Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DE - DAP AN KIEM TRA 1 TIET HKI LOP 12_NTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.18 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I - ĐỊA LÝ 12
NĂM HỌC 2011 – 2012

( Thời gian làm bài : 45 phút )


I. MỤC TIÊU KIỂM TRA :
- Nhằm kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các
chủ đề giữa học kì I Địa lí 12: Vị trí địa lý và lịch sử phát triển lãnh thổ; đặc điểm chung
của tự nhiên; vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
- Nhằm phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để
đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng viết bài kiểm tra, kỹ năng lựa chọn kiến thức để
trình bày, kỹ năng vận dụng kiến thức để vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.


II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tự luận.


III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :


Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cấp độ thấp
Vận dụng
cấp độ cao
1. Vị trí địa lí
và phạm vi


lãnh thổ.
- Trình bày được vị trí
địa lí, giới hạn, phạm vi
lãnh thổ Việt Nam.




- Phân tích được ảnh
hưởng của VTĐL, phạm
vi lãnh thổ đối với tự
nhiên, kinh tế - xã hội và
quốc phòng.
- Biết vễ lược đồ VN
tương đối chính xác với
đường biên giới, đường
bờ biển, một số sông
lớn và 1 số đảo, quần
đảo.

20 % tổng số
điểm = 2,0
điểm

2. Lịch sử
hình thành và
phát triển
lãnh thổ.

- Trình bày được đặc

điểm 3 giai đoạn phát
triển của tự nhiên Việt
Nam.



- Biết được mối quan hệ
giữa lịch sử địa chất với
các điều kiện địa lý của
nước ta.
- Đọc lược đồ cấu trúc
địa chất VN để xác
định sự phân bố của
các đá chủ yếu trong
từng giai đoạn hình
thành lãnh thổ nước ta.

% tổng số
điểm = điểm

3. Đặc điểm
chung của tự
nhiên :






- Trình bày đặc điểm

chung của địa hình
nước ta.
- Trình bày vị trí, đặc
điểm của các vùng núi,
các đồng bằng của
nước ta.


- Phân tích được thế
mạnh và hạn chế về tự
nhiên của khu vực địa
hình đối với phát triển
kinh tế - xã hội.
- So sánh đặc điểm địa
hình giữa các vùng núi,
vùng đồng bằng.
- Xác định và điền trên
bản đồ (lược đồ) các
dãy núi, các cao
nguyên, các đỉnh núi
chính ở nước ta.

- Trình bày đặc điểm
khái quát về Biển
Đông.



- Ảnh hưởng của Biển
Đông đến thiên nhiên

nước ta.

- Trình bày biểu hiện
của tính chất nhiệt đới ,
lượng mưa và độ ẩm,
gió mùa.
- Biểu hiện của tính
chất nhiệt đới ẩm gió
mùa qua địa hình, đất,
sông ngòi, sinh vật .







- Nguyên nhân tính chất
nhiệt đới , lượng mưa và
độ ẩm, gió mùa.

- Nguyên nhân của tính
chất nhiệt đới ẩm gió
mùa qua địa hình, đất,
sông ngòi, sinh vật .

- Ảnh hưởng của thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa đến sản xuất và đời
sống (thuận lợi, khó

khăn).
- Phân tích các số liệu
về khí hậu.
- Vẽ biểu đồ các số liệu
về khí hậu.

- Giải thích
các số liệu về
khí hậu.
3.1. Đất nước
nhiều đồi núi.







3.2. Thiên
nhiên chịu
ảnh hưởng
sâu sắc của
Biển.

3.3. Thiên
nhiên nhiệt
đói ẩm gió
mùa.












3.4. Thiên
nhiên phân
hóa đa dạng.
- Trình bày đặc điểm
thiên nhiên phần lãnh
thổ phía Bắc – Nam.
Đặc điểm vùng biển và
thềm lục địa, đồng
bằng ven biển, vùng
đồi núi. Đặc điểm đai
nhiệt đới gió mùa, cận
nhiệt gió mùa trên núi,
ôn đới núi cao.
- Trình bày vị trí, đặc
điểm về tự nhiên của 3
miền tự nhiên nước ta.

