Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.38 KB, 27 trang )

Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Tại nhiều quốc gia trên thế giới hoạt động nhượng quyền thương hiệu là một
hình thức thương mại hiệu quả, phổ biến. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đầy
biến động và khó khăn như hiện nay, hình thức nhượng quyền thương mại được xem
như một giải pháp tốt để kích cầu tiêu dùng, mở rộng thị phần và tránh rủi ro trong
hoạt động kinh doanh. Nhượng quyền thương hiệu thực chất là việc chuyển nhượng
quyền kinh doanh một loại sản phẩm đi đôi với chuyển giao công nghệ và bí quyết
kinh doanh giữa hai đối tác. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp xâm
nhập những thị trường lớn. Những năm gần đây, tại Việt Nam nhượng quyền thương
mại đang dần phổ biến, đã có không ít những thương hiệu lớn trên thế giới như:
KFC, Loteria, BBQ…thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Hình thức
kinh doanh này giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, sản phẩm mà
không cần tốn quá nhiều chi phí, vốn đầu tư cho việc nghiên cứu, tiếp thị, quảng
cáo, bán hàng vì phần lớn được hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu. Hơn nữa, trước khi
tiến hành nhượng quyền cho đối tác, thì thương hiệu đã được khẳng định trên thị
trường do vậy giá trị của hoạt động nhượng quyền thương mại khá cao. Tuy nhiên,
để được nhượng quyền các doanh nghiệp tiếp nhận phải có tiềm lực tài chính và hệ
thống chính sách, môi trường kinh doanh lành mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp đó cần
có hiểu biết về thị trường, có năng lực đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng theo
đúng yêu cầu của thương hiệu chuyển nhượng.
Hình thức nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và sự cam kết,
làm cho hệ thống được vân hành đúng quy chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc
nào. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong ngắn hạn mà
được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng hệ
thống các qui trình, giải pháp sao cho vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn
hạn và bền vững trong dài hạn, nâng cao chất lượng chuyển giao và chất lượng quan
hệ cho hệ thống nhượng quyền của mình, để khẳng định thương hiệu cả trong nước
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 1 Nhóm SVTH: 5B


Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
và thế giới. Để thấy rõ được tình hình nhượng quyền thương mại đang diễn ra trong
nước như thế nào, nhưng thuận lợi và khó khăn mà những doanh nghiệp nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam đang gặp phải, từ đó đề ra một số giải pháp giúp
doanh nghiệp nhượng quyền khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài phân tích.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, từ đó
thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp nhượng
quyền đang gặp phải. Qua đó, đề ra giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh nhượng
quyền thương mại khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Tìm hiều thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
− Phân tích những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện
nhượng quyền thương mại
− Đề ra giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền khắc phục khó
khăn, nâng cao hiệu kinh doanh.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 2 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại
Luật thương mại Việt Nam 2005, điều 284 đã đưa ra khái niệm liên quan đến
nhượng quyền thương mại như sau: “ Nhượng quyền thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
1) Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,

tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền.
2) Bên nhượng quyền có kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.”
2.2 Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Đối với bên nhượng quyền
− Hệ thống kinh doanh đã hoạt đông ít nhất 1 năm
− Hàng hóa dịch vụ kinh doanh hợp pháp
− Đã có văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM
Đối với bên nhận nhượng quyền
− Phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp hoạt động NQTM.
− Đáp ứng điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
Cơ quan tiếp nhân đăng ký
− Sở thương mại: đối với hoạt động NQTM mang tính nội địa.
− Bộ thương mại: đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài.
2.3 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại
− Bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết
trong toàn bộ quá trình nhượng quyền.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 3 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
− Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền về điều
hành công việc.
− Hoạt động nhượng quyền là hoạt động kinh doanh theo mô hình mạng lưới.
− Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền
thương mại được hiểu là hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền
quy định, cùng với đó là việc sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng
quyền. Trong quan hệ nhượng quyền, nội dung chính của việc nhượng quyền cho
phép bên nhượng quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh
doanh.

2.4 Phân loại hoạt động nhượng quyền thương mại
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các bên nhượng quyền và nhận
quyền:
− Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp (Unit franchising), hình
thức này áp dụng khi bên nhượng quyền và nhận quyền cùng hoạt động trong phạm
vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc
tiền hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền.
− Nhượng quyền mở rộng (Franchising developer agreement), là hình thức bên
nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số
lượng lớn đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận trong phạm vi một lãnh thổ xác
định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba.
− Nhượng quyền khởi phát (Master franchising), là nhượng quyền thương mại
mang tính quốc tế, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác
nhau, bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền tiến hành kinh doanh theo hệ
thống các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận
quyền được phép nhượng quyền lại cho bên thứ ba.
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ:
− Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 4 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
− Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài
− Nhượng quyền trong nước
Căn cứ vào hình thức hoạt động kinh doanh:
− Nhượng quyền sản xuất (Processing franchising), là hình thức nhượng quyền
được thực hiện trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nó có đặc điểm là gắn kết nơi
sản xuất với nơi bán hàng và hoạt động sản xuất đi kèm với hoạt động thương mại
hóa sản phẩm. Đối tượng của hợp đồng này sản xuất và bán một hoặc nhiều mặt
hàng trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc nông nghiệp. Trong đó, bên
nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sản xuất và bán các sản phảm gắn liền với
nhãn hiệu của bên nhượng quyền, theo sự chỉ đạo của bên nhượng quyền. Đây là

