Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học địa CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 81 trang )



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU:
Q : Trữ lượng, TNDB (tấn)
S : Diện tích khối tính trữ lượng, TNDB (m
2
)
m : Chiều dày trung bình của khối (m)
Hs : Hàm suất quặng (kg/m
3
)
L : Chiều dài thân quặng (m)
h : Chiều sâu thân quặng (m)
d : Tỷ trọng quặng ( tấn/m
3
)

CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
TNDB : Tài nguyên dự báo
VPH : Vỏ phong hóa










DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Bảng thống kê tọa độ trung tâm các điểm quặng 4
Bảng 3.1. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Bản Xạt 33
Bảng 3.2. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Bản Xạt 34
Bảng 3.3. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Xóm Chuối 35
Bảng 3.4. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Xóm Chuối 36
Bảng 3.5. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Võ Nguyên 37
Bảng 3.6. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Võ Nguyên 38
Bảng 3.7. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Tà Sỏi 39
Bảng 3.8. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Tà Sỏi 41
Bảng 3.9. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Bản Khứm 43
Bảng 3.10. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Bản Khứm 44
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Bản Can 45
Bảng 3.12. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Bản Can 46
Bảng 3.13. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Tống Phái 48
Bảng 3.14. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Tống Phái 49
Bảng 3.15. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Thạch Ngàn 52
Bảng 3.16. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Thạch Ngàn 53
Bảng 3.17. Kết quả phân tích hóa sắt điểm quặng sắt limonit Bản Ban 54
Bảng 3.18. Kết quả xác định mẫu hàm suất quặng sắt limonit Bản Ban 55
Bảng 3.19. Bảng tổng hợp chất lượng quặng sắt limonit trong các loại hình
vỏ phong hóa khu vực nghiên cứu 60



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu hình ảnh Tên hình ảnh Trang

Hình 1.1. Địa hình quặng sắt limonit 5
Hình 1.2. Bề mặt địa hình quặng 5
Hình 1.3. Sơ đồ giao thông khu vực nghiên cứu 6
Hình 1.4. Đường giao thông vào mỏ 7
Hình 1.5. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu 17
Hình 1.6. Công tác thực địa. 21
Hình 2.1. Mặt cắt vỏ phong hóa trên đá Granit. 26
Hình 2.2. Mặt cắt vỏ phong hóa trên các đá trầm tích lục nguyên. 27
Hình 2.3. Mặt cắt vỏ phong hóa trên các đá biến chất. 29
Hình 3.1. Mẫu VL.649/1 34
Hình 3.2. Mẫu h.439 36
Hình 3.3. Mẫu h.885 38
Hình 3.4. Mẫu h.575/1 41









1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực có vị trí rất quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Những hiểu biết đầy đủ,
toàn diện và chính xác về từng loại tài nguyên khoáng sản của vùng cho phép lựa
chọn, quyết định đúng đắn về việc đầu tư các dự án thăm dò, khai thác và chế biến

khoáng sản phục vụ nhu cầu sử dụng của các ngành sản xuất công nghiệp của địa
phương, trong đó phải kể đến là quặng sắt.
 khu vực Nghệ an nói chung, khu vực phía Tây Nghệ An nói riêng loại hình
khoáng sản này rất phong phú và đa dạng. Nghiên cứu sắt không ch đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất sắt thép mà nó còn có  ngha trong công nghiệp sản xuất xi măng
dưi dạng phụ gia điều chnh.
Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng kịp thời cho công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nưc, nhu cầu sắt thép cũng như xi măng sử dụng cho xây
dựng là rất ln. Chính vì vậy, việc tìm kiếm, thăm dò, đánh giá tiềm năng quặng sắt
limonit đang là vấn đề đặt ra cấp thiết cho các tnh trên cả nưc nói chung, cũng
như Nghệ An nói riêng.
Từ những yêu cầu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm vỏ
phong hóa liên quan đến quặng sắt limonit khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An và
định hướng thăm dò khai thác” là hợp l và có tính thiết thực cao.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại vỏ có chứa sắt limonit
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là phía Tây Nghệ An.
3. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ một số đặc điểm vỏ phong hóa liên quan đến quặng sắt limonit khu
vực phía Tây tnh Nghệ An.
- Xác lập cơ sở khoa học để định hưng đúng thăm dò khai thác và sử dụng
hợp l loại quặng này.
2
4. Nội dung của đề tài
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm vỏ phong hóa liên quan đến quặng sắt limonit
khu vực phía Tây tnh Nghệ An.
+ Phân tích chất lượng quặng sắt Limonit khu vực nghiên cứu: bao gồm phân
tích thành phần hóa học, thành phần khoáng vật – thạch học phục vụ cho việc đánh
giá chất lượng quặng.

+ Xác lập cơ sở khoa học để định hưng đúng thăm dò khai thác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Các kết quả thu thập và nghiên cứu được sẽ góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu khoa học về nghiên cứu đặc điểm vỏ phong hóa liên quan đến quặng sắt limonit
khu vực Tây Nghệ An.
+ Xác lập các cơ sở khoa học để định hưng đúng thăm dò khai thác, sử
dụng hợp l nguồn tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế xã hội.
6. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các hệ
phương pháp sau đây:
- Hệ phương pháp địa chất truyền thống, gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu.
+ Các phương pháp nghiên cứu địa chất ngoài trời như khảo sát thực tế, thực địa.
+ Phương pháp lấy mẫu địa chất
- Kiểm nghiệm thực tế các công trình địa chất như khoan, khai đào.
- Các phương pháp nghiên cứu trong phòng
- Các phương pháp thống kê, so sánh.
7. Cấu trúc của luận văn
Sau thời gian nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu cùng vi sự nỗ lực
của bản thân và dưi sự ch dẫn nhiệt tình của thầy hưng dẫn khoa học, tôi đã hoàn
thành luận văn cao học của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao
gồm các chương chính sau:
3
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm vỏ phong hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành vỏ phong hóa
Chương 3: Định hưng thăm dò khai thác
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi luôn nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ, hưng dẫn tận tình của thầy hưng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn
Canh, cùng sự đóng góp  kiến của các thầy cô giáo khác. Qua đây, tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn chân thành nhất đến qu cơ quan, qu thầy cô đã tạo mội điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Rất mong nhận được  kiến đóng góp
của qu thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lý
Các vùng điều tra, đánh giá quặng sắt limonit trên địa bàn Tây Nghệ An
thuộc các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông,
Anh Sơn, Thanh Chương. Cụ thể như thống kê ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bảng thống kê tọa độ trung tâm các điểm quặng [6].
TT
Tên mỏ điểm
quặng sắt
Thôn, xã, huyện
Toạ độ trung tâm
(VN 2000)
1
Sắt limonit Tà Sỏi
Thuộc thôn Tà Sỏi, thôn Pa
Đá, xã Châu Hạnh, Quỳ
Châu
X: 21.66.770
Y: 05.08.628
2

