Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 73 trang )

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người về du lịch
là một tất yếu. Du lịch có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người,
nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí cũng như mở mang thêm vốn tri thức
về thế giới xung quanh.
Trên thế giới, hoạt động du lịch đang diễn ra rất mạnh mẽ và ngày càng
phát triển,đây là một trong những nhân tố thúc đẩy tỉ trọng của ngành dịch vụ
tăng cao làm cho nền kinh tế ở những quốc gia này phát triển vượt trội như:
Mỹ, Pháp, Anh,…
Việt Nam một quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ của 54 dân
tộc anh em, đã tạo cho Việt Nam sự đa dạng về văn hoá,phong tục tập quán
cũng như sự phong phú về các công trình kiến trúc của các dân tộc. Đây chính
là nguồn tài nguyên quý giá để Việt Nam phát triển hoạt dộng du lịch.Thừa
Thiên Huế được coi là trung tâm du lịch của cả nước, có tiềm năng du lịch tự
nhiên và nhân văn phong phú,hấp dẫn với quần thể di tích Cố đô và nhã nhạc
cung đình Huế được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Du lịch
có đóng góp rất to lớn cho sự phát triển kinh tế địa phương, chính vì vậyThừa
Thiên Huế ngày càng chú trọng đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của
mình, trong đó A Lưới được đánh giá là huyện có thế mạnh du lịch to lớn
đang được tỉnh cũng như các nhà đầu tư quan tâm xây dựng và phát triển.
Là một trong hai huyện miền núi vùng cao của tỉnh, từng là vùng đất nổi
tiếng của chiến trường Trị - Thiên trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ,
mảnh đất và con người nơi đây đã ghi nên bao chiến công oanh liệt với nhiều
tên đất, tên người đã đi vào lịch sử. A Lưới là mảnh đất giàu truyền thống văn
hóa - lịch sử, là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa vật thể, văn hoá phi vật thể
và văn hoá ẩm thực của các dân tộc anh em Pa Cô – Tà Ôi – Katu – Pahy –
Vân Kiều - Kinh tạo nên những giá trị lịch sử văn hóa quý báu, đó chính là
những di tích lịch sử cách mạng; là những bảo tàng sống về kiến trúc, về lối
sống, sinh hoạt của đồng bào qua nhiều thế hệ; là các làng nghề truyền thống,


các món ăn dân gian truyền thống và nguồn văn hóa phi vật thể vô cùng
phong phú, đa dạng. Có thể nói A Lưới cóđủ điều kiện để đưa ngành du lịch
thành ngành kinh tế “mũi nhọn” ở địa phương, tuy nhiên việc phát triển du
lịch nói chung và du lịch nhân văn nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có, và vấn đề đặt ra là phải có những chính sách hợp lý nhằm khai
thác tốt nhất tiềm năng to lớn về du lịch nhân văn của huyện A Lưới. Xuất
phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài
"Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch
nhân văn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng du lịch nhân văn huyện A Lưới, đề xuất
các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả loại tài nguyên du lịch này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu khai thác tiềm
năng du lịch nhân văn huyện A Lưới.
- Nghiên cứu tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện A
Lưới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch
nhân văn.
3. Lịch sử nghiên cứu
* Đề tài du lịch được nhiều nhà nghiên cứu,nhiều tác giả quan tâm.Trên
thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch nhân văn
nói riêng trên địa bàn huyện A Lưới như:
- Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Vấn đề nghiên cứu khảo sát các
điểm du lịch huyện A Lưới - 1994.
- Đào Duy Tuấn - Du lịch văn hoá vùng miền núi và tộc người - Tạp chí
văn hoá nghệ thuật, số 3(2005).
- Trần Nguyễn Khánh phong - Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá
của các đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Hội nghị

thông báo dân tộc học 2007, viện Dân tộc học 2007.
- Hội thảo quy hoạch du lịch trong tỉnh Thừa Thiên Huế tại huyện A
Lưới - (05/2011)
* Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
- Mai Văn Chân, Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên
Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2009.
- Lê Thị Dinh, Xây dựng các tuyến điểm du lịch ở Thanh Hóa, Khóa
luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2009.
- Lê Phúc Chi Lăng, Nghiên cứu tác động của các kỳ Festival Huế đến
ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm,
Đại học Huế, 2007.
- Phan Thị Hồng Lê, Thực trạng và định hướng khai thác cụm di tích lịch
sử Hiền Lương - Vịnh Mốc phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị, Khóa
luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2010.
- Bùi Thị Quý, Khai thác tiềm năng du lịch phong tục tập quán các dân
tộc ít người huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sư phạm, Đại học Huế, 2011.
- Trần Thị Ái Vân,Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2011.
- Nguyễn Thị Thúy Vân, Tiềm năng, hiện trạng và định hướng khai thác
tài nguyên du lịch nhân văn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh, Khóa luận tốt
nghiệp Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 2012.