hoạt động được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh nước giải khát, thức
ăn.
− Nhượng quyền dịch vụ (Service Franchising), là việc chuyển giao cả một hệ
thống cung cấp các dịch vụ có sẵn cho bên nhận quyền. Đối tượng của hợp dạng này
là cung ứng dịch vụ. Bên nhận quyền được trao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên
thương mại, biểu tượng và bí quyết của bên nhượng quyền để cung ứng các dịch vụ
theo sự chỉ đạo của bên nhượng quyền. Đây là hoạt động phổ biến trong hoạt động
đồ ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn, được áp dụng rộng rãi ở các nước.
− Nhượng quyền phân phối (Distribution franchising), bên nhượng quyền đóng
vai trò là một kênh phân phối, được bán sản phẩm gắn nhãn hiệu của bên nhượng
quyền tại cửa hiệu gắn tên thương mại hoặc biểu tượng của bên nhượng quyền. Đối
tượng của hợp đồng dạng này là bán một hoặc nhiều mặt hàng. Bên nhận quyền có
trách nhiệm bán lại các sản phẩm mà bên nhượng quyền cung cấp, bên nhận quyền
không được quyền sản xuất các sản phẩm và gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền,
bên nhân quyền chỉ được sử dụng một số dấu hiệu của bên nhượng quyền như tên
thương mại, biểu tượng của bên nhượng quyền. Đây là hoạt động phổ biến trong
lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, bán lẻ xăng dầu, ô tô, sản phẩm may mặc của các
thương hiệu nổi tiếng.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 5 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chương 3
THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Sơ lược về hoạt động nhượng quyền hiện nay
Ở Việt Nam, phương thức kinh doanh mới mẻ này du nhập từ đầu những năm
1990 và hiện đang phát triển với một tốc độ khá vũ bão và mang tính tự phát rất cao.
Cũng như các nước khác, hình thức này tại Việt Nam cũng đã phát huy tính hiệu quả
của nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Tổng cục
thống kê gần đây trong lĩnh vực tiêu dùng cho thấy, có 90% người tiêu dùng quyết
định mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua thương hiệu và theo số liệu của
Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới – WFC, năm 2008 Việt Nam được xếp

là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới với sức mua khoảng 60 tỷ USD, năm 2010
là 80 tỷ USD. Hiện có trên 100 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động với tốc độ
mỗi năm tăng khoảng 15 – 20%. Đây là xu hướng cũng là cơ hội cho những doanh
nghiệp tại Việt Nam muốn thử sức bằng hình thức nhượng quyền.
Theo phân tích chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố:
(1)Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển tốt.
(2)Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ,… còn phân bố rãi
rác thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi hệ thống bán hàng.
(3)Tâm lý kinh doanh thích làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và
kinh nghiệm có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp
nhất.
Tóm lại, đến nay ở Việt Nam có một số hệ thống nhượng quyền rất thành công
và một số đang trên đà phát triển nhưng nhìn chung là còn rất khiêm tốn. Nhưng hệ
thống nhượng quyền nước ngoài đã vào Việt Nam theo thống kê chưa đầy đủ, hiện
có khoảng gần 150 thương hiệu như Trà Dilmah, Khách sạn Sofitel, Hilton,
Sharaton, Metro Cash & Bourbon, Parkson (Malaysia),…
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 6 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Một số mô hình franchise điển hình ở Việt Nam:
Mô hình nhượng quyền cà phê Trung Nguyên
Nói đến nhượng quyền kinh doanh người ta nghĩ ngay đến cà phê Trung
Nguyên.Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên áp dụng việc nhượng
quyền kinh doanh theo quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2004 đã có khoảng 400
quán cà phê Trung Nguyên ở 61 tỉnh thành của Việt Nam. Cuối năm 2002, Trung
Nguyên đã đầu tư rất nhiều cho việc thuê chuyên gia nước ngoài xây dựng lại hệ
thống bảng hiệu và củng cố lại hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Hiện nay, Trung
Nguyên cũng đang rất thành công trong việc chuyển nhượng thương hiệu ra nước
ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đang thành
công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình như cà phê hòa

tan G7.
Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm,
từ một hãng cà phê nhỏ bé Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh
với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê
hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên
doanh VietNam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản
xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thươn hiệu và dịch vụ phân
phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10
công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam. Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1.000 quán cà phê nhượng
quyền trong nước và khoảng 8 quán ở nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Singapore,
Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung
Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với các
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 7 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
thị trường trọng điểm như: Mỹ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã
xây dựng được một hệ thống hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7
Mart trên toàn quốc.
Năm 1998, Trung Nguyên xuất hiện ở Tp. Hồ Chí Minh và con số 100 quán cà
phê Trung Nguyên.
Năm 2000, đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên
nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản.
Năm 2001, Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền
tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan.
Năm 2004, mở thêm quán cà phê tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại
Việt Nam, 121 nhà phân phối , 7.000 điểm bán hàng và 59.000 cửa hàng bán lẻ sản

phẩm.
Năm 2005, phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và
sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các
nước: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina,
Mỹ.
Năm 2006, đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7 Mart lớn nhất
Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh
phát triển nhượng quyền quốc tế.
Cà phê Trung Nguyên được thành lập năm 1996, với mức phí nhượng quyền 50
triệuVND/một cửa hàng có diện tích trung bình 120 m
2
, tổng chi phí đầu tư ban đầu
từ 400 – 500 triệu.
Mô hình nhượng quyền Phở 24:
Phở 24 mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2003, việc xây dựng hệ thống nhượng
quyền được đảm bảo thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản của hoạt động
franchise:nhượng quyền có thời hạn, có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh
đặc thù, có cơ chế kiểm tra giám sát cụ thể. Mặc khác hoạt động quảng ba của phở
24 được thực hiện khá tốt và bài bản khiến cho hệ thống này phát triển một cách
ngoạn mục. Chưa đầy 3 năm, phở 24 đã có trên 20 của hàng phở nhượng quyền
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 8 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
trong khắp cả nước. Đặt biệt trong năm 2006, phở 24 đã tiến hành nhượng quyền
sang Philippine và Indonesia. Phở 24 là chuỗi các cửa hàng phở cao cấp tiêu chuẩn
về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phở 24 đã được tạp chí The Guide bình chọn là
“thương hiệu Phở đáng tin cậy nhất Việt Nam năm 2004”.
Ngày 21/12/2007, Phở 24 đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Singapore. Đây là
cửa hàng được tiến hành thông qua phương thức nhượng quyền với kế hoạch phát
triển thương hiệu rộng khắp Singapore. Sau hơn 4 năm, Phở 24 đã mở được hơn 18
cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh

(Campuchia), Hong Kong và Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng
ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư
người Châu Á.
Với tiêu chí “ ngon, sạch, đẹp “ và một mô hình kinh doanh gọn nhẹ, vốn đầu tư
thấp, thời gian hoàn vốn nhanh và quy trình chế biến thức ăn, điều hành quản lý
được tiêu chuẩn hóa, thương hiệu Phở 24 đã nhân rộng mô hình ở trong cũng như
ngoài nước. Mặc dù Phở 24 là món có khẩu vị và cách chế biến đặc trưng của người
Việt Nam nhưng Phở 24 đã xây dựng một hương vị phở độc đáo tạo dấu ấn sâu đậm,
bền vững trong cảm quan của thực khách trong nước và quốc tế.
Mức giá nhượng quyền thương hiệu ở trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài
là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã
chuyển nhượng. Mức phí nhượng quyền mà Phở 24 đặt ra khi tiến hành tham gia
vào hệ thống cửa hàng nhượng quyền của Phở 24, các cửa hàng nhận quyền phải trả
những khoản phí sau:
 Phí ban đầu: đây là khoản phí nhượng quyền và phí đào tạo tại các chuỗi cửa
hàng do Phở 24 thành lập. Khoản phí này phải được thanh toán đầy đủ khi hợp
đồng nhượng quyền được ký kết.
 Phí hàng tháng: đây là phí sử dụng nhãn hiệu và tên thương mại của Phở 24,
đồng thời là phí duy trì các dịch vụ bao gồm: các chương trình đào tạo, Marketing,
xúc tiến, hỗ trợ ban đầu, phát triển sản phẩm.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 9 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Tổng chi phí ban đầu cho cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam khoản 50.000 – 60.000
USD bao gồm chi phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí
nội thất, mua sắm trang thiết bị. Một hợp đồng nhượng quyền trung bình là 5 năm và
thời gian hoàn vốn dao động từ 1 – 2 năm. Đây là khoảng thời gian khá lý tưởng
trong kinh doanh ẩm thực.
Các dịch vụ hỗ trợ mà Phở 24 dành cho cửa hàng nhận quyền:
 Các chương trình hỗ trợ trước khi khai trương:
o Tư vấn lựa chọn địa điểm tốt nhất phù hợp để mở cửa hàng Phở 24 cho bên

nhận quyền.
o Tư vấn thiết kế một nhà hàng Phở 24 mới cho bên nhận quyền.
o Hỗ trợ phòng học và đào tạo cho các nhân viên chủ chốt trong vòng 15 ngày
trước khi khai trương một cửa hàng nhượng quyền lớn.
o Cung cấp danh sách liệt kê các thiết bị, các nhà cung cấp và các khoản cần
thiết cho hoạt động kinh doanh.
o Hỗ trợ cửa hàng nhận quyền chuẩn bị khai trương một cửa hàng lớn như:
Marketing, quảng cáo, xúc tiến.
Các chương trình đào tạo mở Phở 24 tổ chức cho các cửa hàng nhận quyền của
mình không chỉ dành cho việc khởi sự ban đầu mà còn dành cho cả giai đoạn duy trì
về sau. Các chương trình đào tạo bao gồm tất cả các lĩnh vực quan trọng trong kinh
doanh như: các quy trình nấu ăn, kiểm soát chất lượng, kỹ năng kinh doanh, quản lý
nhân viên…
 Các chương trình hỗ trợ lựa chọn địa điểm: ngoài các chương trình đào tạo,
Phở 24 còn cung cấp một chương trình hỗ trợ lựa chọn địa điểm nhằm hỗ trợ cho
các cửa hàng nhượng quyền có thể thu lợi nhuận cao hơn, đồng thời để duy trì chất
lượng thống nhất tại toàn bộ chuỗi cửa hàng nhượng quyền trong hệ thống.
Nhìn chung, cả hai thương hiệu nổi tiếng đó đã có bước đầu khá thành công, mô
hình quán hiện đại, phong cách độc đáo đã tạo cơn sốt thương hiệu thu hút một
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 10 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, để tạo thành công bền vững cho thương hiệu là
cả một vấn đề.
Khi mới xuất hiện, Trung Nguyên đã khai phá thị trường cà phê nội địa theo
phong cách máy lạnh nhưng sau đó hàng loạt quán cà phê sang trọng như Window,
MGM ra đời đã đánh bại các cửa hàng cà phê nhượng quyền của Trung Nguyên.
Khi lợi nhuận giảm đi thì việc Trung Nguyên mất thị phần là điều dễ hiểu. Chính
việc đánh mất phong cách sáng tạo như slogan vốn có của Trung Nguyên mà để
cho xuất hiện nhiều cửa hàng cà phê đủ loại, đủ để khách hàng nhận thấy dịch vụ
họ sử dụng không còn tốt nữa.

