Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.16 KB, 54 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh đang phổ biến và
lan rộng khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê năm 2001, tại Mỹ có khoảng
800.000 cơ sở kinh doanh theo phương thức franchise với hơn 10 triệu nhân
công và 625 tỷ USD doanh số. Vào năm 1999, tại Trung Quốc có 974 bên
nhượng franchise với khoảng 14.000 cơ sở kinh doanh nhận franchise đạt doanh
số chiếm 4,5 % tổng doanh số bán hàng toàn quốc. Trong hai năm 2002 và 2003
số nhận franchise là 70.000, doanh số bán hàng của các cơ sở này chiếm 7,8%
doanh số toàn quốc [5].
Với đà tăng trưởng 20%/năm hiện nay, Việt Nam có tiềm năng để trở
thành thị trường hấp dẫn cho NQTM, chắc chắn số lượng hệ thống nhượng
quyền ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở con số 70 như bây giờ mà sẽ còn mở
rộng hơn nữa đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Để có thể hội nhập
thành công một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần
tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và thách thức của hệ thống kinh doanh đặc
thù này trước khi quyết định kí kết hợp đồng để tham gia mô hình kinh doanh
nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý thực hiện hoạt
động nhượng quyền thương mại, là căn cứ pháp luật quan trọng nhất và cũng là
căn cứ hợp tác kinh doanh của hai bên, đó là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ các bên đồng thời là căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Mặt khác đó
cũng là cơ sở để nhà nước có thể quản lý hoạt động nhượng quyền trên lãnh thổ
Việt Nam, có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò rất quan
trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. Chính vì vậy việc nghiên
cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam” rất cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc về cả mặt lý
luận và thực tiễn
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại nói


chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng, đồng thời nghiên cứu
một số nét cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền
thương mại, kết hợp với việc xem xét thực trạng hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy phương pháp duy vật Mac- Lênin làm phương pháp chủ đạo
trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương
pháp khác không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp liệt kê…các
phương pháp này được sử dụng đan xen lẫn nhau để có thể xem xét một cách
toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương
mại.
4. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của
luận văn gồm:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp
đồng nhượng quyền thương mại
Chương II: Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
và kinh nghiệm pháp luật quốc tế
Chương III: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về
hợp đồng nhượng quyền thương mại
2
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Nhượng quyền thương mại
1.1. Lịch sử hình thành NQTM

NQTM tuy mới được biết đến ở Việt Nam khoảng 15 năm trở lại đây
nhưng nó là khái niệm rất phổ biến trên thế giới với lịch sử phát triển khá lâu
đời.
Cách đây hàng trăm năm NQTM đã xuất hiện ở châu âu và sau đó lan
rộng, bùng nổ ở Mỹ, từ franchise có nguồn gốc từ “franc” trong tiếng Pháp có
nghĩa là “sự tự do”. Vào thời đó bên nhượng quyền là một người rất quan trọng,
được trao quyền hạn và quyền tự do để thay mặt nhà nước điều hành triển khai
các luật lệ tại một số các lãnh thổ nhất định. Khái niệm trao quyền này sau đó
được áp dụng trong ngành kinh doanh và khu vực kinh tế tư nhân.
Trước thế chiến thứ 2, NQTM phát triển ồ ạt trong các trạm xăng dầu và
gara buôn bán xe hơi, về thực chất đây chỉ là hình thức nhượng quyền phân phối
sản phẩm, các đại lý xăng dầu hay gara xe hơi được cấp giấy phép dưới tên một
thương hiệu nào đó tuy nhiên họ không phải trả khoản phí nhượng quyền nào.
Điều kiện duy nhất để các đại lý được hoạt động là phải mua sản phẩm độc
quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu mà thôi.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, mô hình kinh doanh này mới thật sự bùng
nổ và trở nên phổ biến đặc biệt đối với các mặt hàng dich vụ bán lẻ, phân phối,
nhà hàng, chuỗi khách sạn. Phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh này
phát triển mạnh nhất ở Mỹ từ khoảng thập niên 90, vào năm 1994, 35% của tổng
doanh số bán lẻ tại Mỹ là từ các cửa hàng nhượng quyền. Theo số liệu thống kê
năm 2001 có khoảng 800.000 cở sở kinh doanh NQTM, hoạt động nhượng
quyền tạo ra gần 10 triệu chỗ làm và chiếm đến 7.4% tổng lực lượng lao động,
3
chiếm 5% tổng số tiền lương trong khối kinh tế tư nhân. Khối lượng hàng hóa và
dịch vụ mà lĩnh vực này tạo ra hàng năm là khoảng 630 tỷ USD, chiếm 3.9%
tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân Hoa Kỳ (nguồn:
nghiên cứu tác động kinh tế của hoạt động NQTM - thực hiện bởi quỹ giáo dục
hiệp hội nhượng quyền quốc tế IFA). Ngày nay, một số tiểu bang của Mỹ đã có
luật bắt buộc bất kỳ công ty tư nhân nào muốn tham gia thị trường chứng khoán
phải có đăng kí nhượng quyền.

Khái niệm NQTM mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 và đến nay có
khoảng 70 hệ thống nhượng quyền nhưng hoạt động này đã từng bước khẳng
định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế VN. Giờ đây người tiêu dùng
đã quen thuộc với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như KFC, DIMAL,
QUALITEA, cho đến nay một số thương nhân VN đã kinh doanh khá thành
công theo mô hình này (điển hình là cà phê Trung Nguyên, Phở 24 và bakerry
Kinh Đô), và các doanh nghiệp có tiềm năng khác cũng đang khẩn trương chuẩn
bị để chuyển nhượng quyền thương mại. Khái niệm này cũng đã được các
trường đại học về kinh tế đưa vào giảng dạy chính thức, một số buổi hội thảo do
các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền đã được tổ chức như hội chợ triển
lãm về frachise tổ chức bởi Vina capital tại TPHCM 06/2005; hội thảo về
frachise tổ chức bởi trung tâm xúc tiến thương mại (ITPC) và công ty Việt Âu
tại khách sạn New Word 12/2005, nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các thương
nhân. Điều đó cho thấy khái niệm NQTM đã được đề cập đến rất nhiều trong
thời gian gần đây. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay Việt
Nam đã gia nhập WTO thì NQTM sẽ tiếp tục phát triển mạnh và bùng nổ, cũng
theo họ để Việt Nam có thể hội nhập kinh tế thế giới một các nhanh chóng thì
NQTM là con đường tốt nhất và rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của NQTM
1.2.1. Khái niệm NQTM
Tuy có lịch sử phát triển lâu dài nhưng đến nay trên thế giới vẫn chưa có
khái niệm thống nhất về NQTM. Mỗi quốc gia đưa ra khái niệm khác nhau phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm lập pháp của nước mình.
4
Định nghĩa của Uỷ ban thương mại liên minh Hoa Kỳ nhấn mạnh tới việc
bên giao quyền kinh doanh hỗ trợ và kiểm soát bên nhận trong hoạt động kinh
doanh, theo đó hoạt động nhượng quyền thương mại được hiểu như sau:
“NQTM là thỏa thuận, theo đó bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ đáng kể
cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp và kiểm soát chặt chẽ
phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận quyền. Đồng thời bên