Sắt limonit Bản Khứm
Thôn Bản Khúm, xã Châu
Hội, huyện Quỳ Châu
X:21.60.725
Y: 05.19.325
3
Sắt limonit Bản Can
Thôn Bản Can, xã Châu Hội,
huyện Quỳ Châu
X: 21.59.055
Y:05.18.550
4
Sắt limonit Tống Phái
Thôn Tống Phái, xã Yên
Hợp, huyện Quỳ Hợp
X: 21.52.875
Y: 05.26.503
5
Sắt limonit Bản Xạt
Thôn Bản Xạt, xã Yên Hợp,
huyện Quỳ Hợp
X: 21.50.000
Y: 05.28.078
6
Sắt limonit Thạch Ngàn
Thôn Thạch Tiến, xã Thạch
Ngàn, huyện Con Cuông
X: 21.09.900
Y: 05.00.103
7

Sắt limonit Võ Nguyên
Xã Thanh Lâm, huyện Thanh
Chương
X: 20.63.350
Y: 05.45.728
8
Sắt limonit Xóm Chuối
Xã Thanh Lâm, huyện Thanh
Chương
X: 20.60.850
Y: 05.48.978
9
Sắt limonit Bản Ban
Thôn Bản Ban, xã Đồng
Hợp, huyện Quỳ Hợp
X: 21.47.900
Y: 05.29.153
10
Sắt limonit Đồng Cạn
Thôn Đồng Cạn, xã Đồng
Hợp, huyện Quỳ Hợp
X: 21.48.050
Y: 05.30.778
5
TT
Tên mỏ điểm
quặng sắt
Thôn, xã, huyện
Toạ độ trung tâm
(VN 2000)

11
Sắt limonit Bản Quèn
Thôn Bản Quèn, xã Liên
Hợp, huyện Quỳ Hợp
X: 21.46.160
Y: 05.17.348
12
Sắt limonit Đồng
Xưng
Xã Đồng Hợp, huyện Quỳ
Hợp
X: 21.44.200
Y: 05.27.525
13
Sắt limonit Bản Khôi
Xã Tam Thái, huyện Tương
Dương
X: 21.25.400
Y: 04.46.155

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Các điểm quặng sắt chủ yếu phân bố ở địa hình dạng đồi núi thấp, độ cao
thường từ 25 – 150m. Những vùng này đồi núi có độ dốc từ 15 – 30
0
, thảm thực vật
phát triển yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu địa chất. Cá biệt ở Bản
Chiềng, huyện Quế Phong, có địa hình núi cao 600 – 900m, độ dốc từ 20 – 45
0
,
thảm thực vật phát triển tốt, gây khó khăn cho việc nghiên cứu địa chất.



Hình 1.1. Địa hình quặng sắt limonit
Bản Xạt

Hình 1.2. Bề mặt địa hình quặng
1.1.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
* Khí hậu:
Khí hậu tnh Nghệ An có 2 mùa rõ rệt:
6
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa này nhiều mưa, ẩm ưt; mưa
ln nhất vào tháng 9 và tháng 10, lượng mưa trong năm 1500 – 1700mm. Nhiệt độ
ban ngày 30 – 38
o
C, có khi lên ti 40
o
C; nhiệt độ ban đêm thường giảm còn khoảng
20 – 25
o
C. Từ tháng 5 đến tháng 6 có gió tây nam khô nóng, nhiệt độ có thể đến
41
0
C, các tháng 7, 8, 9, 10 thường có bão kèm theo lũ lụt.
- Mùa khô từ tháng 11 năm trưc đến tháng 4 năm sau, ít mưa hoặc mưa
phùn, mưa ít nhất vào tháng 2. Nhiệt độ cao nhất 18 – 25
o
C, thấp nhất 8 – 10
o
C;
sáng sm thường có sương mù, ẩm ưt.

* Thủy văn:
Trên các diện tích điều tra, đánh giá quặng sắt không có các sông ln, chủ
yếu là các suối nhánh thuộc lưu vực Sông Hiếu và Sông Cả. Dọc các suối đá gốc lộ
khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khảo sát địa chất.
Tuy nhiên vào mùa mưa lũ, nưc suối thường dâng cao đột ngột đến 2,0m
hoặc 3,0m; dòng chảy mạnh, gây khó khăn cho công tác điều tra địa chất.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm giao thông

Hình 1.3. Sơ đồ giao thông khu vực nghiên cứu
7
Giao thông tiếp cận các điểm quặng tương đối thuận lợi, các điểm quặng
cách đường ôtô (quốc lộ, tnh lộ, đường liên huyện, liên xã ) từ 0.5 – 7km, có nơi
đường ôtô vào đến tận điểm quặng. Tuy nhiên việc đi lại trên các điểm quặng có nơi
rất khó khăn như các điểm quặng vùng Bản Chiềng, Quế Phong,  Quỳ Châu, Quỳ
Hợp  đây ch có đường mòn hoặc không có đường (hình 1.3).

