Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nhóm ngân hàng thế giới báo cáo định hướng chiến lược năng lượng (bản dịch tham khảo) mạng lưới phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.36 KB, 41 trang )



Nhóm Ngân hàng Thế giới



Báo cáo Định hướng
Chiến lược Năng lượng
(Bản dịch tham khảo)


Mạng lưới phát triển bền vững


Tháng 10/2009
Mục lục
Danh sách các từ viết tắt
Báo cáo định hướng Chiến lược Năng lượng của Ngân hàng Thế giới
Bối cảnh
Các diễn tiến mới nhất và triển vọng
Chiến lược và hiệu quả ngành năng lượng của Ngân hàng Thế giới trong những năm gần
đây
Mục tiêu và Phương pháp
Phạm vi
Đề xuất lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực triển khai
Các bước xây dựng chiến lược
Tham vấn ý kiến các bên
Phụ lục 1: Phạm vi hoạt động của ngành năng lượng
Phụ lục 2: Các nội dung ưu tiên của ngành năng lượng của các nước đối tác của Ngân
hàng thế giới và đề xuất lĩnh vực tập trung của Ngân hàng Thế giới


Phụ lục 3: Đề cương phát triển năng lượng
Phụ lục 4: Các nghiên cứu tổng quan
Tài liệu tham khảo

Hình minh họa
Hình 1 Hoạt động liên quan đến năng lượng của Ngân hàng Thế giới
Hình 2 Thất bại trong hoạt động của Ngân hàng Thế giới trong Năm tài khóa 03-09 tính
theo viện nghiên cứu
Hình 3 Khung Chiến lược năng lượng
Hình 4 Tiếp cận Điện và Khí thải CO2
Hình 5 Số giờ mất điện

Bảng
Bảng 1 Khung thời gian của chiến lược năng lượng
Danh sách các từ viết tắt

CAS
Chiến lược hỗ trợ quốc gia
CEIF
Khung đầu tư năng lượng sạch và phát triển
CIF
Quỹ đầu tư khí hậu
CO2
các-bon đi-ô-xít
CTF
Quỹ công nghệ sạch
DCCSF
Phát triển và biến đổi khí hậu: Khung chiến lược cho Ngân hàng Thế giới
EI
công nghiệp khai khoáng

EITI
Sáng kiến Minh bạch trong các ngành công nghiệp khai khoáng
FFT
Nhiên liệu của tương lai
FY
năm tài khóa
GDP
tổng sản phẩm quốc nội
GEF
Quỹ Môi trường Toàn cầu
GHG
khí gây hiệu ứng nhà kính
IBRD
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
IDA
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
IEA
Cơ quan Năng lượng Quốc tế
IEG
Nhóm Đánh giá Độc lập
IFC
Công ty Tài chính Quốc tế
INFRA
Chương trình Khôi phục Cơ sở hạ tầng và Tài sản
MIGA
Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
QAG
Nhóm Đảm bảo Chất lượng

SIAP
Chương trình Hành động vì Cơ sở hạ tầng Bền vững
SREP
Chương trình Phát triển các Nguồn năng lượng Tái sinh ở các nước đang phát
triển
WBG
Nhóm Ngân hàng Thế giới


Báo Cáo Định hướng Chiến Lược Năng Lượng
Nhóm Ngân Hàng Thế Giới

Báo cáo định hướng này hình thành nên cơ sở cho việc tham vấn để xây dựng chiến lược
ngành năng lượng của Ngân Hàng Thế Giới (WBG) mà được dự kiến sẽ được trình bày
trước Ban giám đốc điều hành WBG vào đầu năm 2011. Tiến trình tham vấn, dựa trên
báo cáo định hướng này, sẽ được bắt đầu hoạt động liên tục vào tháng 5 năm 2010. Các ý
kiến về báo cáo định hướng này được đưa ra sẽ hướng dẫn cho việc xây dựng chiến lược
này.

Bối cảnh

1. Năng lượng là thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và giảm nghèo. Cung cấp
dịch vụ năng lượng, đặc biệt là cho người nghèo, góp phần vào thành tích đạt được các
Mục tiêu thiên niên kỷ. Không có năng lượng, các nền kinh tế không thể tăng trưởng và
đói nghèo chẳng thể giảm được. Năng lượng là một đầu vào quan trọng cho tất cả các
ngành kinh tế, cung cấp nhiên liệu cho việc vận chuyển hàng hóa và người và cung cấp
điện cho ngành công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, và các dịch vụ xã hội quan trọng
như giáo dục và y tế. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển đối mặt với sự thiếu nguồn
cung điện, gây cản trở hoạt động kinh doanh và giảm tăng trưởng. Hàng trăm triệu hộ gia
đình tiếp tục dựa vào việc sử dụng truyền thống các nhiên liệu rắn để nấu ăn và đốt nóng,

thiếu sự tiếp cận điện, hoặc chịu đựng cả hai trạng. Những hộ gia đình này- và đặc biệt là
các phụ nữ và trẻ em của những hộ này- chịu mức độ khói độc hại cao gây nguy hiểm và
mất đi các cơ hội nâng cao thu nhập.

2. Việc cung cấp điện không đủ và không đáng tin cậy tác động tới nhiều nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Phi hạ Sahara và Nam Á. Hậu quả
là làm giảm năng suất, tính cạnh tranh và việc làm của doanh nghiệp, và hạn chế nghiêm
trọng đối với hoạt động và tăng trưởng kinh tế. Có lượng dân số lớn không được tiếp cận
với điện ở các nước nghèo hơn thuộc khu vực Châu Á và Châu Mỹ La tinh, cũng như ở
các khu vực nông thôn và cận nông thôn của các nước có thu nhập trung bình như Pê-ru
và Phi-líp-pin. Nghèo năng lượng ở khu vực Châu Phi hạ Sahara đặc biệt trầm trọng: tính
bình quân đầu người, công suất phát điện trong khu vực này chỉ bằng khoảng 1/10 công
suất ở các khu vực có thu nhập thấp khác. Không ngạc nhiên, khoảng 30 nước Châu Phi
đang chịu các giai đoạn thiếu điện thường xuyên và sa thải phụ tải. Để cân bằng cung và
cầu, mở rộng truyền tải qua biên giới phục vụ cho hoạt động thương mại khu vực, và tăng
10% tỷ lệ điện khí hóa, Châu Phi hạ Sahara cần một khoản đầu tư trị giá 40 tỷ Đô la Mỹ
tương đương với 6,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hiện nay, khu vực mới chỉ đầu tư
khoảng 11 tỷ Đô la Mỹ hàng năm, tương đương với ¼ so với yêu cầu thực tế, để lại lỗ
hổng tài chính hàng năm khoảng 30 tỷ Đô la Mỹ. Có nhiều người ở Nam Á cũng không
tiếp cận được điện như ở Châu Phi hạ Sahara, hầu hết trong số họ ở Ấn Độ. Tiệu thụ
điện trên đầu người ở Nam Á là thấp nhất chỉ sau Châu Phi hạ Sahara. Thiếu nguồn cung
đã dẫn đến việc nhiều công ty tự mình phát điện. Chính Phủ Ấn Độ trước đó đã đặt ra
mục tiêu điện khí hóa trên cả nước vào năm 2012, nhưng mục tiêu này dường như không
thể đạt được vì sự trì hoãn việc bổ sung công suất mới – nước này chỉ mới lắp đặt thêm
một nửa công suất điện so với mục tiêu trong ba (03) kế hoạch năm năm liên tiếp từ năm
1992 đến năm 2007- và vì những nút thắt cổ chai chưa được tháo gỡ. Thiếu điện không
chỉ ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước có thu
nhập trung bình, bao gồm Ai Cập, Kazakhstan, Paraguay, và Nam Á.

3. Một thách thức chủ yếu mà các chính phủ ở hầu hết các nước đang phát

triển phải đối mặt là làm thế nào để nâng cao tính đáng tin cậy và khả năng cung
cấp đủ năng lượng trong khi đưa ra các dịch vụ năng lượng hiện đại mà tất cả
người dân có thể tiếp cận và có khả năng tài chính để chi trả (phụ lục 1-3). Dựa trên
nhu cầu năng lượng lớn chưa được đáp ứng và kinh nghiệm gần đây về sự thay đổi giá
năng lượng, đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở các mức giá hợp lý đã tạo thành một
giai đoạn trọng tâm trong việc hoạch định chính sách năng lượng. Vượt qua được thách
thức này sẽ cần có sự huy động vốn- để làm tăng cơ sở cung cấp và nâng cao hiệu quả
cung cấp và sử dụng năng lượng- trên quy mô mà nhiều nước đang phát triển chưa thể
huy động cho tới nay. Giải quyết vấn đề thiếu công suất cung cấp là cơ sở hạ tầng năng
lượng hoạt động tốt sau vòng đời thiết kế của chúng và cần thay thế khẩn cấp.

4. Tăng trưởng kinh tế liên tục-cần thiết cho giảm nghèo- và nhu cầu năng lượng kéo
theo sẽ có kết quả mang tính toàn cầu. Nền kinh tế thế giới được đặt mục tiêu tăng trưởng
gấp bốn (04) lần đến năm 2050 và, nếu không có những thay đổi mang tính chuyển hóa
cả về nhu cầu năng lượng và sự thải khí CO
2
liên quan đến năng lượng sẽ gấp hơn hai
(02) lần (IEA 2008). Người nghèo ở các nước đang phát triển sẽ chịu tác động trước tiên
và nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, trong khi họ lại chỉ là những người gây ra và có thể
giải quyết sự biến đổi đó ít nhất. Có một sự xác nhận ngày càng rõ ràng rằng các chính
sách tiết kiệm năng lượng và năng lượng có sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG)
thấp là cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu năng lượng trong tương lai một cách bền
vững (phụ lục 4). Các biện pháp này, thông qua việc giải quyết các nguồn năng lượng
không đủ và đang bị ô nhiễm, nói chung là cũng giúp giảm nhẹ các vấn đề môi trường địa
phương liên quan đến việc sử dụng năng lượng. Bên cạnh đó, tăng thu nhập sẽ làm tăng
sức ép đối với việc làm giảm dần các nguồn năng lượng, tăng chi phí cung cấp năng
lượng.