4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm lãnh thổ
Các nhân tố tác động đến du lịch nhân văn phân bố trong một không gian
rộng lớn và có những đặc trưng riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu tiềm năng và
giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện A Lưới phải đứng trên
quan điểm lãnh thổ, có nghĩa là nghiên cứu theo góc độ không gian để thấy rõ

sự phân hoá các yếu tố, các đối tượng nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
4.2. Quan điểm hệ thống
Các sự vật,hiện tượng tồn tại và phát triển trong một hệ thống. Nói cụ thể
hơn là du lịch nhân văn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế.Vì vậy, du lịch nhân văn huyện A Lưới sẽ được vận hành và
phát triển trong mối quan hệ với hệ thống du lịch toàn tỉnh và cả nước.
4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Phân tích xem xét các khía cạnh hình thành và phát triển loại hình du
lịch nhân văn huyện A Lưới, để từ đó xác định phương hướng khai thác phù
hợp với quá trình phát triển du lịch của huyện cũng như của tỉnh.
4.4. Quan điểm tổng hợp
Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế của huyện A Lưới, chịu sự
tác động của nhiều ngành khác. Vì vậy, khi nghiên cứu phải xem xét trong
mối quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố lịch sử, văn hoá, xã hội…cùng với
ngành kinh tế khác đã ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của huyện.
4.5. Quan điểm phát triển bền vững
Các hoạt động du lịch nhân văn cần đảm bảo các điều kiện như không
phá vỡ cảnh quan môi trường, đưa lại lợi ích cho cộng đồng địa phương huyện
A Lưới, chính vì vậy phải gắn bó với quan điểm phát triển bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Khi đã xác định được tên đề tài và hướng nghiên cứu, người nghiên cứu
phải tiến hành thu thập các tài liệu,số liệu có liên quan. Sau khi đã thu thập
đầy đủ các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ta bắt đầu tiến hành xử
lý,hệ thống hoá tài liệu giúp bản thân có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đề
xuất phương hướng khai thác. Đối với đề tài này, tôi đã thu thập tài liệu tại
các cơ quan: Phòng văn hóa thông tin huyện A Lưới; Phòng Thống kê; Phòng
Tuyên giáo; Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn
già làng Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hầu – xã A Ngo huyện A Lưới.
5.2. Phương pháp bản đồ

Bản đồ là phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa Lí,là sách giáo khoa
Địa Lí thứ hai. Qua bản đồ để minh hoạ, khai thác thông tin phục vụ cho
nghiên cứu và thể hiện một số kết quả nghiên cứu. Tôi sử dụng 3 bản đồ cùng
tỷ lệ là 1: 150.000 phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Bao gồm:
Bản đồ Hành chính huyện A Lưới.
Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch nhân văn huyện A Lưới.
Bản đồ Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn huyện A Lưới.
5.3. Phương pháp thực địa
Thực địa nhằm cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu, làm tăng tính
chính xác, cụ thể, thuyết phục của các kết quả nghiên cứu, đồng thời kiểm tra
lại sự chính xác của tư liệu nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã
tiến hành thực địa ở một số địa điểm: làng nghề dệt Zèng – A Đớt, các điểm di
tích lịch sử cách mạng (A So, A Túc…), làng văn hóa xã Nhâm, xã A Ngo, xã
A Roàng, xã Hồng Kim, xã Hồng Bắc…
5.4. Phương pháp so sánh đối chiếu.
- So sánh đối chiếu những tài liệu, số liệu tham khảo so với thực tế để từ
đó rút ra kết luận chính xác.
- Tìm ra những giá trị nhân văn quý giá để phát triển du lịch nhân văn
huyện A Lưới.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Nội dung
Tài nguyên du lịch nhân văn.
6.2. Không gian.
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6.3. Thời gian
Từ năm 2010 đến 2020.


























PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN

1.1.Các khái niệm
1.1.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần khác nhau của cảnh quan tự
nhiên hay cảnh quan nhân văn (văn hoá) có thể được sử dụng cho mục đích du
lịch cà thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Về

thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá -
lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội
và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, bởi những thay đổi về cơ cấu
và lượng nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động này những thành phần mới mang
tính chất tự nhiên cũng như tính chất văn hoá, lịch sử. Nó là một phạm trù
động, bởi vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tuỳ thuộc vào sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu.
Việc đưa ra một định nghĩa đồng nhất về tài nguyên du lịch là một điều
khó khăn. Cho nên từ trước đến nay, có những khái niệm khác nhau về tài
nguyên du lịch đã được đưa ra:
Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên,
văn hoá – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi,
phát triể thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khoẻ của con người mà
chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền
với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai trong điều kiện kinh tế - kỹ
thuật cho phép”.
Ngô Tất Hổ (2000) cho rằng “ Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có
sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra
hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) định nghĩa:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị nhân văn
khác và các sự kiện đặc biệt có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch là yếu tố cơ bản hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị
du lịch”.
Như vậy, cách tiếp cận đối với tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên
cứu có sự khác nhau, nhưng về cơ bản có điểm chung là đều đề cập đến các
yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người tạo ra có sức hấp dẫn đối
với du khách.

Từ những phân tích trên, ta có định nghĩa chung về tài nguyên du lịch
như sau: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá- lịch sử cùng các
thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai
thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả
và bền vững”.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo Luật Du Lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II:
“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật
thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
1.2.Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng
giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu.
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn.
Nó thường kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy trong khuôn
khổ một chuyến du lịch người ta có thể hiểu rõ nhiều đối tượng nhân tạo. Tài
nguyên du lịch nhân tạo thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức
theo lộ trình.
- Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hoá
cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn.
- Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các điểm quần cư và
các thành phố lớn. Vì như ta đã biết các thành phố lớn là đầu mối giao thông
nên việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn.
- Ưu thế to lớn của du lịch nhân tạo là đại bộ phận không có tính mùa,
không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên
khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch nhân tạo ngoài giới
hạn các mùa chính do các tài nguyên tự nhiên gây ra và giảm nhẹ tính mùa nói

chung của các dòng du lịch. Trong mùa hoạt động du lịch tự nhiên cũng có
những thời kỳ, có những ngày, không thích hợp cho giải trí ngoài trời. Ở
những trường hợp như thế, việc đi thăm tài nguyên du lịch nhân tạo là một
giải pháp lý tưởng.
- Sở thích của những người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo rất phức
tạp và khác nhau, phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người theo những khía
cạnh khác nhau. Việc tìm tòi tài nguyên du lịch nhân tạo chịu ảnh hưởng
mạnh của các nhân tố như độ tuổi, trình độ văn hoá, hứng thú, nghề nghiệp,
thành phần dân tộc…
- Tài nguyên du lịch nhân tạo tác động theo từng giai đoạn.
 Giai đoạn thứ nhất: Thông tin, khách du lịch nhận được những tin tức
chung nhất, thậm chí có thể nói là mờ nhạt về đối tượng nhân tạo, và thường
thông qua thông tin miệng hay các phương tiện thông tin đại chúng.
 Giai đoạn thứ hai: Tiếp xúc, là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp
xúc bằng mắt thường với đối tượng, tuy chỉ là lướt qua nhưng là quan sát bằng
mắt thực.
 Giai đoạn thứ ba: Nhận thức, trong giai đoạn này khách du lịch làm
quen với đối tượng một cách cơ bản hơn, đi sâu vào nội dung của nó, thời gian
tiếp xúc lâu hơn.
 Giai đoạn thứ tư: Đánh giá nhận xét, ở giai đoạn này, bằng kinh nghiệm
sống của bản thân về mặt nhận thức, khách du lịch so sánh đối tượng này với
đối tượng khác gần với nó.
1.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn
1.3.1. Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử- văn hoá
Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Loại tài
nguyên này gắn với môi trường xung quanh, thể hiện sinh động của quá khứ
đã hun đúc nên và làm cho cuộc sống them đa dạng, phong phú. Qua các thời
đại, di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử văn hoá đã minh chứng cho
những sáng tạo to lớn về văn hoá, tôn giáo và xã hội loài người.
 Di sản văn hoá thế giới.