Tương tự là trường hợp của Phở 24, mô hình nhượng quyền bắt đầu có chiều
hướng xấu đi sau thời gian đầu. Các cửa hàng nhượng quyền mất dần bản chất cốt
lõi là bán phở mà còn bán tràn lan đủ loại món ăn để tạo doanh thu hay gặp phải sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cửa hàng nhượng quyền Phở 24 với nhau. Nhiều cửa
hàng nhượng quyền của Phở 24 ở nước ngoài phải đóng cửa do không tạo thu nhập
như mong muốn.
Nhìn chung, cả Trung Nguyên và Phở 24 đều áp dụng mô hình nhượng quyền
theo cách tăng doanh thu, độ bao phủ thị phần nhanh chóng khiến cho họ mất đi sự
kiểm soát về chất lượng và không giữ được bản sắc như ban đầu. Một lý do khác
phải kể đến là cả hai doanh nghiệp cũng không đảm bảo sự thành công chắc chắn
về doanh thu, hay nói cách khác, bên nhượng quyền không nỗ lực kiểm soát chặt
chẽ hoạt động của bên nhận quyền và không chịu trách nhiệm về sự thành công
hay thất bại của bên nhận quyền.
Bên cạnh đó còn một thực tế dễ dàng nhận thấy là số lượng các doanh nghiệp
Việt Nam nhượng quyền thành công ra nước ngoài rất ít. Có rất nhiều nguyên nhân,
trước hết nhượng quyền ra nước ngoài là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải am tường về nhượng quyền, pháp luật kinh doanh quốc tế, thị
trường, khách hàng và đối tác. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp khác lại không thể
tiến hành nhượng quyền do thương hiệu bị đối thủ đăng ký bảo hộ trước hay do đòi
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 11 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
giá quá cao Tất cả những vấn đề này đều khiến việc nhượng quyền gặp nhiều khó
khăn và trở ngại.
3.2 Các hình thức nhượng quyền thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Các hình thức nhượng quyền thương mại nước ngoài tại Việt Nam như Mc
Donald đến từ Mỹ, Lotteria (đơn vị nhận nhượng quyền là Công ty Phong Cách
Sống Việt Nam, năm 2007), Domino’s Pizza (đơn vị nhận nhượng quyền là Công ty
Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Việt Nam, năm 2010). Các chuỗi này đều có lợi
thế cạnh tranh riêng trong mô hình nhượng quyền. Chẳng hạn, Gloria Jean’s Coffee
định hình là chuỗi cà phê tự phục vụ cao cấp đầu tiên tại Việt Nam, trong khi

Domino’s Pizza có thêm dịch vụ đặt bánh pizza qua mạng. Bên cạnh đó còn có các
thương hiệu nổi tiếng khác như Lee*s Sandwiches, Jollibee, Cartridge World,
Dyslexia Institutes of America đến từ Mỹ, Subway. Theo thống kê không chính thức
của VietFranchise, riêng tại TP.HCM, có khoảng gần 100 hệ thống hoạt động
nhượng quyền thương mại, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp thực hiện đăng ký hoạt
động nhượng quyền (xin cấp phép hoạt động nhượng quyền) ước khoảng 20 đến 30
doanh nghiệp
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn đang đối mặt với tình hình suy giảm
thị phần của các đơn vị nhượng quyền thì các doanh nghiệp nước ngoài hết sức tự
tin vào sự thành công của mô hình nhượng quyền tại Việt Nam. Một số thương hiệu
đang có mặt tại thị trường Việt Nam:
McDonald's:
Trên thế giới, McDonald’s được xem là hình mẫu về quản trị chất lượng. Các
cửa hàng của McDonald’s đều giống nhau về thực đơn (gồm hamburger, khoai tây
chiên, phó-mát và bánh táo) với cách bài trí và phục vụ theo cách thức mà
McDonald’s huấn luyện cho những franchise tại trường đại học của họ.
Để có đủ tư cách của một chủ cơ sở nhượng quyền theo quy ước thông
thường, doanh nghiệp nhận quyền phải có 175 ngàn USD (đây không được là khoản
tiền vay mượn). Nhưng toàn bộ chi phí cho việc mở cửa hàng như thuê mặt bằng,
xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị … sẽ nằm trong khoảng từ 430 ngàn đến
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 12 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
750 ngàn USD, và 40% trong số này phải do doanh nghiệp nhận quyền tự đầu tư
(bằng tiền của bản thân).
Doanh nghiệp sẽ trả trực tiếp cho công ty McDonald’s số tiền 45.000 USD
gọi là phí đăng ký nhượng quyền ban đầu. Những chi phí khác sẽ được thanh toán
cho các nhà cung cấp, vì thế đây là loại phí duy nhất doanh nghiệp phải trả cho
McDonald’s. Sau đó, doanh nghiệp nhận quyền sẽ tham gia một khoá huấn luyện
nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, nơi được dạy về các phương pháp làm việc theo đúng
phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục

vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng món trong thực
đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát… Doanh nghiệp buộc phải
chấp nhận điều kiện chỉ được mở một cửa hàng McDonald’s tại một địa điểm nhất
định, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm, đồng thời tuân thủ
các nguyên tắc về bài trí cửa hàng, tuyển dụng nhân viên…và tất cả những yếu tố
khác nữa, sao cho cửa hàng McDonald’s của doanh nghiệp nhận quyền toát lên được
“thần thái” của một McDonald’s thực sự. Bộ phận tư vấn của McDonald’s, người sẽ
định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp nhượng quyền, và họ đưa ra
những lời khuyên hữu ích, cũng như hướng dẫn và giải thích mọi việc một cách chi
tiết. Doanh nghiệp nhận quyền sẽ trả cho McDonald’s khoản phí hàng tháng là 4%
trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng ít nhất cũng chiếm
8,5% nữa.
Lotteria:
Với tiêu chí "Quick service and happy time" (tạm dịch: phục vụ nhanh và tận
hưởng hạnh phúc). Hiện nay, Lotteria đã có mặt tại 12 tỉnh/thành trên cả nước với
80 cửa hàng đang hoạt động.
Các cửa hàng lotteria đã có mặt tại Tp. HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Phan Thiết,
Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Biên Hòa, Bình Dương.
Hơn nữa, để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường,
Lotteria đã xây dựng một hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh hoàn hảo, chất lượng,
sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 13 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Có mặt tại thị trường Việt Nam năm 2004, sau 3 năm hoạt động đã có 37 cửa
hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Lotteria. Đến nay, Lotteria là chuỗi cửa hàng
thức ăn nhanh được ưa chuộng thứ hai của người Việt Nam.
Được biết, tất cả chuỗi cửa hàng này đều do Lotteria tự đầu tư kinh doanh,
với tổng vốn đầu tư đến nay khoảng 20 triệu USD. Theo đó, phí nhượng quyền một
cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria khoảng 250.000 USD và số vốn đầu tư cho mỗi cửa
hàng cũng ở mức tương tự. Trong đó, vị trí kinh doanh tốt là một trong những tiêu