Hình 1.4. Đường giao thông vào mỏ
1.2.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế nhân văn
Khu vực nghiên cứu có dân tộc Kinh chiếm chủ yếu và các dân tộc Thái,
Thanh, H’ Mông, v.v. Người Kinh sống ở đồng bằng, thị trấn, thị tứ; người dân tộc
thiểu số thường sống tập trung thành các bản từ vài chục đến hàng trăm hộ ở dọc
các thung lũng, ven đường. Nghề nghiệp chủ yếu làm nghề nông nghiệp, khoanh
nuôi rừng, chăn nuôi tự cung, tự cấp, kinh tế kém phát triển; trật tự trị an tốt. Trong
vùng phần ln đã có điện thắp sáng, điện thoại, có trường học cấp tiểu học, trung
học cơ sở, có trạm Y tế xã và có đường ô tô đến Uỷ ban Nhân dân các xã trong
vùng công tác.
8
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC
1.3.1. Địa tầng

Khu vực nghiên cứu phân bố chủ yếu các thành tạo địa chất có tuổi từ
Neoprotezrozoi đến Đệ tứ. Dự trên các kết quả nghiên cứu địa chất tnh Nghệ An t
lệ 1:200000 và các tài liệu hiện có khác, các thành tạo địa chất trong vùng được xếp
vào 14 phân vị địa tầng từ cổ đến trẻ bao gồm: hệ tầng Bù Khạng (NP
1
- ɛ
3
bk), hệ
tầng Sông Cả (O
3
– S
1
sc), hệ tầng Huổi Nhị (S
2
– D
1
hn, hệ tầng Huổi Lôi (D
1-2
hl),
hệ tầng Nậm Cắn (D
2gv
– D
3
nc), hệ tầng Cát Đằng (D
3
cđ), hệ tầng La Khê (C
1
lk), hệ
tầng Mường Lống (C – Pml), hệ tầng Đồng Trầu (T
2a

đt), hệ tầng Quy Lăng (T
2
lql),
hệ tầng Đồng Đỏ (T
3n-r
đđ), hệ tầng Mường Hinh (T
3
mh), Hệ tầng Khe Bố (E
3
–N
1
1-
2
kb) và hệ Đệ Tứ (Q). Dưi đây là phần mô tả chi tiết từng phân vị:
GIỚI NEOPROTEROZOI – GIỚI PALEOZOI
Hệ Venda – Hệ Cambri, thống dưới
Hệ tầng Bù Khạng (NP
3
- ɛ
1
bk)
Hệ tầng này do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk 1988 xác lập theo
mặt cắt chuẩn ở sườn Tây Nam núi Bù Khạng, huyện Quỳ Châu, tnh Nghệ An.
Hệ tầng Bù Khạng phân bố thành dải kéo dài gần 80km theo phương Đông
Bắc – Tây Nam từ biên gii Việt – Lào đến Bù Khạng vi chiều rộng thay đổi từ 12
– 20km. Tại Bù Khạng các đá biến chất tạo thành nếp lồi dạng vòm hơi kéo dài theo
hưng Tây Bắc, bị các khối xâm nhập tuổi Paleozoi và trẻ hơn xuyên cắt. Hệ tầng
gồm các đá tương đối đơn điệu bị biến chất không đồng nhất từ trầm tích lục
nguyên. Hệ tầng được chia làm 2 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng trên: thành phần chủ yếu là đá phiến thạch anh biotit, plagiocla,

silimatit, quaczit, biotit, amphibol, đá phiến 2 mica. Chiều dày: 2000 – 2500m.
- Phụ hệ tầng dưi: Thành phần gồm các đá phiến thạch anh 2 mica,
plagiocla, silimanit, plagiogneis, biotit. Chiều dày khoảng 2100m.
Bề dày chung của hệ tầng trong mặt cắt này khoảng 4500m.
Cho đến nay chưa phát hiện được hóa thạch, chưa mô tả được quan hệ địa
tầng vi các đá cổ hơn và trẻ hơn.
9
Hệ Ordovic, thống trên – Hệ Silur, thống dưới
Hệ tầng Sông Cả (O
3
– S
1
sc)
Hệ tầng Sông Cả do Mareichev M.A và Trần Đức Lương xác lập năm 1965,
tuy nhiên 2 ông đã không ch định mặt cắt chuẩn. Nhiều tác giả cũng đã mô tả các
mặt cắt của hệ tầng nhưng cũng không xác định mặt cắt chuẩn. Do đó trong 3 mặt
cắt Suối Đăm, Huổi Khô – Huổi Hàng và mặt cắt Huổi Thù do Nguyễn Văn Hoành
mô tả, có thể lấy Huổi Thù làm mặt cắt chuẩn chọn cho hệ tầng Sông Cả.
Hệ tầng Sông Cả phân bố từ Mường Xén, Tương Dương đến Quỳ Châu
(Nghệ An) và dài phía Nam Sông Cả từ biên gii Việt – Lào qua Tây Nghệ An
xuống đến Kỳ Anh (Hà Tnh).
Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1978 mô tả hệ tầng Sông Cả vi 3 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng dưi gồm các đá phiến thạch anh mica, cát kết dạng quaczit có
xem bột kết và đá phiến thạch anh serixit xen cát kết. Bề dày từ 900 – 1000m.
- Phụ hệ tầng giữa: gồm cát kết đa khoáng hạt nhỏ - vừa, đá phiến thạch anh
sericit nằm xen kẽ nhau và lp đá vôi sét màu đen ở phần cao. Bề dày 1000 – 1200m.
- Phụ hệ tầng trên: là lp sạn kết rồi đến đá phiến sét màu xám đen xen cát –
bột kết cấu tạo phân nhịp. Bề dày 900 – 1,000m.
Bề dày chung của cá hệ tầng khoảng 2800 – 3200m.
Trong các đá có chứa hóa thạch như Bút Đá Monoclimacis vomerica,