5. Đáp ứng các nhu cầu năng lượng của các nước đang phát triển và ngăn chặn
sự nóng lên toàn cầu đòi hỏi có sự hành động và sự hợp tác tăng cường toàn cầu.

Dựa trên bằng chứng khoa học hiện có về tốc độ biến đổi khí hậu, thì sự chuyển đổi sản
xuất và tiêu thụ năng lượng toàn cầu là một mệnh lệnh. Các nước phát triển, đã góp phần
lớn vào số lượng hiện nay của GHG, cần phải đi đầu và làm giảm sự thải khí GHG đáng
kể. Tiêu thụ năng lượng và sự thải GHG liên quan đến năng lượng trên đầu người ở thế
giới đang phát triển là các phần của những hoạt động này ở những nước có thu nhập cao.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, IEA dự đoán rằng, nếu các chính sách hiện nay vẫn tiếp
tục được duy trì, thì việc thải khí CO
2
liên quan đến năng lượng tại các nước không phải
là thành viên của OECD – hiện đang ngang hàng với việc thải khí của các nước thuộc
OECD- sẽ gấp hai (02) sự thải khí ở các nước OECD vào năm 2030. Thậm chí nếu tất cả
các hoạt động thải khí từ các nước phát triển chấm dứt, thì một sự thay đổi về đường
cong thải khí của thế giới đang phát triển vẫn sẽ cần làm cho ổn định nồng độ GHG toàn
cầu ở mức được cho là Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu có thể quản lý được.
Các cân nhắc vốn góp cần có sự chuyển nhượng công nghệ và tài chính lớn cho các nước
đang phát triển trong nỗ lực quốc tế để hạn chế sự thải khí GHG. IEA ước tính rằng tổng
chi phí lợi nhuận thu được từ việc giảm sự thải khí GHG từ việc sử dụng năng lượng ở
các nước không phải là thành viên của OECD để hạn chế nồng độ CO
2
trong thời gian dài
ở mức 550 phần triệu (ppm) sẽ tính trung bình là 85 tỷ Đô la Mỹ một năm trong suốt giai
đoạn 2010-2030 và 230 tỷ Đô la Mỹ cho mức 450 ppm (IEA 2008). Năng lượng bền
vững đòi hỏi phải có nỗ lực chung trong thời gian dài của nhiều người hoạt động trong
các ngành công nghiệp, tài chính, chính phủ, và các tổ chức quốc tế, nhưng vẫn đang
được giải quyết với các khung chính sách và tài chính ngắn hạn mà không được điều
chỉnh theo quy mô của thách thức.

6. Trái ngược với bối cảnh này Ngân hàng Thế giới đang xây dựng một chiến
lượng năng lượng mới. Các nước đang phát triển cần năng lượng nhiều hơn và sạch hơn
để vượt qua nghèo đói và để đặt họ trên con đường tăng trưởng mạnh. Trọng tâm của

cuộc thảo luận về tương lai của năng lượng toàn cầu là làm thế nào để mở rộng các nguồn
cung và sự tiếp cận năng lượng cho những người nghèo của thế giới theo những cách
thức mà đáp ứng được các nhu cầu của cả thế hệ hiện nay và tất cả các thế hệ trong tương
lai. Chiến lược năng lượng mới sẽ giải quyết cách mà WBG có thể cân đối các nhu cầu
cạnh tranh, thúc đẩy sự hiệp lực, và giải quyết các lựa chọn.

Những diễn tiến mới nhất và triển vọng

7. Một vài diễn tiến gần đây và xu hướng tương lai đang thay đổi tầm quan trọng của
các vấn đề cơ bản trong ngành năng lượng ở các nước đang phát triển.

8. Nhiều nước đang phát triển – bao gồm hầu hết tất cả các nước có sự tiếp cận
năng lượng thấp – đang trải qua các giai đoạn thiếu điện hoặc sẽ trải qua tình trạng
này trong vài năm tới. Các chi phí cho nền kinh tế thiếu điện khá lớn (phụ lục 2). Một
nghiên cứu ước tính rằng chi phí trung bình lên tới 2,1% GDP ở khu vực Châu Phi hạ
Sahara, và rằng các tổn thất cho các doanh nghiệp vào các hoạt động bán hàng bị hủy bỏ
và trang thiết bị thiệt hại là trung bình tương đương 6% doanh thu của các công ty trong
khu vực chính, và khoảng 16% doanh thu của các doanh nghiệp thuộc khu vực không
chính thức mà thiếu sự phát điện hỗ trợ cho chính mình (Eberhard và những người khác
2008).

9. Nếu các xu hướng hiện nay vẫn còn tiếp diễn, dưới một nửa các nước ở Châu
Phi hạ Sahara sẽ có được sự tiếp cận điện như nhau vào năm 2050 và mặc dù số
lượng kết nối và số lượng người không được tiếp cận điện ngày càng tăng sẽ thực
tăng đến năm 2030. Châu Phi hạ Sahara có tỷ lệ cao không cân đối hộ gia đình không
được tiếp cận điện. Tỷ lệ tiếp cận trung bình thấp hơn một nửa tỷ lệ đó ở Nam Á, khu vực
có tỷ lệ tiếp cận thấp thứ hai. Thậm chí các hộ gia định được tiếp cận điện thường trải qua
nhiều giờ thiếu điện, gây tác động bất lợi đến các hoạt động kinh doanh, giáo dục ở nhà
trường và các hoạt động thiết yếu khác của họ. Các giai đoạn thiếu điện ngày càng tăng
đối với các hộ gia đình đã kết nối được điện đã làm tăng thêm khoảng cách đối với các nỗ

lực thu hẹp khoảng cách tiếp cận hiệu quả. Kết quả cuối cùng đang làm giảm tiến độ đạt
được các Mục tiêu thiên niên kỷ. Đối với dân số này, sự ưu tiên cao nhất là nhiều năng
lượng hơn.

10. Sự đô thị hóa nhanh trên khắp thế giới đang phát triển sẽ tác động đến các
nỗ lực làm tăng sự tiếp cận. Sự di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ làm tăng sự tập trung
vào sự kết nối điện mạng lưới trong những thập kỷ tới. Theo Liên Quốc, dân số thành thị
ở những nước đang phát triển sẽ tăng gần hai (02) tỷ người từ năm 2000 đến 2030 và
vượt dân số nông thôn là 850 triệu người. Thực tế, dân số nông thôn sẽ giảm ở tất cả các
lĩnh vực thu nhập ngoại trừ ở các nước có thu nhập thấp (UN-Habitat 2007). Trong khi
mở rộng sự tiếp cận ở các khu vực thành thị và cận thành thị tốn ít chi phí hơn đối với
mỗi sự kết nối số với ở các khu vực nông thôn, thì việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
tại các khu vực có thu nhập thấp ngày càng tăng trưởng nhanh và các khu vực định cư
thành thị không chính thức sẽ là một thách thức. Và mặc dù có sự đô thị hóa đang diễn ra,
thì ước tính vẫn sẽ có thêm khoảng 125 triệu người ở các khu vực nông thôn vào năm
2030 so với năm 2000, đòi hỏi cần có sự chú ý liên tục đến sự điện khí hóa ở nông thôn.

11. Một bài học rõ ràng rút ra từ sự việc tăng giá dầu giai đoạn 2004-2008 là tầm
quan trọng của đa dạng hóa danh mục đầu tư năng lượng, tích cực theo đuổi các
biện pháp để nâng cao hiệu quả năng lượng, và tầm quan trọng của việc được chuẩn
bị tốt hơn cho sự biến động cao giá năng lượng và các cú sốc có thể xảy ra trong
tương lai. Giá dầu thế giới trung bình là 29 Đô la Mỹ trong giai đoạn 1999-2001 (theo
Đô la Mỹ năm 2008), so với 97 Đô la Mỹ năm 2008. Khi chiến lược năng lượng WBG
hiện đang được xây dựng, thì việc tăng giá năng lượng không nằm trong các vấn đề cấp
bách được xem xét. Tăng giá năng lượng tới giữa năm 2008 đã tạo ra một động lực cho
một số nước cân nhắc việc dựa nhiều hơn vào sự phát điện từ đốt than. Các chính phủ hỗ
trợ giá năng lượng đã đối mặt với sự tăng các hóa đơn hỗ trợ năng lượng. IEA (2008) ước
tính rằng hỗ trợ năng lượng ở 20 nước lớn nhất không phải là thành viên của OECD đã
đạt tới 310 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2007. Giá năng lượng cũng trở lên biến động hơn –
2008 là năm biến động nhất đối với giá dầu. Giá năng lượng cao và biến động tạo ra một

thách thức để chuyển đổi các hộ gia đình đang từ sử dụng truyền thống năng lượng sinh
khối và than để nấu ăn và đốt nóng sang sử dụng năng lương thương mại hiện đại. Trong
ngắn hạn, giá thấp và hạn chế tài chính sẽ làm giảm đầu tư. Với sự phục hồi kinh tế, công
suất dự phòng sẽ bắt đầu giảm dần và việc cung cấp dầu có thể bắt đầu thắt chặt trở lại,
đưa thị trường dầu thê giới vào một chu kỳ mới. Những thay đổi lớn về giá năng lượng
ảnh hưởng đến các chi phí tương đối của công nghệ, và sự biến động giá là một trong
những cản trở lớn nhất đối với phát triển năng lượng thay thế.

12. Thời gian và chiều sâu của khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng đến việc
cung cấp năng lượng trong tương lai cũng như hiệu quả tiêu thụ năng lượng. Cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đang khiến cho một số dự án bị trì hoãn và hủy bỏ. Đầu
tư giảm khiến cho việc đáp ứng tất cả nhu cầu tương lai – khi nền kinh tế toàn cầu bắt
đầu hồi phục- khó khăn hơn, kìm hãm sự tăng trưởng, đặc biệt khi các nước có thu nhập
thấp thì việc này có thể làm trì hoãn thêm các biện pháp để làm giảm sự nghèo năng
lượng. Trong ngành năng lượng, tính tới quý đầu của năm 2009, đầu tư vào năng lượng
tái sinh giảm theo tỷ lệ nhiều hơn so với ở các dạng khác. Về mặt cầu, thì các doanh
nghiệp và các hộ gia đình đang đầu tư ít hơn vào các dụng cụ, phương tiện và thiết bị
hiệu quả năng lượng (IEA 2009). Cuộc khủng hoảng tài chính và hệ quả dẫn đến sự giảm
cầu năng lượng và giá nhiên liệu, tạo ra nhịp thở để nâng cao hiệu quả của ngành và
chuẩn bị cho sự tăng trưởng nhu cầu trong tương lai. Các chính phủ có thể nắm bắt cơ hội
này để xây dựng các chính sách linh hoạt với sự biến động giá năng lượng, xóa bỏ hỗ trợ
giá thoái lui, và đưa ra các bước để cải thiện chất lượng đầu tư vào ngành.