* Trong thế giới cổ đại, có 7 kỳ quan được công nhận là di sản văn hoá
thế giới: Những Kim Tự Tháp cổ đại Ai Cập; vườn treo Babylon; tượng
khổng lồ Heelioxt (Helios) trên đảo Rốt (Hi Lạp); lăng mộ vua Môdôlơ
(Mausole, Mausolus) ở Halicacnaxơ; đền thờ nữ thần Actêmis (Artemis) ở
Êphedơ; tượng thần Dớt (Zeus) ở tỉnh Ôlympia (Hi Lạp); ngọn hải đăng cao
nhất thế giới và thư viện đầu tiên của loài người Alếcxanđria (Alexandrie) ở
Ai Cập.
*Trong những năm qua, 7 kỳ quan mới của thế giới đã được công bố vào
tháng 7/2007. Đó là: Vạn lý trường thành (Trung Quốc); Pháo đài Machu
Picchu (Peerru); Tượng chúa cứu thế (Braxin); Đấu trường La Mã (Ý); Thành
phố cổ Petra (Gioocđani); Đền Taj Mahal (Ấn Độ); và Thành phố cổ của
người Maya ở Chichen Itza (Mêhicô).
Liên Hợp Quốc đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hoá và
thiên nhiên. Trên 100 nước, trong đó Việt Nam tam gia ký công ước này và
trên cơ sở đó đã thành lập Hội đồng Di sản Thế giới (WHO).

Theo Công ước Di sản thế giới thì Di sản văn hoá thế giới là:
- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ, các yếu tố
hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các
công trình có sự liên kết nhiều đặc điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo
quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các quần thể công trình xây dựng: Các quần thể này hoặc tách biệt hay
liên kết lại với nhau, có giá trị nổi bật toàn cầu về kiến trúc, về tính đồng nhất
hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật
và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo cũng như các khu vực có các di chỉ
khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mĩ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học.
- Đối với di sản văn hoá thế giới có 6 tiêu chuẩn. Một di sản quốc gia

được công nhân là di sản văn hoá thế giới phải đảm bảo đầy đủ 1 trong 6 tiêu
chuẩn dưới đây:
Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng
con người.
Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời gian nhất định, trong một khung
cảnh văn hoá nhất định.
Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.
Cung cấp ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được
một nền văn hoá đang có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không
cưỡng lại được.
Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được
những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập
cũng như về vị trí.
*Đến hết tháng 8/2010, trên thế giới đã có 911 di sản, bao gồm 180 di
sản thiên nhiên, 704 di sản văn hoá và 27 di sản hỗn hợp.
 Di tích lịch sử - văn hoá.
Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản văn hoá vô giá của mỗi địa phương,
mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành,
xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng
tất cả những gì thuộc về truyền thống tố đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị
văn hoá, nghệ thuật. Di tích lịch sử - văn hoá có khả năng to lớn, góp phần
vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, vào việc phát triển khoa học
nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi
đất nước.
Những Kim tự tháp ở Ai Cập, đền Pác tê nông ở Hi Lạp, Chùa Tháp dát
vàng, dát bạc ở (Ấn Độ, Mianma), Ăngco Vát (Campuchia) cũng như thành
Cổ Loa, Đền Hùng, cung điện, lăng tẩm ở Cố đô Huế trên đất nước ta mãi mãi
là những biểu tượng chói ngời trong kho tàng văn hoá chung của nhân loại.
Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hoá (năm 2001) thì “Di sản văn hoá

là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá và khoa học”.
Di tích lịch sử - văn hoá là:
- Những nơi ẩn chứa một bộ phận giá trị văn hoákhảo cổ.
- Những địa điểm, khung cảnh ghi dấu về dân tộc học.
- Những nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy sự
phát triển lịch sử đất nước, lịch sử địa phương.
- Những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức.
- Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân
tộc, danh nhân văn hoá, khoa học.
- Những công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn cầu hoặc khu vực…
- Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên tạo dựng cùng với bàn tay
khéo léo của con người
Như vậy, về tổng thể có thể hiểu: Di tích lịch sử - văn hoá là những không
gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển
hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử - văn hoá chứa đựng nhiều nội dung. Mỗi di tích có nội
dung, giá trị văn hoá, lượng thông tin riêng biệt. Cần phải phân biệt các loại di
tích đó để xác định tên gọi sao cho đúng với nội dung cũng như có thể khai
thác và bảo vệ chúng một cách có hiệu quả.
Nhìn chung, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thường được
phân chia thành một số loại hình dưới đây:
- Tích văn hoá khảo cổ;
- Di tích lịch sử;
- Di tích văn hoá nghệ thuật;
- Các loại danh lam thắng cảnh.
* Tiêu chuẩn xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá.
Công nhận và xếp hạng di tích là một hoạt động có tính chất pháp lý và
khoa học được thực thi phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới.Theo Luật
Di sản văn hoá (2001) quy định tại điều 28, mục I, chương IV thì tiêu chuẩn