chí ưu tiên mà Lotteria đưa ra cho nhượng quyền kinh doanh. Trong năm 2011 số
lượng cửa hàng Lotteria tại Việt Nam tăng từ 65 cửa hàng lên 100 cửa hàng.
KFC
KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán
Kentucky – chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm
từ gà, bơ – gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông đại tá thiện chí
Harland Sanders sáng chế.
Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với
thương hiệu KFC (trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế giới), tại
Việt Nam KFC đã tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung
tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl. Giờ đây, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh
này đã có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt Nam.
Các cột mốc phát triển nhà hàng đầu tiên tại các tỉnh thành:
• Tháng 12/1997 - TP.HCM
• Tháng 06/2006 - Hà Nội
• Tháng 08/2006 - Hải Phòng & Cần Thơ
• Tháng 07/2007 - Đồng Nai – Biên Hòa
• Tháng 01/2008 - Vũng Tàu
• Tháng 05/2008 - Huế
• Tháng 12/2008 - Buôn Ma Thuột
• Tháng 11/2009 - Đà Nẵng
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 14 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
• Tháng 04/2010 - Bình Dương
• Tháng 11/2010 - TP. Vinh, Nghệ An
• Tháng 05/ 2011 - TP. Nha Trang - Khánh Hòa
• Tháng 06/2011 - Long Xuyên - An Giang
• Tháng 08/2011 - Quy Nhơn và Rạch Giá
• Tháng 09/2011 - Phan Thiết
• Tháng 12/2011 - Hải Dương

Với mục tiêu thương hiệu KFC là mang đến cho người tiêu dùng một thương
hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi
người ở mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay KFC được hiểu như là
một nhãn hiệu vui nhộn và bao hàm nhiều ý nghĩa. “Trẻ trung trong tâm hồn, năng
động trong cuộc sống” là tiêu chí & chiến lược của nhãn hiệu KFC tại Việt Nam.
Chi phí để mở 1 chi nhánh KFC là 25.000 USD. KFC có một số qui định về
việc đầu tư để mở 1 chi nhánh KFC. Theo qui định tất cả đều được thanh toán bằng
tiền mặt.
Hạng mục
Phí thành
lập mức 1
Phí thành lập
mức 2
Lệ phí nhượng quyền 25.000$ 25.000$
Quảng cáo 5.000$ 5.000$
Thiết bị 250.000$ 250.000$
Tồn kho ban đầu 10.000$ 10.000$
Bất động sản 832.000$ 1.357.000$
Phí đào tạo 2.300$ 2.300$
Những chi phí và quỹ khác
(cho 3 tháng)
42.850$ 33.000$
Tổng đầu tư 1.142.300$ 1.732.300$
(Nguồn: www.lantabrand.com)
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 15 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chi nhánh KFC phải trả tiền bản quyền khoảng 4% hoặc 600 USD/tháng, phí
quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu
nhập. Số lượng cửa hàng nhượng quyền KFC cũng tăng từ 90 cửa hàng lên 100 cửa
hàng trong năm 2011.

Đa phần các thương hiệu lớn đổ bộ vào Việt Nam nhanh nhất đều theo đường
nhượng quyền thương hiệu. Họ có thương hiệu đã được định vị, khả năng tài chính
mạnh đi đôi với kinh nghiệm dày dạn. Và quan trọng hơn là họ thường nghiên cứu
rất kỹ thị trường trước khi tiến hành xâm nhập. Trên thực tế, sự hội nhập kinh tế
của Việt Nam với thế giới đã tạo điều kiện cho hàng loạt thương hiệu quốc tế vào
nước ta thông qua hình thức franchise.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 16 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
4.1 Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động nhượng quyền thương mại
trong thực tiễn
4.1.1 Thuận lợi khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại
Đối với bên nhượng quyền:
 Trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh
doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền mở rộng
hoạt động kinh doanh bằng chính đông vốn của người khác và giảm chi phí cho việc
thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy
bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn
cho bên nhượng quyền. Điều đó mang lại cho doanh nghiệp nhượng quyền những
thuận lợi nhất định khi vừa tận dụng được nguồn vốn của bên nhận quyền để mở
rộng kinh doanh, mặc khác lại giúp cho bên nhận quyền tích cực hoạt động kinh
doanh để mang lại kết quả kinh doanh tốt cho hệ thống nhượng quyền.
 Nhượng quyền thương mại thể hiện một chiến lượt có hệ thống và tiết kiệm
chi phí để phát triển nhanh chóng hệ thống tiếp thị với sự tham gia trực tiếp và đầu
tư tài chính tối thiểu:
o Lợi thế kinh tế theo quy mô được phát huy một cách tối đa trong mô hình
nhượng quyền: sức mạnh trong việc sở hữu một hệ thống đồng nhất giúp bên
nhượng quyền có khả năng giảm thiểu chi phí do có quy mô lớn. Điều này thể hiện