13. Một cấu trúc tài chính mới để quan tâm đến việc giảm nhẹ và thích nghi với
sự biến đổi khí hậu đang tiến triển. Tính chất và mức độ của các thỏa thuận quốc tế
trong tương lai về việc giảm nhẹ và các cơ chế tài chính liên quan để giúp các nước đang
phát triển theo đuổi con đường hướng tới các hoạt động có lượng các bon thấp hơn hiện
đang được thảo luận. Tháng 12 năm 2007, các bên tham gia Công ước khung về biến đổi
khí hậu của Liên hợp quốc đã thông qua Kế hoạch hành động Bali để thúc đẩy việc thực
hiện Công ước, theo đó các nước đang phát triển sẽ cân nhắc các hoạt động giảm nhẹ

thích hợp mang tính quốc gia trong ―bối cảnh phát triển bền vững có sự hỗ trợ và tạo khả
năng thực hiện của công nghệ, hoạt động cấp vốn và xây dựng năng lực.‖ Trong khi một
cấu trúc tài chính mới đang được xây dựng, thì việc quan trọng đối với WBG là giúp các
nước đang phát triển tận dụng được lợi thế tối đa của các công cụ hiện có như là GEF,
nhiều quỹ các bon liên quan đến Cơ chế phát triển sạch và cùng thực hiện, Quỹ hỗ trợ
trao đổi Các bon (Quỹ Đối tác Các bon) để có những thỏa thuận mua khí thải sau năm
2012, và các CIF. Quỹ lớn nhất thuộc quỹ chung CIF là Quỹ công nghệ sạch (CTF) cấp
vốn cho việc thực hiện, triển khai, và chuyển nhượng các công nghệ hàm lượng các bon
thấp có tiềm năng lớn về tiết kiệm GHG dài hạn và đáp ứng được các mục tiêu phát triển
đất nước. Một quỹ khác thuộc quỹ chung CIF là Chương trình Phát triển các Nguồn năng
lượng Tái sinh ở các nước đang phát triển (SREP), giai đoạn cuối cùng của chương trình
thiết kế.

14. Tóm lại, môi trường bên ngoài đã thay đổi đáng kể, với những tác động có
ảnh hưởng sâu rộng cho ngành năng lượng. Trước tiên, thị trường năng lượng toàn cầu
đã không dự đoán cũng không được chuẩn bị cho tình hình gần đây nhất về giá nhiên liệu
thế giới cao và sự biến động giá phần lớn do sự co giãn nhanh giữa cung và cầu. Các dấu
hiệu đó là mô hình này dường như sẽ lại xảy ra trong thập kỷ tới. Thứ hai, biến đổi khí
hậu được xác nhận ngày càng tăng là một phần của chương trình phát triển, kết nối ngành
năng lượng và nhiều ngành khác và đòi hỏi tính chọn lọc lớn hơn trong sự lựa chọn đầu
tư và công nghệ. Thứ ba, giảm đầu tư vào năng lượng- ngành cần nhiều vốn nhất- do
khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng đến sự tập trung vào việc đầu tư không
đủ làm giảm sự tăng trưởng kinh tế tương lai. Đầu tư tăng lên trong ngành này được xem
như là một cách để cung cấp cứu trợ ngắn hạn cho tình hình suy giảm kinh tế và để giải
quyết các nhu cầu phát triển dài hạn. Thách thức đó là đáp ứng các yêu cầu năng lượng
của một nền kinh tế hiện đại và tạo sự tiếp cận cho tất cả người dân ở mức giá có thể chi
trả được theo các phương thức bền vững.

Chiến lược ngành năng lượng của Ngân hàng thế giới và các kết quả thực hiện trong
những năm gần đây


15. Chiến lược năng lượng WBG hiện nay bao gồm chiến lược môi trường năm
1999 cho ngành năng lượng, Nhiên liệu tương lai (WBG 1999, dưới đây là FFT), và
một chiến lược 2001 không chính thức có tiêu đề: ―Chương trình năng lượng của
Ngân hàng Thế giới: giảm nghèo, tính bền vững, và tính chọn lọc‖ (WBG 2001, dưới
đây gọi là chiến lược năng lượng 2001). Khung đầu tư năng lượng sạch và phát triển
(CEIF) được xây dựng năm 2006, đã đặt ra một lộ trình cho việc tăng sự tiếp cận và giảm
nhẹ việc thải GHG (WBG 2006). Gần đây hơn, WBG đã đính kèm 02 tài liệu mà sẽ có
một tác động đáng kể đối với các hoạt động tương lai của ngành năng lượng: ―Chương
trình Hành động vì Cơ sở hạ tầng Bền vững‖ (SIAP) và Phát triển và biến đổi khí hậu:
Khung chiến lược cho Ngân hàng Thế giới (DCCSF) (WBG 2008a và 2008b).

16. FFT đã đưa ra sáu (06) mục tiêu chiến lược cho các lĩnh vực được quản lý theo
cả ngành năng lượng và môi trường của WBG. Ba mục tiêu trong số đó là về tính bền
vững môi trường của việc sản suất và sử dụng năng lượng, một (01) trong số đó là về
việc làm giảm ô nhiễm không khí trong nhà và sức ép lên đất và ngành lâm nghiệp, một
(01) về làm giảm ô nhiễm không khi đô thi do sự đốt cháy nhiên liệu, và mục tiêu cuối
cùng là về xây dựng năng lực cho việc quản lý môi trường. FFT đã đặt ra một số mục tiêu,
nhiều mục tiêu trong số đó là cụ thể cho các hoạt động của WBG, đã đạt được bắt đầu
trong năm tài chính 2008 (FY08) và muộn là vào năm 2015.

17. FFT đã nêu rằng, mặc dù phạm vi và quy mô của nó tương đối nhỏ, nhưng WBG
đã đặt mục tiêu đi đầu xu thế hướng tới việc sử dụng năng lượng bền vững hơn. Chiến
lược này dựa trên đánh giá của WBG rằng cách tốt nhất để thúc đẩy tiến độ về các vấn đề
môi trường toàn cầu là để giúp các khách hàng của chúng tôi giải quyết được các vấn đề
ưu tiên quốc gia-đặc biệt là những vấn đề khi mà sự đóng góp cho việc giảm nghèo và
các mục tiêu phát triển khác là rõ ràng và tương đối ngay lập tức, và do đó có sự cam kết
địa phương mạnh mẽ đối với sự giảm nghèo. Chiến lược này cũng khẳng định lại sự hỗ
trợ tiếp tục của WBG cho các dự án với các lợi ích toàn cầu khi mà cần có thêm các chi
phí bổ sung được hỗ cấp đầy đủ từ các nguồn quốc tế như GEF.


18. Một số mục tiêu cụ thể được nêu trong FFT đã đạt được; đáng chú ý là trong
số các lĩnh vực có tiến độ chậm hơn là lĩnh vực buôn bán năng lượng trong khu vực.
WBG đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại nhiên liệu, đặc biệt là ở Châu
Phi và Châu Mỹ La tinh và các vùng Ca-ri-bê, và dần dần loại trừ chì trong xăng trên
khắp thế giới. Các sáng kiến toàn cầu, hỗ trợ kỹ thuật, và các dự án cho vay đang giải
quyết việc đốt khí, thúc đẩy sự thăm dò và sản xuất hợp lý về mặt môi trường các nhiên
liệu hóa thạch, và sự phục hồi các cơ sở và các khu vực đã chị xuống cấp. Tiến độ trong
việc thực hiện các lợi ích của việc buôn bán năng lượng qua biên giới là chậm, thể hiện
những khó khăn của việc phối hợp các công ty cung cấp năng lượng và các chính phủ
trên khắp lãnh thổ quốc gia và cũng đang phản ánh các tác động của việc làm gia tăng sự
rút ra khỏi ngành năng lượng của WGB cho tới năm 2003 (phụ lục 5). Đối với việc giảm
nhẹ tác động có thể xảy ra của việc sử dụng năng lượng đối với biến đổi khí hậu, WBG
cũng đã tích cực tham gia với GEF tại thời điểm của FFT. Một năm sau đó, quỹ tài chính
các bon đầu tiên được thành lập, và số lượng quỹ và các cơ sở các bon đã tăng đến con số
12 với tổng danh mục đầu tư kinh doanh trị giá lên tới 2 tỷ Đô la Mỹ.

19. Chiến lược năng lượng 2001 đã xác định bốn (04) nghiệp vụ hoạt động kinh
doanh – giảm nghèo trực tiếp, ổn định tài chính và vĩ mô, quản trị và phát triển khu
vực tư nhân, và tính bền vững môi trường- và đã đặt ra các mục tiêu 10 năm. Không
giống như FFT, tất cả các mục tiêu được đặt ra theo chiến lược năng lượng 2001 là các
mục tiêu toàn cầu ở mức độ cao, không cần thiết được kết nối trực tiếp với các hoạt động
của WBG. Các mục tiêu làm tăng sự tiếp cận điện, làm giảm cường độ thải khí CO
2


giảm cường độ năng lượng đã đạt được. Dường như đạt được tiến độ tốt trong việc lập
nên bộ máy quản lý ngành. Tuy nhiên, không đạt được tiến độ nào trong việc giảm gánh
nặng ngân sách của ngành điện, tăng sự tham gia của khu vực tư nhân, và có hay hay
nhiều nhà cung cấp điện, khí tự nhiên, hoặc cả hai cho những người sử dụng thuộc ngành

công nghiệp để lựa chọn. Trong tất cả các trường hợp, có sự chênh lệnh lớn trong khu
vực (Phụ lục 6). Một bài học đang rút ra, thống nhất với các đánh giá do Nhóm đảm bảo
chất lượng (QAG) thực hiện (QAG, một đơn vị nội bộ được thành lập để thực hiện các
đánh giá chất lượng của những hoạt động được lựa chọn trong suốt quá trình chuẩn bị và
thực hiện) và Nhóm Đánh giá Độc lập (IEG) (IEG, một bộ phận độc lập báo cáo trực tiếp
cho Ban giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đánh giá sự liên quan và tác động
của hỗ trợ của WBG cho các nước khách hàng) đó là có thể còn vội vã để đưa ra các mục
tiêu cao như vậy cho việc cải cách ngành khi năng lực tổ chức cơ bản còn yếu.