để công nhận di tích văn hoá - lịch sử và danh lam thắng như sau:
Di tích lịch sử - văn hoá phải đạt được một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kì cách mạng, kháng chiến;
- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
- Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau:
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mĩ tiêu biểu;
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những
dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất.
Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hoá phục vụ mục đích
du lịch, cần dựa vào một vài tiêu chí thể hiện số lượng và chất lượng di tích
sau đây:
- Mật độ di tích: là số lượng các loại di tích trên một đơn vị diện tích
nhất định. Mật độ di tích càng cao thì càng có điều kiện để phát triển du lịch.
Tuy vậy, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tương đối vì mật độ di tích trên phạm
vi lãnh thổ có thể cao nhưng chất lượng các loại di tích không được bảo đảm
thì ý nghĩa du lịch vì thế cũng bị hạn chế.
- Số lượng di tích là chỉ tiêu thể hiện số di tích có trên lãnh thổ. Chỉ tiêu
này cũng mang tính tương đối, bởi vì trong một lãnh thổ số di tích có thể
nhiều nhưng chúng lại phân bố quá cách xa nhau thì ý nghĩa du lịch cũng bị
hạn chế một phần nào đó. Ngược lại, số di tích tương đối ít song phân bố tập

trung hơn thì giá trị về mặt du lịch sẽ cao hơn.
- Số di tích được xếp hạng là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện chất lượng
của các di tích. Nó có giá trị hơn so với các chỉ tiêu về số lượng. Việc tổ chức
và phát triển du lịch phụ thuộc nhiều vào chất lượng các di tích lịch sử- văn
hoá, đặc biệt là trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn.
- Số lượng các di tích đặc biệt quan trọng, chỉ tiêu này phản ánh chất
lượng di tích vì thực tế số di tích này không nhiều và không phải ở lãnh thổ
nào cũng có.
1.3.2. Lễ hội
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong
phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thừi gian lao động mệt
nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại:
ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, giải quyết nỗi lo âu những khao khát,
ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội.
- Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay
ngắn với những nghi thức nghiêm trang, trọng thể.
- Phần hội diễn ra những hoạt động tiêu biểu, điển hình cho tâm lý và
văn hoá cộng đồng, chứa đựng những quan niệm của một dân tộc về thực tế
lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm
thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công người xưa.
Lễ hội thường xuất hiện vào thời điểm linh thiêng chuyển giao mùa
hoặc đánh dấu sự kết thúc một chu kì lao động và chuẩn bị bước sang một
chu kì mới.
Khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần chú ý những đặc điểm
sau đây:
- Thời gian của lễ hội: Các lễ hội không phải diễn ra quanh năm, mà chỉ
tập trung trong thời gian ngắn. Nhìn chung, thường diễn ra vào mùa xuân. Lễ
hội thường được tiến hành trong khoảng một, hai tháng, nhưng cũng có lễ hội
chỉ diễn ra trong một vài ngày.

- Quy mô của lễ hội: Có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra
trên địa bàn rộng, thậm chí có quy mô quốc tế. Ngược lại, có lễ hội chỉ bó gọn
trong một địa phương nhỏ hẹp.
- Địa điểm diễn ra lễ hội: Các lễ hội thường được tổ chức tại những di
tích lịch sử - văn hoá. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội
vào mục đích du lịch.
Trên thế giới, lễ hội có nguồn gốc và hình thức vô cùng đa dạng. Có thể
phân biệt một số hình thức lễ hội chính sau đây:
- Lễ ghi nhớ những sự kiện của đời sống như sinh nở, khai tâm, cưới xin,
ma chay.
- Lễ hội “Phục hồi” nhằm làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về
một quá khứ hay một nền văn hoá đã tiêu vong.
- Lễ hội có nghi lễ mô phỏng một cuộc tế lễ mang màu sắc sân khấu và
có vẻ đẹp trang nghiêm.
- Lễ hội kỉ niệm mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều tổ chức một
cách trang nghiêm để nhắc nhở bằng một công ước hay khế ước nào đó, hoặc
một sự kiện khai sinh ra nhà nước hiện tại.
- Ngoài ra, còn có thể phân biệt lễ hội theo nhóm lễ hội truyền thống dân
gian, lễ hội đương đại.
1.3.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá,
phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình
và có những địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức
hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các
tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến
trúc, trang phục, ca múa nhạc…
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của
mình để thu hút khách du lịch. Kho tàng văn hoá, sinh hoạt văn hoá đặc thù là
điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