khá rõ nét trong việc giảm chi phí vận hành và chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
o Hoạt động tiếp thị xây dựng thương hiệu và nghiên cứu phát triển là hoạt
động rất cơ bản để xây dựng và phát triển một thương hiệu. Chúng chứa nhiều rủi ro
và huy động nguồn lực tài chính khá lớn đối với một doanh nghiệp mới bắt đầu gia
nhập thị trường. Việc tập trung nguồn lực về một đầu mối trong toàn hệ thống để
triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị và nghiên cứu phát triển giúp khẳng
định được vị thế của thương hiệu và gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 17 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
 Hệ thống có khả năng bành trướng nhanh chóng vì có khả năng vượt qua
những cản trở về áp lực quản lý. Trong hệ thống nhượng quyền, có sự phân chia rất
rạch ròi về vai trò quản lý hệ thống và quản lý kinh doanh trực tiếp. Do tính chuyên
nghiệp hóa này, quản lý công ty được tối ưu hóa. Bên nhượng quyền dành phần lớn
nguồn lực để phát triển hệ thống thông qua các hoạt động như: quản bá hình ảnh,
hoàn thiện mô hình, đầu tư vào nghiên cứu cơ bản về hành vi tiêu dùng của khách
hàng, về chiến lượt phát triển, về chính sách hỗ trợ hệ thống….
 Những khó khăn về vị trí địa lý, tập quán văn hóa, đặc thù địa phương đều
được hệ thống nhượng quyền thương mại giải quyết khá tốt khi để bên nhận quyền
giải quyết các vấn đề này. Chỉ có bên nhận quyền do phải quản lý quy mô nhỏ - cấp
cửa hàng, lại thường là doanh nghiệp có nguồn gốc chính tại địa phương triển khai
hoạt động kinh doanh nên sẽ am hiểu tốt hơn bên nhượng quyền. Nói cách khác, hệ
thống nhượng quyền đã khai thác cả uy tín và cách quản trị toàn cầu nhưng triển
khai phù hợp với từng địa phương.
 Giảm thiểu rủi ro . Do vận hành nhượng quyền hình thành trên quan điểm
toàn hệ thống. Một rủi ro xảy ra sẽ được chia đều cho mỗi doanh nghiệp trong toàn
hệ thống làm cho gánh nặng về rủi ro sẽ được giảm tối thiểu, không tạo ra sự khác
biệt lớn trong quá trình hoạt động.
Đối với bên nhận quyền:
 Giảm thiểu rủi ro là mục đích chủ yếu của nhượng quyền thương mại. Khi
tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo

và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh
doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũy được từ những lần trãi nghiệm trên
thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban
đầu.Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung. Các
con số thống kê cho thấy việc mở cửa hàng Franchise sẽ ít rủi ro hơn so với tự mở
một cửa hàng độc lập với thương hiệu chưa ai biết đến, yếu tố “ít rủi ro” đóng vai
trò quan trọng trong mô hình kinh doanh Franchise.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 18 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
 Bên nhận quyền sẽ nhận được sự trung thành của người tiêu dùng . Nhượng
quyền kinh doanh sẽ cung cấp một hệ thống nhất quán trong quá trình hoạt động.
Nhờ vậy người tiêu dùng sẽ nhận được chất lượng và giá trị sử dụng đồng đều, có
hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Một hệ thống nhất quán mang lại những ưu điểm
của lợi thế theo quy mô, nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng,
tận dụng những dạng thức đã được công nhận.
 Tận dụng các nguồn lực . Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành
hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lượt tiếp thị, quy trình vận
hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.Một
cá nhân với kinh nghiệm trong các lĩnh vực, có thể không đồng nghĩa với việc biết
cách áp dụng chúng vào một ngành kinh doanh cụ thể. Bên nhượng quyền sẽ giúp
đỡ bên nhận quyền vượt qua sự thiếu kinh nghiệm. Kế hoạch phát triển kinh doanh
của bên nhượng quyền sẽ giúp các bên nhận quyền phát triển kế hoạch kinh doanh.
Rất nhiều yếu tố của kế hoạch là những thủ tục tiêu chuẩn được đặt ra bởi bên
nhượng quyền. Những phần khó khăn nhất là khi bắt đầu, thậm chí đối với những
người quản lý kinh nghiệm nhưng thiếu kiến thức để tạo lập một ngành kinh doanh
mới cũng được bên nhượng quyền trợ giúp và tư vấn.
 Bên nhận quyền được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi. Bên
nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm nguyên liệu cho
bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với
khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao nhất định. Gía của sản phẩm, nguyên liệu

đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Ngoài ra nếu trên thị
trường có những biến động lớn như việc khang hiếm nguồn hàng thì bên nhượng
quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhận quyền
ổn định đầu vào tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.
 Bên nhận quyền có thể tự làm chủ việc kinh doanh của mình. Mặc dù phải
tuân theo nhiều quy định, hướng dẫn của chủ thương hiệu nhưng bên nhận quyền có
thể vẫn có thể tự quyết định rất nhiều việc trong hoạt động kinh doanh hằng ngày
như một chủ doanh nghiệp thực sự. Cụ thể như: bên nhận quyền tự quyết định mở
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 19 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
rộng quy mô kinh doanh trong phạm vi cho phép, tự kê khai doanh thu của doanh
nghiệp…
 Tiết kiệm chi phí trong việc bảo hộ nhãn hiệu . Hầu hết các thương hiệu khi
bán Franchise đã đăng ký bảo hộ tại nhiều nước, do vậy bên nhận quyền không phải
tốn chi phí trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây cũng là lợi thế không nhỏ của
hoạt động nhượng quyền đối với bên nhận quyền.
 Hỗ trợ tài chính . Việc các chi nhánh mới nhận được sự giúp đỡ trong vấn đề
tài chính thông qua nơi nhượng quyền là điều có thể. Bên nhượng quyền thường tạo
ra những sắp xếp với những nơi cho vay để một chi nhánh vay tiền. Bên nhận quyền
phải chịu trách nhiệm về khoảng vay này nhưng những cam kết hỗ trợ từ phía bên
nhượng quyền kinh doanh luôn tăng các khả năng mà một khoảng nợ sẽ được phê
chuẩn.
 Bên nhận quyền được hỗ trợ Marketing chuyên nghiệp. Một trong những
thuận lợi lớn nhất của việc cấp quyền kinh doanh là hoạt động Marketing hỗ trợ từ
phía nhượng quyền. Nơi cấp quyền kinh doanh có thể chuẩn bị và trả chi phí cho
việc phát triển những chiến dịch quản cáo chuyên nghiệp. Việc quảng bá đó trong
phạm vi quốc gia hay địa phương đều có lợi cho tất cả các chi nhánh nhượng quyền.
Thêm nữa, nơi cấp quyền kinh doanh có thể đưa ra những lời khuyên làm thế nào để
phát triển chương trình quảng bá có hiệu quả cho một vùng thông qua quỹ
marketing, điều này có thể giúp chia sẽ chi phí trong nguồn thu nhập của họ.

