Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Việt Nam đất nước và con người văn hóa ẩm thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.68 KB, 34 trang )

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC
VÀ CON NGƯỜI
VĂN HÓA ẨM THỰC


VĂN HÓA ẨM THỰC
VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
_ Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình
thành trong cuộc sống. Nhất là đối với người
Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về
vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần.
_ Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét
văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ
văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép
tắc, phong tục trong cách ăn uống của người
Việt.
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất
nhiều cách chế biến, biểu diễn, thể hiện khác nhau,
có thể khái quát thành những đặc trưng sau:

Tính hòa đồng đa dạng

Tính đậm đà hương vị

Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị

Tính ngon và lành

Tính dùng đũa

Tính cộng đồng



Tính hiếu khách

Tính dọn thành mâm

Trong hệ thống các yếu tố làm nên diện mạo
đặc trưng nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa
của bản sắc văn hóa truyền thống dân gian Việt
Nam thì văn hóa ẩm thực trở thành yếu tố then
chốt.


Bên cạnh những nét chung đó thì mỗi một vùng
miền lại có những nét đặc trưng ẩm thực riêng:
(Bắc – Trung – Nam)

Nghệ thuật trong ẩm thực Việt Nam :

Món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng
lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị
cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm
loãng, mắm tôm.

Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của
miền Bắc với những món ăn ngon như phở, bún
thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh
cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà
cuống, rau húng Láng.
Văn hóa ẩm thực miền Bắc:
Văn hóa ẩm thực miền Bắc in đậm cốt cách của một tầm

văn hóa lâu đời. Đến với kinh đô của nhiều triều đại, thủ
đô Hà Nội. Bữa cơm người Hà Nội chỉ một món rau thôi
cũng đủ làm nên cái hòa sắc thanh nhã của thú ẩm
thực.

Hà Nội có biết bao món ngon, đầu tiên phải nói đến
phở. Phở Hà Nội nâng nghệ thuật ăn uống lên một
bậc cao mới, cùng với kem, bánh tôm Hồ Tây đã đi
cùng tuổi trẻ, tạo nên dòng ẩm thực lịch lãm, tinh
tế. Đặc sản của Hà Nội phải nói đến bánh cốm.
Nguyên Ninh, chả cá Lã Vọng, miến lươn Thanh Trì.

Cùng với Hà Nội thì mảnh đất Hà Tây cũng góp
những đặc sản nổi tiếng: Bánh dầy Quán Gánh, giò
chả Ước Lễ trở thành sợi chỉ đỏ óng ánh xuyên suốt
mùa cưới hỏi của đôi trai gái, dệt nên những mối
tình vợ chồng chung thủy, sắt son. Đó còn là vật
phẩm thiêng liêng trong những tết cổ truyền…
Có lẽ vậy mà món ăn Hà Nội đáng trân trọng
như những bảo vật của văn hóa Việt Nam.
Thả hồn theo dòng ẩm thực phong phú ấy đi về phía
trung du - đồng bằng Bắc Bộ

Một cảm giác thoang thoảng vị hương gừng đậm đà,
vị cáy biển của bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình
một phong vị đặc trưng của người dân quê lúa.

Nam Định với bề dày văn hóa truyền thống cũng tự
hào bởi bánh gai Bà Thi, vốn đã được ca tụng từ lâu.
Đó là những tinh túy của đồng bằng sông Hồng.


Vùng núi Hòa Bình, cái nôi ngọt ngào của những vò
rượu cần, đã trở thành mối duyên thi vị, đầm ấm
men say của người Mường với du khách phương xa.

Đến với Lạng Sơn, để thưởng thức trọn vẹn món
ngon xứ Lạng là lợn quay lá mác mật ở phố Kỳ Lừa-
một hương vị riêng chỉ ở Lạng Sơn.
Điểm dừng chân hấp dẫn nhất chính là
SaPa.