Pristiograptus kweichihensis, vi bào tử đều cho tuổi Silur và Silur sm.
Hệ tầng Sông Cả nằm chnh hợp dưi hệ tầng Huổi Nhị (D
1hn
), quan hệ vi
trầm tích cổ hơn thì chưa quan sát được.
Hệ Silur, thống giữa – Hệ Devon, thống dưới
Hệ tầng Huổi Nhị (S
2
– D
1
hn)
Hệ tầng Huổi Nhị được Nguyễn Văn Hoành xác lập năm 1978, được coi là
đồng ngha của hệ tầng Tây Trang, phia Tây Điện Biên, sát biên gii Viêt – Lào.
Đặc trưng thạch học của hệ tầng này là sự xen kẽ dạng flish của cát kết và đá phiến
sét, đôi chỗ xen ít lp đá vôi sét, đá phiến silic có bề dày khá ln.
Tổng bề dày của hệ tầng Huổi Nhị khoang 750m.
10
Trong quá trình thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1 : 200.000 và nghiên cứu
chuyên đề về địa tầng vùng Sông cả đã phát hiên có các hóa thạch Bút đá, Vỏ nón,
thực vật thuộc các mức địa tầng khác nhau ở mặt cắt Huổi Nhị.
Hệ tầng Huổi Nhị nằm chnh hợp trên hệ tầng Sông Cả và chnh hợp dưi hệ
tâng Huổi lôi (D
1-2hl
).
Hệ Devon, thống dưới – giữa
Hệ tầng Huổi Lôi (D
1-2
hl)
Hệ tầng Huổi Lôi do nguyễn Văn Hoành và nnk (1978) xác lập trong quá
trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 vùng Sông Cả và mô tả dưi tên gọi

“điệp Huổi Lôi”.
Hệ tầng phân bố hạn hẹp trong vùng Mường xén, huyện kỳ Sơn, Nghệ An,
dưi dạng nêm thót dần về phía Cửa Rào.
Mặt cắt theo đường ôtô, đoạn cách cầu Mường Xén 1km theo hưng vè bản
Pha Khảo (đoạn này song song vi suối Huổi Lôi) có trật tự địa tầng như sau:
1. Cát kết xen đá phiến sét màu xám vàng, dày 300m.
2. Đá vôi màu xám phân lp trung bình, dày 20m.
3. Đá phiến sét đen xen cát kết chứa Huệ Biển không xác định, dày khoảng
100m.
4. Đá phiến sét đen xen sét vôi, dày khoảng 80m.
5. Cát kết xám vàng xen đá phiến sét, dày khoảng 150m.
Tổng bề dày của hệ tầng là khoảng 650 – 700m.
Hệ tầng Huổi Lôi nằm chnh hợp dưi hệ tầng Nậm Cắn, và ranh gii giưa 2 hệ
tầng này có thể là ranh gii chéo; quan hệ vi trầm tích cổ hơn không quan sát được.
Hệ Devon, thống giữa – trên
Hệ tầng Nậm Cắn (D
2gv
– D
3
nc)
Hệ tầng Nậm Cắn do Nguyễn Văn Hoành và nnk (1978) xác lập có tuổi
Gives và khối lượng tương ứng vi một phần của thể địa tầng đá vôi ở Tây Nghệ
An mà A.M. Mareichev, Trần Đức Lương, Trần Văn Trị và nnk (1977) mô tả trong
hệ tầng La Khê (C
1lk
).
11
Hệ tầng phân bố hạn chế ở phía Tây Bắc của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), trải
dài trên khoảng 20km, rộng từ 400 – 1500m. Theo hưng Tây Bắc có khả năng hệ
tầng kéo sang địa phận tnh Xiêng Khoảng của Lào. Theo hưng Đông Nam diện

phân bố của hệ tầng thót dần và biến mất hoàn toàn về phía Mường Thù.
Thành phần chủ yếu gồm đá vôi phân lp 1 – 10cm, chuyển lên đá vôi phân
lp dày, đá vôi chứa silic, thấu kính silic hoặc các lp mỏng silic.
Tổng bề dày của hệ tầng khoảng 500 – 600m.
Các công trình nghiên cứu về sau đã phát hiện nhiều hóa thạch Lỗ tầng,
Răng nón tuổi Frasni trong hệ tầng Nậm Cắn.
Hệ tầng Nậm Cắn nằm chnh hợp trên hệ tầng Huổi Lôi, quan hệ này quan
sát được ở mặt cắt đèo Bactelemi. Ranh gii trên thường là ranh gii kiến tạo, tuy
vậy cũng quan sát được quan hệ chnh hợp vi trầm tích cacbon hạ ở mặt cắt Nọong
Dịa – Huổi Căng.
Hệ Devon, thống trên
Hệ tầng Cát Đằng (D
3
cđ)
Hệ tầng Cát Đằng được Nguyễn Văn Hoành, Phạm Huy Thông xác lập năm 1984
vi mặt cắt chuẩn là mặt cắt tại thôn Cát Đằng, vùng Quy Đạt, Minh Hóa, Quảng Bình.
Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng Cát Đằng có thành phần chủ yếu là đá vôi
sét, đá vôi phân dải, đá vôi vân đỏ phân dải, loang lổ, bột kết vôi màu xám nâu xen
các lp magma.
Bề dày của hệ tầng khoảng 100 – 300m.
Hóa thạch đặc trưng trong hệ tầng Cát Đằng khá phong phú như Palmatolepit
glabra glabra, P.minuta minuta, Hindeodella cf.urca, Hindeodella germana
Hệ tầng Cát Đằng nằm chnh hợp trên hệ tầng Nậm Cắn và hệ tầng Đông
Thọ, dường như chnh hợp dưi hệ tầng La Khê.
Hệ Cacbon, thống dưới
Hệ tầng La Khê (C
1
lk)
Hệ tầng La Khê được A.M. Mareichev và Trần Đức Lương xác lập năm
1965 vi mặt cắt chuẩn là mặt cắt ga La Khê, huyện Hương Khê, tnh Hà tnh.

