Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

TT14 - Chuẩn đánh giá Hiệu trưởng MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 60 trang )

1. Ý nghĩa của việc ban hành Chuẩn hiệu
trưởng MN
1.Để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.Vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục và vai trò quan trọng của đội ngũ cán
bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục
đang ngày càng mở rộng và phát triển
3.“Xây dựng Chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục làm cơ sở cho việc bố trí, đánh giá và sàng lọc đội
ngũ, sắp xếp bố trí lại, giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi
đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không còn đủ
điều kiện công tác trong ngành giáo dục”
2. Mục đích ban hành Chuẩn

1. Làm căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá và tự xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng, học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm
chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường mầm
non và năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình của trẻ và xã hội.

2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu
trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào
tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với
hiệu trưởng;

3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu
trưởng.


3. Cấu trúc Quy định Chuẩn
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
(3 điều)
Chương II
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
( 04 điều)
Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG
THEO CHUẨN
( 03 điều)
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

(02 điều)
Tiêu chuẩn 1: Phẩm
chất chính trị, đạo
đức nghề nghiệp
(05 tiêu chí)
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị ( 04 yêu cầu)
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp (04 yêu cầu)
Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong (03 yêu cầu)
Tiêu chí 4 . Giao tiếp ứng xử (04 yêu cầu)
Tiêu chí 5. Học tập, bồi dưỡng (2 yc)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm (tiêu chí)
Tc 6: Trình độ chuyên môn (04 yêu cầu)
Tc 7: Nghiệp vụ sư phạm (3 y/c)
Tc 8: Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non (03 yc)

Tc 9: . Hiểu biết nghiệp vụ quản lý (02 yêu cầu)
Tiêu chuẩn 3:
Năng lực quản lý
trường mầm non
(9 tiêu chí)
Tc 10: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường (03 yêu cầu)
Tc 11: Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (03
yêu cầu )
Tc 12: Quản lý trẻ em của nhà trường (04 yêu cầu)
Tc 13: Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (03 yêu cầu)
Tc 14: Quản lý tài chính, tài sản nhà trường (03 yêu cầu)
Tc 15: Quản lý hành chính và hệ thống thông tin (04 y/c)
Tc 16: Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục (03 yêu cầu)
Tc 17: . Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (02y/c)
Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ
chức phối hợp với gia đình
học sinh, cộng đồng và xã hội
(2 tiêu chí)
Tc 18: Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ (03 yêu cầu)
Tc 19: Tiêu chí 19. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương (03 yêu cầu)
4. Cấu trúc Quy định Chuẩn hiệu
trưởng trường mầm non
Gồm 04 tiêu chuẩn trong đó:

Tiêu chuẩn 1 có 5 tiêu chí, chi tiết gồm 17 yêu cầu;

Tiêu chuẩn 2 có 3 tiêu chí, chi tiết gồm 10 yêu
cầu;


Tiêu chuẩn 3 có 9 tiêu chí, chi tiết gồm 27 yêu
cầu;

Tiêu chuẩn 4 có 02 tiêu chí, chi tiết gồm 6 yêu
cầu.

* Tổng số gồm 19 tiêu chí, chi tiết có 60 yêu
cầu.
5. Một số vấn đề cần làm rõ trong Quy định Chuẩn
5.1. Các vấn đề liên quan đến nội dung Chuẩn
5.1.1. Một số khái niệm, từ ngữ

Chuẩn hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với
hiệu trưởng về:

phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;

năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc
trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.

Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt ở một nội dung cụ
thể của mỗi tiêu chuẩn.

Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện

tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách
khách quan mức đạt được của tiêu chí.
5.1. Các vấn đề liên quan đến nội dung Chuẩn
5.1.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy định Chuẩn
hiệu trưởng trường mầm non
Văn bản này quy định Chuẩn hiệu trưởng
trường mầm non, bao gồm: Chuẩn hiệu
trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo
Chuẩn.

Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng
trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Phó hiệu trưởng?

Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư
thục? ( điều 16- qui chế trường MN tư thục)
5.3. Trong 19 tiêu chí, tiêu chí nào là quan trọng nhất
đối với hiệu trưởng?

Về nguyên tắc, tất cả 19 tiêu chí đều là yêu cầu và điều kiện cần
đạt được ở mỗi nội dung cụ thể đối với hiệu trưởng.