- Nguyên nhân chủ yếu
làm cho thiên nhiên
nước ta phân hóa theo
chiều Bắc Nam, Đông

Tây và theo Độ cao.





- Phân tích thế mạnh,
hạn chế của 3 miền tự
nhiên nước ta.

65 % tổng số
điểm = 6,5
điểm

4. Vấn đề sử
dụng và bảo
vệ tự nhiên.
- Trình bày các nhiệm
vụ của chiến lược quốc
gia về bảo vệ tài
nguyên và môi trường.
- Nguyên nhân hình
thành các thiên tai.
- Trình bày được một
số tác động tiêu cực do
thiên nhiên gây ra .
- Phân tích các số liệu
về biến động của tài
nguyên rừng và đa
dạng sinh học

- Vẽ biểu đồ các số
liệu về biến động của
tài nguyên rừng .
- Biện pháp
phòng chống.

- Giải thích
các số liệu về
biến động của
tài nguyên
rừng và đa
dạng sinh
học.
15 % tổng số
điểm = 1,5
điểm

Tổng số điểm:

10
Tổng số câu :
4
4,0 điểm
40 % tổng số điểm
3,0 điểm
30 % tổng số điểm
2,0 điểm
20 % tổng số điểm
1,0 điểm
10 % tổng số

điểm



IV. CÂU HỎI KIỂM TRA :




Câu 1 (1,5 đ):
Dựa vào Átlat Địa lý VN, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên Biển
Đông. Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta như thế nào.

Câu 2 (3,5 đ):
Dựa vào Átlat Địa lý VN, hãy trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta và
tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp.

Câu 3 (1,5 đ):
Hãy nêu một số thiên tai thường hay xảy ra ở Nghệ An và nêu biện pháp phòng
chống.

Câu 4 (3,5 đ):
Cho bảng số liệu sau đây : ( Đơn vị : mm )
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 + 687
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245
a) Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên.

b) Giải thích nguyên nhân.
( Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam )
ĐỀ SỐ 01



Câu 1 (1,5 đ):
Trình bày hệ tọa độ địa lí trên đất liền của nước ta. Đánh giá ảnh hưởng vị trí địa lí
đối với khí hậu nước ta.

Câu 2 (3,5 đ):
Dựa vào Átlat Địa lý VN, hãy trình bày đặc điểm gió mùa mùa hạ ở nước ta và tác
động của nó đến sản xuất nông nghiệp.

Câu 3 (1,5 đ):
Nêu các vùng thường xảy ra ngập lụt - hạn hán ở nước ta và nêu biện pháp phòng
chống.

Câu 4 (3,5 đ):
Cho bảng số liệu sau đây : ( Đơn vị : mm )
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 + 687
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245
a) Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên.
b) Giải thích nguyên nhân.
( Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam )









Câu 1 (1,5 đ):
Tính chất nhiệt đới-ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ?

Câu 2 (2,0 đ):
Dựa vào Átlat Địa lý VN, cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta
phân hóa theo chiều Bắc Nam. Phân tích đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
(khí hậu, cảnh quan).

Câu 3 (3,0 đ):
Dựa vào Átlat Địa lý VN, hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở
Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

ĐỀ SỐ 02
ĐỀ SỐ 03

Câu 4 (3,5 đ):
Cho bảng số liệu sau đây : ( Đơn vị : mm )
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 + 687
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245

a) Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên.
b) Giải thích nguyên nhân.
( Học sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam )



V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM :







CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
* Hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên Biển Đông.
- Trung Quốc, Campuchia, Thái lan, Philippin, Malaixia, Brunay, Indonexia,
Xingapo.
0,75 đ 1
(1,5 đ)

* Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta như thế nào.
- Tạo ra lượng mưa nhiều, độ ẩm tương lớn.
- Làm khí hậu nước ta mang tính hải dương nên điều hòa hơn.

0,75 đ
* Trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta.
Nguồn
gốc
Hướng

gió
Phạm vi
hoạt động
Thời gian
hoạt động
Tính chất Ảnh hưởng
đến khí hậu
Áp cao
Xibia.
Đông
Bắc.
Miền Bắc. Tháng 11
đến tháng 4

- Đầu mùa:
lạnh khô
- Cuối
mùa: lạnh
ẩm.
- Mùa đông
lạnh ở miền
Bắc.

