Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số đề xuất để đáp ứng nhu cầu về điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.52 KB, 12 trang )

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ ĐIỆN
Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
1. Vai trò quan trọng thiết yếu của năng lượng đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội và phục vụ dân sinh .
Năng lượng (trong đó có điện năng) có vai trò vô cùng quan trọng trong sự
phát triển của mỗi Quốc gia. Năng lượng là một trong các nhu cầu thiết yếu đối
với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của
rất nhiều ngành kinh tế khác, có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt
động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các ngành
Công nghiệp sử dụng các dạng năng lượng tăng mạnh. Cùng với sự biến đổi khí
hậu diễn biến phức tạp nên việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng, nguồn năng
lượng thiên nhiên khai thác tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên
toàn cầu, nguồn năng lượng thiên nhiên dần cạn kiệt đang dẫn tới tình trạng
khủng hoảng về năng lượng trên toàn thế giới.
Chính vì vậy, việc tập trung chỉ đạo, đầu tư cho phát triển năng lượng (trong
đó có ngành điện) luôn được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên chú trọng, nhằm đảm
bảo an ninh năng lượng Quốc gia.
2. Nhận định những cơ hội và thách thức, những vấn đề tồn tại trong việc
cung ứng và sử dụng điện, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia:
Tình hình nguồn điện Quốc gia:
Cơ cấu điện sản xuất và điện mua của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
Đơn vị: tỷ kWh
Cơ cấu Thực hiện 9T
đầu năm 2008
Tỷ trọng So sánh cùng kỳ
năm ngoái
I. Điện sản xuất 38,8 69,8% 109,08%
- Thuỷ điện 17,1 30,7% 116,8%
- NĐ than 7,1 12,8% 103,9%
- NĐ dầu 0,59 1,1% 100,2%


- TBK khí 9,4 17,0% 107,7%
- TBK dầu 0,17 0,3% 37,7%
1
- Đuôi hơi 5,3 9,6% 104,2%
- Diesel 0,037 0,1% 65,2%
II. Điện mua ngoài 15,8 28,4% 122,1%
Tổng Cộng 55,6 100% 112,5%
Luỹ kế điện sản xuất và mua 9 tháng đầu năm 2008 thực hiện là 55,6 tỷ
kWh, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: điện sản xuất Tập đoàn là
39,8 tỷ kWh; điện mua ngoài là 15,834 tỷ kWh, tỷ trọng điện mua ngoài đã tăng
22,19% so với cùng kỳ năm 2007.
Nhu cầu điện hiện nay của VN khoảng 13.000 MW, nhưng EVN mới cung
cấp được gần 12.000 MW, thiếu khoảng hơn 1.000 MW. EVN đã phải nhập khẩu
từ Trung Quốc là hơn 400 MW chủ yếu là thủy điện nhỏ nhằm giải quyết bức
xúc thiếu điện trong mùa hạn hán. Việc huy động công suất khả dụng hệ thống
điện Quốc gia trong giai đoạn hiện nay đang gặp khó khăn do nhiên liệu đầu vào
của nhà máy điện than, dầu, khí sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn
kiệt, giá cả nhiên liệu nhập khẩu tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất điện tăng
trong khi giá điện bán không đổi. Đối với các nhà máy thuỷ điện chiếm tỷ trọng
lớn, có giá thành sản xuất điện thấp nhưng phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên,
các nhà máy điện khác như: hạt nhân, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt, sóng
biển chưa có. Do đó, EVN đã phải cân đối giá thành sản xuất điện huy động
công suất khả dụng dụng của hệ thống điện Quốc gia cung cấp điện đảm bảo ổn
định chính trị, phát triển kinh tế xã hội và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế do
Chính phủ giao.
Nguyên nhân tình trạng thiếu điện hiện nay do:
- Do phụ tải tăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đột biến, năm 2007 tăng
20,3%, tổng giá trị đầu tư bằng 15 năm trước đó cộng lại, nhiều dự án đầu tư
lớn trong nước phát triển mạnh.
- Thời tiết năm nay khô hạn sớm hơn mọi năm, tình hình thời tiết có xu hướng