Việt Nam với 54 dân tộc còn giữ gìn nguyên vẹn những phong tục tập
quán, hoạt động văn hoá - văn nghệ đặc sắc. Chỉ riêng các món ăn dân tộc
độc đáo với nghệ thuật chế biến tinh xảo đã là một trong những tiềm năng để
phát triển du lịch.
1.3.4. Làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề thủ công truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình
thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Như vậy hai yếu tố cơ bản
cấu thành làng nghề là làng và nghề, trong đó nghề trong làng đã tách khỏi sản
xuất nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập.
Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát
triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Sản phẩm của làng
nghề truyền thống được làm ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những người
thợ thủ công khéo léo. Những sản phẩm này luôn mang cả dấu ấn về tâm hồn
và bản sắc dân tộc, lẫn dấu ấn về mỗi làng quê và hình ảnh đất nước.
Năm 1964, Hội đồng quốc tế về Nghề thủ công Thế giới (WCCI) đã
được thành lập. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
1.3.5. Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham
quan, nghiên cứu. Đó là các viện khoa học và các trường đại học, các thư viện
nổi tiếng, các thành phố diễn ra triển lãm nghệ thuật…
Các đối tượng văn hoá thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn
trên thế giới như: Luân Đôn, Pari, Matxcova, Viên, Rooma…Các đối tượng
văn hoá - thể thao thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan,
mà còn cả khách đi du lịch với mục đích khác, ở các lĩnh vực khác. Vì vậy
những thành phố lớn đương nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hoá
của các quốc gia, vùng và khu vực là hạt nhân của các trung tâm du lịch.
Các thành tựu kinh tế của mỗi quốc gia hay của địa phương cũng có sức
hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch.
1.4. Tình hình khai thác tài nguyên du lịch nhân văn hiện nay ở Việt Nam
Việt Nam ta là quốc gia có nền lịch sử lâu đời, với 54 dân tộc anh em

mang sắc thái văn hoá riêng đã tạo cho nước ta sự đa dạng, phong phú về
nguồn tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng.
Hiện nay, đất nước ta đã và đang đưa vào sử dụng nguồn tài nguyên quý giá
này để phát triển du lịch góp phần làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân, và đưa
những giá trị văn hoá của đất nước ta quảng bá với các nước trên thế giới. Cụ
thể, có những tài nguyên sau đã được đưa vào khai thác để phát triển du lịch:


* Các di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia và địa phương.
Được chia thành các loại: Các loại di tích khảo cổ, các di tích lịch sử, các
di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích thắng cảnh.
Từ 1962 - 2006, Nhà nước đã xếp hạng được 2.888 di tích lịch sử văn
hoá và thắng cảnh cấp quốc gia, trong đó gồm:
- 1.367 di tích lịch sử.
- 1.355 di tích kiến trúc- nghệ thuật.
- 62 di tích khảo cổ
- 104 di tích thắng cảnh.
- Trong đó có 110 di tích được xếp hạng đặc biệt.
Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh
trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di
tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh
vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
-
Di tích lịch sử văn hóa chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.