Về định lượng, mỗi tiêu chí đều được đánh giá ngang nhau và
có điểm tối đa là 10 điểm khi đánh giá.

căn cứ vào khoản 2, điều 9:
a) Đạt chuẩn:
Loại trung bình: Tổng số điểm từ 95 trở lên, các tiêu chí

của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không
có tiêu chí 0 điểm.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém:
Tổng số điểm dưới 95 hoặc thuộc một trong hai trường hợp
sau :
- Có tiêu chí 0 điểm;
- Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm.
5.4. Trong 19 tiêu chí, tiêu chí nào là quan
trọng nhất đối với hiệu trưởng?

Ta có thể thấy rằng, các tiêu chí thuộc
Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 3 là
những tiêu chí quan trọng bắt buộc
hiệu trưởng phải đạt được nếu
muốn đạt Chuẩn.
5.5. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường mầm non trong Chuẩn
hiệu trưởng - sự tích hợp đầy đủ các yêu cầu về Chuẩn hiệu
trưởng trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ trường mầm non

- Tại khoản 3, Điều 54 của Luật Giáo dục quy định:
"Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng;
thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại
học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các
trường ở cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định; đối với các cơ sở dạy nghề do Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy
định". Như vậy, Điều 54 mới chỉ nhắc đến khái niệm
tiêu chuẩn hiệu trưởng, song chưa có khoản nào quy
định về khung tiêu chuẩn của hiệu trưởng.
5.5. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường mầm non trong Chuẩn

hiệu trưởng - sự tích hợp đầy đủ các yêu cầu về Chuẩn hiệu
trưởng trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ trường mầm non

Tại khoản 1, điều 77 Luật Giáo dục (2005) quy định:
“Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định
như sau:
Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên
mầm non, giáo viên tiểu học;”

- Tại khoản 3, điều 16 của Điều lệ trường mầm non
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) quy định tiêu chuẩn đối với hiệu
trưởng:
5.5. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường mầm non trong Chuẩn
hiệu trưởng - sự tích hợp đầy đủ các yêu cầu về Chuẩn hiệu
trưởng trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ trường mầm non
a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp
sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục
trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc
biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công
nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác
trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản
lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý
nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.
5.5. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường mầm non trong Chuẩn
hiệu trưởng - sự tích hợp đầy đủ các yêu cầu về Chuẩn hiệu
trưởng trong Luật Giáo dục, trong Điều lệ trường mầm non


Các tiêu chuẩn hiệu trưởng được quy định trong điều lệ
trường mầm non đã được nêu ra dưới dạng khung:

- Trình độ đào tạo, thời gian công tác.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; chuyên môn
nghiệp vụ; năng lực quản lý;

- Được bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ và quản lý giáo dục;

- Có sức khỏe; được tín nhiệm.

* Nhìn lại chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, chúng
ta thấy, các yêu cầu nêu trong Luật, trong Điều lệ đã được
thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết và rõ ràng hơn thông
qua 04 tiêu chuẩn với 19 tiêu chí và 61 yêu cầu cụ thể.
5.6.Đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn và đánh
giá công chức theo Luật công chức
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU
TRƯỞNG THEO CHUẨN HT
Luật số: 22/2008/QH12
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 56. Nội dung đánh giá công chức
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính
trị, đạo đức nghề nghiệp (05
tiêu chí)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm(03 tiêu
chí)

Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý
trường mầm non(09 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức
phối hợp với gia đình trẻ và xã
hội (02 tiêu chí)
1. Công chức được đánh giá theo các nội
dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp
trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân.
5.6.Đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn và đánh
giá công chức theo Luật công chức
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU
TRƯỞNG THEO CHUẨN HT
Luật số: 22/2008/QH12
LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 56. Nội dung đánh giá công chức
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất
chính trị, đạo đức nghề
nghiệp (05 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sư

phạm(03 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản
lý trường mầm non(09 tiêu
chí)
Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ
chức phối hợp với gia đình
trẻ và xã hội (02 tiêu chí)
Điều 56. Nội dung đánh giá công chức
2. Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều
này, công chức lãnh đạo, quản lý còn
được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
3. Việc đánh giá công chức được thực hiện
hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch,
điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết
thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục
đánh giá công chức.
6. Biểu hiện cụ thể của người hiệu trưởng đạt Tiêu chí 1
về phẩm chất chính trị, mức đạt chuẩn là như thế nào?