12
Hệ tầng này phân bố rộng rãi trong miền uốn nếp Trường Sơn vi sự phân dị
ít nhiều.  đi phức nếp lõm Sông Cả, hệ tầng La Khê lộ ra ở vùng Mường xén và
Con Cuông.
Đặc trưng của hệ tầng La Khê là thành phần gồm trầm tích lục nguyên, lục
nguyên – cacbonat tuổi Cacbon sm như cuội kết, cát kết, đá phiến sét, đá phiến
silic, đá vôi phân lp mỏng.
Bề dày của hệ tầng khoảng 250 – 290m.
Hóa thạch trong hệ tầng La Khê khá phong phú, Fromaget J. (1927) đã tìm
thấy trong đá phiến có nhiều hóa thạch tuổi Vise như Phillipsia gemmulifera, P. Cf.
Dubia, Productus cf. Sphaeicus, Productus cf. Cora
Hệ tầng La Khê nằm chnh hợp dưi hệ tầng Đá Mài, ranh gii giữa 2 hệ
tầng ứng vi ranh gii giữa tập đá phiến sét, sét vôi vi tập đá vôi màu xám sẫm.
Hệ Cacbon – Hệ Permi
Hệ tầng Mường Lống (C - Pml)
Hệ tầng Mường Lống hay còn được gọi là hệ tầng Đá Mài được Nguyễn
Xuân Bao xác lập năm 1970, vi mặt cắt chuẩn lộ ra ở dọc theo bờ trái sông Đà,
quãng đối diện cửa suối Lôi, gần bản Đá Mài, bên dưi Vạn Yên khoảng 10km.
Trong phạm vi nghiên cứu, hệ tầng Mường Lống phân bố khá rộng rãi vi
thành phần chủ yếu là đá vôi xám, xám trắng, phân lp vừa, dày đến dạng khối.
Bề dày hệ tầng khoảng 500 – 600m.
Trong hệ tầng Mường Lống chứa phong phú các loại hóa thạch như các loại
Trùng lỗ, Trùng thoi (bao gồm Parathurammina suleimanovi, P. Stellata,
Neoschwagerina margaritae, N. Craticulefia )
Trầm tích cacbonat ở chân của hệ tầng Mường Lống phủ chnh hợp lên trầm
tích lục nguyên, lục nguyên – silic của hệ tầng La Khê. Như vậy, ranh gii dưi của
hệ tầng là ranh gii chéo.
Về ranh gii trên của hệ tầng Mường Lống, chúng ta ch quan sát được các
trầm tích Kreta phủ không chnh hợp lên hệ tầng.


13
GIỚI MESOZOI
Hệ Trias, thống giữa
Hệ tầng Đồng Trầu (T
2
a

đt)
Hệ tầng Đồng Trầu được Jamoiđa A.I., Mareichev A.M. xác lập vào năm
1965, vi mặt cắt chuẩn là mặt cắt Mường Sai – Bản Mọt ở vùng Mường Sai, huyện
Quan Hóa, tnh Thanh Hóa.
Khi mi được thành lập, hệ tầng Đồng Trầu được coi là ch phân bố ở vùng
Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ An, kéo dài từ thượng nguồn Sông Luồng – Sông Lò
ở phía Tây Bắc, qua Như Xuân, Quỳnh Lưu xuống các vùng Yên Thành, Diễn
Châu, Cửa Lò ở ven biển. Khi đó mặt cắt chuẩn của hệ tầng không được ch ra cụ
thể mà ch được nêu “Các mặt cắt tốt nhất có thể quan sát thấy ở đoạn đường sắt
phía Bắc Quỳnh Lưu 10km và trên đường từ Quỳnh Lưu đi Phủ Quỳ”.
Thành phần gồm chủ yếu cuội kết, sạn kết, tuf axit, cát kết tuf xen các lp
kẹp silic dạng dải, bột kết, đá phiến sét, đá vôi, ryolit
Hệ tầng Đồng Trầu trong khu vực nghiên cứu được phân làm 2 phụ hệ tầng
như sau:
- Phụ hệ tầng trên: bao gồm các đá bột kết, cát kết, đá phiến sét, sét vôi, bề
dày 1100 – 1200m.
- Phụ hệ tầng dưi: bao gồm các đá cuội kết, cát kết, bột kết, đá phun trào
axit. Bề dày 1000 – 1100m.
Tổng bề dày của hệ tầng khoảng 2100 – 2300m.
Trong hệ tầng Đồng Trầu phát hiện các hóa thạch Cúc đá tuổi Anisi.
Ranh gii dưi của hệ tầng Đồng Trầu đã được quan sát ở một số nơi, như
vùng Nậm Chơn (Tri Lễ, Nghệ An) và ở chợ Gay (Nghệ An) hệ tầng nằm bất chnh
hợp trên hệ tầng Sông Cả tuổi Orodovic – Silur, và ở vùng Mường Sai thì nằm bất

chnh hợp trên hệ tầng Huổi Nhị (hệ tầng Tây Trang) tuổi Devon sm. Quan hệ
chnh hợp của hệ tầng Đồng Trầu dưi đá vôi Hoàng Mai quan sát được ở gần làng
Hoàng Mai (Nghệ An) và nhiều nơi khác.
14
Hệ Trias, thống giữa
Hệ tầng Quy Lăng (T
2
lql)
Hệ tầng Quy Lăng được Jamoiđa A.I., Mareichev A.M. xác lập vào năm
1965, vi mặt cắt chuẩn nằm trên đường từ làng Tri Lễ qua làng Quy Lăng (cũ) ra
quốc lộ 1ª, huyện Yên Thành, tnh Nghệ An.
Thành phần của hệ tầng Quy Lăng gồm trầm tích lục nguyên xen ít cacbonat
(đá phiến sét, cát kết). Trong hệ tầng chứa phong phú hóa thạch Chân rìu do
Jamoiđa A.I., Mareichev A.M. (1965) xác lập và định tuổi Ladin – Carni.
Bề dày chung của hệ tầng khoảng trên 100m.
Nhìn chung hệ tầng Quy Lăng ít biến đổi về thành phần đá, các thấu kính đá
vôi ở phần dưi của mặt cắt có lẽ ch thể hiện sự chuyển tiếp của hệ tầng Hoàng
Mai lên Trâm tích Ladin.
Hệ tầng Quy Lăng nằm chnh hợp trên các đá vôi của hệ tầng Hoàng Mai.
Quan hệ này có thể quan sát được ở mặt cắt chuẩn của hệ tầng. Ranh gii trên của
hệ tầng không quan sát được.
Hệ Trias, thống trên
Hệ tầng Đồng Đỏ (T
3n-r
đđ)
Hệ tầng Đồng Đỏ do Mareichev A.M. xác lập vào năm 1965, vi mặt cắt
chuẩn phân bố theo Sông Ngàn Sâu, Đông Bắc bến phà Đại Lợi 1.5km. Hệ tầng
mang tên ngọn núi Đồng Đỏ, huyện Hương Khê, tnh Hà Tnh, nơi có mỏ than
thuộc hệ tầng này.
Hệ tầng Đồng Đỏ mô tả các trầm tích chứa than ở Bắc Trung Bộ bao gồm cát