2,5 đ 2
(3,5 đ)

* Tác động của gió mùa mùa đông đến sản xuất nông nghiệp.
- Thuận lợi:
+ Cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng: ngoài các cây trồng nhiệt đới còn cho
phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở ĐBSH và cây cận nhiệt đới ở

miền Nam.
+ Cơ cấu mùa vụ đa dạng.
+ Có nhiều lâm sản của vùng cận nhiệt và ôn đới.
- Khó khăn:
+ Các hiện tượng sâu bệnh, rét hại, gây ảnh hưởng đến sản xuất.

1,0 đ
ĐỀ SỐ 01
3
(1,5 đ)

* Hãy nêu một số thiên tai thường hay xảy ra ở Nghệ An và nêu biện pháp
phòng chống.
- Thiên tai: Ngập lụt, lũ quét, hạn hán…
- Biện pháp:
+ Xây dựng các công trình tiêu nước, công trình ngăn mặn.
+ Thực thi các biện pháp kỹ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kỹ thuật nông nghiệp
trên đất dốc, nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
+ Trồng rừng, trồng cây có khả năng chịu hạn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi.

1,5 đ
a) So sánh - nhận xét :
- Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa nhiều nhất, sau đó
đến TP Hồ Chí Minh; Hà Nội có lượng mưa ít nhất.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- Cân bằng ẩm : Cao nhất là Huế, rồi đến Hà Nội, sau đó đến TP Hồ Chí Minh.
1,5 đ 4
(3,5 đ)

b) Giải thích :

- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã
đón gió thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào, ngoài ra còn do ảnh hưởng của bão
và dải hội tụ nhiệt đới. Do mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm lớn.
- TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội, vì trực tiếp đón nhận gió mùa
Tây Nam mang theo mưa, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh. Nhưng do nhiệt
độ cao, lượng bốc hơi mạnh, nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
- Hà Nội có mùa đông lạnh, nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp hơn, nên
cân bằng ẩm lại cao.
2,0 đ









CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
* Trình bày hệ tọa độ địa lí trên đất liền của nước ta.
- Điểm cực Bắc: 23
0
23’B
- Điểm cực Nam: 8
0
34’B
- Điểm cực Tây: 102
0
9’Đ
- Điểm cực Đông: 109

0
24’Đ

0,5 đ 1
(1,5 đ)

* Đánh giá ảnh hưởng vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta.
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc khí hậu có tính chất
nhiệt đới: có nền nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng. Nằm trong khu vực ảnh hưởng
của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên
thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
- Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển
Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho khí hậu nước ta mang nhiều
đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
- Tuy nhiên nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai : bão, lũ lụt, hạn hán thường
xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

1,0 đ
ĐỀ SỐ 02
* Trình bày đặc điểm gió mùa mùa hạ ở nước ta.
Nguồn gốc
Hướng
gió
Phạm vi
hoạt động
Thời gian
hoạt động
Tính
chất
Ảnh hưởng

đến khí hậu
- Nửa đầu
mùa: Áp cao
Bắc Ấn Độ
Dương.
Tây
Nam.
Tháng 5
đến
tháng 7
- Mưa cho
Nam Bộ và
Tây Nguyên.
- Khô nóng cho
BTB &
DHNTB.
- Giữa và cuối
mùa: Áp cao
cận chí tuyến
Nam bán cầu
vượt xích đạo.
Tây
Nam &
Đông
Bắc.




Cả

nước
Tháng 7
đến
tháng 10





Nóng
ẩm
- Mưa cho cả
nước.

2,5 đ 2
(3,5 đ)

* Tác động của gió mùa mùa hạ đến sản xuất nông nghiệp.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng vật nuôi nhiệt đới phát triển:cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả
+ Cung cấp nước tưới, giảm bớt tính khô, đảm bảo cho cây trồng vật nuôi phát
triển tốt.
+ Nhiệt độ cao thuận lợi cho việc bảo quản và phơi sấy nông sản…
- Khó khăn:
+ Nơi mưa lũ, nơi hạn hán, cháy rừng…
1,0 đ
* Nêu các vùng thường xảy ra ngập lụt ở nước ta và nêu biện pháp phòng
chống.
- Ngập lụt diễn ra hầu hết các ĐB như: ĐBSH, ĐBSCL, DHMT do địa hình thấp
và mưa bão tập trung gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân.