- Di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.
- Di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.
- Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.
*Các công trình đương đại.
Bao gồm 128 bảo tàng, trong đó: 89 bảo tàng thuộc Bộ văn hoá Thông

tin quản lý, 26 bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng quân đội và 13 bảo tàng các
Bộ ngành khác).
Các nhà hát lớn: Nhà hát Hà Nội, nhà hát Hải Phòng, Quảng trường và
Hội trường Ba Đình, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, Cầu Long Biên, Cầu
quay sông Hàn Đà Nẵng, Sân vận động Mỹ Đình.
* Các di sản văn hoá thế giới.
Tới năm 2013, có 12 tài nguyên nhân văn được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Quần thể di tích cố đô huế, Đô thị cổ Hội
An, Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Nhã nhạc – âm nhạc cung đình
Việt Nam, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ
Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát xoan ở Phú Thọ, Bia
đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và triều Mạc.
* Các lễ hội.
Lễ hội ở nước ta vô cùng phong phú và đặc sắc, mỗi loại hình lễ hội
mang sắc thái riêng biệt. Theo thống kê ở Việt Nam có 380 lễ hội lớn mang
tính Quốc lễ.
* Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Cả nước ta có 1450 làng nghề. Trong đó, chiếm tỉ lệ lớn nhất là Đồng
Bằng Sông Hồng (67.3%); Miền Trung (20.5%); Miền Nam (12.2%).
Có 6 loại hình làng nghề chủ yếu: Chế biến thực phẩm và dược liệu có
197 làng (13.6%); ươm tơ, dệt vải, đồ da có 173 làng (11.93%); thủ công mỹ
nghệ, thêu ren có 618 làng (62.1%); các nghề khác có 341 làng (23.52%).
* Văn hoá nghệ thuật.
Nước ta đã bảo tồn và khôi phục được nhiều loại hình văn hoá nghệ
thuật, nhiều làn điệu dân ca.
Có rất nhiều loại hình văn hoá phi vật thể như: Ca Trù, Chèo, Tuồng,
Dân ca quan họ…
* Văn hoá ẩm thực.
Mỗi miền có những đặc trưng riêng mang sắc thái riêng. Nổi tiếng nhất

là văn hoá ẩm thực Thăng Long - Hà Nội; Văn hoá ẩm thực Huế; Văn hoá ẩm
thực xứ Lạng (Lạng Sơn); Văn hoá ẩm thực Hội An.
* Nguồn lao động trong hoạt động du lịch.
Theo số liệu thống kê của năm 2010 thì nguồn lao động tham gia trực
tiếp vào hoạt động du lịch ở nước ta là 381.500 người, nguồn lao động gián
tiếp ước tính khoảng 839.300 người. Dự báo đến năm 2015, tổng số lao động
trực tiếp trong ngành du lịch là 503.202 người. Về tạo việc làm, năm 2012,
tổng lao động trong ngành du lịch Việt Nam tăng 1,4% tương đương
4.355.000 gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp và sẽ tăng trung bình 1,1%
hàng năm và sẽ đạt 4.874.000 vào năm 2022.
Bảng 1.1. Nguồn lao động du lịch Việt Nam thời kì 1993- 2010
Năm
Loại
lao động

1993
1995
2000
2005
2010
Lao động trực tiếp
36.851
81.760
150.000
820.000
381.500
Lao động gián tiếp
81.072
179.872
330.000

284.000
839.300
Tổng cộng
117.923
261.632
480.000
704.000
1220.800

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010.)
* Số lượng khách du lịch.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam
trong tháng 11 ước đạt 655.701 lượt khách, tăng 24,4% so với tháng 10/2012
và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2011.

(Nguồn: Thống kê du lịch – www.vietnamtourism.gov.vn)
Biểu đồ 1.1. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990 - 2012
250
1358
2140
3478
5050
6847
0
1000
2000
3000
4000
5000

6000
7000
8000
1990 1995 2000 2005 2010 2012
Năm
Nghìn lượt khách
Các thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2011, cụ thể: Hàn
Quốc tăng 31,5%; Malaysia tăng 25,6%; Thái Lan tăng 24,6%; Nhật tăng
20,8%; Đài Loan tăng 17,0%; Pháp tăng 6,5%; Mỹ tăng 2,7%; Trung Quốc
tăng 0,8% và Úc tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Như vậy đúng với dự đoán của thị trường du lịch Việt Nam sẽ hoàn
thành mục tiêu đề ra là đón được 6,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2012.
* Cơ sở lưu trú.
Theo số liệu đến năm 2008 cả nước có 1856 khách sạn đạt chuẩn từ 1
đến 5 sao, tuy nhiên số khách sạn từ 3 sao trở lên chưa nhiều.
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng khách sạn ở Việt Nam năm 2010.
Khách sạn
Số lượng
Số phòng
5 sao
38
8596
4 sao
112
12950
3 sao
225
15574
2 sao
760