4.1.2 Những khó khăn gặp phải khi tiến hành hoạt động nhượng quyền:
Đối với bên nhượng quyền:
 Thách thức mà bên nhượng quyền gặp phải nằm ngay trong lợi thế của hình
thức nhượng quyền. Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn tồn tại yếu điểm với
một số lượng lớn của hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì việc quản
lý của bên nhượng quyền sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời và
mang tính chuyên môn của bên nhượng quyền đối với một số vấn đề hạn chế mà
bên nhận quyền mắc phải.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 20 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
 Nguy cơ bị tiết lộ bí mật kinh doanh trong quá trình hoạt động cũng là một
thách thức đặt ra đối với bên nhượng quyền.Bên nhận quyền sẽ được chủ thương
hiệu đào tạo phương thức hoạt động cung cấp những công thức chế biến đặc biệt
mang tính đặt trưng của thương hiệu. Đặc điểm này khiến cho kinh doanh nhượng
quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ
mạnh như ở Việt Nam.
 Ngoài ra, bên nhượng quyền phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ, đó
là việc bên đối tác – bên nhận quyền thường có xu hướng trở thành đối thủ cạnh
tranh của doanh nghiệp nhượng quyền trong nổ lực giành lấy khách hàng và thị
trường.
 Bên nhượng quyền cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để
đảm bảo sự đáp ứng đủ tiêu chuẩn từ các bên nhận quyền. Do bên nhượng quyền có
quá nhiều bên nhận quyền, họ không thể kiểm soát được thái độ phục vụ không tốt
của nhân viên của một bên nhận quyền cụ thể và có thể dẫn đến những nhận xét
tiêu cực của bất kỳ cơ sở nào mang cùng thương hiệu. Chỉ cần một tin đồn không
tốt về một khâu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng.
 Một trong những khó khăn là tình trạng thương hiệu bị nhái. Do chất lượng
của những thương hiệu giả không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách hàng và
ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của bên nhượng quyền. Hiện tượng này, buộc
bên nhượng quyền luôn phải ở trong tình trạng sẵn sàng để tham gia các vụ kiện

bản quyền.
Đối với bên nhận quyền:
Mặc dù có quyền cao nhất trong khu vực hoạt động của mình nhưng bên nhận
quyền vẫn phải chịu một số ràng buộc với bên nhượng quyền theo thỏa thuận trong
hợp đồng nhượng quyền:
 Bên nhận quyền không được tự ý điều chỉnh việc kinh doanh của mình.Thay
đổi menu, hạ giá thành sản phẩm…việc kinh doanh nhắm đến một đối tượng khách
hàng với một mục tiêu nhất định với một địa bàn nhất định mà bên nhượng quyền
đã định trong chiến lược kinh doanh của mình. Có thể dẫn đến việc vi phạm các
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 21 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
cam kết trong hợp đồng nhượng quyền và là một trong những điều kiện dẫn đến
chấm dứt hợp đồng nhượng quyền
 Phải báo cáo doanh thu và tình hình hoạt động định kỳ .Bên nhận quyền phải
đóng một khoảng phí định kỳ hàng tháng cho bên nhượng quyền. Trên thế giới,
khoảng phí này dao động trong khoảng 3%-10% tổng doanh thu hằng tháng, còn ở
Việt Nam khoảng 2% - 3%. Vì vậy nếu bên nhận quyền quản lý chi phí không tốt,
kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải nộp cho bên nhượng quyền một khoảng phí định kỳ
dựa trên doanh số bán ra. Đây cũng là một khó khăn của bên nhận quyền thường
gặp phải. Mức phí trên tổng doanh thu của một số nhà nhượng quyền tiêu biểu của
Việt Nam: Café Trung Nguyên, (2%), Phở 24 (3%).
 Bên nhận quyền chỉ có thể sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ định hoặc được
cung ứng bởi chính bên nhượng quyền. Đây vừa được xem là thuận lợi nhưng cũng
có những hạn chế nhất định: Bên nhận quyền không thể chủ động được giá cả,
thậm chí ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thay vì có thể sử dụng nguồn nguyên
liệu sẵn có, chất lượng ngang bằng thì phải đợi để có được nguồn nguyên liệu quy
định do bên nhượng quyền cung cấp.
 Bên nhận quyền không chủ động được trong trường hợp bên nhượng quyền
cắt hợp đồng nhượng quyền khi hết thời hạn. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
nhượng quyền được bên nhượng quyền xác định tùy theo từng lĩnh vực và chiến