nhượng quyền phải lisence nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản
phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng và yêu cầu bên
nhận thanh toán một khoản phí tối thiểu” [5]
Theo hiệp hội NQTM quốc tế (IFA) thì: “NQTM là mối quan hệ theo hợp
đồng giữa bên giao và bên nhận, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự
quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như bí quyết
kinh doanh, đào tạo nhân viên. Bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu hàng
hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát
và bên nhận quyền đang và sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp
bằng nguồn lực của mình”[5]. Theo định nghĩa này vai trò của bên nhận quyền
kinh doanh trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn
mạnh hơn so với trách nhiệm của bên giao quyền.
Liên minh Châu Âu định nghĩa: “NQTM là tập hợp những quyền sở hữu
công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bí quyết hoặc sáng chế sẽ
được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối
cùng”[5]. Như vậy có thể thấy cách tiếp cận của liên minh Châu Âu là việc nhấn
mạnh quyền của bên nhận quyền khi sử dụng tập hợp các quyền sở hữu trí tuệ
Định nghĩa của Australia là định nghĩa khá toàn diện về NQTM, ngoài
việc chỉ ra các đặc điểm đặc trưng khái quát lên bản chất của NQTM còn chỉ ra
được một quy trình khá chi tiết và đầy đủ của hoạt động NQTM. Định nghĩa đó
như sau[5]: “NQTM là một thỏa thuận một bên (bên nhượng quyền) cấp cho bên
khác (bên nhận quyền) quyền thực hiện hoạt động đề nghị giao kết hợp đồng,
cung cấp hoặc phân phối hàng hóa hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ
5
Australia theo hệ thống hoặc kế hoạch kinh doanh mà cơ bản được xác định
kiểm soát hoặc đề xuất bởi bên nhượng quyền, theo đó: Việc tiến hành hoạt
động kinh doanh được chủ yếu gắn liền với thương hiệu, hoạt động quảng cáo
hoặc biểu tượng thương mại của bên nhượng quyền. Trước khi bắt đầu kinh
doanh và trong qúa trình kinh doanh, bên nhận quyền phải thanh toán cho bên

nhượng quyền một khoản phí NQTM
Đối với Việt Nam khái niệm nhượng quyền thương mại lần đầu tiên được
đề cập đến trong pháp luật tại Đ284 luật thương mại 2005, theo quan điểm các
nhà làm luật thì: “NQTM là hoạt động thượng mại theo đó bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Qua các định nghĩa trên ta có thể thấy mặc dù quan điểm của các quốc gia
về nhượng quyền thương mại là khác nhau nhưng tất cả các định nghĩa trên đều
có đặc điểm chung là:
 Bên nhận quyền phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ dưới nhãn
hiệu hàng hóa, các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và theo quy trình kỹ thuật do
bên nhượng quyền xây dựng và sở hữu.
 Bên nhận quyền phải trả một khoản phí và chấp nhận các điều kiện
do bên nhượng quyền quy định (các quy định về tiêu chuẩn hàng hoá, giá sản
phẩm, cách bài trí cửa hàng, cung cách phục vụ của nhân viên...)
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động NQTM
NQTM là phương thức kinh doanh đặc biệt, mặc dù rất giống với lisence,
đại lý thương mại và chuyển giao công nghệ nhưng nó không phải là một trong
6
các phương thức đó, chúng ta có thể nhận biết NQTM qua một số đặc điểm cơ
bản của nó như:
Thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động NQTM gồm bên nhượng quyền và
bên nhận quyền là các pháp nhân độc lập và hoàn toàn không phụ thuộc với
nhau về mặt pháp lý cũng như tài chính. Bên nhận quyền mặc dù kinh doanh

dưới thương hiệu của bên nhượng quyền nhưng lại hoàn toàn chủ động trong
việc kinh doanh của mình, việc có lãi hay chịu lỗ không liên quan trực tiếp đến
bên nhượng quyền. Mặt khác các chủ thể hoạt động NQTM đều là những doanh
nghiệp hoàn toàn độc lập về mặt trách nhiệm đối với khách hàng và các đối tác
khác trong kinh doanh, vì vậy nó sẽ có địa vị pháp lý ngang nhau khi kinh doanh
NQTM
Thứ hai, đối tượng của hoạt động NQTM là vô hình – chính là quyền
thương mại _ đó là một thể thống nhất tạo bởi rất nhiều các quyền tài sản khác
nhau như quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (nhãn
hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, bí quyết kỹ thuật...), quyền
kinh doanh theo hệ thống vận hành với phương thức quản lý, tiếp thị, đào tạo
của bên nhượng quyền.
Thứ ba là mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên
nhận quyền. Bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh
của bên nhận quyền để sản xuất, phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đồng
thời còn nhận được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, đào tạo của bên nhượng quyền
trong quá trình kinh doanh theo hợp đồng NQTM. Chính vì vậy bên nhượng
quyền luôn có quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận
quyền để đảm bảo tính đồng bộ cho toàn hệ thống nhượng quyền. Ngược lại,
bên nhận quyền khi tham gia vào mạng lưới kinh doanh nhượng quyền sẽ phải
trả cho bên nhượng quyền các khoản tiền cho việc sử dụng đối tượng NQTM để
kinh doanh cũng như các khoản tiền cho các công việc đào tạo, hỗ trợ mà mình
nhận được.
7
Trên đây chỉ là một số đặc điểm cơ bản của nhượng quyền thương mại,
tùy theo từng hình thức nhượng quyền cụ thể mà quan hệ nhượng quyền thương
mại còn có thể có các đặc điểm khác.
1.2.3. Phân loại NQTM
Theo thông lệ quốc tế, nếu căn cứ vào phạm vi, tính chất của quan hệ
nhượng quyền thì NQTM sẽ được chia thành nhượng quyền sản xuất, nhượng

quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền phương pháp kinh doanh.
Thứ nhất, nhượng quyền sản xuất: Đây là loại hình NQTM theo đó bên
nhận được sử dụng các nguyên liệu đặc thù và có thể là bí quyết kinh doanh để
thực hiện việc sản xuất và phân phối sản phẩm dưới tên thương mại và nhãn
hiệu của bên giao. Bên giao quyền chỉ cung cấp các nguyên liệu đặc thù, các bí
quyết kỹ thuật và cấp lisence quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cho bên
nhận để tiến hành kinh doanh.
Thứ hai, nhượng quyền phân phối: Đây là loại hình NQTM đơn giản nhất,
mà mối quan hệ giữa hai bên chủ thể (bên giao và bên nhận quyền) thực chất là
quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Theo đó bên nhận quyền chỉ được
thực hiện phân phối các sản phẩm do bên giao quyền sản xuất, cung cấp dưới
thương hiệu của bên giao quyền mà không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nào từ
phía bên giao quyền như các hình thức nhượng quyền kinh doanh khác. Có
chăng chỉ là việc bên nhận quyền được sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ thuộc
sở hữu của bên giao quyền như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, biển hiệu
cửa hàng để kinh doanh. Chính vì vậy, bên nhận quyền cũng tự do hơn trong
việc kinh doanh của mình, ít chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao quyền trong
quá trình kinh doanh. Hình thức nhượng quyền này được áp dụng rộng rãi vào
thời kì trước chiến tranh thế giới thứ 2 và đến nay vẫn còn phổ biến ở các nước
phương tây trong các lĩnh vực như kinh doanh trong các trạm xăng dầu, đại lý
bán ô tô.
Thứ ba, nhượng quyền phương pháp kinh doanh (nhượng quyền kinh
doanh): Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay, nó là hình thức
kinh doanh hội tụ tất cả các đặc trưng của phương thức NQTM. Nhượng quyền
8
kinh doanh không đơn thuần là việc bên giao quyền cho phép bên nhận quyền sử
dụng nhãn hiệu, tên thương mại và bí quyết kinh doanh của mình để sản xuất và
kinh doanh mà nó còn gồm cả việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công
thức điều hành quản lý. Bên nhận quyền được phép sử dụng tất cả các quyền đối
với đối tượng kinh doanh của bên giao quyền, đó là các quyền đối với nhãn hiệu

hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh để kinh doanh. Trong hình thức
này, bên giao quyền không thực hiện việc sản xuất và cung cấp sản phẩm cho
bên nhận quyền mà thay vào đó là chuyển giao bí quyết kỹ thuật, các trang thiết
bị, nguyên liệu đặc thù cho bên nhận quyền để sản xuất, kinh doanh dưới thương
hiệu của bên nhượng quyền. Không những vậy, bên nhận quyền còn nhận được
sự trợ giúp, hỗ trợ của bên nhượng quyền trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh. Đổi lại bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền khoản phí
nhượng quyền và các khoản lợi tức được tính hàng năm trong qúa trình hợp
đồng NQTM có hiệu lực. Mặt khác bên nhận quyền còn phải tuân thủ tuyệt đối
các quy định kỹ thuât, chuẩn mực do bên giao quyền đặt ra. Hình thức nhượng
quyền kinh doanh được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng ăn
uống.
Có thể nói đây là ba hình thức nhượng quyền cơ bản nhất, từ đây có thể
phát triển thành nhiều hình thức nhượng quyền khác. Phụ thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh của mình mà các bên chọn ra hình thức nhượng quyền thương mại
phù hợp để kinh doanh
1.2.4. Ý nghĩa của NQTM
Hoạt động NQTM ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế
giới là một thực tế cho thấy đó là mô hình kinh doanh rất thành công và được
các thương nhân lựa chọn. Đây là phương thức kinh doanh không chỉ mang lại
lợi ích cho các bên tham gia mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc
gia cũng như thế giới.
1.2.4.1. Đối với bên nhượng quyền
Lợi ích đầu tiên mà bên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh NQTM
là nhân rộng mô hình kinh doanh mà không cần bỏ ra nhiều chi phí. Đây là điều
9
mà bất kì thương nhân nào cũng mong muốn bởi lẽ khi mô hình kinh doanh
được nhân rộng đồng nghĩa với thương hiệu của mình sẽ mạnh lên, có chỗ đứng
trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác. Đối với
một thương nhân không kinh doanh theo mô hình NQTM thì điều này rất khó

khăn bởi chủ thương hiệu sẽ phải tự bỏ ra các khoản chi phí để xây dựng hệ
thống cửa hàng của mình, phải tìm hiểu phong tục tập quán địa phương nơi
mình định đặt cửa hàng để có hướng kinh doanh phù hợp, phải tổ chức quản lí
một cách đồng bộ hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Tuy nhiên với những
thương nhân kinh doanh NQTM thì những vấn đề trên không còn là trở ngại,
đây chính là lợi ích lớn nhất mà nên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh
theo phương thức này.
Khi thực hiện NQTM bên nhượng quyền sẽ nhận được các khoản phí từ
bên nhận quyền, các khoản phí này bao gồm phí nhượng quyền ban đầu, phí
hàng tháng và các loại phí khác, đây là một nguồn thu rất lớn đối với bên
nhượng quyền, thương hiệu càng mạnh thì các khoản phí này càng cao. Như
vậy, ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình bên nhượng quyền còn
được hưởng một khoản tiền lớn mà chỉ khi kinh doanh NQTM mới có, hay nói
cách khác kinh doanh NQTM giúp bên nhượng quyền tăng doanh thu của mình
một cách đáng kể.
Lợi ích tiếp theo mà bên nhượng quyền nhận được chính là việc tiết giảm
các chi phí như phí quảng cáo, tiếp thị, các khoản chi mua nguyên liệu đặc thù.
Đối với các nguyên liệu đặc thù bên nhận quyền phải mua với số lượng lớn để
phân phối cho cả hệ thống cửa hàng nhượng quyền của mình, với số lượng lớn
như vậy bên nhượng quyền sẽ mua được nguyên liệu với giá thấp hơn so với giá
thông thường của hàng hóa đó. Các chi phí về quảng cáo, tiếp thị cũng được tiết
giảm nhờ ưu thế chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu chia sẻ
với nhau thông qua phí hàng tháng của bên nhận quyền.
1.2.4.2. Đối với bên nhận quyền
Theo con số thống kê ở Mỹ, trung bình chỉ có khoảng 23% doanh nghiệp
nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi đó con số
10
này là 92% đối với các danh nghiệp kinh doanh NQTM [4,Tr.23]. Điều đó cho
thấy tỷ lệ thành công của mô hình kinh doanh này cao hơn nhiều so với các mô
hình khác. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi bên nhận quyền sản xuất, phân phối