20. Mô hình cải cách ngành điện trong những năm 1990 bao gồm – tách ra,
thành lập một bộ phận quản lý độc lập, và để cho khu vực tư nhân sở hữu và hoạt
động chuỗi cung cấp, đã có được những kết quả tổng hợp. Có một sự xác nhận rộng
khắp về nhu cầu phát triển các phương pháp tiếp cận phù hợp với tình hình cụ thể của các
nước cá nhân. Một đánh giá IEG 2003 về kinh nghiệm của WBG với sự tham gia tư nhân
vào ngành năng lượng vào những năm 1990 thấy rằng các kết quả tốt có thể đạt được khi
có quyền sở hữu khách hàng và một cam kết chính trị được duy trì đối với sự phát triển
khu vực tư nhân. Các kết quả còn kém khi mà có nhiều mục tiêu và Ngân hàng Thế giới
đã đánh giá thấp tính phức tạp và thời gian cần thiết để kéo dài các hoạt động cải tổ. IFC
và MIGA đã phản ứng với nhu cầu thị trường đối với việc tạo năng lượng mới, đã tập
trung vào một mục tiêu tham gia của khu vực tư nhân, và đã đạt được các kết quả chung
tốt ở cấp dự án. Một đánh giá năm 2006 các bài học rút ra từ việc cải cách thị trường điện
ở các nước đang phát triển đã nhấn mạnh vào nhu cầu làm cho việc cải cách thị trường
điện thích nghi với các điều kiện ban đầu và đã thảo luận về các điều kiện khác nhau có
thể ảnh hưởng như thế nào đến việc thiết kế các chương trình cải cách điện (Besant-Jones
2006). Đầu tư tư nhân vào ngành điện ở các nước đang phát triển đã tăng một cách nhanh
chóng tới năm 1997 (chủ yếu chảy vào Đông Á và Châu Mỹ La tinh) nhưng sau đó lại
giảm mạnh cho tới khi có sự phục hồi lớn vào năm 2007; suy thoái toàn cầu hiện nay
khiến cho việc tiếp cận vốn của khu vực tư nhân trở lên khó khăn hơn.

21. Vai trò của WBG trong các ngành công nghiệp khai khoáng đã thu hút được

sự chú ý trên toàn cầu. Từ năm 2001 đến 2003, WBG đã thực hiện một đánh giá toàn
diện về việc tham gia của mình vào ngành công nghiệp khai khoáng (EI) để trả lời những
câu hỏi về việc liệu xem sự tham gia đó có thống nhất với các mục tiêu phát triển bền
vững và giảm nghèo của WBG hay không. Dầu, khí, và khai mỏ cung cấp một nguồn thu
nhập đáng kể cho hàng chục nước giàu nguồn tài nguyên – nhiều nước trong số họ là
nước nghèo- thực hiện sự quản lý nguồn tài nguyên hiệu quả và phê duyệt các chính sách
cận nghèo quan trọng. Phản ứng của ban quản lý đối với Đánh giá ngành công nghiệp
khai khoáng đã được Ban giám đốc điều hành của WBG phê duyệt trong năm 2004, đã
khẳng định rằng WBG cần duy trì việc tham gia vào các ngành công nghiệp khai khoáng
và cam kết WBG có thể là lực chọn trong phương pháp tiếp cận của nó, với sự tập trung
lớn hơn vào những nhu cầu của người nghèo và các quyền của những người bị ảnh hưởng
bởi các đầu tư EI, nhấn mạnh hơn vào sự quản trị và tính minh bạch, và hỗ trợ lớn hơn
cho việc giảm nhẹ các rủi ro xã hội và môi trường (WBG 2004). Từ năm 2005, WBG đã
báo cáo hàng năm về tiến độ trong việc thực hiện của mình. Một số các khuyến nghị
chính của nó, chẳng hạn như liên quan đến hỗ trợ cộng đồng rộng lớn như là một yêu cầu
đối với sự tham gia của WBG vào các dự án EI, đã được tổng hợp trong các chính sách
của WBG. IFC đã làm việc với các nhà đầu tư trong dự án mà nó hỗ trợ để giúp đảm bảo
rằng các cộng đồng hưởng lợi từ các dự án, như thông qua việc hỗ trợ cho các chương
trình ―liên kết‖ giúp mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương vào các dự
án EI. IFC đã thành lập CommDev, một cơ sở nhằm mục đích hợp tác với các đối tác để
phát triển và giúp cho việc thực hiện các phương pháp tiếp cận thực hành tốt cho các
cộng đồng và các đầu tư EI. Trong chính sách của mình, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra
phần lớn nhiều sự chú ý hơn vào sự quản trị EI, bao gồm hỗ trợ Sáng kiến Minh bạch
trong các ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) – một sự liên kết giữa các chính phủ,
công ty, nhóm xã hội dân sự, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế đòi hỏi các công ty
dầu, khí, và khai mỏ ở thượng nguồn phải công khai những gì mà họ phải trả và các
chính phủ phải công khai những gì họ nhận – và gần đây hơn, đề cập đến các vấn đề
trong suốt chuỗi giá trị EI thuộc EITI++.
1
Về vấn đề môi trường toàn cầu, thì Hiệp hội

cắt giảm tiêu dùng gas (GGFR) đã và đang hỗ trợ các nỗ lực quốc gia để sử dụng khí bắt
lửa hiện nay bằng việc giải quyết các hạn chế về việc sử dụng khí (phụ lục 7).

22. Cho vay của WBG đối với ngành năng lượng đang phục hồi tác mạnh mẽ sau
một thập kỷ suy giảm. Cho vay của WBG đối với ngành năng lượng đã giảm xuống một
giá trị trung bình hàng năm là 2,4 tỷ Đô la Mỹ trong giai đoạn năm 2000-2004 từ 3,7 tỷ
Đô la Mỹ trong 05 năm trước (phụ lục 8). Mức cho vay bắt đầu tăng sau khi ban quản lý
Ngân hàng, theo yêu cầu của Ban giám đốc điều hành, đã đưa ra một Chương trình Hành
động vì Cơ sở hạ tầng năm 2003 để đem sự tham gia của WBG hoạt động trở lại và gấp
hơn ba (03) lần vào năm 2009, đạt 8,2 tỷ Đô la Mỹ.

23. WBG đã nâng cao hơn nữa nỗ lực của mình trong việc mở rộng sự tiếp cận
và giải quyết biến đổi khí hậu trong những năm gần đây. Vào tháng 06 năm 2004,
Hội nghị quốc tế Bonn về Năng lượng có thể tái sinh, WBG đã đưa ra một cam kết để
tăng cường hiệu quả năng lượng và năng lượng có thể tái sinh mới (bao gồm năng lượng
từ mặt trời, gió, năng lượng sinh khối, và năng lượng địa nhiệt cũng như thủy điện từ các
cơ sở nhỏ hơn 10 Mw) 20% một năm với mức trung bình của các cam kết trong ba (03)
năm trước đây; WBG đã đạt được mục tiêu này với một mức lãi suất dễ chấp nhận được
trong ba (03) năm tiếp theo. Vào tháng 07 năm 2005, Ngân hàng Thế giới được yêu cầu
tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Nhóm tám (08) quốc gia để tạo thuận lợi cho việc
hình thành một khung đầu tư đối với sự phát triển và năng lượng sạch và đóng góp vào
việc thúc đẩy một cuộc hội thoại toàn cầu xung quanh những vấn đề này. WBG đã xây

1
EITI tập trung vào các khoản thanh toán được trả cho các chính phủ cho hoạt động sản xuất dầu, khí, và
chất khoáng (hãy xem tại trang web www.eitransparency .org). EITI++ xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng từ
việc cấp phép và các hợp đồng đến quy định và giám sát hoạt động, quản lý và phân bổ doanh thu, và thực
hiện các chính sách phát triển bền vững (Mayorga Alba 2009).
dựng một Khung đầu tư năng lượng sạch và phát triển (CEIF) năm 2006 để thúc đẩy đầu
tư khu vực nhà nước và tư nhân vào sự tiếp cận năng lượng, giảm nhẹ, và làm cho thích

nghi. Phần cho vay năng lượng của WBG dành cho các dự án hàm lượng các bon thấp
tăng từ 27% trong giai đoạn năm 2003-2005 lên tới 40% trong giai đoạn năm 2007-2009.
Mặc dù các nhà máy nhiệt điện đốt bằng than hiệu suất cao (than siêu tới hạn và cực siêu
tới hạn khi họ nâng cấp hiệu suất nhà máy liên quan đến kịch bản nền) được bao gồm
trong định nghĩa của các dự án hàm lượng các bon thấp, trong thực tế không có dự án
điện đốt bằng than nào cho công suất phát điện mới đã được tính đối với các dự án hàm
lượng các bon thấp cho tới nay. Từ giờ trở đi, loại của sẽ được loại bỏ khỏi định nghĩa
của các dự án hàm lượng các bon thấp. Mức độ cho vay đối với hiệu quả năng lượng và
năng lượng có thể tái sinh đạt 3,3 tỷ Đô la Mỹ năm 2009 (hình 1). Hình 2 chỉ ra một sự
phá vỡ ba (03) loại hoạt động của tổ chức WBG.

