Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN MẬT MÃ VÀ AN TOÀN DỮ LIỆU HỆ MÃ HÓA RC5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MẬT MÃ VÀ AN TOÀN DỮ LIỆU
ĐỀ TÀI: HỆ MÃ HÓA RC5
GIẢNG VIÊN: PGS.TS TRỊNH NHẬT TIẾN
HỌC VIÊN: VŨ THỊ NHẠN - K20HTTT
LỚP: INT 6010 2
Mã số: 13025011
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Mục Lục
HỆ MÃ HÓA RC5
1. Giới thiệu
Thuật toán mã hóa RC5 do giáo sư Ronald Rivest của đại học MIT công bố vào
tháng 12 năm 1984. Đây là thuật toán mã hóa theo khóa bí mật. Ngay từ khi được giới
thiệu RC5 được quan tâm rất nhiều do tính an toàn của nó.
Ngày nay truyền dữ liệu thông qua một kênh yêu cầu bảo mật hơn. An ninh đạt
được tầm quan trọng hơn chỉ đơn giản là truyền. Đảm bảo truyền yêu cầu giải thuật mã
hóa. Các yêu cầu thực hiện phần cứng của các thuật toán tiêu thụ điện năng ít hơn, phân
bổ nguồn lực, tái cấu hình, và kiến trúc hiệu quả và hiệu quả chi phí. Mã hóa RC5 có yêu
cầu công suất thấp và độ phức tạp thấp và độ trễ thấp, độ xử lý nhanh được ứng dụng
nhiều trong giao dịch mạng và thương mại điện tử
2. Thuật toán
2.1. Định nghĩa các giá trị
RC5 được xác định là RC5-w/b/r trong đó:
+w : kích thước khối cần được mã hóa (giá trị chuẩn là 32 bit, ngoài ra ta có thể
chọn 16 hay 64 bit).
+r : số vòng lặp (giá trị từ 0,1, ,255)
+b : chiều dài khóa theo byte (0 đến 255)
Các giá trị thường dùng là : w = 32, r = 20, còn chiều dài khóa có thể 16, 24, hay 32


byte.
Đối với tất cả các biến, các thao tác RC5-w-r-b trên khối w-bit sử dụng các toán tử
cơ bản sau:
a + b : phép cộng module 2
w
a - b : phép trừ module 2
w
a xor b : phép toán xor
a <<< b : phép toán quay trái a sang trái ít nhất log
2
w bit của b
Trong thuật toán RC5 quá trình mã hóa và giải mã đều cần qua một quá trình quan
trọng là quá trình mở rộng khóa.
2.2. Mở rộng khóa
Để tăng độ an toàn cũng như việc bảo vệ khóa bí mật cho người dùng. Việc mở
rộng khóa là một chiều nên không thể suy ngược lại giá trị của khóa K khi biết được các
giá trị của khóa mở rộng. Đây cũng chính là một đặc điểm nổi bật của thuật toán RC5.
Thuật toán mở rộng cho khóa K của người sử dụng thành một tập gồm 2(r+1) các
khóa trung gian. Các khóa trung gian này được điền vào một bảng khóa mở rộng S. Do
vậy, S là một bảng của t = 2(r+1) các giá trị nhị phân ngẫu nhiên được quyết định bởi
khóa K. Nó sử dụng hai hằng số lý tưởng được định nghĩa :
P
w
= Odd ((e - 2)2
w
)
Q
w
= Odd ((Ø- 1)2
w

Trong đó :
e = 2.178281828459 (dựa trên số logarithms tự nhiên)
Ø = 1.618033988749 (tỉ lệ vàng)
Odd (x) là số nguyên lẻ gần x nhất
Một số giá trị khác :
t = 2(r + 1) : số phần tử của bảng khóa mở rộng S.
u = w/8 : u là số lượng các byte của khối w
c = b/u
Quá trình mở rộng khóa bao gồm các bước sau:
+Bước 1 :
Chép khóa bí mật K[0, ,b-1] vào mảng L[0, ,c-1].
Thao tác này sử dụng u byte liên tục nhau của khóa K để điền vào cho L
theo thứ tự từ byte thấp đến byte cao. Các byte còn lại trong L được điền vào giá
trị 0.
Trong trường hợp b = c = 0, chúng ta sẽ đặt c về 1 và L[0] về 0.
+ Bước 2 :
Khởi tạo mảng S với một mẫu bit ngẫu nhiên đặc biệt, bằng cách dùng một
phép tính số học module 2
w

được quyết định bởi hằng số lý tưởng P
W
và Q
w
.
S[0] = P
w

For i = 1 to t - 1 do
S[i] = S[i-1] + Q

w

+ Bước 3 :
Trộn khóa bí mật của người sử dụng vào mảng L và S.
A = B = 0
i = j = 0
v = 3 * max{c,t}
For s=1 to v do {
A = S[i] = (S[i] + A + B) <<<3
B = L[j] = (L[j] + A + B) <<< (A + B)
i = (i + 1) mod (t)
j = (j + 1) mod (c)
}
Lưu ý rằng: hàm mở rộng khóa là một chiều, do vậy không dễ
dàng tìm ra khóa K từ S.
Thuật toán mở rộng :
Input : khóa b được nạp và mảng c phần tử L[0, ,c-1]
Số vòng lặp r
Output : mảng khóa S[0, ,2r + 1]
S[0] = P
w
For i = 1 to t - 1 do
S[i] = S[i - 1] + Q
w
A = B = 0
i = j = 0
V = 3 * max {c, t}
For s = 1 to v do {
A = S[i] = (S[i] + A + B) <<< 3
B = L[j] = (L[j] + A + B) <<< (A + B)