- Biện pháp: Xây dựng các công trình tiêu nước, công trình ngăn mặn.
0,75 đ 3
(1,5 đ)

* Nêu các vùng thường xảy ra hạn hán ở nước ta và nêu biện pháp phòng
chống.
- Diễn ra ở khắp nơi trên cả nước ( miền Bắc kéo dài 3-4 tháng, còn miền Nam
dài 4-7 tháng). Gây thiếu nước s/x và sinh hoạt, cháy rừng.
- Biện pháp: Trồng rừng. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Trồng cây chịu hạn.

0,75 đ
a) So sánh - nhận xét :
- Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa nhiều nhất, sau đó
đến TP Hồ Chí Minh; Hà Nội có lượng mưa ít nhất.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- Cân bằng ẩm : Cao nhất là Huế, rồi đến Hà Nội, sau đó đến TP Hồ Chí Minh.
1,5 đ 4
(3,5 đ)

b) Giải thích :
- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã
đón gió thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào, ngoài ra còn do ảnh hưởng của bão
và dải hội tụ nhiệt đới. Do mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm lớn.
- TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội, vì trực tiếp đón nhận gió mùa
Tây Nam mang theo mưa, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh. Nhưng do nhiệt
độ cao, lượng bốc hơi mạnh, nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
- Hà Nội có mùa đông lạnh, nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp hơn, nên
cân bằng ẩm lại cao.
2,0 đ







CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
1
(1,5 đ)

* Tính chất nhiệt đới-ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
- Tính chất nhiệt đới:
+ Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20
0
C.
+ Tổng nhiệt khoảng 10.000 giờ/năm
+ Tổng số giờ nắng từ 1400-3000 giờ.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 – 2000 mm.
+ Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 – 4000 mm.
+ Độ ẩm không khí cao trên 80%.


0,75 đ



0,75 đ
* Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc
Nam.

- Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc xuống nam khoảng 15
0
vĩ tuyến.
- Tác động của gió mùa đông bắc và các khối khí khác.
- Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.
0,5 đ 2
(2,0 đ)

* Phân tích đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (khí hậu, cảnh quan)
- Khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20
0
C. Do ảnh hưởng
gió mùa đông bắc nên trong năm có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 18
0
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
- Cảnh quan thiên nhiên: Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa có mùa đông lạnh; Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới
gió mùa. Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các
loài cây á nhiệt đới và ôn đới.

1,5 đ
* Hãy cho biết thời gian hoạt động của bão ở Việt Nam.
- Thời gian hoạt động từ tháng VI, kết thúc vào tháng XI.
- Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
- Trung bình mỗi năm có 8,8 trận bão.
1,0 đ
* Hãy cho biết hậu quả của bão ở Việt Nam.
- Gió mạnh và mưa lớn gây ngập úng đồng ruộng, tàn phá nhà cửa, đường xá,
con người…

- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
1,0 đ
3
(3,0 đ)

* Hãy cho biết biện pháp phòng chống ở Việt Nam.
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

1,0 đ
4
(3,5 đ)

a) So sánh - nhận xét :
- Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa nhiều nhất, sau đó
đến TP Hồ Chí Minh; Hà Nội có lượng mưa ít nhất.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- Cân bằng ẩm : Cao nhất là Huế, rồi đến Hà Nội, sau đó đến TP Hồ Chí Minh.
1,5 đ
ĐỀ SỐ 03
b) Giải thích :
- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã
đón gió thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào, ngoài ra còn do ảnh hưởng của bão
và dải hội tụ nhiệt đới. Do mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ, nên cân bằng ẩm lớn.
- TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội, vì trực tiếp đón nhận gió mùa
Tây Nam mang theo mưa, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh. Nhưng do nhiệt
độ cao, lượng bốc hơi mạnh, nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.

- Hà Nội có mùa đông lạnh, nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp hơn, nên
cân bằng ẩm lại cao.
2,0 đ



============================= Hết ===========================


GIÁO VIÊN : NGÔ QUANG TUẤN

×