hàng hoá và cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng
quyền – thường là những thương hiệu lớn và có sức cạnh tranh trên thị trường.
Bên nhận quyền chỉ cần bỏ ra một khoản tiền và đáp ứng các điều kiện của bên
nhượng quyền là có thể kinh doanh mà không phải tự xây dựng và phát triển
thương hiệu. Đây có thể được coi là khoản đầu tư an toàn và khôn ngoan của
bên nhận quyền vì khi kinh doanh dưới thương hiệu mạnh thì vấn đề hồi vốn và
thu lợi nhuận chỉ trong thời gian ngắn. Một thí nghiệm nhỏ sau sẽ cho thấy sức
mạnh của thương hiệu trên thị trường lớn như thế nào: Người ta bỏ bơ, lạc dở và
rẻ tiền vào lọ của thương hiệu mạnh và bỏ bơ, lạc ngon, đắt tiền vào lọ chưa có
thương hiệu gì cho người tiêu dùng ăn thử, kết quả là đa số mọi người cho rằng
bơ lạc dở, rẻ tiền đựng trong lọ có thương hiệu nổi tiếng ngon hơn [4,Tr.24].
Điều này chứng minh sức mạnh của thương hiệu trong quyết định mua hàng của
khách hàng, hay nói cách khác, khi mua franchise của một sản phẩm đã có
thương hiệu thì khá an tâm vì coi như họ đã chắc chắn có một lượng khách hàng
nhất định.
Khi kinh doanh NQTM bên nhận quyền sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro
trong kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bên nhượng
quyền không chỉ trước trước mà cả sau khi cửa hàng nhượng quyền được khai
trương về các vấn đề như quảng cáo, tiếp thị, đào tạo nhân viên. Mặt khác các
thương hiệu được chuyển nhượng thường đã được bảo hộ sẵn, như vậy bên nhận
quyền không phải mất phí bảo hộ (một khoản phí không nhỏ) như các thương
nhân kinh doanh độc lập khác và cũng không lo bị khiếu kiện liên quan đến vấn
đề bảo hộ. Không chỉ vậy, bên nhận quyền còn được học hỏi kinh nghiệm quản
lý, được tiếp nhận các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến từ bên nhượng quyền.
So với các thương nhân kinh doanh độc lập thì đây là những nguồn lợi rất lớn
của thương nhân kinh doanh NQTM.
1.2.4.3. Đối với nền kinh tế
11
NQTM là phương thức kinh doanh không chỉ có ý nghĩa đối với các bên
chủ thể mà còn tác động rất lớn đến nền kinh tế. Ngay từ khi hình thành, NQTM

đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy mạnh sản xuất, tăng
nguồn thu cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế trên thế giới.
Theo ước tính, doanh thu từ kinh doanh NQTM trên thế giới năm 2002 là
1.000 tỷ USD với khoảng 32.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau và con số
này không chỉ dừng lại ở đây. ở Anh và Mỹ, doanh thu từ hoạt động kinh doanh
này là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế, hoạt
động này cũng thu hút lượng đông đảo lao động, giúp giải quyết tình trạng thất
nghiệp trong xã hội.
Albert Kong - diễn giả quốc tế về NQTM trong một cuộc hội thảo đã ví
NQTM như là hình thức “nhân bản vô tính” trong kinh doanh, cách so sánh này
xuất phát từ đặc tính nổi bật của mô hình kinh doanh NQTM là sự đồng bộ.
Chính đặc điểm này làm cho NQTM trở thành phương thức kinh doanh có lợi
cho người tiêu dùng. Thông qua NQTM khách hàng có thể tiếp cận một cách dễ
dàng, nhanh chóng những sản phẩm chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng
kháp mọi nơi trên thế giới, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng tiền của
mình vào các sản phẩm này mà không lo sợ mua phải hàng nhái, hàng giả và
hàng kém chất lượng.
Đối với các thương nhân lần đầu tiên kinh doanh, NQTM là một cách học
rất hay và thiết thực. Thông qua cửa hàng nhượng quyền, doanh nghiệp mới vào
nghề có cơ hội học hỏi kinh nghiệm điều hành từ một hệ thống bài bản và đã
được chứng minh thành công của chủ thương hiệu. Sau khi được trang bị kiến
thức và khả năng thực tế, bên nhận quyền sẽ tự tin hơn nếu muốn bắt đầu xây
dựng mô hình kinh doanh mới, xã hội và nền kinh tế nói chung sẽ bớt thiệt hại
gây ra bởi những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do thiếu kinh nghiệm.
Mặt khác, NQTM sẽ làm cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần
nhau hơn, từ đó có sự giao lưu giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới về cả
12
kinh tế, văn hoá và chính trị. Vì vậy có thể nói NQTM là một trong các phương
thức giúp thúc đẩy quá trình hội nhập toàn cầu.

Với những ý nghĩa to lớn như vậy, NQTM đang là phương thức kinh
doanh được các doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn, không những thế, nó cũng
là mô hình kinh doanh được các quốc gia trên thế giới đánh giá cao trong việc
đưa nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới
1.3. Phân biệt NQTM với một số phương thức kinh doanh khác
1.3.1. NQTM và lisence đối tượng SHTT
Lisence đối tượng sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí
tuệ (hoặc người được chủ sở hữu đối tượng SHTT chuyển giao độc quyền quyền
sử dụng đối tượng SHTT) chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng
đối tượng SHTT của mình cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác, qua đó
bên chuyển giao lisence SHTT thu được một khoản tiền.
Có thể thấy NQTM và lisence giống nhau ở điểm cả hai đều có hoạt động
chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng SHTT, tuy nhiên đây là hai hoạt động
kinh doanh hoàn toàn khác nhau, mà dựa vào một số tiêu chí sau ta có thể phân
biệt chúng:
Thứ nhất, đối tượng hợp đồng NQTM rộng hơn so với hợp đồng lisence,
ngoài các đối tượng quyền SHTT nó còn gồm các đối tượng khác như phương
pháp kinh doanh, chỉ dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật.
Thứ hai, bên nhận chuyển giao lisence ngoài việc sử dụng đối tượng
SHTT của bên chuyển giao thì không còn mối quan hệ nào với chủ thể giao
lisence. Ngược lại, trong hợp đồng NQTM mối quan hệ giữa các chủ thể rất
chặt chẽ, bên nhận quyền phải tuân theo các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật do
bên nhượng quyền đặt ra đồng thời phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng
quyền. Đổi lại, bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ cho bên nhận
quyền trong suốt thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ ba, về vấn đề phí: phí trong hợp đồng lisence là phí trả cho từng đối
tượng lisence cụ thể, còn phí trong hợp đồng NQTM chính là khoản tiền trả cho
việc sử dụng tổng hợp mọi quyền SHTT được giao bởi bên nhượng quyền.
13
Điểm khác biệt nữa là trong hợp đồng NQTM bên nhượng quyền cho