Ẩn sau phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét thơ
mộng của chợ tình là nền văn hóa ẩm thực đa sắc
màu

Sa Pa với hương vị đậm đà thơm nồng của hạt dổi,
hạt mùng, vị cơm nếp hương thơm lừng trong căn
bếp chật, miếng thịt nai rừng thơm phức, ngọn
măng rừng và bầu nấm hương tươi tắn, con cá suối
ngọt lịm, cùng với mùi thảo quả nức hương mang
đậm nét hoang sơ, dịu ngọt của đồng bào dân tộc
thiểu số.

Có lẽ vậy mà ẩm thực Sa Pa mãi lung linh huyền
ảo trong tình người lâng lâng…
Văn hóa ẩm thực miền Bắc:

Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa
lệ, rực rỡ, nhưng nó lại đầy xúc cảm như
một bài thơ nghệ thuật. Nhưng vượt lên

trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả
trong miền ẩm thực ấy chính là tình người
thân thương, là tình yêu tha thiết của
những tên đất, tên làng gắn với mỗi vùng
miền của tổ quốc, tạo nên cái đẹp bất tử
của Văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị
đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện
qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn
miền Bắc và miền nam. Màu sắc được phối trộn
phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua,
các loại mắm ruốc. Khi nhắc tới ẩm thực miền
trung ta liên tưởng ngay đến Ẩm thực cung đình
Huế và Ẩm thực xứ Quảng.
Văn hóa ẩm thực miền Trung:
Ớt xé ra hai lựa vỏ dày
Luộc rồi ép ráo bớt mùi cay
Vằm xong nước mắm đường mè tỏi
Xào kỹ thơm tho để tháng ngày
Ẩm thực cung đình Huế:

Ẩm thực Huế có một chiều sâu riêng,
mang đậm nét bản sắc của một vùng
đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ
nhàng và tùng tiệm.

Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu

chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp.
Một món ăn không đẹp, không phải là
một món ăn.

Với những tiêu chí đã nêu, người Huế
đã chia ăn uống thành ba bậc: Khẩu
thực, Nhãn thực và Tâm thực.
Vì thế mà một bát nước rau muống luộc đánh tí
chanh tươi pha vào một ít nước mắm cốt, lại có thể
đánh đổ biết bao sơn hào hải vị

Khẩu thực là cách ăn không dám coi thường
nhưng là cách ăn thấp nhất , vì là ăn bằng
miệng, và ăn để tồn tại.

Đến nhãn thực, cách ăn đã cao hơn một bực- ăn
bằng mắt. Thưởng thức cái đẹp trong sự đắn đo
về màu sắc, hình khối, khả năng bày biện, xếp
đặt để tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ cao.

Nhưng cao hơn hết thảy vẫn là tâm thực. Nghĩa là
ăn bằng cả tấm lòng mình. Khi cái đói đã chịu
ngồi ở chiếu dưới, nhường chỗ cho những xúc
cảm đã chớm thăng hoa.
Nét đặc biệt trong ẩm thực
Một trong những món ăn được rất nhiều
người Huế ưa thích là rau dại nấu canh tập
tàng. Khó mà diễn tả cái mùi bách thảo lan
toả khi mở vung nồi canh.
Có cảm giác như cả thế giới rau dại đã

cùng nhau dung dăng dung dẻ trong bát canh
xanh ngăn ngắt và gợi lên gốc gác, rằng có
một thời con người đã sống bằng hái lượm.
Với tuổi trẻ, thật khó có thể hiểu rằng bát
canh rau dại nhỏ đã gói gắm trong nó cả một
triết lý lớn về đời sống con người.
Trong ẩm thực, người Huế cũng mê gia vị đến mức cực
đoan. Ngoài màu sắc đẹp, đồ gia vị mang lại cho vị giác
nỗi "thống khổ" của cái ngon

Vị cay với Huế từ bát bún bò điểm tâm
buổi sáng. Rồi bún hến, cơm hến, cho
đến nước chấm các loại bánh khoái,
bánh nậm, bánh lọc Tất thảy đều cay.