24. Một bản đánh giá các các đánh giá dự án của IEG và QAG và các Chiến
lược hỗ trợ quốc gia
2
chỉ rõ việc nâng cao kết quả thực hiện chung, nhưng có một số
loại trừ và sự thay đổi lớn thuộc khu vực. Một bản đánh giá các đánh giá IEG về các
dự án IDA và IBRD chỉ ra rằng phần đóng góp của dự án thích hợp về năng lượng và
khai mỏ kết thúc năm 1998 hoặc sau đó tăng đáng kể cho đến giữa những năm 2000
nhưng lại giảm trong thời kỳ 2006-2008. Năng lực tổ chức yếu là một nguyên nhân
chung của kết quả thực hiện kém, làm cho những nước có đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) với tỷ lệ không đồng đều cho các dự án không phù hợp.
Những đánh giá chất lượng đầu vào và chất lượng giám sát của QAG (trái ngược với các
dự án đã kết thúc) đã cho thấy có sự cải thiện qua thời gian. Một đánh giá các trường hợp
của Ủy ban giám sát tham gia vào các dự án năng lượng chỉ ra sự cần thiết phải tăng
cường tham vấn các cộng đồng bị tác động bởi các đầu tư năng lượng được đề xuất; thực
hiện việc kiểm tra cẩn thận hơn các lựa chọn kinh tế ở giai đoạn khái niệm dự án mà tính
đến cả các chi phí xã hội và lợi ích của những lựa chọn khác nhau; và tập trung hơn vào
việc thực hiện để đảm bảo tuân thủ các chính sách bảo bệ xã hội và môi trường chính của
Ngân hàng Thế giới, đặc biệt ở các nước có năng lực tổ chức yếu như những nước trong
khu vực Châu Phi (phụ lục 9). Một đánh giá các Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) chỉ ra

rằng trong năm 2006-2009, các vấn đề năng lượng và chính sách năng lượng đã được giải
quyết một nửa các CAS, và các mục tiêu chính sách năng lượng được đặt ra ở mức 40%.
Khoảng 70% CAS xác nhận sự liên kết giữa nghèo đói và sự cung cấp năng lượng thiếu
(phụ lục 8).

2
Ngân hàng Thế giới xây dựng một Chiến lược hỗ trợ quốc gia cho những người vay tích cực để đưa ra
một chương trình hỗ trợ của WBG có tính chọn lọc kết nối với chiến lược phát triển của đất nước và dựa
trên những lợi thế cạnh tranh của WBG trong bối cảnh các hoạt động của những nhà tài trợ khác. Chiến
lược hỗ trợ Quốc gia được xây dựng với sự tham vấn của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, các tổ
chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển và những bên tham gia khác.



Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Lưu ý: Các nguồn khác bao gồm các bảo đảm của GEF, IDA và IBRD, cấp vốn tài chính cho
người nhận thực hiện, cấp vốn tài chính đặc biệt và cấp vốn tài chính các bon.

25. IEG đã tiến hành đánh giá hoạt động của ngành năng lượng trong thập kỷ
qua.
Tất cả các báo cáo đánh giá này đã kêu gọi tăng cường hoạt động giám sát và đánh giá.
Cũng có nhiều báo cáo đánh giá về hoạt động năng lượng của các quốc gia. "Năng lượng
tái sinh mới: Đánh giá hoạt động hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới" năm 2006 đánh giá các
dự án năng lượng tái sinh mới của Ngân hàng Thế giới đối với bốn ngành nghề kinh
doanh trong chiến lược năng lượng năm 2001 (ngoại trừ ổn định vĩ mô và tài chính). Báo
cáo đánh giá cho thấy chương trình năng lượng tái sinh mới của Ngân hàng mới Thế giới
đã phát huy hiệu quả trong ba ngành nghề kinh doanh, và khuyến cáo rằng Ngân hàng tập
trung đặc biệt vào vai trò xúc tác để phát triển khu vực tư nhân, linh hoạt và sáng tạo
bằng cách áp dụng bài học kinh nghiệm để cải tiến quy trình thiết kế dự án, và phổ biến
rộng rãi hơn các biện pháp thực hiện hiệu quả.


26. Năm 2008, IEG đã công bố hai báo cáo đánh giá. Báo cáo "Biến đổi khí hậu và
Ngân hàng Thế giới - Giai đoạn 1: Đánh giá Cải cách Chính sách Năng lượng dựa trên
nguyên tắc 50-50 của Ngân hàng Thế giới" về việc gỡ bỏ trợ giá năng lượng và phát huy
hiệu quả sử dụng năng lượng trực tiếp - cho thấy khối lượng và định hướng chính sách áp
dụng đối với hoạt động cho vay dựa vào hiệu quả của Ngân hàng thế giới rất khiêm tốn.
IEG khuyến nghị hợp tác chặt chẽ hơn để gỡ bỏ trợ giá năng lượng và nâng cao hiệu suất
sử dụng năng lượng trực tiếp, và cải thiện hoạt động thu thập dữ liệu để theo dõi, giám sát
và đánh giá. Báo cáo ―Tác động xã hội của việc Điện khí hóa nông thôn: Đánh giá lại Chi
phí và Lợi ích‖chỉ ra rằng, mặc dù không có nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích của
việc điện khí hóa nông thôn và lợi ích cao hơn chi phí cung cấp dài hạn bình quân, điều
này cho thấy có thể đạt được các mức biểu phí thu hồi chi phí.

27. Kế hoạch Hành động Cơ sở hạ tầng Bền vững năm 2008 giới thiệu sơ lược
các nguyên tắc tham gia vào ngành năng lượng của WBG trong những năm qua
được gọi là điểm mấu chốt ba nhân tố. Trong bối cảnh WBG theo đuổi tăng trưởng
kinh tế, bình đẳng và bền vững môi trường, SIAP nỗ lực nâng cao (1) năng lực kinh tế và
tài chính trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế; (2) quá trình xã hội hóa để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cơ sở hạ tầng
cho người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xã, phụ nữ và các nhóm đối tượng thiệt
thòi khác; và (3) môi trường trong nước và quốc tế bền vững. Dựa trên SIAP và là một
phần trong hoạt động đối phó khủng hoảng tài chính của WBG, Chương trình Khôi phục
Cơ sở hạ tầng và Tài sản (INFRA) được xây dựng vào đầu năm 2009 để duy trì các
chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn. INFRA sẽ cung cấp nguồn vốn đầu tư vào cơ
sở hạ tầng phản chu kỳ trong vòng ba năm và bảo vệ các tài sản hiện hữu và dự án ưu tiên.
Một nhân tố quan trọng của INFRA là Sáng kiến Năng lượng cho Người nghèo với
mục đích nâng cao khả năng tiếp cận năng lượng cho người nghèo, giúp người nghèo có
thể đối phó với các cú sốc giá năng lượng tăng cao và giảm mức độ tác động của giá năng
lượng đối với người nghèo. Ngoài ra, tính đến thời điểm này, Quỹ Khủng hoảng Cơ sở hạ
tầng của IFC đã huy động được 1,6 tỷ Euro để cùng tham gia vào hoạt động cấp vốn.


28. Trong năm 2008, WBG đã thông qua DCCSF sau khi tiến hành tham vấn nội
bộ và các bên khác, trong đó cam kết ngành năng lượng sẽ tăng cường nguồn vốn đầu tư
vào các nguồn năng lượng tái sinh mới và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trung
tăng 30%/năm, và thị phần của các dự án có tỷ lệ các bon thấp dự kiến đạt 50% vào Năm
tài khóa 2011. Các nỗ lực này sẽ được tăng cường thông qua lĩnh vực tài chính các bon
và Quỹ Công nghệ sạch – Ai Cập, Mê-hi-cô và Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã yêu cầu
Quỹ này hỗ trợ các dự án đầu tư có tỷ lệ các bon thấp trên mọi lĩnh vực – và SREP. Nếu
các công cụ cấp vốn mới như Quỹ Đối tác Các bon tăng trưởng nhanh, vai trò của WBG
trong hoạt động tài trợ các chương trình năng lượng bền vững sẽ tăng theo tỷ lệ thuận.

Mục tiêu và Phương pháp

29. Chiến lược năng lượng đề xuất sẽ hoạt động hướng đến việc hỗ trợ các nước
đang phát triển đạt được cùng lúc hai mục tiêu:

 Nâng cao khả năng tiếp cận và mức độ ổn định nguồn cung năng lượng;
 Tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang con đường phát triển năng
lượng bền vững hơn xét về khía cạnh môi trường.

Hai mục tiêu này được xây dựng dựa trên các nội dung chủ đạo của FFT và chiến lược
năm 2001 (xem phụ lục 10). Vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu tăng
cường khả năng tiếp cận năng lượng, đặc biệt là tại khu vực Châu Phi hạ Sahara. WBG sẽ
nỗ lực để giúp cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại cho người nghèo trên khắp thế giới,
và theo đó có thể góp phần vào việc đạt được một số mục tiêu Thiên niên kỷ (xem phụ
lục 10). Đáng lưu ý là tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ năng lượng hiện đại không
chỉ đơn giản là vấn đề cung cấp cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ. Nâng cao mức độ ổn
định nguồn cung năng lượng cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng tại hầu hết
các quốc gia để tăng cường lợi ích cho các hộ gia đình cũng như hoạt động kinh doanh
hiệu quả. Đối với các sản phẩm dầu khí, nâng cao mức độ ổn định nguồn cung chỉ phu

hợp với một số quốc gia. Mục tiêu thứ hai đáp ứng nhu cầu-phụ thuộc vào các hạn chế về
nguồn lực cũng như hạn chế về mặt môi trường trong nước và trên thế giới - để thay đổi
các thị trường năng lượng toàn cầu. Đối với các nước là khách hàng của WBG, mục tiêu
này sẽ được thực hiện thông qua các nguồn vốn quốc tế mới và bổ sung để thanh toán chi
phí gia tăng, đối phó với rủi ro phi tài chính, và đáp ứng các nhu cầu về thể chế và năng
lực kỹ thuật.

30. Trường hợp hai mục tiêu này có thể hỗ trợ cho nhau, sẽ tiến hành các hoạt động
để thực hiện hai mục tiêu này một cách nhanh chóng. Nhiều chính sách nâng cao hiệu
quả của ngành năng lượng có thể nâng cao mức độ ổn định nguồn cung năng lượng, giảm
rủi ro của việc nguồn cung bị gián đoạn, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn cung năng
lượng đồng thúc đẩy chuyển sang nền kinh tế các bon thấp. WBG sẽ chú trọng nhiều hơn
đến việc giảm khối lượng tiêu thụ năng lượng - thông qua hoạt động nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng trực tiếp, bảo tồn năng lượng và tăng hiệu quả hoạt động cung cấp
năng lượng. Các biện pháp này không chỉ tương đương với việc bổ sung thêm nguồn
cung năng lượng, mà còn có thể giảm giá năng lượng cho người sử dụng trực tiếp - do đó
nâng cao khả năng chi trả, và góp phần thực hiện mục tiêu bền vững môi trường. Tăng
cường thể chế và năng lực, tăng cường hoạt động điều tiết, quản lý và hướng đến các
khoản trợ giá sẽ giúp sẽ đạt được và duy trì hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng có
hiệu quả các công nghệ mới cũng như các cơ chế tài chính các bon mới. Các nhân tố thiết
yếu tương tự để nâng cao hiệu quả của ngành năng lượng rất cần thiết để đưa nền kinh tế
phát triển một cách bền vững về mặt môi trường và tương thích với khí hậu. Trong quá
trình lựa chọn các dự án, các dự án góp phần vào việc thực hiện hai mục tiêu trên sẽ được
ưu tiên.