27960
1 sao
908
21000
Số khách sạn đạt chuẩn
3080
45583
Số khách sạn chưa xếp sao
5164
124160
(Nguồn: Thống kê du lịch- www.vietnamtuorism.com)
Đến năm 2012 số lượng các nhà nghỉ, khách sạn phục vụ cho du khách
tăng lên một cách rõ rệt đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách trong và
ngoài nước.
* Doanh thu từ du lịch.
Theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, năm 2012, giá
trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6% so
với năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022; tổng
giá trị đóng góp của toàn ngành (trực tiếp, gián tiếp và phát sinh) vào GDP
tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022.
1.5. Tình hình khai thác tài nguyên du lịch nhân văn hiện nay ở Thừa
Thiên Huế
Thừa Thiên Huế được biết đến bởi mảnh đất Cố đô, là một trong những
trung tâm du lịch của cả nước. Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng
phong phú và đa dạng như hệ thống lăng tẩm chùa chiền, Đại Nội, các di tích
lịch sử văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội, làng nghề… Có những
di sản được công nhận là di sản văn hoá thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế)
Hiện nay, các nguồn tài nguyên du lịch đó đã được đưa vào khai thác và
sử dụng vào phát triển du lịch một cách có hiệu quả.


* Các di tích lịch sử văn hoá - cách mạng.
Bảng 1.3. Quy mô bảo tàng và các khu di tích lịch sử xếp hạng tại Thừa Thiên Huế
ST
T
Tên bảo tàng, khu di tích lịch sử
đã xếp hạng
2012
2020
2030
Quy

(m
2
)
Lao động
(người)
Lượng
khách
tham quan
(người)
Quy mô
(m
2
)
Lao
động
(người)
Lượng
khách
tham quan

(người)
Quy

(m
2
)
Lao
động
(người)
Lượng
khách
tham
quan
(người)
1
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa
Thiên Huế
6.800
30
119.940
6.800
35
150.000
6.800
35
180.000
2
Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng
21.402
28

85.870
21.402
35
100.870
21.402
40
140.870
3
Trung tâm BTDT Cố đô Huế
30.000
712
2.500.000
30.000

6.110.000


14.03.500
4
Bảo tàng Văn hoá Huế

5
25
5
Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá
Đảng
1.417
14
6000
1.417

20
18.000
1.417
30
42.000
6
Nhà trưng bày Tác phẩm Nghệ
thuật Điềm Phùng Thị
2.615,6
6
8.400
2.615,6
12
21.000
2.615,6
25
50.000
7
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Dương Nỗ
2.000
Do Bảo tàng
Hồ Chí Minh
quản lý
1.500
2.000

4.000
2.000


9.000
8
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
6.572,5

2.000
6.572,5

6.000
6.572,5

15.000
9
Khu lưu niệm di tích Phan Bội
Châu

Do Bảo tàng
LS&CM
quản lý







10
Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn
Chí Diểu
7.687,8

Do Bảo tàng
LS&CM
quản lý

7.687,8


7.687,8


11
Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn
Chí Thanh
2.000
Do Bảo tàng
LS&CM
quản lý
3.000
2.000

8.000
2.000

20.000
12
Nhà trưng bày nông cụ Thuỷ
Thanh

UBND xã
Thuỷ Thanh

quản lý
6.000


18.000


40.000
13
Nhà văn hoá Thư viện Đại
tướng Lê Đức Anh

Mới khánh thành







(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế - Phòng Nghiệp vụ du lịch)
* Các lễ hội
Thừa Thiên Huế có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân
gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu
đời của mỗi vùng miền. Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền
thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm lễ
hội cung đình Huế, các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ
các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề và nhiều
lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch
đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế… Đặc biệt, Festival Huế

được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền
thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt
văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất.
* Làng nghề truyền thống.
Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn
hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn
khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy
Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót
Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.
* Ẩm thực.
Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm
thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.
- Số lượng khách du lịch.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong tháng 10/2012 lượng khách
du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 144.554 lượt khách (tăng 16,4% so với
cùng kỳ 2011), trong đó khách quốc tế 58.000 lượt (tăng 21,8%), khách du
lịch nội địa 86.554 lượt (tăng 11%), nâng tổng số khách trong 10 tháng của
năm 2012 lên 2.173.714 lượt (khách quốc tế 714.904 lượt, khách nội địa
1.431.810 lượt).
- Doanh thu từ hoạt động du lịch.

×