kết đa khoáng xen bột kết, sét kết, cuội, sạn kết màu xám, chuyển sang đỏ, tím nâu
và mận chín ở phần trên của mặt cắt, chứa một số va than cùng vi các hóa thạch
thực vật, phân bố rải rác từ vùng Tnh Gia ở Nam Thanh Hóa đến vùng núi Xưc ở
Bắc Nghệ An và các vùng Hương Khê, Đức Thọ Hà Tnh.
Khi xác lập hệ tầng Đồng Đỏ, Mareichev A.M định tuổi hệ tầng này là Jura
sm, trẻ hơn các hệ tầng chứa than khác ở Bắc Bộ do phần trên của hệ tầng gồm các
lp trầm tích lục địa màu đỏ làm cho hệ tầng có nét giống vi hệ tầng Hà Cối tuổi
15
Jura ở Đông Bắc Bộ. Hiện nay các lp màu đỏ này đã được xếp vào hệ tầng Nậm
Pô và hệ tầng Đồng Đỏ ch còn gồm trầm tích chứa than Trias thượng, giống như ở
Bắc Bộ ch có 1 giai đoạn thành tạo than trong Mesozoi. Dù có sự thay đổi về khối
lượng này tên gọi của hệ tầng Đồng Đỏ vẫn nên giữ lại, vì dưi tên này vẫn quen
được hiểu là hệ tầng chứa than.
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Đồng Đỏ được phân làm 2 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng trên: gồm chủ yếu cát kết, cuội kết, sạn kết màu đỏ, bề dày từ
500 – 900m.
- Phụ hệ tầng dưi: gồm cát kết, sạn kết màu đỏ chứa thấu kính than, bề dày
800 – 1500m.
Tổng bề dày của hệ tầng khoảng 1300 – 2400m.
Hóa thạch của hệ tầng Đồng Đỏ chủ yếu là di tích thực vật, tuy không phong
phú lắm nhưng vẫn thể hiện rõ tính chất của hệ thực vật Hòn Gai vi các loại như
Clathropteris meniscioides, Cladophlebis (Todites) Shensiensis Hóa thạch động vật
không nhiều gồm Chân rìu biển, Chân rìu nưc lợ và hóa thạch Chân lá nưc ngọt,
nưc lợ. Những tài liệu cổ sinh này cho phép xác định tuổi Nori – Res cho hệ tầng
Đồng Đỏ giống như các hệ tầng chứa than Trias thượng khác ở Miền Bắc Việt Nam.
Hệ tầng Đồng Đỏ nằm không chnh hợp trên đá phiến sericit của hệ tầng
Sông Cả tuổi Ordovic – Silur, quan sát được ở vùng Pu Sảng. Hệ tầng nằm chnh
hợp dưi hệ tầng màu đỏ Nậm Pô tuổi Jura sm, quan sát được ở gần Hải Lễ thuộc
vùng Núi Xưc và vùng Pu Sảng.
Hệ Jura, thống trên

Hệ tầng Mường Hinh (J
3
mh)
Hệ tầng Mường Hinh do Lê Duy Bách và nnk xác lập năm 1969, vi mặt cắt
chuẩn phân bố ở sườn Đông Bắc dãy núi Bù Quắm, phía Tây Thanh Hóa.
Trong quá trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Quỳ Châu, Lê Duy Bách đã mô
tả hệ tầng Mường Hinh gồm các đá núi lửa Felsic, đá phun trào axit và tuf của chúng, ở
phần dưi của mặt cắt có xen trầm tích lục địa màu đỏ, phân bố ở võng Sầm Nưa.
Bề dày của hệ tầng khoảng 100 – 150m.
16
Cho đến nay chưa tìm được hóa thạc trong hệ tầng.
Hệ tầng Mường Hinh nằm không chnh hợp trên hệ tầng Quy Lăng tuổi
Ladin, quan sát thấy ở Tây Nghệ An.
GIỚI KAINOZOI
Hệ Paleogen, thống Oligocen – Hệ Neogen, thống Miocen
Hệ tầng Khe Bố (E
3
– N
1
1-2
kb)
Hệ tầng Khe Bố do Nguyễn Văn Hoành và nnk xác lập năm 1978 vi mặt cắt
chuẩn phân bố ở mỏ than Khe Bố, huyện Tương Dương, tnh Nghệ An.
Hệ tầng mang tên mỏ than Khe Bố gồm trầm tích Đệ Tam phân bố trong các
trũng dọc Sông Cả, Sông Hiếu, Sông Dinh và Sông Ngàn Sâu. Theo Nguyễn Văn Hoành
và nnk, mặt cắt của hệ tầng ở Khe Tam Bông vùng Khe Bố có trật tự địa tầng như sau:
1. Cuội dăm kết cơ sở dạng khối, cuội kết, sỏi kết chuyển lên xen kẽ của sạn
kết, cát kết hạt thô phân lp dày; bề dày 40 – 50m.
2. Cát kết hạt thô màu xám chuyển lên bột kết màu xám xen ít cát kết, sét kết
màu nâu, đôi nơi có sét than chứa các tinh thể pyrit, dày 80 – 100m.