31. Để đạt được hai mục tiêu này, chúng tôi đề xuất hai kế hoạch hỗ trợ chiến
lược – đóng vai trò thiết yếu để ngành năng lượng phát triển ổn định, hiệu quả và
bền vững (Hình 3):

(1) Nâng cao hiệu quả hoạt động và tài chính của ngành năng lượng

(2) Tăng cường năng lực quản trị để ngành năng lượng có thể góp phần vào
công cuộc phát triển kinh tế.

Sự tồn tại của các công ty cung cấp năng lượng hoạt động hiệu quả và có nguồn lực tài
chính vững là một điều kiện tiên quyết. Quản lý yếu kém các dịch vụ cung cấp năng
lượng dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả và tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật lớn
và điều này làm giảm khả năng cấp vốn cho các dự án đầu tư mới của các công ty này.
3

Việc định giá năng lượng dưới mức giá thực làm cho tình trạng khó khăn tài chính của
mọi công ty, nhà nước và tư nhân, trở nên trầm trọng hơn. Tăng cường năng lực quản trị
rất quan trọng để đảm bảo năng lượng đóng góp vào phát triển kinh tế. Quản trị đóng vai
trò quan trọng ở mọi cấp trong ngành năng lượng: chính phủ, cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp, và người tiêu dùng. Trong bối cảnh các công ty cung cấp dịch vụ công cộng được
dự đoán là sẽ thống trị ngành năng lượng tại nhiều nước trong những năm tới, nâng cao
năng lực quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động tổng thể của các công ty này đóng
vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với nhiều nhà xuất khẩu hyđrô các bon lớn, nâng cao
năng lực quản trị doanh nghiệp trong ngành này có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
toàn diện và bền vững. Một thị trường năng lượng chịu sự giám sát của nhà nước pháp
quyền có thể sẽ hiệu quả và giúp tạo ra một môi trường thuận lợi có thể thu hút và duy trì
nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

Hình 3 Khung Chiến lược Năng lượng




32. WBG sẽ tiếp tục tham gia vào một số lĩnh vực tại mọi khu vực và quốc gia.
WBG sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều mục tiêu cải cách chính sách và thể chế, bao gồm việc xây
dựng một môi trường thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia và đầu tư, tiếp tục củng cố

quan hệ giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Lợi thế so sánh của WBG trong việc hỗ trợ
hoạt động kinh doanh năng lượng qua biên giới và hội nhập khu vực bằng cách thúc đẩy
hợp tác Nam-Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu và nâng
cao độ mức độ ổn định nguồn cung năng lượng, đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện tại các
khu vực trên thế giới như khu vực Châu Phi hạ Sahara. WBG sẽ tăng cường đầu tư vào
các dự án thủy điện, tập trung vào hoạt động quản lý tài nguyên nước tích hợp, trong đó
có tính đến các đối tượng sử dụng nguồn nước khác nhau và nhiều mục tiêu trong việc
quản lý và điều tiết nước. WBG sẽ tiếp tục cung cấp vốn cho hoạt động truyền tải và

3
Để biết thêm thông tin chi tiết về tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật bao gồm các trường hợp giảm thiểu tổn
thất thành công trong những năm gần đây tại các nước đang phát triển, xem báo cáo tổng thể, "Giảm thiểu
tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật trong ngành năng lượng," được công bố trên trang web Chiến lược năng
lượng của WBG (Antmann 2009).
phân phối, và ngoài ra sẽ xem xét hoạt động sản xuất nhiệt điện theo nguyên tắc quy định
trong DCCSF - trong đó quy định WBG sẽ ưu tiên can thiệp trực tiếp để nâng cao lợi ích
của việc giảm khí nhà kính trực tiếp như (a) khôi phục một nhà máy nhiệt điện, (b) tăng
hiệu quả của các nhà máy nhiệt điện mới, (c) dừng vận hành các nhà máy kém hiệu quả
và thay thế bằng trang thiết bị hiện đại, và (d) hạn chế đốt khí gas (khí gas có thể được sử
dụng để sản xuất điện) - các tiêu chuẩn quy định cụ thể áp dụng đối với than đá (xem
Hộp 1, trang 16). Yêu cầu phát điện khẩn cấp sẽ được xem xét dựa trên đóng góp. WBG
hỗ trợ một cách có chọn lọc các dự án phát triển năng lượng của các ngành công nghiệp
khai khoáng vì các ngành này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của các cộng đồng
và quốc gia. Về mặt này, WBG sẽ tiếp tục được áp dụng các hướng dẫn của Báo cáo đánh
giá các ngành công nghiệp khai khoáng.
4


33. Chiến lược nhận thấy điều kiện khác nhau của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có
các phương pháp tiếp cận phù hợp. Chiến lược sẽ được xây dựng một cách chi tiết dựa

trên phương pháp tiếp cận khác nhau phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, bao
gồm các nước có thu nhập thấp mới mức độ tiếp cận nguồn cung năng lượng rất thấp cho
đến các nước thu nhập trung bình mà tại các nước này, mọi người dân đều có thể tiếp cận
các dịch vụ năng lượng hiện đại. Hai hình 4 và 5 chỉ ra tỷ lệ giữa thu nhập và tỷ lệ hộ gia
đình có thể tiếp cận điện thắp sáng và số giờ mất điện. Tồn tại sợi dây liên kết giữa các
trường hợp khác nhau, một bên là thu nhập thấp, tỷ lệ tiếp cận thấp, và mức độ ổn định
thấp và một bên là thu nhập cao, tỷ lệ tiếp cận 100%, và mức độ ổn định cao. Mặc dù các
nước thu nhập trung bình đang có xu hướng có tỷ lệ tiếp cận cao và mức độ ổn định
nguồn cung năng lượng cao, phần lớn các nước này phải đối mặt tình trạng với tình trạng
nguồn cung năng lượng giảm và một nước đã rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng.
Các nước thu nhập thấp có nhiều khả năng có tỷ lệ tiếp cận thấp và mức độ ổn định
nguồn cung năng lượng thấp, mặc dù một số nước đã có tỷ lệ tiếp cận gần đạt 100%, mức
độ ổn định nguồn cung năng lượng cao, hoặc cả hai. Ước tính tổn thất GDP do tình trạng
mất điện có thể ở mức cao - 6% tại Malawi theo một nghiên cứu (Eberhard và các tác giả
khác 2008). Hình 4 cũng tính đến các nước phát triển (ngoài cùng bên phải) và chỉ ra tỷ
lệ tương đối giữa lượng khí thải CO
2
liên quan đến năng lượng trên đầu người. Các nước
có tỷ lệ tiếp cận nguồn cung năng lượng thấp nhất có lượng khí thải trên đầu người rất
thấp; trong thực tế, khó có thể nhận ra một số nước trong hình vì lượng khí thải của họ
quá thấp. Đáng lưu ý rằng, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu tất cả các hộ gia
đình không được tiếp cận nguồn cung năng lượng được sử dụng điện thắp sáng, lượng
tiêu thụ điện của họ sẽ chiếm dưới 2% tổng lượng điện tiêu thụ trên thế giới, hay ít hơn 1
phần trăm tổng lượng khí thải CO
2
liên quan đến năng lượng.

4
Báo cáo Quản lý trình bày tóm tắt sự tham gia trong tương lai của WBG như sau: "Các khoản đầu tư trong
tương lai của chúng tôi vào các ngành công nghiệp khai khoáng sẽ được chọn lọc, trong đó tập trung nhiều

hơn vào nhu cầu của người nghèo, và nhấn mạnh hơn nữa về năng lực quản trị hiệu quả và thúc đẩy quá
trình phát triển bền vững về mặt môi trường và xã hội. Khi có yêu cầu, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham mưu
và hỗ trợ các chính phủ xây dựng các khung pháp lý và chính sách phù hợp và các khuôn khổ pháp lý để
phát triển bền vững nguồn lực của các quốc gia này. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp chính
để tăng nguồn hỗ trợ của chúng tôi, cũng như khuyến khích và hỗ trợ trên phạm vi toàn cầu đối với nguồn
năng lượng tái sinh có hiệu quả kinh tế và các nhiên liệu sạch khác. Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng: để
hỗ trợ các nước đang phát triển tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn năng lượng sạch, giá cả phù
hợp và bền vững và đảm bảo rằng các ngành công nghiệp khai khoáng góp phần vào tăng trưởng kinh tế,
phát triển bền vững và giảm nghèo."

Hình 4 Tiếp cận điện và Khối lượng khí thải CO
2





Nguồn: Dựa trên nhiều khảo sát về chi tiêu của hộ gia đình, số liệu thống kê của các chính phủ, Ngân hàng
Thế giới 2008a.
PPP ≡ sức mua tương đương
Ghi chú: Kích thước điểm dữ liệu tương ứng với lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng. Các nước
đang phát triển có dữ liệu tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng và GDP, và các nước phát triển có quy mô và
mức thu nhập khác nhau cũng được trình bày trong bảng.