phép bên nhận quyền được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo
những cách thức của bên nhượng quyền để sản xuất, kinh doanh. Nhưng với hợp
đồng lisence bên nhận chuyển giao chỉ được quyền sử dụng các đối tượng SHTT
để tiến hành kinh doanh và không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên
chuyển giao lisence.
1.3.2. NQTM và chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc toàn bộ công nghê từ bên có quyền chuyển giao công nghệ
sang bên nhận công nghệ. Như vậy giữa NQTM và CGCN có đặc điểm chung
chính là ở nội dung chuyển giao quy trình kỹ thuật và bí quyết kinh doanh, vì
thế giữa hai phương thức này nhiều khi vẫn có sự nhầm lẫn, Tuy nhiên đây là
hai hình thức kinh doanh khác nhau về bản chất, trong chuyển giao công nghệ,
bên có quyển chuyển giao có thể chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
công nghệ, nhưng trong hợp đồng NQTM, đối tượng chuyển giao chỉ có thể là
quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Mặt khác, khi tham gia quan hệ
chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao chỉ nhằm mục đích ứng dụng nó
vào quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm;
còn mục đích tham gia quan hệ nhượng quyền của bên nhận quyền là việc tìm
kiếm lợi nhuận bằng cách khai thác giá trị thương hiệu đã thành công của bên
nhượng quyền.
Sau khi được chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể sử
dụng theo bất kỳ tên thương mại, kiểu dáng, thương hiệu nào mà họ muốn.
Ngược lại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng công nghệ mà mình nhận được để
sản xuất hàng hoá và cung ứng các loại dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức,
dưới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của bên nhượng quyền.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các chủ thể trong hai hình thức kinh doanh
này cũng khác nhau. Nếu như trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, giữa các
bên không có quan hệ gì sau khi công nghệ được chuyển giao thì ngược lại,
14
quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng NQTM rất chặt chẽ, gắn bó mật thiết

với nhau.
1.3.3. NQTM và Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt đông thương mại, theo đó bên giao đại lý và
bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá,
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý để hưởng thù lao.
Về hình thức, NQTM và đại lý thương mại đều là việc cùng phân phối
hàng hoá, dịch vụ trên thương hiệu doanh nghiệp khác, tuy nhiên về bản chất thì
NQTM và đại lý thương mại tương đối khác nhau:
Thứ nhất, bên nhận quyền trong quan hệ NQTM là một pháp nhân độc
lập, tiến hành phân phối hàng hoá, dịch vụ cho chính mìnhvà tự hạch toán tài
chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Còn bên nhận đại lý trong đại lý
thương mại chỉ là đại diện của doanh nghiệp trong việc phân phối, cung ứng
dịch vụ theo mức giá quy định của doanh nghiệp đó, bên nhận đại lý sẽ nhận
được khoản hoa hồng từ phía doanh nghiệp tính trên doanh số bán được của đại
lý đó
Thứ hai, trong quan hệ đại lý thương mại bên nhận đại lý không phải trả
khoản phí nào cho doanh nghiệp khi trở thành đại lý của doanh nghiệp, không
chỉ vậy, trong suốt quá trình kinh doanh, bên nhận đại lý còn được hưởng thù
lao do bên giao đại lý trả (gọi là hoa hồng) cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ngược lại, bên nhận quyền trong NQTM muốn than gia vào mạng lưới nhượng
quyền phải trả cho bên nhượng quyền khoản phí ban đầu để mua "quyền thương
mại", đồng thời trong suốt qúa trình kinh doanh, bên nhận quyền còn phải đóng
các khoản phí hàng tháng để tiếp tục duy trì sử dụng các đối tượng SHTT.
Một điểm phân biệt khá quan trọng giữa NQTM và đại lý thương mại
chính là cách bài trí cửa hàng. Đối với các cửa hàng nhượng quyền bên nhận
quyền bắt buộc phải bố trí thiết kế cửa hàng theo đúng quy định của bên nhượng
quyền. Nhưng với các cửa hàng đại lý, bên nhận đại lý được toàn quyền quyết
định việc bài trí cửa hàng, không chịu bất kỳ sức ép nào từ bên giao đại lý.
2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng NQTM
15

Khi tìm hiểu pháp luật điều chỉnh về một hợp đồng thương mại, thông
thường sẽ nghiên cứu theo các tiêu chí về chủ thể, hình thức, nội dung của hợp
đồng đó. Vì vậy để thuận tiện cho việc tìm hiểu nội dung pháp luật về hợp đồng
NQTM chúng ta cũng sẽ đi theo các tiêu chí này, sau đây sẽ là các quy định cụ
thể về các vấn đề pháp lý của hợp đồng NQTM theo thông lệ quốc tế.
2.1. Pháp luật về chủ thể hợp đồng NQTM
Chủ thể hợp đồng NQTM chính là các bên tham gia hợp đồng gồm bên
nhượng quyền và bên nhận quyền, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu được
bên nhượng quyền chấp nhận thì bên nhận quyền có thể chuyển nhượng quyền
thương mại cho bên thứ ba, khi đó bên nhận quyền trở thành bên nhượng quyền
và bên thứ ba trở thành bên nhận quyền trong quan hệ nhượng quyền mới nay
(gọi là nhượng quyền thứ cấp), bên thứ 3 sẽ có các quyền và nghĩa vụ như bên
nhận quyền ban đầu.
Muốn trở thành chủ thể hợp đồng NQTM, các bên phải đáp ứng điều kiện
theo quy định pháp luật. Các quốc gia trên trên thế giới có quy định khác nhau
về vấn này tuy nhiên hầu hết đều có quy định chung là chủ thể hợp đồng NQTM
phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh. Ngoài các điều kiện chung pháp
luật một số nước còn có các quy định khác như thời gian hoạt động tối thiểu,
khả năng tài chính các bên.
NQTM là mô hình kinh doanh theo hệ thống đồng bộ, vì vậy giữa các chủ
thể trong hợp đồng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, trong khuôn khổ luận
văn này chúng ta chỉ nghiên cứu 2 mối quan hệ liên quan trực tiếp đến hợp đồng
là quan hệ giữa nhượng quyền - bên nhận quyền và quan hệ giữa hai bên - khách
hàng.
2.1.1. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền
Trong mối quan hệ này, lợi thế thường nghiêng về bên nhượng quyền,
điều này được hầu hết các quốc gia quy định bởi lẽ bên nhượng quyền là chủ
thương hiệu, là người xây dựng và phát triển thương hiệu thành công, vì vậy bên
nhượng quyền thường có quyền đưa ra các yêu cầu về giá, các tiêu chuẩn kỹ
thuật và các quy định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền.