khắc nhiệt, biến đổi phức tạp, cùng với sự khủng hoảng năng lượng trên toàn
cầu từ đầu năm đến nay, nhu cầu sử dụng về điện thay thế cho những nguồn
năng lượng khác ngày càng gia tăng.
- Công tác dự báo tăng trưởng nhu cầu về điện và kế hoạch triển khai xây
dựng phát triển nguồn điện không tương ứng. Các nhà máy sản xuất điện đi
vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch.
2
- Khâu vận hành của các nhà máy điện chưa tốt, một số nhà máy sản xuất điện
khi đi vào hoạt động đã gặp một số sự cố như Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
hoạt động chưa ổn định, Nhà máy điện Cà Mau 1 mới hoạt động được một
nửa công suất và một loạt sự cố sửa chữa đường ống dẫn khí, dừng hoạt động
để bảo dưỡng sửa chữa nhà máy Do vậy, việc cắt điện trong thời gian vừa
qua là không thể tránh khỏi.
Từ nay đến năm 2020, theo dự báo VN còn ở trong tình trạng thiếu điện. Bởi
vì, chúng ta luôn phải chạy theo tốc độ phát triển cao về nhu cầu sử dụng điện
dẫn đến nguồn lực không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển và không có nguồn điện
dự phòng.
3. Đề xuất các giải pháp giúp cải thiện nguồn, cung cấp đủ điện cho phát
triển kinh tế xã hội, nâng tính cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế:
3.1. Phát triển nguồn năng lượng hạt nhân:
Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có
xét đến năm 2025: Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của cả
nước (mức tăng GDP khoảng 8,5%-9%/năm giai đoạn 2006-2010), dự báo nhu
cầu điện tăng ở mức 17%-22%/năm.
Công suất:
2005: 13 ngàn MW (tương đương 50 ngàn tỷ kWh)
2010: 20 ngàn MW (112 tỷ kWh)
2015: 32 ngàn MW (200 tỷ kWh)
2020: 48 ngàn MW (300 tỷ kWh)
2025: 70 ngàn MW (400 tỷ kWh)

- Chúng ta phải đẩy mạnh phát triển nguồn cung cấp điện từ than, dầu, khí,
thuỷ điện hạt nhân, năng lượng mới. Việc đầu tư vào phát triển các nguồn
điện thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, bù lại giá thành sản xuất điện thấp
nhưng lại phục thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Đối với các nhà máy nhiệt
điện giá thành sản xuất điện tương đối cao do sử dụng nguyên liệu đầu vào
tài nguyên thiên nhiên trong nước ngày dần cạn kiệt và nhập khẩu nước
ngoài với giá cao luôn biến động khó lường. Đối với điện hạt nhân theo kế
hoạch năm 2015 bắt đầu xây dựng và đi vào hoạt động là năm 2020 với công
suất 2.000 MW. Trước tình hình thiếu điện hiện nay, Chính phủ đã đề nghị
3
xây dựng gấp đôi công suất tức là 4 tổ máy và 2 nhà máy điện hạt nhân ở hai
địa điểm khác nhau. Trong tổng sơ đồ điện 6, sau năm 2020 điện hạt nhân sẽ
chiếm 20% tổng sản lượng điện của VN. Đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt
nhân đòi hỏi lượng nguồn vốn lớn (chiếm khoảng ba phần tư giá thành) với
thời gian xây dựng kéo dài, các công nghệ tiên tiến và phức tạp Việt Nam
chưa nắm bắt được chắc chắn, nhưng chi phí vận hành lại rẻ hơn so với vận
hành các nhà máy phát điện sử dụng than, dầu hoặc khí. Một khi xây dựng
xong và đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu để nhà máy điện hạt nhân
hoạt động là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium) kể từ lúc nạp
liệu sẽ trải qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng, với giá thành
tương đối ổn định. Mặc dù giá nhiên liệu uranium đã tăng nhanh trong năm
2007, điều đó ít có ảnh hưởng tới giá thành sản xuất của các nhà máy điện
hạt nhân đang hoạt động. Hơn nữa, nguồn nhiên liệu uranium theo các số liệu
đã khảo sát đủ để đảm bảo cung ứng cho ngành công nghiệp hạt nhân trong
thời gian dài, đó là chưa kể tới việc sử nhiên liệu hỗn hợp MOX (Oxít
Uranium-Plutonium) và sự phát triển công nghệ lò nơtron nhanh (hay còn gọi
là lò tái sinh) sẽ đem lại cơ hội sử dụng nhiên liệu là Thorium lên tới hàng
nghìn năm, điều đó đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định và chắc chắn
trong tương lai. Còn giá nguyên liệu than, dầu và khí thì khó có thể dự đoán
một cách chắc chắn khi mà kế hoạch phát triển công nghiệp điện và vận hành