lược kinh doanh khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy lĩnh vực kinh doanh thức
uống có thời hạn trung bình 2 - 3 năm, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thực phẩm là 5
năm,…
 Nguồn nhân lực có kiến thức nhượng quyền thương mại còn hạn chế . Nguồn
nhân lực này chủ yếu là do doanh nghiệp tự đào tạo và nhân viên tự học mà chưa
qua một trường lớp đào tạo chuyên sâu nào. Việc xúc tiến nhượng quyền vẫn còn
hạn chế, mặc dù những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa tạo được
một thị trường nhượng quyền sôi động tại Việt Nam. Trong khi đó đội ngũ nhân
viên quản lý của các doanh nghiệp nhượng quyền nước ngoài được đào tạo một
cách bài bản.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 22 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
4.2 Các giải pháp hoàn thiện nhượng quyền thương mại
Đối với bên nhượng quyền:
Nên lựa chọn các bên nhận quyền một cách cẩn thận. Một bên nhận quyền làm
ăn không tốt sẽ có thể tổn hại rất lớn cho bên nhượng quyền và rộng hơn là cho cả
hệ thống nhượng quyền. Sự thành công của bên nhận quyền cũng chính là sự thành
công của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền cần chú ý trong việc yêu cầu các bên nhân quyền đóng góp
để lập các quỹ quảng cáo, quỹ khuyến mại. Việc sử dụng tiền từ các quỹ này phải
minh bạch không nên gây mất lòng tin của các bên nhận quyền từ việc sử dụng
những quỹ này.
Bên nhượng quyền phải xem xét việc sử dụng những ngôn từ để có thể thuyết
phục bên nhận quyền ủng hộ các chính sách của mình đưa ra. Không nên áp dụng
phương pháp thuyết giảng cho bên nhận quyền mà thay vào đó là sự giao tiếp cởi
mở, minh bạch và cập nhật thông tin thường xuyên. Bên nhận quyền đã đầu tư vốn
ban đầu của họ để đặt cược cho sự tin tưởng của mình đối với bên nhượng quyền.
Chính vì thế, điều quan trọng là bên nhượng quyền không chỉ trình bày thông tin mà
còn phải giả thích cặn kẽ, khơi gợi cho bên nhận quyền tin vào hệ thống nhượng
quyền và cho thấy sự lựa chọn của họ sẽ mang lại những lợi tốt nhất.

Bên nhượng quyền cần tổ chức những hội nghị và hội thảo để khởi xướng
những chương trình hệ thống cùng với bên nhận quyền thực hiện đánh giá các ý
tưởng mới. Đây là cách làm rất hiệu quả cho hệ thống nhượng quyền được triển khai
ở nhiều khu vực khác nhau, đặc biệt là ở các nước khác nhau.
Cần xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của hệ
thống theo tinh thần đoàn kết giữa các bên. Đồng thời, lựa chọn cẩn thận các đối tác
nhận quyền trên các tiêu chí và tiêu chuẩn rõ ràng.
Đối với bên nhận quyền:
Cần nắm rõ thông tin vê nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương
hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ
thống, hiệu quả, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 23 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng loại và những định hướng phát
triển của hệ thống này trong tương lai về thị trường, những chính sách hỗ trợ đối với
các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho các thị trường mới,… Việc nắm rõ các
thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng
quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và đưa ra mục tiêu của mình để xem xét
các vấn đề sau: hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng hiện có của doanh
nghiệp, thương hiệu sản phẩm được khách hàng chấp nhận, hiệu quả đầu tư của hình
thức này đối với từng khu vực, từng nước và từng địa điểm kinh doanh khác nhau.
Cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền. Do nhà nhượng quyền thường thiết lập
các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thường có lợi cho nhà nhượng quyền
cho nên bên nhận nhượng quyền cần phải xem xét kỹ.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những
cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản
của hợp đồng nhượng quyền.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 24 Nhóm SVTH: 5B
Tìm hiểu về thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay

Chương 5
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, tình hình cạnh tranh càng
trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng
quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam được xem là một cách thức phát
triển thương hiệu, thâm nhập thị trường, bảo vệ thị phần và mơr rộn thị trường tốt
nhất và an toàn nhất. Với phương thức liên kết chặt chẽ, cả bên nhượng quyền và
bên nhân quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng hơn là có thể cùng hợp sức
cạnh tranh với các công ty lớn hơn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do đó, hình thức
này rất phù hợp với tình hình nước ta hiện nay đang rất cần tập hợp nguồn lực từ các
doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển hệ thống nhượng quyền tại Việt
Nam không nên làm theo phong trào mà cần phải có một sự phân tích kỹ càng về
mọi vấn đề để tạo sự khác biệt trong tâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền vững
với hệ thống nhượng quyền của nước ngoài. Khi ấy, các doanh nghiệp phải chuẩn bị
chu đáo mọi chuyện trước khi triển khai hệ thống này – hệ thống có khả năng cạnh
tranh bền vững tốt thì phát triển tốt và ngược lại, hệ thống chỉ có thể tồn tại trong
thời gian ngắn và sẽ suy sụp nhanh do hiệu ứng dây truyền đặc trưng của hệ thống
nhượng quyền.
Hoạt động thương mại ở Việt Nam ngày càng phát triển. Sự xuất hiện của hoạt
động nhượng quyền thương mại là kết quả tất yếu của quá trình phát triển đó. Sự ra
đời của nó góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với hoạt động thế
giới, nhất là khi nước ta mới bước chân vào sân chơi này. Đồng thời, thông qua
nhượng quyền giúp các doanh nghiệp Việt Nam có dịp tiếp cận, học hỏi các kinh
nghiệm, phương thức kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp nước ngoài thông
qua quá trình nhượng quyền. Đối với một quốc gia mới phát triển như Việt Nam thì
nhượng quyền thương mại là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, trong nội tại của nó
vẫn tồn tại những khuyết điểm nhất định. Chính vì vậy, khi tham gia vào hoạt động
GVHD: Lê Trần Thiên Ý 25 Nhóm SVTH: 5B

×