3. Bột kết xám sẫm phân lp không đều, xen ít sét kết, cát kết chứa vật chất
than và ít va than đen, óng ánh, dày 45m.
4. Hệ xen kẽ của cát kết hạt thô, hạt vừa màu xám sẫm, xám nâu và bột kết xám
nâu, phân lp không đều cùng ít lp sạn kết hạt nhỏ màu vàng; dày 25 – 35m.
5. Chủ yếu là cuội kết, sạn kết xen cát kết hạt thô, cuội kết màu xám nâu; dày 250m.
Bề dày chung của hệ tầng khoảng 500 – 550m.
Cho đến nay trong hệ tầng không thu hoạch được hóa thạch gì khác ngoài
các di tích thực vật.
Hệ tầng Khe Bố nằm không chnh hợp trên hệ tầng Sông Cả tuổi Ordovic –
Silur, hoặc trên hệ tầng Quy Lăng tuổi Trias giữa, Ladin.
Hệ Đệ Tứ
Trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ chiếm diện tích không ln trong khu vực nghiên
cứu, vi thành phần bao gồm Bazan olivin, màu xám sẫm, cấu tạo đặc sít; và hỗn
hợp cuội, sạn, sỏi, cát sét.
Bề dày của hệ khoảng 30 – 40m.
17


Hình 1.5. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Huyền

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Canh
18
1.3.2. Hoạt động magma xâm nhập
Trong khu vực nghiên cứu phân bố các thành tạo magma xâm nhập sau:
 Phức hệ Đại Lộc (G
2
/D
1
đl):

Thuộc phức hệ này được chia ra làm 2 pha:
- Pha 1: Chủ yếu là granit dạng gneis, plagiogranit, granit 2 mica.
- Pha 2 : Chứa đá mạch.
 Phức hệ Sông Mã (G
2
/T
1-2
sm):
Được phân làm 2 pha:
- Pha 1: bao gồm granit dạng porphyr, granitgranophyr
- Pha 2: đá mạch aplit.
 Phức hệ Núi Chúa (G/T
1
nc):
Chứa thành phần là gabronorit, gabrodiabas.
 Phức hệ Phiabioc (G/T
2
pb):
Trong khu vực nghiên cứu phức hệ này được phân làm 3 pha:
- Pha 1: chứa granodiorit, granodiabas.
- Pha 2: chứa granit 2 mica
- Pha 3: đá mạch aplit pegmatit.
 Phức hệ Bản Muồng (G/Kbm):
Được phân làm 2 pha:
- Pha 1: thành phần bao gồm granit dạng porphyr, granit granophyr chứa
amphybol.
- Pha 2: đá mạch aplit pecmatit.
 Phức hệ Bản Chiềng (G/Ebc):
Thuộc phức hệ này thì phân làm 3 pha:
- Pha 1: gồm granosyenit, syenit granodiorit, granit fespat kiềm dạng porphyr.

- Pha 2: chứa granit fespat kiềm dạng porphyr.
- Pha 3: chứa đá mạch aplit pegmatit.
 Xâm nhập tuổi không xác định (G
b
): có thành phần bao gồm
gabropyroxen, gbrodiabas.
19
1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
Diện tích tnh Nghệ An đã được đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000,
1:200.000. Các công trình này chủ yếu giải quyết các vấn đề địa chất khu vực và
phát hiện các loại khoáng sản kim loại như thiếc Quỳ Hợp, sắt Bản Chiềng, khoáng
sản nhiên liệu .v.v.; còn các điểm sắt nhỏ chưa được điều tra đầy đủ.
Nghiên cứu địa chất liên quan đến quặng sắt và điều tra, đánh giá, thăm dò
chúng như là khoáng sản độc lập trên địa bàn tnh Nghệ An còn rất hạn chế, tiêu
biểu có các công trình:
- Năm 1961, Nguyễn Tây Hồ và chuyên gia Trung Quốc (Chu Viễn Thọ) đã điêu
tra sơ bộ 1 số điểm quặng sắt triển vọng ở Nghệ An như sắt Vân Trình, sắt Võ Nguyên.
- Từ năm 1971 đến nay, các vùng triển vọng khoáng sản của Nghệ An đã
được đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, gồm: vùng Bắc
Quỳ Hợp (Đinh Minh Mộng, năm 1971); vùng Bản Chiềng (Nguyễn Văn Đễ, năm
1975); nhóm tờ Tương Dương (Trần Toàn và nnk, năm 1998); nhóm tờ Diễn Châu -
Nam Đàn - Vinh (Hoàng Ưu, Nguyễn Đức Chính, năm 1980); vùng Nam Vinh; kết
quả công tác tìm kiếm thiếc - vofram và các khoáng sản khác vùng Bản Chiềng
(Lưu Kim Thiệu, năm 1993); kết quả tìm kiếm đánh giá vàng - antimon Tà Sỏi
(Trần Đình Sâm, năm 1994).
Các công trình trên tập trung làm rõ cấu trúc điạ chất và điều tra phát hiện
thiếc, chì – kẽm, vàng, antimon Một số điểm quặng sắt như Bản Chọt, Bản Nà
Niếng, Tà Sỏi, Hoa Sen - Đập Bể, Võ Nguyên… cũng được điều tra sơ bộ, lấy và
phân tích một số mẫu không đáng kể.
Các điểm quặng sắt Vân Trình, Nghi Văn, sắt – mangan Hoa sen – Đập Bể,

Núi Thành, Rú Nậy đã nghiên cứu trưc đây vi mạng lưi công trình quá thưa nên
các số liệu có độ tin cậy và độ chính xác không cao, ch tương ứng vi mức độ tìm
kiếm (đánh giá tiềm năng) khoáng sản. Tài liệu các điểm quặng này hiện ở Phòng
Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.
Đánh giá chất lượng của các tài liệu đã có thấy rằng phần ln các tài liệu thu
thập trưc đây ch chú trọng nghiên cứu đến các khoáng sản khác, còn quặng sắt ch
20
mang tính đi kèm nên đa số mô tả rất sơ sài, thiếu cụ thể, mẫu lấy để đánh giá chất
lượng quặng cũng mang tính đại diện cho thân quặng nên rất khó tổng hợp.
Năm 2005 đề án “Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng quặng sắt trên địa
bàn tnh Nghệ An” được thực hiện. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ
thống về quặng sắt từ trưc ti nay ở Nghệ An.
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp địa chất
Đây là phương pháp cơ bản nhất trong nghiên cứu địa chất, nhằm mục đích
xác định ranh gii, cấu trúc địa chất, xác định các yếu tố thế nằm, lập các mặt cắt
(mặt cắt khu vực, mặt cắt chi tiết), lấy mẫu thực địa.
1.5.1.1. Thu thập tổng hợp tài liệu về quặng sắt
Để phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu như:
- Thu thập tài liệu về quặng sắt của điểm quặng Bản Chọt, Bản Đôn, Bản Nà
Niếng ở Báo cáo địa chất vùng Bản Chiềng, tỷ lệ 1:50.000, Báo kết quả công tác
tìm kiếm thiếc - vofram và các khoáng sản khác vùng Bản Chiềng.
- Thu thập tài liệu về quặng sắt của điểm quặng Tà Sỏi ở Báo cáo địa chất kết
quả tìm kiếm đánh giá vàng – antimon Tà Sỏi.
- Thu thập tài liệu về điều tra trữ lượng, chất lượng quặng sắt trên địa bàn
tnh Nghệ An.
- Thu thập tài liệu về quặng sắt của điểm quặng Bản Khứm, Bản Can, Tống
Phái ở Báo cáo địa chất vùng Bắc Quỳ hợp, tỷ lệ 1:50.000.
- Thu thập tài liệu về quặng sắt của điểm quặng Bản Khôi ở Báo cáo địa chất
và khoáng sản nhóm tờ Tương Dương, tỷ lệ 1:50.000.