16
Trên thực tế thì hầu hết các hợp đồng NQTM đều do bên nhượng quyền soạn
thảo và luôn có khuynh hướng bảo vệ lợi ích tối đa cho mình.
Bên nhận quyền kinh doanh NQTM với mục đích lớn nhất là tìm kiếm lợi
nhuận trên thương hiệu, uy tín của bên nhượng quyền, bởi vậy họ luôn chấp
nhận ở thế yếu và phải tuân theo các điều kiện do bên nhượng quyền đặt ra. Tuy
nhiên không phải vì thế mà có thể kết luận hợp đồng NQTM không bình đẳng,
tự nguyện bởi bên nhượng quyền và bên nhận quyền là hai pháp nhân độc lập,
có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau khi tham gia quan hệ này, mặt khác khi bên
nhận quyền chấp nhận các quy định, điều kiện của bên nhượng quyền thì coi
như đã thỏa mãn về mặt ý chí, họ chấp nhận một cách tự nguyện và không chịu
sự ép buộc từ bất kỳ ai. Như vậy nếu xét về góc độ pháp lý thì hợp đồng này là
hợp pháp, nó đảm bảo các yếu tố cần có của một hợp đồng.
Mặc dù bên nhượng quyền chiếm ưu thế nhưng trong nhiều trường hợp
bên nhận quyền cũng có thể yêu cầu bên nhượng quyền bỏ đi hoặc sửa đổi các
quy định trong hợp đồng để phù hợp với phong tục tập quán, hoàn cảnh địa
phương nơi mình kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
2.1.2. Mối quan hệ các bên – khách hàng
Bên nhận quyền tuy là một pháp nhân độc lập nhưng lại sản xuất, phân
phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng quyền,
vậy một vấn đề đặt ra là bên nào sẽ chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ đó, bên nhận hay bên nhượng quyền. Để bảo vệ lợi ích của người
tiêu dùng, pháp luật các nước hầu hết đều quy định về vấn đề này, tuy nhiên
cách quy định của mỗi quốc gia là khác nhau. Theo một số nước thì vì bên nhận
quyền và bên nhượng quyền là hai pháp nhân độc lập nên không đặt ra vấn đề
chịu trách nhiệm liên đới giữa hai bên mà trách nhiệm thuộc về bên nào tùy thỏa
thuận các bên. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác lại quy định các bên phải chịu
trách nhiệm liên đới trước khách hàng bởi đặc thù kinh doanh NQTM là tính hệ
thống và đồng bộ. Mặc dù các quy định khác nhau nhưng lợi ích người tiêu dùng
sẽ luôn được các quốc gia bảo vệ dù pháp luật nước đó có quy định về trách

nhiệm liên đới giữa các bên hay không.
17
2.2. Pháp luật về hình thức hợp đồng NQTM
Trong hợp đồng NQTM, điều quan trọng nằm ở nội dung hợp đồng, đó là
căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ và cũng là cơ sở giải quyết tranh
chấp, vì vậy nó phải được thể hiện dưới hình thức khoa học, dễ hiểu nhất. Về
vấn đề này các quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau, theo một số nước
có nền kinh tế phát triển thì hợp đồng NQTM có thể thể hiện dưới nhiều hình
thức như bằng văn bản, lời nói hoặc một thỏa thuận ngầm nhất định, quy định
như vậy nhằm đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong hợp
đồng. Tuy nhiên các nước đang phát triển lại có quan điểm khác, theo họ hợp
đồng NQTM bắt buộc phải thể hiện dưới hình thức văn bản, vì như vậy mới có
thể ghi nhận quyền và nghĩa vụ các bên và đảm bảo khả năng quản lý của nhà
nước với hoạt động NQTM.
2.3. Pháp luật về nội dung hợp đồng NQTM
2.3.1. Pháp luật điều chỉnh đối tượng hợp đồng
Đối tượng hợp đồng NQTM là "quyền thương mại" – là tập hợp tất cả các
quyền năng của chủ thương hiệu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp như
nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, tên thương mại. Ngoài ra để giá trị
quyền thương mại được nâng lên thì đối tượng NQTM còn có thể chứa đựng
thêm một số quyền năng khác như quyền được cấp quyền thương mại chung,
quyền phát triển hệ thống NQTM.
2.3.2. Pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
NQTM
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng chính là sự thỏa thuận các bên
về việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Theo đó các
bên thỏa thuận các điều khoản phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình
cũng như các quy định pháp luật. Các điều khoản này phải được quy định một
cách cụ thể và dễ hiểu vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của hai bên và
khả năng xảy ra tranh chấp.

Nếu như trong các hợp đồng khác, khi hợp đồng chấm dứt đồng nghĩa với
việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên thì trong hợp đồng NQTM sau khi hợp
18
đồng chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên vẫn còn tồn tại. Đây là vấn đề được
hầu hết luật pháp các quốc gia quyđịnh nhằm bảo vệ lợi ích của bên nhượng
quyền. Quy định này rất hợp lý bởi đối tượng hợp đồng NQTM là vô hình nên
rất dễ bị bên nhận quyền chiếm dụng, khai thác sau khi hợp đồng chấm dứt để
cạnh tranh ngược lại với bên nhượng quyền, vì thế nếu nhà nước không có biện
pháp bảo vệ bên nhượng quyền thì sẽ không chủ thương hiệu nào dám kinh
doanh theo mô hình NQTM.
2.3.3. Pháp luật điều chỉnh một số vấn đề khác liên quan đến hợp đồng
NQTM
2.3.3.1. Phí nhượng quyền
Phí nhượng quyền là khoản tiền mà bên nhận phải trả cho bên nhượng để
được sử dụng quyền thương mại và phương thức kinh doanh của bên nhượng
quyền. Đây không phải là giá của quyền thương mại mà thực chất là khoản tiền
thuê được trả cho chủ sở hữu để được sử dụng, khai thác công dụng của "quyền
thương mại" trong một khoảng thời gian và trong một phạm vi nhất định.
Khi kinh doanh NQTM, bên nhượng quyền sẽ được nhận các khoản phí từ
bên nhận quyền gồm phí ban đầu, phí hàng tháng và các khoản phí khác. Phí ban
đầu chính là khoản phí để đào tạo, chuyển giao công thức cho bên nhận quyền,
loại phí này thường chỉ được tính một lần. Phí hàng tháng là loại phí mà bên
nhận quyền phải trả cho việc duy trì và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên
nhượng quyền và những dich vụ hỗ trợ mang tính tiếp diễn liên tục như đào tạo,
huấn luyện nhân viên, tiếp thị, nghiên cứu phát triển, sản phẩm mới, phí này có
thể là một khoản cố định hoặc được tính theo % doanh số bên nhận quyền.
Ngoài ra bên nhượng quyền còn nhận được một số khoản phí khác như phí
quảng cáo, tiếp thị, tiền thuê tài sản, các khoản phí này rất đa dạng và có thể
phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến NQTM.
2.3.3.2. Thời hạn, gia hạn hợp đồng