34. Tại các nước có thu nhập thấp cũng như các nước đang trong giai đoạn hậu
xung đột và bất ổn và các khu vực nghèo của các nước thu nhập trung bình với tỷ lệ
tiếp cận nguồn năng lượng thấp, WBG sẽ tìm cách đồng thời giải quyết nhu cầu
nâng cao mức độ ổn định nguồn cung năng lượng cho các đối tượng đã được sử
dụng năng lượng và tỷ lệ tiếp cận nguồn cung năng lượng thấp cho các đối tượng
chưa được sử dụng năng lượng. Trên phạm vi toàn cầu, những người không được tiếp

cận điện hoặc chỉ dựa vào việc sử dụng nhiên liệu rắn truyền thống (than và sinh khối) để
đun nấu và sưởi ấm lên đến hàng tỷ người. Tỷ lệ điện khí hóa ở mức 30% tại khu vực
Châu Phi hạ Sahara là thấp nhất trên thế giới, tiếp theo là Nam Á với tỷ lệ 60-65%. Một
phần ba tổng công suất lắp đặt ở Ấn Độ là công suất sản xuất điện dùng cho mục đích
riêng - điện thường do các công ty tự sản xuất để sử dụng cho mục đích riêng của họ.
Ngay cả với tỷ lệ điện tự sản xuất cao như vậy, tỷ lệ thiếu điện trên lưới điện trong giờ
cao điểm trung bình là 17% trong nửa đầu năm 2009. Do mức điện năng tiêu thụ của các
hộ gia đình chiếm phần lớn, tỷ lệ thiếu điện cao như vậy khiến cho việc nâng cao tỷ lệ
tiếp cận nguồn điện trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để đối phó với tình trạng mất điện
trên diện rộng tại khu vực Châu phi hạ Sahara, một số nước đã phải kỳ kết hợp đồng ngắn
hạn thuê sản xuất điện khẩn cấp dưới hình thức thuê các động cơ diesel cơ động được
đóng vào các công-ten-nơ với chi phí lên đến 0,35USD / kWh, và với nhiều nước, giá trị
thanh toán các hợp đồng thuê này chiếm đến hơn 1% GDP. Tình trạng tương tự cũng diễn
ra ở một số nơi khác cho thấy người nghèo trên thế giới thường phải trả thêm tiền cho
mỗi đơn vị dịch vụ năng lượng cơ bản, do năng lượng cung cấp có mức giá cao, hoặc
không được tiếp cận các năng lượng thay thế - như dầu lửa để chiếu sáng - thậm chí còn
tốn kém hơn. Tăng công suất cung cấp, nâng cao mức độ ổn định nguồn cung năng lượng
và tăng tỷ lệ tiếp cận sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. Nâng cao hiệu quả cung cấp và
% hộ gia đình được sử dụng điện
GDP trên đầu người theo PPP, 2005, US$
tạo điều kiện để người tiêu dùng có
thể hưởng lợi ích của việc hiệu quả
cung cấp được cải thiện góp phần
nâng cao khả năng chi trả của người
tiêu dùng và đóng vai trò quan trọng
trong mọi trường hợp, đặc biệt tại các
nước thu nhập thấp vì tại đây bất biện
pháp nào có thể hạ giá áp dụng cho
người sử dụng trực tiếp có thể giúp
tăng tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ năng

lượng hiện đại. Và nếu không được
tiếp cận với các dịch vụ năng lượng
này, người nghèo sẽ bỏ lỡ các cơ hội
kinh tế cơ bản nhất và nâng cao điều
kiện sống. Do đó, tiếp cận các dịch vụ
năng lượng hiện đại và ổn định sẽ vẫn
là ưu tiên hàng đầu. Khi có thể, WBG
sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội để hạ thấp giá thành của các năng lượng thay thế có tỷ lệ các
bon thấp, bao gồm việc nhận được nguồn vốn hỗ trợ của SREP.


35. WBG sẽ tăng cường quan hệ đối tác với các nước thu nhập trung bình thông
qua việc hỗ trợ các nước này giải quyết nhiều thách thức trong nước và quốc tế và
tăng cường hỗ trợ công cuộc cải cách và chuyển đổi. Đặc biệt, tại các nước thu nhập
trung bình lớn, nguồn vốn hỗ trợ của WBG sẽ tiếp tục chiếm một phần nhỏ trong nguồn
vốn đầu tư vào ngành năng lượng của các nước này. WBG sẽ ngày càng nắm giữ một vị
trí vững mạnh để đáp ứng yêu cầu từ khách hàng để giúp họ chuyển đổi ngành năng
lượng, đóng vai trò xúc tác trong việc hỗ trợ năng lượng tái sinh ở quy mô thương mại,
hiệu quả cung - cầu năng lượng, và phát triển công nghệ sạch và cơ sở hạ tầng liên quan.
WBG có thể thúc đẩy ngành tài chính các bon và các công cụ tài chính khác như Quỹ
Công nghệ Sạch và Quỹ Đối tác Các bon, tăng cường mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực
công nghệ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ chính sách. Hơn nữa, do thị trường các bon
toàn cầu tiếp tục phát triển, WBG sẽ có thể tiếp tục thúc đẩy hoạt động đầu tư tư nhân
thông qua việc áp dụng sáng tạo các công cụ chính của WBG, như các công cụ bảo lãnh
và cho vay, liên quan đến hoạt động tín dụng các bon trong tương lai. IFC và MIGA đã
phát triển và thí điểm việc ứng dụng các công cụ bảo lãnh của họ.

36. Ngoài hai nhân tố lớn trên thì tài nguyên năng lượng, quy mô nền kinh tế,
tiến độ trong việc đạt được hiệu quả thoả đáng và tăng cường quản trị của ngành
năng lượng, và điều kiện kinh tế xã hội cũng là các nhân tố quyết định hoạt động

của WBG tại các nước trên thế giới . Các nước nhỏ, nước không giáp biển và quốc đảo
có nhu cầu riêng. Các khu vực trong một nước lớn có thể có mức thu nhập và hiện trạng
phát triển ngành năng lượng khác nhau giống như giữa các nước với nhau. WBG sẽ tiếp
tục điều chỉnh hoạt động của mình theo điều kiện cụ thể của mỗi nước và nhu cầu của
khách hàng, và bằng cách này, chiến lược năng lượng sẽ được điều chỉnh phù hợp với sáu
Số giờ mất điện/tháng
Hình 5 Số giờ mất điện
chủ đề chiến lược của WGB (xem phụ lục 10) đã được Uỷ ban Phát triển thông qua tại
Cuộc họp Mùa xuân diễn ra vào Tháng 4/2008.

Phạm vi

37. Năng lượng là đầu vào quan trọng đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, do
đó cần kết hợp chặt chẽ chiến lược năng lượng chiến lược của các ngành khác của
WBG. Chiến lược năng lượng sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhiều tài liệu khác, bao
gồm DCCSF và Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 về biến đổi khí hậu sẽ được công bố
trong thời gian tới; các chiến lược quản trị và chống tham nhũng, kinh doanh vận tải và y
tế đang được áp dụng và nhiều chiến lược và tài liệu cập nhật chiến lược đang trong quá
trình biên soạn trong lĩnh vực môi trường, đô thị, phát triển khu vực tư nhân, nước và
phát triển xã hội. Đặc biệt, ngoài các nội dung khác, chiến lược năng lượng sẽ sử dụng
các nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định tại DCCSF và quy định chi tiết các tác động liên
quan đến hoạt động khi cần thiết. Phụ lục 1 mô tả phạm vi chiến lược năng lượng và các
hoạt động liên quan đến năng lượng được trình bày trong các chiến lược ngành khác.
Trong số các chủ đề liên quan đến năng lượng thì chiến lược ngành môi trường và là hai
trụ cột mang tính chiến lược - giảm nghèo tại các khu đô thị, nâng cấp các khu ổ chuột,
môi trường đô thị và biến đổi khí hậu - trong chiến lược đô thị (FY10) và đánh giá các
chính sách bảo đảm an ninh và tìm kiếm các công cụ và sản phẩm mới cho các giao dịch
các bon trong chiến lược môi trường (FY11). Giao dịch các bon đóng vai trò đặc biệt
quan trọng cho việc thúc đẩy quá trình áp dụng các biện pháp và công nghệ giảm thiểu
khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng.


38. Chiến lược năng lượng sẽ xây dựng dựa trên các sáng kiến và chiến lược
vùng hiện nay và các chiến lược và kế hoạch kinh doanh mới nhất của các phân
ngành. Trong số các chiến lược khu vực và kế hoạch kinh doanh là Kế hoạch Hành động
châu Phi và các chiến lược năng lượng quy mô vùng cho châu Phi, châu Mỹ Latinh và
Caribê. Phụ lục 11 mô tả chiến lược của các phân ngành năng lượng tái sinh mới, hiệu
quả sử dụng năng lượng, thủy điện, sản xuất điện quy mô nhỏ từ khí gas thiên nhiên, và
các ngành công nghiệp khai khoáng (EITI + +). Nhận định của WBG về các vấn đề quan
trọng tại các nước là khách hàng của WBG và các hoạt động ưu tiên của WBG trong
tương lai được trình bày tại Phụ lục 2 như là một điểm khởi đầu để tìm kiếm đầu vào từ
các bên liên quan của WBG.

39. Trong quá trình lựa chọn, chiến lược này sẽ phản ánh các bài học kinh
nghiệm đúc kết trong hai thập kỷ qua. Ví dụ, giảm giá năng lượng đóng vai trò quan
trọng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người nghèo. Tuy nhiên, ngay cả sau khi giảm
giá bằng cách nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng một cách phù hợp các khoản trợ
giá, một số người nghèo sẽ vẫn không có khả năng chi trả các dịch vụ năng lượng. Các
chương trình bảo trợ xã hội có thể phát huy hiệu quả, tuy nhiên, chúng lại có các mặt hạn
chế. Chuyển từ việc sử dụng truyền thống các nhiên liệu rắn đặc biệt khó khăn bởi vì,
không giống như điện, nhiên liệu đun nấu và sưởi ấm thường được tiêu thụ thay vì sản
xuất. Nhân tố quyết định trong quá trình thay đổi thói quen sử dụng nhiên liệu là khả
năng thanh toán của các hộ gia đình và các hộ gia đình gặp khó khăn về vốn. Kinh
nghiệm quốc tế cũng cho thấy có rất ít các khoản trợ giá nhiên liệu lỏng hiệu quả. Phải
chú trọng nâng cao thu nhập của người nghèo mà trong khi đó, nội dung này lại nằm
ngoài phạm vi của ngành năng lượng. Trong bối cảnh này, đóng góp của ngành năng
lượng vào quá trình phát triển kinh tế công bằng là một khía cạnh quan trọng của việc
giảm đói nghèo liên quan đến năng lượng. Các bài học về tạo thuận lợi cho hoạt động
thương mại năng lượng vùng, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, quan
hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, cải cách ngành, áp dụng các công nghệ các
bon thấp, và chuyển đổi sang năng lượng quy mô hộ gia đình hiện đại sẽ được đánh giá

thông qua các báo cáo tổng thể và các báo cáo khác và được thảo luận thông qua hoạt
động tham vấn.

