Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tiet 13 cau tao ngoai cua than GVDG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.76 KB, 3 trang )

CHƯƠNG III: THÂN
Tiết 13: Ngày soạn:08/10/2011.
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí hình dạng; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá, chồi
hoa). Phân biệt các loại thân: thân đứng, thân bò, thân leo
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân biệt các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn
- Giáo dục hành vi bảo vệ thực vật
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các
loại thân.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong chia sẻ thông tin.
- Kỹ năng quản lý thời gian khi báo cáo.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Trình bày 1phút.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Trực quan
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp - tìm tòi.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV:
- Tranh phóng to SGK; Các mẫu vật;
- Chuẩn bị sẵn bảng phân loại thân cây trên giấy to hoặc trên bảng phụ
2. HS:
- Nghiên cứu bài mới, kẻ phiếu học tập.
- Kính lúp cầm tay


- Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vật, tranh vẽ
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(0’)
III. Nội dung bài mới:(38’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển
các chất trong cấy và nâng đỡ tán lá. Vậy, thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia
thân thành mấy loại? Để trả lời câu hỏi này thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu vào chương
mới, bài mới hôm nay
2. Triển khai bài dạy: Để hiểu rỏ thân gồm các bộ phận nào ta nghiên cứu mục 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( 20’) 1. Cấu tạo ngoài của thân
GV: Kiểm tra mẫu vật của học sinh
GV: Trình chiếu một đoạn thân
GV: Yêu cầu HS để một cành cây lên
bàn, quan sát, đối chiếu với hình 13.1,
hãy xác định:
- Những bộ phận của thân?
- Những điểm giống nhau giữa thân và
cành?
- Vị trí của chồi ngọn trên thân và
cành?
- Vị trí của chồi nách?
- Vai trò của chồi ngọn?
HS: Hoạt động cá nhân để nhận biết
các bộ phận.
GV: Hướng dẫn HS quan sát và nhận
biết các bộ phận
GV: Cho học sinh trình bày, nhận xét
lẫn nhau

HS: Trình bày
GV: Vừa chỉ mẫu vừa chốt cấu tạo
phần thân
GV: Hướng dẫn HS quan sát mẫu chồi
lá và chồi hoa ở cây chè xanh hoặc
quan sát tranh
HS: Quan sát mẫu hoặc tranh
- Em nhận xét thế nào về kích thước
của chồi lá và chồi hoa?
HS: Chồi hoa lớn hơn
- Tìm sự giống nhau và khác nhau về
cấu tạo của chồi hoa và chồi lá?
- Chồi hoa chồi lá sẽ phát triển thành
những bộ phận nào?
HS: Làm việc theo nhóm nhỏ từng đôi
một để hoàn thành câu trả lời(3’) sau
đó trình bày
GV: Chốt phần kiến thức ở bảng
GV: Gọi 1 -2 HS chỉ tranh 13.2 để
phân biệt chồi hoa và chồi lá
GV: Thân được phân thành những loại
nào? Dựa vào đặc điểm nào? Ta cùng
nghiên cứu tiếp mục II
a. Cấu tạo ngoài của thân:
- Thân chính có hình trụ
- Trên thân chính có các thân phụ gọi là
cành
- Đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn
- Dọc thân và cành có lá, ở kẽ lá là chồi
nách.

b. Cấu tạo của chồi hoa và chồi lá
- Chồi nách gồm hai loại: chồi hoa và chồi

- So sánh:
Chồi hoa Chồi lá
Giống Đều có mầm lá bao bọc
Khác
Mầm hoa phát
triển thành cành
mang hoa hoặc
hoa
Mô phân
sinh phát triển
thành cành
mang lá
Hoạt động 2: (16’)
HS: Trình chiếu hoặc cho HS quan sát
tranh các loại thân
2. Các loại thân
HS: Quan sát, mang mẫu vật đặt lên
bàn, đối chiếu với tranh phân chia các
nhóm tùy thích:
HS: Trình bày theo nhóm trong 5’ để
hoàn thiện, rồi trao đổi trước lớp
GV: Chốt kiến thức
Cho HS lấy được ví dụ
Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ và viết vào
bảng
HS: Hoạt động nhóm hoàn thiện bảng
GV: Trình chiếu đáp án bảng(bảng

phụ)
GV: Chuẩn bị vài mẫu vật khác sau đó
gọi HS xác định:
- Dạng thân
- Các bộ phận của thân
HS: Xác định – nhận xét
GV: Nhận xét – cho điểm
Theo vị trí của thân trên mặt đất mà chia
làm ba loại:
- Thân đứng có 3 dạng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành. Ví dụ: xà
cừ,
+ Thân cột: cứng, cao, không cành. Ví dụ:
cau,
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Ví dụ: cỏ mần
trầu,
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân
quấn, tua cuốn, Ví dụ: mùng tơi leo bằng
thân quấn, đậu ván leo bằng tua cuốn
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. Ví dụ:
rau má,
IV. Củng cố:(5’)
- Quan sát cây trong sân trường và xác định chúng thuộc loại thân nào?
- Có nên bẻ cành hoặc chặt cây tùy tiện trong vườn trường không? Vì sao?
- Bài tập tự viết: hướng dẫn HS
- Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau: đáp án
Có hai loại chồi nách: chồi lá phát triển thành cành mang lá, chồi hoa phát triển
thành cành mang hoa hoặc hoa
Tùy theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: thân đứng(thân gỗ, thân cột, thân
cỏ), thân leo(thân quấn, tua cuốn), và thân bò.

V. Dặn dò: (1’)
- Hướng dẫn HS làm TN thân dài ra do đâu
- Trả lời các câu hỏi SGK

×