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian tính từ khi hợp đồng có hiệu lực
đến khi chấm dứt hợp đồng, thời hạn này do các bên thỏa thuận phù hợp với
mục đích và hoàn cảnh các bên và các quy định pháp luật. Tuy pháp luật các
19
nước không quy định trực tiếp thời hạn hợp đồng là bao lâu nhưng một số quốc
gia có quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng như Mỹ là 5 năm, Trung Quốc
là 3 năm.
Trong thời hạn hợp đồng hoặc khi hợp đồng hết hạn các bên có thể thoả
thuận gia hạn hợp đồng, thời hạn gia hạn cũng do các bên thỏa thuận phù hợp
điều kiện hoàn cảnh của mình.
2.3.3.3. Thay đổi hợp đồng
Trong kinh doanh không ai có thể lường trước được những thay đổi về
việc kinh doanh của mình. Mặt khác những thay đổi đó không chỉ lần một, lần
hai mà có thể rất nhiều lần, trong những trường hợp đó các bên không thể cùng
nhau thỏa thuận soạn thảo lại một hợp đồng mới. Vì vậy thay đổi hợp đồng được
đặt ra như một giải pháp toàn diện, các bên có thể sửa đổi các điều kiện không
còn phù hợp trong hợp đồng mà không cần hủy bỏ hợp đồng gốc ấy, điều này
được hầu như các quốc gia ủng hộ và quy định. Khi hợp đồng thay đổi thì quyền
và nghĩa vụ các bên cũng thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của hợp đồng.
2.3.3.4. Tạm dừng hợp đồng
Trong nhiều trường hợp, do có lí do chính đáng mà một hoặc hai bên
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận tạm dừng
thực hiện hợp đồng. Nhưng việc tạm dừng này chỉ trong một thời gian nhất định
để các bên khắc phục hoàn cảnh. Hết thời hạn này các bên phải tiếp tục thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu hết hạn tạm dừng mà hai
bên thỏa thuận không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì coi như hợp đồng chấm
dứt.
2.3.3.5. Chấm dứt hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng NQTM được coi như một điều khoản quan trọng, có
ảnh hưởng lớn đến lợi ích các chủ thể trong hợp đồng cũng như những chủ thể

liên quan khác. Chấm dứt hợp đồng NQTM gồm chấm dứt thông thường và
chấm dứt bất thường, trong đó chấm dứt thông thường chính là việc hợp đồng
NQTM chấm dứt khi hết hạn thực hiên hợp đồng, ngược lại chấm dứt bất
thường là việc hợp đồng NQTM chấm dứt khi chưa hết thời hạn trong hợp đồng
20
mà một trng hai bên phá sản hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Dù
hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào đi nữa thì hậu quả pháp lý xảy ra là
các bên phải thanh toán tất cả các quyền và nghĩa vụ với nhau.
2.3.3.6. Giải quyết tranh chấp
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong hợp đồng NQTM bởi lẽ mối quan
hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng này rất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp. Điều
khoản về giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận một cách cụ thể,
chi tiết trong hợp đồng vì đó sẽ là căn cứ giúp việc giải quyết tranh chấp nhanh
chóng, giảm thiệt hại cho các bên.
2.3.3.7. Đăng kí hoạt động NQTM
Để đảm bảo khả năng quản lý của nhà nước đối với hoạt động NQTM thì
việc đăng lý và phê duyệt hợp đồng là rất cần thiết, đặc biệt khi hoạt động
NQTM còn kèm theo việc chuyển giao công nghệ. Vấn đề này được các quốc
gia trên thế giới quy định nhằm đảm bảo lợi ích các bên chủ thể và lợi ích chung
cho toàn thể xã hội.
2.3.3.8. Công bố thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại
Trong hợp đồng NQTM bên nhượng quyền thường có ưu thế hơn, vì vậy
để bảo vệ lợi ích cho bên nhận quyền thì việc công bố thông tin về hệ thống
nhượng quyền là điều rất quan trọng. Bên nhượng quyền phải cung cấp các
thông tin về hoạt động nhượng quyền của mình để bên nhận quyền có quyết
định đúng trong việc mua “quyền thương mại”. Mặt khác, cũng giúp cơ quan
nhà nước có thể quản lý, kiểm soát được hoạt động NQTM một cách dễ dàng,
thuận lợi hơn.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản khái quát về hợp đồng NQTM, sang
chương 2 chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể các quy định của pháp luật một số nước

và Việt Nam về hợp đồng NQTM.

21
CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1. Pháp luật về hợp đồng Nhượng quyền thương mại một số nước trên thế
giới
1.1. Pháp luật Mỹ về hợp đồng NQTM
Hoạt động NQTM ở Mỹ được điều chỉnh bởi Quy chế về công bố thông
tin, các điều cấm trong NQTM và các cơ hội kinh doanh NQTM của ủy ban
thương mại liên bang Hoa Kỳ năm 1979. Quy chế này quy định các thông tin bắt
buộc mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền thông qua tài
liệu công bố(UFOC). Một tài liệu UFOC chuẩn tại Mỹ có 23 hạng mục thông tin
cập nhật nhất về bên nhượng quyền và gần như tất cả điều kiện chính của một
hợp đồng NQTM, bên nhận quyền sẽ rà soát từng hạng mục và sau đó góp ý
xem hạng mục nào nên hay có thể chỉnh sửa. Tuy nhiên có nhiều hạng mục gần
như không thể đàm phán được như khoản phí ban đầu, phí hàng tháng, do đó
bên nhận quyền phải ý thức được điều này khi đàm phán. Đi kèm tài liệu UFOC
thường có đính kèm một bản hợp đồng mẫu cho các bên tham khảo, tài liệu
UFOC thường chỉ ra hạng mục chi tiết mà bên nhượng quyền phải công bố cho
các bên dự định nhận quyền và phải được trao cho bên nhận quyền trước khi
hợp đồng. Pháp luật Mỹ quy định bên nhượng quyền bắt buộc phải cung cấp tài
liệu UFOC cho bên dự định nhận quyền ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên hoặc
chậm nhất là 10 ngày trước khi ký hợp đồng hay trả phí nhượng quyền. Nếu việc
này không được thực hiện đúng, bên nhượng quyền có nguy cơ bị khiếu kiện bởi
đối tác mua frachise của mình.
Ở cấp độ bang, một số bang của Mỹ cũng có luật riêng về NQTM trong
đó có yêu cầu bên nhượng quyền phải đăng kí và trình duyệt tài liệu UFOC với
chính quyền trước khi được phép công bố. Nếu bên nhượng quyền cố tình đưa