hệ thống điện cần phải tính đến 30-40 năm trong tương lai. Đặc biệt trong
điều kiện giá nhiên liệu ngày càng tăng nhanh thì điện hạt nhân lại càng trở
nên cạnh tranh cao hơn và sẽ là sự lựa chọn kinh tế.
Tuy nhiên việc phát trển điện hạt nhân cũng cần phải quan tâm đến các
vấn đề như:
+ Lựa chọn công nghệ phù hợp nhất cho Việt Nam, tính tới điều kiện đặc
thù tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể chế cũng sẽ là một thách thức lớn cho
những người có trách nhiệm đặt nền móng cho ngành công nghiệp nguyên
tử, bởi vì chi phí phê duyệt, xây dựng, vận hành và sửa chữa sẽ được giảm
đáng kể cho các nhà máy tiếp theo.
+ An toàn: Xây dựng là một trong số các thách thức, tuy nhiên vận hành và
bảo dưỡng NM ĐHN an toàn trong một thời gian dài từ 40 – 60 năm mới
là nỗi quan tâm lo lắng nhất của các nhà hoạch định chính sách và các nhà
đầu tư. Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả và thiệt hại to
4
lớn. Không giống như các nhà máy điện khác, vấn đề an toàn ở đây bao
gồm cả vấn đề bảo vệ nhà máy chống lại mối đe doạ phá hoại từ bên ngoài
(đe doạ gây thảm hoạ phóng xạ), và bảo vệ nguyên liệu hạt nhân và đảm
bảo có được nguồn cung cấp nhiên liệu tin cậy và ổn định. Sự hậu thuẫn và
ủng hộ của các cường quốc, cũng như các nước trong khu vực là một yếu
tố quan trọng đảm bảo an ninh lâu dài và ổn định.
+ Chất thải phóng xạ: Đây hiện là một vấn đề chưa có được hướng giải
quyết triệt để. Sau 3 năm sử dụng, các thanh nhiên liệu đã cháy được coi là
chất thải có hoạt độ cao. Thông thường hiện nay tại nhiều nước các chất bó
thanh nhiên liệu đã cháy này được lưu giữ tại nhà máy (thời hạn có thể đến
50 năm) chờ đến khi được vận chuyển đến địa điểm cố định. Tuy nhiên,
chưa nước nào có được một địa điểm ổn định lưu giữ chất phóng xạ cao
này cho thời gian dài. Các nghiên cứu về xử lý và quản lý chất thải hoạt độ
cao đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu, hy
vọng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì sớm có giải pháp

