Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình tranh luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.94 KB, 19 trang )



Kiểm tra bài cũ

Em hãy đọc đoạn mở bài gián
tiếp, kết bài mở rộng đã viết ở tiết
trước.

HS lớp nhận xét:

Bạn viết về đề tài nào?

Bạn viết mở bài và kết bài đã đúng
yêu cầu chưa?


LUYỆN TẬP
THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN


Bài 1
Đọc lại bài “Cái gì quý nhất ?”, sau đó
nêu nhận xét

Em cần nhận xét gì sau khi đọc bài
“Cái gì quý nhất?”

Tìm hiểu lí lẽ mỗi bạn.

Ý kiến thầy giáo và cách lập luận.


Thái độ tranh luận của thầy giáo.

Thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi.


Bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận
về vấn đề gì?

Vần đề tranh luận của ba bạn là:
“Cái gì quý nhất ?”


Ý kiến của mỗi bạn về vấn đề
đó như thế nào?

Ý kiến của mỗi bạn:

Hùng: Quý nhất là lúa gạo, vì có ăn
mới sống được.

Quý: Quý nhất là vàng vì có vàng
là có tiền của, có tiền sẽ mua
được lúa gạo?

Nam: Quý nhất là thì giờ vì có thì
giờ là có tiền của, có tiền sẽ
mua được lúa gạo.


Thầy giáo cho rằng cái gì quý nhất?

Thầy giáo giải thích như thế nào?

Thầy giáo cho rằng người lao
động là quý nhất vì người lao
động làm ra tất cả, không có
người lao động thì thời gian cũng
trôi qua vô ích.


Cách nói của thầy với ba bạn thế nào?

Thầy đồng tình với ý kiến của ba
bạn vì lúa gạo, vàng, thời gian
đều quý nhưng như vậy chưa
đúng hoàn toàn vì con người làm
ra lúa gạo, vàng và làm cho thì
giờ có ích.


Cách nói đó cho thấy thái độ tranh
luận của thầy như thế nào?

Cách nói của thầy thể hiện thái
độ tôn trọng ý kiến ba bạn, tôn
trọng người đối thoại, cách nói có
lí có tình.


Theo em cái gì quý nhất? Vì sao?
Để thuyết phục người đối thoại,

cần lưu ý điều gì?


Kết luận

Khi thuyết trình, tranh luận về
một vấn đề nào đó, ta phải có ý
kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ
ý kién một cách có lí có tình, thể
hiện tôn trọng người đối thoại.


Bài 2
Hãy đóng vai một trong ba bạn nêu ý
kiến tranh luận bằng cách mở rộng
thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh
luận thêm sức thuyết phục.

Bài tập yêu cầu gì?

Thảo luận nhóm 3:

Mỗi em đóng 1 nhân vật.

Chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc
tranh luận. (ý kiến mở rộng)


Bài 3
Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận.


HS đọc bài tập 3a.

Thảo luận nhóm đôi:

Lượt bỏ những ý không phù hợp

Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.


Em hãy đọc và xem trong 4 câu,
câu nào trả lời sai? Vì sao?

Nói theo ý kiến số đông là sai vì
không phải ý kiến số đông lúc nào
cũng đúng.


Trong ba điều kiện, điều kiện
nào quan trọng nhất? Vì sao?

Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết
trình tranh luận vì nếu không có
hiểu biết thì không có ý kiến đúng.


Trong khi tranh luận có cần có ý
kiến riêng không, hay chỉ cần nói
dựa theo ý kiến của người khác?


Cần có ý kiến riêng thể hiện hiểu
biết, quan điểm của mình.


Có ý kiến riêng rồi,nếu không biết
cách nêu lí lẽ, dẫn chứng thì có
thuyết phục được người đối thoại
không?

Phải có cách nêu lí lẽ, dẫn chứng
thì mới thuyết phục được người
nghe.


Bài 3
Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận.

HS đọc bài tập 3b.

HS nêu ý kiến cá nhân.


Kết luận

Khi thuyết trình, tranh luận, để
tăng sức thuyết phục và bảo đảm
phép lịch sự, người nói cần có thái
độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng
người đối thoại.


Tránh nóng nảy vội vã hay bảo
thủ, không chịu nghe ý kiến đúng
của người khác.


Dặn dò

Ôn tập:

Ôn lại các điều kiện thuyết trình,
tranh luận.

Chuẩn bị bài:

Luyện tập thuyết trình, tranh luận.

×