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) cho
rằng Đƣng (Rhizophora mucronata) không có ở miền Bắc, chỉ có ở miền Nam
và miền Trung, Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) gặp ở cả 3 miền trên vùng
đất cao ngập triều không thƣờng xuyên, Vẹt đen (Bruguiera sexangula) không
có ở miền Bắc, gặp ở vùng nƣớc lợ ở miền Nam. Trang (Kandelia candel) phân
bố từ Bắc vào Nam, chịu đƣợc biên độ nhiệt khá khắc nghiệt, hiện đƣợc trồng
nhiều ở miền Bắc [15].
Qua khảo sát vùng rừng ngập mặn các xã ven biển huyện Giao Thuỷ,
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2004) đã thống kê đƣợc tổng số 182 loài thuộc
137 chi của 60 họ thực vật có mạch. Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều

nhất, 123 loài (chiếm 67,4% tổng số loài) thuộc 47 họ, đồng thời cũng xác định
có 8 kiểu quần xã thực vật trong vùng RNM này [18].
Phan Hoàng Giẻo, Đặng Minh Quân, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), khi
nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở núi Hàm Rồng của VQG Phú Quốc đã xác
định có 353 loài thực vật có mạch thuộc 215 chi của 85 họ trong 4 ngành [12].
Dƣơng Viết Tình, Nguyễn Trung Thành (2012) xác định tại rừng ngập
mặn tại cửa sông Gianh có 23 loài của 17 họ thực vật. Trong đó có 12 loài ngập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
mặn chính thức và 11 loài thực vật tham gia rừng ngập mặn. Các loài chủ yếu
nhƣ Trang, Giá, Đƣớc, Vẹt dù chiếm ƣu thế về tổ thành [42].
Trần Đình Huệ, Lê Xuân Ái (2013) đã ghi nhận tại VQG Côn Đảo có 46
loài thực vật ngập mặn, trong đó có 28 loài cây ngập mặn chủ yếu thuộc 14 họ,
18 loài tham gia ngập mặn thuộc 13 họ [21].
1.3. Những nghiên cứu về dạng sống của thực vật trên thế giới và ở Việt
Nam
1.3.1. Những nghiên cứu về dạng sống của thực vật trên thế giới
Hình thái cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện môi trƣờng
của nó biểu hiện qua dạng sống của nó, dạng sống của thực vật đã đƣợc nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.
Braun -Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên
tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọ ; mọc thành vạt; mọc
thành dải ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [1].
Hiện nay, ngƣời ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [10] để sắp
xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống. Cơ sở
phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực
vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi,
Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong

suốt thời gian bất lợi trong năm. Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái
đất (SB): SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th

×