tối ưu trong tương lai gần đây.
+ Sự chấp thuận của công chúng: Đó là một yếu tố quyết định sự thành công
cho sự phát triển công nghiệp điện hạt nhân. Kinh nghiệm của các nước
cho thấy sự phản đối của công chúng có thể làm kéo dài thời gian xây
dựng và tăng chi phí xây dựng, thậm chí dẫn tới phá sản chủ đầu tư hoặc
không thể đưa vào vận hành được. Qua các cuộc triển lãm và thăm dò dư
luận tại HN, TPHCM, Ninh Thuận, Phú Yên gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ
của dân chúng rất cao (90% thấy sự cần thiết của điện hạt nhân, 47,7% coi
điện hạt nhân là có ích và an toàn, chỉ có 4,6% coi điện hạt nhân là nguy
hiểm). Tuy nhiên sự ủng hộ này đang có nguy cơ bị dò rỉ và giảm sút do
thiếu sự tuyên chuyền và thông tin phổ biến. Ngành công nghiệp điện hạt
nhân cần phải chứng minh cho công chúng thấy được điện hạt nhân là rẻ,
ít ô nhiễm, an toàn, tạo thu nhập và công ăn việc làm cho địa phương thì
chắc chắn sẽ được sự đồng thuận cao.
3.2 Tăng cường hợp tác đầu tư nhà nước-tư nhân (PPP) trong lĩnh vực phát
triển nguồn điện:
Theo thống kê của WB, nguồn vốn đầu tư của tư nhân trong tổng số nguồn
vốn đầu tư vào hạ tầng của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 21%, trong khi
đó, con số này đối với nguồn vốn ODA là 37%. Theo phân tích của WB, điều
5
này sẽ khiến cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam quá phụ thuộc vào
nguồn vốn ODA, trong khi tiềm năng của khu vực tư nhân đang ngày càng lớn
mạnh. Do đó việc tăng hiệu quả đầu tư là hết sức cần thiết và huy động vốn tư
nhân là một yếu tố quan trọng để tiếp tục tăng trưởng.
3.2.1 Nhu cầu vốn:
- Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét
đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI) thì tổng nhu cầu vốn đầu tư cho
giai đoạn 2006- 2025 khoảng 75 tỷ USD với ước tính nhu cầu về vốn hàng
năm lên tới gần 4 tỷ USD
- Nguồn vốn chính gồm:

• Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuộc sở hữu Nhà nước sẽ đóng
góp khoảng 665.389 tỷ VNĐ (tương đương 40 tỷ USD) huy động từ
nguồn vốn tự có của EVN và các nguồn vốn vay khác, chủ yếu là vốn
vay ODA, các nguồn tín dụng xuất khẩu và các nguồn thương mại
khác.
• Phần còn lại sẽ phải huy động các dự án đầu tư độc lập gồm đầu tư của
các doanh nghiệp nhà nước khác, doanh nghiệp tư nhân trong nước và
nước ngoài.
3.2.2Các hình thức đầu tư tiềm năng trong ngành điện:
- Các dự án BOT
- Các dự án sản xuất điện độc lập (IPP) với hình thức công ty liên doanh/công
ty cổ phần không trong lĩnh vực BOT
- Đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các nhà máy điện hiện nay bao gồm cả
các DNNN đã cổ phần hóa
(Cho đến nay, các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài chủ yếu quan tâm đến hình
thức BOT)
3.2.3 Các khó khăn gặp phải:
- Các công ty tư nhân hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dự
án, đặc biệt là các dự án lớn. Hầu hết các dự án có tính khả thi cao vẫn được
giao cho các doanh nghiệp nhà nước. Tiêu biểu như trong lĩnh vực thủy điện,
các dự án quy mô vừa trở lên thường được phân cấp đầu tư cho EVN và một
số Tổng công ty Nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước thường vẫn
gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp các dự án.
6
- Mâu thuẫn về lợi ích trong hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân. Trong mô hình
PPP, nhà nước là người đại diện cho nhân dân đứng ra đàm phán để có thể
mang về những dịch vụ tiên ích nhất nhưng với một mức giá thấp nhất. Còn
ngược lại, phía nhà đầu tư với tư cách như một người bán hàng thì họ cũng
mong muốn là làm sao bán được một mức giá càng cao càng tốt để lợi nhuận
mang về là lớn nhất. Chính vì vậy, làm sao để tìm được tiếng nói chung giữa