- Thu thập tài liệu về các loại hình vỏ phong hóa Việt Nam.
Mỗi tài liệu, thu thập các thông tin: vị trí điểm lộ quặng sắt, các công trình
hào, hố gặp quặng, điều kiện giao thông, mức độ nghiên cứu, khối lượng tiến hành,
đặc điểm địa chất và đặc điểm thân quặng; thành phần khoáng vật quặng, nguồn
gốc, quy mô (dài, rộng, dày), chất lượng quặng (hàm lượng TFe, Fe
2
O
3
, SiO
2
,
Al
2
O
3
, S, P, v.v), và triển vọng quặng.
21
1.5.1.2. Lộ trình địa chất
Đối vi phương pháp này, vì điều kiện đi lại rất khó khăn nên chúng tôi ch
khảo sát một số điểm quặng đặc trưng như điểm quặng limonit Tống Phái, điểm
quặng limonit Bản Ban, Đồng Xưng, Bản Quèn, Bản Xạt.
Lộ trình khảo sát địa chất chủ yếu bố trí theo các tuyến có phương vuông góc
thân quặng gốc hay thân quặng Eluvi - Deluvi; các tuyến khảo sát cách nhau 400m,
các điểm mô tả chi tiết trên tuyến cách nhau 100m. tuyến lộ trình tập trung đan dày
ở những khu có triển vọng khoáng sản.
Việc sử dụng phương pháp lộ trình địa chất để điều tra nghiên cứu quặng là
rất hiệu quả, qua đó giúp chúng ta kiểm tra, quan sát, mô tả các loại hình vỏ phong
hóa liên quan, cũng như nắm lại tổng thể các điểm quặng sắt limonit trong khu vực
nghiên cứu về vị trí, diện phân bố, quy mô, đặc điểm của chúng, định hưng tốt cho
công tác nghiên cứu tiếp theo.



Hình 1.6. Công tác thực địa.
1.5.2. Kiểm nghiệm thực tế các công trình khai đào
Các công trình khai đào có  ngha rất quan trọng trong công tác tìm kiếm và
thăm dò khoáng sản. Dựa vào các dạng công trình này có thể quan sát một cách trực
tiếp các đá gốc, phát hiện các vết lộ và theo dõi các thân quặng, xác minh điều kiện
thế nằm, lấy các loại mẫu và sơ bộ đánh giá chất lượng nguyên liệu khoáng. Đồng
22
thời đây cũng là phương tiện để kiểm tra các tài liệu nhận được của bất kỳ phương
pháp tìm kiếm nào đã tiến hành trưc đó.
Tùy vào yêu cầu của công tác tìm kiếm và thăm dò, đặc điểm địa chất, địa
mạo, giao thông, phương tiện kỹ thuật mà sử dụng các dạng công trình khác nhau.
 tất cả các công trình, các đá chứa quặng đều phải được lấy mẫu, thông thường
người ta sử dụng các phương pháp lấy mẫu như: lấy mẫu cục, mẫu điểm, mẫu rãnh,
mẫu lõi khoan, mẫu khối.
Trong tìm kiếm, thăm dò khoáng sản phương pháp khai đào, nhất là các công
trình hố, hào hay giếng nông có đặc điểm là kỹ thuật thi công đơn giản, thời gian thi
công nhanh, dụng cụ đơn giản và rẻ tiền; Quan sát và lấy mẫu chính xác, có thể biết
được hình dáng, thế nằm và sự biến đổi quặng hoá ở trên mặt; Có thể thi công ở
những điều kiện địa hình khác nhau. Tuy nhiên, ở các công trình khai đào thì chiều
sâu quan sát bị hạn chế (đối vi hào là 8m, giếng là 15 – 20m).
1.5.2.1. Công trình hố
Hố được thi công để khống chế và phát hiện các tầng sản phẩm quặng sắt
kiểu Eluvi - Deluvi. Hố thi công theo tuyến cách nhau 200m hoặc 400m, khoảng
cách hố trên tuyến 100m, kích thưc hố: dài 1.2m; rộng 0.8m; sâu  3.0m. Vị trí thi
công phải được xem xét kỹ lưỡng để thi công đạt hiệu quả, tỷ lệ gặp quặng cao.
1.5.2.2. Công trình hào
Hào được đào để khống chế các thân quặng sắt gốc tại các vị trí có biểu hiện
quặng khá rõ ràng. Chiều dài hào đủ khống chế hết chiều dày thân quặng gốc, mỗi

khoang hào dài 5.0m; rộng 1.0m; sâu 3 – 5.0m (trung bình 3.7m).
Ngoài ra hào còn được sử dụng để phát hiện và đánh giá thân quặng sắt Eluvi
- Deluvi có chiều dày > 3m mà bằng hố không khống chế được. Vị trí thi công hào
đã được xem xét rất kỹ trong lộ trình địa chất nhằm đảm bảo hiệu quả các công
trình gặp quặng cao.
Tuy khối lượng công trình khai đào (hào, hố, vết lộ) rất hạn chế, diện phân
bố đối tượng nghiên cứu ở nhiều nơi, nhiều điểm quặng, song hiệu quả sử dụng
chúng lại rất cao và tiết kiệm. Kết quả thi công các công trình đã làm rõ đặc điểm

×