i = (i + 1) mod (t)
j = (j + 1) mod (c)
}
2.3. Quá trình mã hóa
Thuật toán sẽ mỗi lần mã hóa trên hai khối w bit, giả sử là A và B. Và sau quá trình
mã hóa sẽ cho ra hai khối đã được mã hóa A' và B'.
Ban đầu A sẽ được cộng với giá trị khóa mở rộng S[0] và B sẽ được cộng với S[1].
Sau đó quá trình mã hóa sẽ thực hiện biến đổi A dựa vào giá trị của B bằng các phép toán
Xor và quay tròn trái. Tiếp tục giá trị này sẽ được cộng tiếp với giá trị khóa mở rộng
S[2]. Kết quả này được dùng để tiếp tục biến đổi giá trị của B giống như trên. Toàn bộ
quá trình này sẽ được thực hiện r lần. Kết quả cuối cùng ở bước r sẽ là giá trị đã được mã
hóa A', B'.
Quá trình mã hóa có thể được minh họa như sau :
Hình 3.6: Sơ đồ mã hóa với RC5
Thuật toán mã hóa:
Input : giá trị gốc được lưu trữ trong hai khối w-bit A, B
Số vòng lặp r
w-bit khóa vòng lặp S[0, ,2*r + 1]
Output : giá trị mã được lưu trong hai khối w-bit A', B'
A = A + S[0]
B = B + S[1]
For i = 1 to r do {
A = ((A XOR B) <<< B) + S[2i]
B = ((B XOR A) <<< A) + S[2i + 1]
}
A' = A
B' = B
Thuật toán giải mã :
Quá trình giải mã chính là quá trình đi ngược lại quá trình mã hóa để có được
cái giá trị gốc.

Thuật toán giải mã như sau :
Input : giá trị mã được lưu trữ trong hai khối w-bit A', B'
Số vòng lặp r
w-bit khóa vòng lặp S[0, ,2r + 1]
Output : giá trị giải mã được lưu trong hai khối w-bit A, B
For i = r downto 1 do {
B' = ((B' - S[2i + 1]) >>> A') XOR A'
A' = ((A' - S[2i]) >>> B' XOR B'
}
B = B' - S[1]
A = A' - S[0]
2.4. Đánh giá
Thám mã RC5 :
+Theo kết quả đánh giá độ an toàn của các thuật toán thì RC5 với 12 vòng lặp và
mã hóa khối 64-bit thì cung cấp độ an toàn tương đương với thuật toán DES khi thử với
phương pháp giả mã, 2
44
cho RC5 và 2
43
DES.
Bảng mô tả số thao tác cần thực hiện để thám mã RC5 mã hóa 64 bit
Số vòng lặp 4 6 8 10 12 14 16 18
Thám mã Differential (với
thông tin nguồn được chọn)
2
7
2
16
2
28

2
36
2
44
2
52
2
61
>
+ Khi số vòng lặp lên đến 18 thì việc thám mã trên lý thuyết là không thể
thực hiện được (do đòi hỏi khoảng 2
128
thao tác cho khối 64 bit). Do việc tăng thêm số
vòng lặp là tăng thêm độ an toàn cho RC5. Người ta nhận xét rằng RC5 với 16 vòng lặp
và mã hóa khối 64 bit có thể cung cấp độ an toàn rất tốt để chống lại các thuật toán thám
mã.
Ưu điểm :
+RC5 là một thuật toán mã hóa khối với tốc độ nhanh được thiết kế cho việc sử
dụng dễ dàng cho cả phần cứng lẫn phần mềm.
+ RC5 là một thuật toán được tham số hóa với : một biến mô tả kích thước khối,
một biến cho số vòng quay, và một cho chiều dài khóa.
+ RC5 thì rất đơn giản : cơ chế mã hóa dựa trên ba toán tử chính : cộng, exclusive-
or và quay. Vì thế, RC5 dễ cài đặt và phân tích hơn các thuật toán mã hóa khối khác.
+Một đặc điểm nỗi bật khác của RC5 là các thao tác quay sử dụng chặt chẽ các dữ
liệu phụ thuộc với nhau nhằm tránh được các phép thám mã tuyến tính và vi phân.
+ Cơ chế mở rộng khóa của RC5 là một chiều. Do vậy các hacker khó có thể phục
hồi lại khóa chính ngay cả khi đã xác định được bộ khóa mở rộng.
+ Mỗi quá trình mã hóa và giải mã của RC5 được thực hiện trên hai khối w bit do
vậy có thể tăng tốc độ mã hóa.
Khuyết điểm :

Trên thực tế cho đến năm 1998 thì chưa có cách thám mã nào có thể giải mã được
RC5. Tuy nhiên một vài nghiên cứu lý thuyết đã cung cấp một vài cách thám mã có thể
thực thi. Họ dựa vào đặc điểm là số lượng vòng lặp trong RC5 thì không phụ thuộc vào
tất cả các bit trong một khối. Bên cạnh đó RC5 được thiết kế rất đơn giản do cơ chế mã
hóa chỉ dựa vào các phép toán cộng, exclusive-or và quay.

×