nhà nước với tư nhân trong mô hình PPP chính là bài toán khó nhất hiện nay.
Tuy nhiên, vì là đại diện cho nhân dân nên nhà nước vẫn phải nắm thế chủ
động trong việc lựa chọn đối tác để làm sao có thể có thể mang lại lợi ích lớn
nhất cho nhân dân
- Quy đinh pháp lý hiện nay chưa đầy đủ, các quy định chưa tính hết các tình
huống phát sinh trong thực tế, quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm 2007 Việt Nam đã có Nghị định 78 của Chính phủ về đầu tư theo mô
hình xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT). Tuy nhiên đây chỉ là một
dạng mô hình PPP mà còn rất nhiều mô hình PPP khác nữa, mặt khác đây
cũng là một nghị định khá mới nên có thể nó có những điều khoản không phù
hợp với thực tế hiện nay.
- Hầu hết các dự án PPP ở Việt Nam đều do các nhà đầu tư đề xuất, tính toán,
giải trình và cơ quan quản lý chấp thuận. Cách làm này đã gây ra nhiều vấn
đề bất cập cho cả Nhà nước và nhà đầu tư. Trước hết, do không phải là người
lập dự án nên cơ quan quản lý có thể thiếu thông tin và việc quyết định các
quy định trong hợp đồng có thể gây thiệt hại cho Nhà nước, ngược lại, cũng
có thể thiếu thông tin mà các bước đi được quyết định chậm, không chính
xác khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.
3.2.4 Các giải pháp
- Cần xây dựng một khung pháp lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện
Việt Nam. Trước mắt, có thể phải thành lập một nhóm công tác liên ngành để
rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, khảo sát thị trường trong và ngoài
nước và thực hiện một số dự án thí điểm để có cơ sở xây dựng khung pháp
luật về PPP.
- Chính phủ cần thành lập một cơ quan độc lập quản lý các dự án PPP để thực
hiện „cơ chế một cửa“, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cơ hội nắm bắt thông
7
tin dự án một cách dễ dàng cũng như thuận lợi trong việc triển khai thực thi
dự án.
- Xây dựng một cơ chế hỗ trợ đối với các dự án, tính đến vai trò của nhà nước

với tư cách là người bão lãnh và xúc tiến tính khả thi. Vì vốn đầu tư các dự
án đến từ nhiều nguồn trong đó, vốn nhà đầu tư thường chỉ khoảng 30%, còn
lại là đi vay. Các đối tác cho vay tất nhiên sẽ tính toán và đặt niềm tin vào
hiệu quả dự án nhưng nếu không có sự tham gia của Nhà nước thì khả năng
huy động vốn sẽ rất khó.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia
xây dựng hạ tầng cùng Nhà nước.
- Nhà nước phải bỏ kinh phí và chỉ đạo làm tốt công tác thiết kế, tính toán khả
thi về mặt tài chính, khả năng chịu đựng phí mua điện của các tổ chức phân
phối để định được mức lợi nhuận trước khi kêu gọi đầu tư vì yếu tố lợi
nhuận là quyết định khi kêu gọi các nhà đầu tư. Khi đủ điều kiện mới đưa ra
kêu gọi đầu tư bằng cách đấu thầu để có được đối tác có lợi nhất.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng thị trường điện để thu hút vốn đầu tư từ mọi
thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực.
- Cần xây dựng một cơ chế giá điện minh bạch, đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Chính
vì giá điện hiện nay còn bộc lộ những yếu tố bất cập nên không thu hút nhà
đầu tư. Thêm vào đó, việc bù chéo giữa giá điện sản xuất sang giá điện sinh
hoạt vẫn duy trì đang làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Việc
giá điện không phản ánh đúng chi phí cũng không khuyến khích sử dụng điện
tiết kiệm. Hiện nay, so tương quan mức tăng GDP với tốc độ tăng nhu cầu sử
dụng điện thì tốc độ sử dụng điện luôn gấp đôi GDP, cho thấy việc sử dụng
lãng phí, không hiệu quả còn tràn lan.
3.3. Thực hiện chương trình tiết kiệm điện:
a) Xây dựng cơ chế chính sách cho việc triển khai chương trình tiết kiệm điện:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện, có chế độ thưởng, phạt cụ
thể. Ban hành các quy chế, quy định về công tác tư vấn tiết kiệm năng lượng,
8
kiểm toán năng lượng, kiểm định cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng và dán
tem chất lượng sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Khuyến khích và có chế độ ưu

đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ cho
mục đích tiết kiệm năng lượng hoặc có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm
năng lượng.
- Gắn kết nội dung tiết kiệm điện năng với việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành nhằm đảm bảo kinh tế xã hội bền vững.
Coi đó là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương phát
triển của đất nước.
- Giao chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng đối với từng cơ quan, đơn vị. Cắt giảm ngân
sách hoạt động của cơ quan đơn vị nếu không đạt chỉ tiêu. Đồng thời xây dựng
chế độ trách nhiệm đối với từng tập thể cá nhân trong viêc thực hiện tiết kiệm
điện năng.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng máy phát điện trong giờ
cao điểm, hạn chế sử dụng điện lưới.
- Khuyến khích và có chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị, vật
tư, dây chuyền công nghệ cho mục đích tiết kiệm năng lượng hoặc có dự án đầu
tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
b) Các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả:
Đối với động cơ truyền động:
- Không để động cơ chạy không tải quá lâu, chạy vượt quá công suất cần thiết,
chạy non tải trong thời gian dài.
- Nên sử dụng động cơ, cơ cấu truyền động có khả năng thay đổi tốc độ cho
các hệ thống tải biến đổi.
- Sử dụng động cơ hiệu suất cao cho các bộ phận mang tải nặng trong thời gian
dài.
Đối với hệ thống nén khí:
- Hợp lý hoá hệ thống ống dẫn, giảm tỉ lệ rò khí, định kỳ thử áp không tải, nén
khí ở mức áp suất thấp nhất vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, không để
sụt áp quá lớn trong hệ thống phân phối khí, thu hồi nhiệt khí nén tại vị trí có
thể.
Nhà máy sản xuất làm lạnh:

9
- Tránh làm tắc luồng khí trong và xung quanh bộ tản nhiệt, giảm thiểu tắc
nghẽn tại mạch làm phía sơ cấp và thứ cấp.
- Bảo dưỡng lớp cách nhiệt đúng tiêu chuẩn, giảm tối đa thời gian vận hành,
tránh vận hành trong điều kiện non tải, giữ tải làm mát ở mức tối thiểu
Nhà máy sản xuất - Nước đá được làm lạnh và làm mát
- Đảm bảo hệ thống không rò rỉ tối ưu hoá nhiệt độ của nước đá được làm
lạnh, cách ly các thiết bị không sử dụng. Cách nhiệt hệ thống phân phối với
tiêu chuẩn cao.
- Nước làm mát sử dụng tuần hoàn kín, sử dụng các bộ cảm biến nhiệt độ để
điều chỉnh các quạt ở tháp làm mát.
Toà nhà:
- Điều hoà không khí và thông gió: Lắp đặt các bộ điều khiển tối ưu hoá, giảm
thiểu thể tích lưu không, duy trì nhiệt độ phòng ở 25
o
C hoặc cao hơn.
- Chiếu sáng: Lắp các bộ điều khiển ánh sáng tự động, cảm biến trạng thái sử
dụng. Sử dụng các đèn chiếu sáng có hiệu suất cao.
Trong gia đình:
Thiết kế hệ thống điện trong nhà tối ưu và hợp lý.
Chọn các thiết bị điện: Khi mua sắm các trang thiết bị điện sinh hoạt, đồ dùng
gia dụng cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Chọn thiết bị đúng công suất: vì mọi sự thừa hoặc thiếu công suất đều gây
lãng phí điện.
- Thay thế các thiết bị tiêu tốn nhiều điện: Đối với hệ thống chiếu sáng nên sử
dụng các loại đèn huỳnh quang, compact. Dùng các bếp lò viba, bếp từ thay
thế các loại bếp điện trở.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm đồ điện quá cũ.
- Không nhất thiết dùng ổn áp hay biến áp.
Sử dụng các đồ gia dụng điện hợp lý:

- Tủ lạnh: Hạn chế mở khi không cần thiết vì khi mở nhiều tủ lạnh sẽ cần
nhiều năng lượng hơn, không xếp thực phẩm quá dầy, quá đầy, giữa các đồ
vật phải có kẽ hở để tạo đối lưu không khí trong tủ, không để tủ lạnh gần
nguồn nhiệt.
10
- Máy điều hoà nhiệt độ: Chỉ nên duy trì điều hoà làm việc ở mức từ 25
o
C trở
lên. Cần đóng kín của đừng để các khe cửa gây thoát nhiệt ra ngoài Khi
không sử dụng điều hoà nhớ tắt nguồn điện.
- Quạt: Sử dụng quạt chỉnh số càng nhanh thì tiêu thụ càng nhiều.
- Máy tính: Hãy tắt máy tính nếu không sử dụng trong vòng 15 phút. Chọn chế
độ tiết kiệm điện năng để đỡ tốn điện vừa bảo vệ máy tính.
- Bàn là: Không nên là quần áo khi đang ướt. Không là quần áp trong phòng
bật điều hoà.
- Máy giặt: Chỉ nên sử dụng máy giặt khi có đủ quần áo phù hợp với công suất
định mức để hạn chế số lần hoạt động của máy.
- Lò vi sóng: Không dùng lò vi sóng trong phòng có bật điều hoà, không nên
đặt gần các đồ điện khác vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của đồ điện
khác.
- Máy bơm: Nhớ vặn chặt các van nước vì để nó rò rỉ sẽ làm máy bơm hoạt
động gây tốn điện.
- Tivi: Không để chế độ màn hình quá sáng, tắt máy bằng nút tắt ấn tay ở máy,
dùng tivi có kích cỡ phù hợp với nhà của mình, chỉnh độ sáng và tương phản
ở mức vừa phải.
- Máy hút bụi: Trước mỗi lần hút bụi, cần kiểm tra giữ sạch túi bụi, nếu túi
bụi chứa đầy bụi sẽ làm giảm lực hụt khiến điện năng tiêu thụ nhiều hơn.
Không nên hút bụi ở những nơi ẩm ướt.
- Bình đun nước nóng: Nên chọn bình có thể tích và công suất phù hợp. Khi sử
dụng bình đun nước luôn phải đầy nước, đặt bình ở độ cao không nên quá 2m

so với vòi xả để tránh thất thoát nhiệt theo đường ống.
- Sử dụng những thiết bị dùng năng lượng mặt trời để đun nước nóng.
Tiết kiệm điện trong chiếu sáng:
- Chiếu sáng trong nhà nên sử dụng các đèn huỳnh quang, compact thay thế
cho đèn sợi đốt.
- Luôn tắt đèn khi ra khỏi phòng đây là biện pháp tiết kiệm điện mà không mất
chi phí.
11
c) Các giải pháp tuyên truyền:
- Các đài truyền thanh, truyền hình các cấp cần xây dựng phóng sự, thông tin,
tọa đàm, giới thiệu mô hình điển hình về tiết kiệm năng lượng.
- Các tờ báo trung ương, báo địa phương cần dành ít nhất một góc nhỏ trên
trang báo nói về vấn đề tiết kiệm năng lượng.
- Không coi việc tiết kiệm điện là việc riêng của ngành điện: Các cơ quan chức
năng cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với Ngành điện và nhất quán về chủ
trương biện pháp thực hiện từ trung ương đến địa phương. Việc tuyên truyền
tiết kiệm năng lượng là việc làm thường xuyên của mọi người.
- Gắn chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng vào cuộc vận động xây dựng khu phố văn
hóa, làng văn hóa, gia đình văn hóa, phong trào “ Toàn dân đòan kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
- Kết hợp tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng trong các buổi họp khu dân cư,
buổi sinh hoạt của các đoàn thể…Tổ chức các hội nghị chuyên đề, diễn đàn,
gặp mặt điển hình cuộc thi, hội thi…về tiết kiệm năng lượng.
- Nêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở, cơ quan, đơn
vị không sử dụng tiết kiệm điện năng hiệu quả.
- Đẩy mạnh phát triển mô hình sử dụng khí Biogas để làm khí đốt và phát điện
năng ở nông thôn và thành thị.
- Thành lập các trung tâm tư vấn khách hàng sử dụng tiết kiệm điện cũng như
tiết kiệm năng lượng nói chung.
12

×