sai lệch các thông tin dù thông tin đó có được đăng kí hay không thì phải chịu
22
trách nhiệm trước pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm
dân sự hoặc hình sự.
1.2. Pháp luật Trung Quốc về hợp đồng NQTM
Ngày 14/10/1997 Bộ Nội Thương Trung Quốc thông qua Thông tư công
bố các biện pháp quản lý hoạt động NQTM. Thông tư quy định cụ thể các vấn
đề có liên quan đến hợp đồng NQTM như:
 Điều kiện trở thành chủ thể của hợp đồng
 Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng
 Yêu cầu công bố thôngtin trước khi ký hợp đồng
 Nội dung hợp đồng
 Các hình thức thanh toán phí nhượng quyền
Ngoài ra Thông tư còn quy định một số vấn đề khác như việc giải quyết
tranh chấp; vấn đề công bố thông tin về vấn đề giải quyết tranh chấp, các bên sẽ
được giải quyết theo cơ chế đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về công bố thông tin
thì thông tư có quy định như sau: “bên nhượng quyền phải nộp các tài liệu liên
quan đến việc NQTM cho hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh theo mạng của
Trung Quốc khi chính thức bắt đầu ký kết bất kỳ hợp đồng NQTM nào”
1.3. Pháp luật Australia về hợp đồng NQTM
Ngày 1/7/1998 luật về hoạt động NQTM ở Australa có hiệu lực, luật này
có quy định khá toàn diện và cụ thể về các vấn đề liên quan đến hợp đồng
NQTM.
Khái niệm hợp đồng NQTM được đề cập đến trong luật này như sau:
“hợp đồng NQTM là một thỏa thuận mà một phần hoặc toàn bộ được thể hiện
dưới một trong các hình thức văn bản, lời nói,hoặc thỏa thuận ngầm nhất định.
Theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thực hiện hoạt động
đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ trong
lãnh thổ Australia theo hệ thống hoặc kế hoạch kinh doanh mà cơ bản được xác
định, kiểm soát hoặc được đề xuất bởi bên nhận quyền hoặc hiệp hội những bên

nhượng quyền”
23
Luật này cũng đưa ra nhưng quy định cụ thể về các trường hợp hủy bỏ
hợp đồng NQTM như:
 Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm của bên nhận quyền
 Hủy bỏ hợp đồng không do vi phạm của bên nhận quyền
 Huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp đặc biệt
 Bên nhượng quyền có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường
hợp sau:
 Bên nhận quyền không còn giấy phép thực hiện kinh doanh theo
hợp đồng NQTM:
o Bên nhận quyền lâm vào tình trạng phá sản
o Bên nhận quyền từ bỏ các hoạt động kinh doanh theo các quyền
được nhượng
o Bên nhận quyền bị kết án tù do có hành vi vi phạm nghiêm trọng
trong họat động NQTM gây nguy hiểm cho an toàn và sức khỏe cộng đồng hoặc
lừa dối về hoạt đông NQTM hoặc đồng ý hủy bỏ hợp đồng NQTM.
Trên đây là pháp luật về NQTM của các nước có hoạt động franchise phát
triển mạnh trên thế giới, vì vậy đây là các văn bản có giá trị tham khảo rất lớn
đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam về hoạt động nhượng
quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền nói riêng.
2. Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại
Từ thực tế hoạt động NQTM Việt Nam cho thấy NQTM ở Việt Nam có
tiềm năng lớn, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít thương hiệu Việt tự tin kinh
doanh theo mô hình kinh doanh này. Để xây dựng các thương hiệu nhượng
quyền mạnh ở Việt Nam, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhà nước và các
doanh nghiệp, để đảm bảo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động NQTM, các
nhà làm luật Việt Nam đã xây dựng các văn bản pháp luật quy định cụ thể các
vấn đề của NQTM, đặc biệt là các quy định về hợp đồng NQTM bởi hợp đồng
NQTM chính là căn cứ pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của

mình, mặt khác các quy định này sẽ đảm bảo khả năng quản lý của nhà nước đối
với hoạt động NQTM. Tính đến thời điểm này đã có một số các văn bản pháp
24
luật được ban hành để điều chỉnh hoạt động NQTM như: luật Thương mại 2005,
NĐ35/ 2006/NĐ- CP, TT 09/2006/TT-BTM, luật sở hữu trí tuệ 2005, luật
chuyển giao công nghệ 2006…Luật TM 2005 ra đời quy định các vấn đề liên
quan đến hoạt động NQTM, tuy nhiên những vấn đề này chỉ được nêu một cách
khái quát, chung chung gây khó khăn cho quá trình thực hiện hợp đồng của các
chủ thể. Chính vì vậy NĐ35/2006/NĐ- CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ
hướng dẫn chi tiết hoạt động NQTM và Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày
25/05/2006 hướng dẫn đăng kí NQTM đã được ban hành. Đây là haivăn bản
hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ về NQTM với việc xác định các vấn đề cơ bản
như khái niệm quyền thương mại, điều kiện NQTM, hợp đồng NQTM, đăng kí
hoạt động NQTM. Khi nghiên cứu pháp luật VN về hợp đồng NQTM, chúng ta
sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
 Chủ thể hợp đồng
 Hình thức hợp đồng
 Nội dung hợp đồng
 Một số vấn đề khác liên quan đến hợp đồngNQTM
2.1. Chủ thể hợp đồng NQTM
Theo quy định tại luật thương mại 2005 và NĐ35 chủ thể hợp đồng
NQTM gồm bên nhận quyền và bên nhượng quyền, tuy nhiên theo Đ290.LTM
thì có thể còn xuất hiện thêm chủ thể thứ ba “bên nhận quyền có quyền nhượng
quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận quyền thứ cấp) nếu đựơc sự đồng ý
của bên nhượng quyền, khi đó bên nhận lại quyền sẽ có các quyền và nghĩa vụ
như bên nhận quyền theo quy định pháp luật”. Tuy nhiên quy định này không có
nghĩa là bên nhượng quyền luôn có quyền từ chối nếu không muốn bên nhận
quyền nhượng lại quyền cho bên thứ ba mà chỉ khi xảy ra một trong các trường
hợp sau bên nhượng quyền mới có quyền từ chối (k3.Đ15. NĐ35):
• Bên dự kiến chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà

bên dự kiến nhận quyền chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng NQTM
• Bên dự kiến chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn
của bên nhượng quyền trực tiếp
25

×