- Chấp hành chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các
quy định của ngành, của địa phương, nhà
trường;

- Tham gia các hoạt động chính trị-xã hội;

thực hiện nghĩa vụ công dân;

- Không tham nhũng, quan liêu, lãng phí;
thực hành tiết kiệm.
7. Biểu hiện cụ thể của người hiệu trưởng đạt Tiêu chí 2
về đạo đức nghề nghiệp, ở mức đạt chuẩn là như thế
nào?

- Không vi phạm Quy định về đạo đức nhà
giáo;

- Có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được
giao, có trách nhiệm trong quản lý nhà
trường;

- Không lợi dụng chức quyền vì mục đích
vụ lợi;

- Được cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và
cộng đồng tín nhiệm.
QUY ĐỊNH Về đạo đức nhà giáo
( Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về đạo đức nhà giáo.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm các nhà giáo đang làm

nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 3. Phẩm chất chính trị

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

Điều 5. Lối sống, tác phong

Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo
8. Các nội dung để đánh giá hiệu trưởng về khả năng tổ
chức triển khai chương trình giáo dục mầm non
Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm
non của hiệu trưởng được hiểu như sau:

- Có khả năng căn cứ vào Chương trình giáo dục
mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Ban hành
kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng
7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), căn cứ
vào hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục
và đào tạo xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức
thực hiện chương trình phù hợp với địa phương.

- Trên cơ sở Chương trình giáo dục mầm non, có khả
năng hướng dẫn giáo viên chủ động xây dựng kế
hoạch giáo dục phù hợp với nhóm/lớp, khả năng của cá
nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.
8. Các nội dung để đánh giá hiệu trưởng về khả năng tổ
chức triển khai chương trình giáo dục mầm non


- Có khả năng tổ chức thực hiện các nội dung của các lĩnh
vực giáo dục chủ yếu theo hướng tích hợp và tích hợp
theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động

- Có khả năng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên theo dõi,
đánh giá thường xuyên sự phát triển của trẻ và có kế
hoạch tổ chức hướng dẫn hoạt động phù hợp với sự phát
triển của cá nhân trẻ và của nhóm/lớp.

- Có khả năng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên phát hiện và
tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; quan tâm đến
việc can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

- Có khả năng tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo
dục mầm non với gia đình và cộng đồng để chăm sóc giáo
dục trẻ tốt nhất.
9. Các nội dung để đánh giá hiệu trưởng về nhiệm vụ
xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch
phát triển nhà trường mầm non

Kết quả xây dựng và tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, được
thông qua các nội dung sau:

- Dự báo được sự phát triển của nhà trường phù
hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương (xã, phường).

- Có xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường,

trong đó thể hiện được: quy mô phát triển (số
lượng, chất lượng giáo dục, đội ngũ, cơ sở vật
chất, trường chuẩn quốc gia );.
9. Các nội dung để đánh giá hiệu trưởng về nhiệm vụ
xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch
phát triển nhà trường mầm non

- Có xây dựng các loại kế hoạch năm học trong đó
có hai loại kế hoạch cơ bản :

kế hoạch năm học (mục tiêu, chỉ tiêu, biện
pháp và các điều kiện thực hiện);

kế hoạch chuyên môn (kế hoạch thực hiện các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ).

- Kết quả thực hiện các loại kế hoạch được đánh
giá ở mức trung bình .

10. Các nội dung để đánh giá hiệu trưởng về nhiệm vụ
quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhà trường mầm non

Thực hiện tiêu chí về Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ,
giáo viên, nhân viên nhà trường mầm non, hiệu trưởng
cần thực hiện các công việc sau đây để đạt chuẩn:

- Thành lập, kiện toàn được các tổ chức bộ máy, bổ nhiệm
các chức vụ quản lý theo qui định. (Nhà trường có cơ cấu
tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm

non):

Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Có các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập,
Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng
thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà
trường);
10. Các nội dung để đánh giá hiệu trưởng về nhiệm vụ
quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhà trường mầm non

Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;

Có các tổ chức chính trị- xã hội

- Có các biện pháp để quản lý hoạt động của các
tổ chức bộ máy nhà trường.

- Sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo
phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với năng lực,
trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, giáo viên,
nhân viên.

×