Sắc tím trong bản màu truyền thống
của văn hoá Huế và màu đỏ chói chang
của ớt trong ẩm thực Huế.
Cách ăn như một nghi lễ đời thường:

Bữa ăn phải thanh tịnh, chén đĩa tươm tất, tư thế
ngồi ngăn thẳng,không ồn ào trong lúc ăn. Đưa
bữa là những câu chuyện vui vẻ, tránh những
chuyện buồn, tranh luận cãi vã trong bữa ăn.

Món ăn không bao giờ được dọn ra một lần mà
được tiếp làm nhiều lần để vừa tránh được cảm
giác ối thừa thức ăn, lại vừa giữ được thức ăn
nóng suốt bữa


Văn hoá ẩm thực Huế là sự trả lời cho câu hỏi "ăn
như thế nào?" chứ không phải là "ăn cái gì?".
Chính vì vậy, ngay từ trong bếp núc các món ăn
đã được chăm chút nhiều lúc đến mức thái quá, để
giữ riêng một vẻ đẹp đặc trưng.
Cách ăn như một nghi lễ đời thường:

Chính với cách ăn như một nghi lễ đời
thường, người Huế đã xem ẩm thực là
nhân cách. Qua cái ăn, con người bộc lộ
những cách nghĩ, cách cảm về cuộc đời.
Đưa cái ăn vốn nằm dưới tầm thấp của
bản năng lên hàng ngũ của cái đẹp, đó là
những gì vô ngôn nhất mà người Huế
nhân hậu đã dành cho loài rau dại và chú
hến nhỏ một đời vô danh dưới lớp bùn lưu
cửu của Hương Giang.

Ẩm thực Xứ Quảng:
Ai về Quảng Ngãi quê ta,
Mía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
Ẩm thực Xứ Quảng:

Đến Quảng Nam mà không tận
hưởng hương vị đặc biệt của tô mì
Quảng, không biết đến thịt heo cuốn
bánh tráng thì quả là thiếu sót. Mì
Quảng sinh từ đất Quảng đúng như

tên gọị Với người dân xứ Quảng vào
những dịp giỗ, chạp, đón khách quý,
mì Quảng là món ăn khó có thể thiếu
.
Mì Quảng và Bánh Tráng cuốn thịt
Heo

Mì được làm bằng bột gạo mùa xay
mịn, tráng thành bánh, quét lên 1 lớp
dầu phụng mỏng, xắt thành sợi. Nước
dùng của mì Quảng ít chứ không như
nước phở Bắc, nhưng rất ngọt và đậm
đà. Thêm 1 cái bánh tráng nướng giòn,
bóp vụn cho thêm vào mì.

Chỉ cần rau sống, bánh tráng, thịt heo
luộc, nước chấm bạn có ngay món bánh
tráng cuốn thịt heo đậm đà hương vị
đồng nội Quảng Nam .
VĂN HÓA ẨM THỰC MIỀN NAM:
Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung
Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn
của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay.

Phổ biến các loại mắm khô như mắm
cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía

Có những món ăn dân dã, đặc thù
như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi
quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo

đậu xanh, đuông dừa, đuông đất
hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc
nướng trui
Nhiều món ăn được cải tiến cho phù hợp
với khí hậu thời tiết

Món bánh xèo chính là di bản của
bánh khoái tuy nhiên vị lại khác với
bánh khoái

Cà ri gà ảnh hưởng của Ấn Độ

Bún Bạc Liêu xuất phát từ món bún
nước lèo ảnh hưởng của người
Khơme, nhưng có thêm mắm ruốc.
Trong bữa ăn thường ngày của cư dân Nam Bộ thường
bao gồm cơm, cá, rau. Cư dân Nam Bộ thích ăn mắm…
mang phong vị riêng của từng địa phương.

Người miền Nam thích ăn cá kho tộ (cá
lóc, trê, bống, kèo, rô…) Món này kho
với rất nhiều tiêu cay và mặn.

Với món cá khô người Nam Bộ thường
chiên hoặc nướng.

Mắm là món ăn được ưa chuộng ở miền
Nam, trên mâm cơm luôn luôn có môt
dĩa mắm ớt.

×