Đề xuất lĩnh vực hoạt động

40. Với hai mục đích và hai kế hoạch chiến lược của mình, WBG cần hoạt động trong
một số lĩnh vực.

41. Giúp tăng cường khả năng, bảo toàn năng lượng, và đạt được hệ thống quản
l ý hiệu quả hơn - cả về mặt chuyên môn và mặt quản l ý—cung cầu năng lượng
nhằm tăng cường tính ổn định và quyền sử dụng. Để tăng cường những mặt này,
chúng tôi sẽ xem xét tất cả các lựa chọn: đa dạng hóa các nguồn năng lượng khác nhau
mang lại hiệu quả kinh tế và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng (như mục đích sử dụng
năng lượng sinh khối, khí sinh học, năng lượng địa nhiệt, thủy điện nhỏ, nhiệt điện, năng
lượng gió, và năng lượng mặt trời để sưởi ấm và phát điện); cấp điện lưới và ngoài lưới
bao gồm việc quy hoạch phân phối sản xuất và truyền tải để tích hợp năng lượng tái sinh
vào quá trình cấp lưới điện; giảm tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại trong quá trình
phân phối và truyền tải cũng như mở rộng hoạt động phân phối và truyền tải; tăng cường
tính hiệu quả trong việc cung cấp năng lượng trung tâm; bước đầu sản xuất điện từ khí
quy mô lớn cũng như quy mô nhỏ (phụ lục 11); thương mại năng lượng và hội nhập các
thị trường năng lượng khu vực; và quản l ý nhu cầu năng lượng (nhu cầu của người dân,
nhu cầu thương mại, nhu cầu sử dụng năng lượng trong nông nghiệp, giao thông, công
nghiệp). Việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng có thể tăng cường tính ổn định của việc
cung cấp năng lượng. Các công cụ hiện có trong ngành năng lượng để phục vụ người
nghèo bao gồm các thỏa thuận thương mại như hợp tác xã, các hình thức cấp vốn cho các
cơ sở sản xuất điện và khí tự nhiên vì người nghèo, và tạo điều kiện cho người dân có khả
năng chi trả cho các chi phí phân phối năng lượng thông qua các mạng lưới. Về lĩnh vực
dầu khí, kinh nghiệm của một số nước cho thấy việc trợ giá lớn cho các sản phẩm dầu khí
làm cho cung không đáp ứng cầu và giá "chợ đen" của các sản phẩm này tăng vọt, giảm
khả năng đảm bảo năng lượng cho người dân nghèo tạo khu vực nông thôn. Việc trợ giá

dầu phổ biến với giá trị lớn còn ngăn chặn sự xâm nhập của các biện pháp giúp đem lại
hiệu quả cao và các nguồn năng lượng tái sinh mới. Điều này cho thấy cần phải cải cách
chế độ trợ giá.

42. Tận dụng sự phối hợp. Tìm kiếm các nguồn tài trợ từ quốc tế để giảm chi phí
tăng thêm. Thường xuyên phối hợp giữa việc tăng cường tính ổn định và quyền sử dụng
và các công cụ các bon thấp để đạt được mục đích này. Việc tăng cường tính ổn định
cung cầu và sử dụng hiệu quả sử dụng năng lượng tái sinh trong các ứng dụng ngoài lưới
biện pháp khả năng là các ví dụ về sự phối hợp này. Các yếu tố khách quan sẽ đóng vai
trò hết sức quan trọng. Không một quốc gia nào luôn chọn các công nghệ carbon thấp vì
chúng không phải lúc nào cũng là những lựa chọn tốn ít chi phí nhất, hơn nữa khả năng
tài chính rất quan trọng, ngay cả ở những nước phát triển và đặc biệt là đối với người
nghèo ở những nước đang phát triển. Khẳng định tại FFT, WBG sẽ tiếp tục duy trì quan
điểm rằng WBG sẽ giúp các nước tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế với mức giá
cao hơn với sự hỗ trợ toàn cầu nhằm tăng cường quyền sử dụng và tính ổn định của
nguồn cung cấp năng lượng nếu chi phí tăng thêm được bù đắp bằng các nguồn vốn trên
toàn thế giới. Nếu nguồn vốn tài trợ cho biến đổi khí hậu cho tất cả các nước đang phát
triển càng nhiều—liên quan chặt chẽ tới kết quả thành công của các đàm phán toàn cầu
về khí khậu—thì khả năng hỗ trợ cho các giải pháp năng lượng thay thế thân thiện với
môi trường của WBG càng lớn.

43. Hưởng ứng các lựa chọn trong trường hợp hợp l ý. Một ví dụ về một lựa chọn
thu hút sự chú ý là việc sản xuất điện từ than đá. Tại một số nước, việc cung cấp điện
sản xuất từ than đá với phụ tải cơ bản (loại điện năng này liên tục được sản xuất để đáp
ứng các nhu cầu cơ bản; xem phụ lục 3) rẻ hơn nhiều so với bất cứ nguồn sản xuất điện
nào khác. Mặc dù loại điện năng này có mức giá khá hấp dẫn nhưng quá trình đốt cháy
than đá thường thải ra nhiều khí GHG trên mỗi đơn vị điện sản xuất hơn bất cứ nhiên liệu
nào khác. Và vẫn sẽ có những trường hợp trong đó quỹ khí hậu toàn cầu có thể làm thu
hẹp khoảng cách giá cả giữa than đá và một nhiên liệu thay thế với độ tập trung GHG nhỏ
hơn rất nhiều, tuy nhiên điều này không phải là lúc nào cũng có thể làm được. Cho đến

nay, những nước nhỏ hơn và nghèo hơn—với khả năng đa dạng hóa năng lượng hạn chế
và dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá dầu—là những nước ít có khả năng tiếp
cận các nguồn tài trợ đó. Trong bối cảnh hiện nay, DCCSF đã kết luận rằng WBG có thể
sử dụng các công cụ cấp vốn truyền thống để hỗ trợ các nước là khách hàng của mình
trong việc triển khai các dự án điện than mới trong những điều kiện nhất định (xem Hộp
1). Chiến lược sẽ đề cập chi tiết về cách thức áp dụng các lựa chọn có thể xem xét trích
trong DCCSF vào thực tiễn. Về lĩnh vực khai thác than đá, bên cạnh việc thu được và sử
dụng khí mêtan trong các tầng than đá, từ FY03 nguồn vốn tài trợ của WBG cho hoạt
động khai thác than đá truyền thống chỉ chiếm 0,2% trong toàn bộ các hoạt động của
WBG về năng lượng. Phản hồi của ban lãnh đạo ngân hàng về Bản đánh giá ngành công
nghiệp khai khoáng sẽ giúp định hướng cho WBG trong việc hỗ trợ ngành khai thác than
đá. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của WBG đối với ngành khai thác than đá còn phụ thuộc vào
ảnh hưởng của sự phát triển và tính nhất quán toàn diện với các chiến lược phát triển
trong nước và khu vực.

44. Tính đến những ảnh hưởng của
việc cung cấp và sử dụng năng lượng đối
với môi trường và xã hội. Môi trường bền
vững đòi hỏi phải có sự hỗ trợ cho việc
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (cả
cung và cầu), bảo toàn năng lượng, các dự
án đầu tư về năng lượng với sự phát tán khí
GHG có vòng đời thấp, các hệ thống quản
l‎ý môi trường, giảm sử dụng khí gas, giảm
thiểu sự phát tán và thải các chất gây ô
Hộp 1. Các yếu tố cần xem xét khi tham
gia vào việc sản xuất điện từ năng lượng
than đá.
DCCSF đã kết luận rằng WBG có thể sử
dụng các công cụ cấp vốn truyền thống của

mình để hỗ trợ cho các công ty là khách
hàng của mình để triển khai các dự án điện
than mới bằng cách xem xét các yếu tố sau:

(1) Dự án có ảnh hưởng tích cực rõ ràng
nhiễm tại địa phương, xử l ý chất thải có
tính đến các yếu tố ô nhiễm môi trường
(như tro bay). WBG triển khai một số sáng
kiến, chương trình, và các quan hệ hợp tác
để giải quyết các vấn đề này (phụ lục 7).
Ngoài ra việc tính đến các yếu tố xã hội
cũng rất quan trọng, kể cả yếu tố giới trong
phát triển ngành năng lượng. Các hoạt
động của WBG trong ngành năng lượng sẽ
tiếp tục tập trung vào sự tham gia của cộng
đồng và đảm bảo phụ nữ, các nhóm dân tộc
thiểu số, người bản địa, và các đối tượng
khác được tham gia vào quá trình hoạch
định chính sách phù hợp và được hưởng lợi
từ sự phát triển của ngành năng lượng.
Trong tình hình hiện nay khi nhu cầu cấp
vốn cho các dự án Ê-ta-nôn và dầu diesel
sinh học mà ngành năng lượng và ngành
nông nghiệp nhận được ngày càng tăng, thì
chiến lược cũng sẽ xem xét, phối hợp với
lĩnh vực nông nghiệp của WBG, đến thời
điểm và cách thức để ngành năng lượng có
thể xem xét tham gia vào các nhiên liệu
sinh học. Trong quá trình đó, cần xem xét
kỹ những rủi ro tiềm ẩn đối với môi trường

và xã hội của các nhiên liệu sinh học: áp
lực giá thực phẩm ngày càng tăng, tăng sự
cạnh tranh về đất và nước và sự thay đổi
mục đích sử dụng đất có thể làm tăng
những lợi ích về khí GHG đem lại từ việc
thay thế nhiên liệu hóa thạch.
bao gồm tăng cường sự an toàn năng lượng
nói chung, giảm tình trạng thiếu điện, hoặc
tăng cơ hội sử dụng cho người nghèo.

(2) Việc xác định và lập các dự án carbon
thấp đang được hỗ trợ.

(3) Các nguồn năng lượng được đa dạng
hóa, xét về khả năng đáp ứng nhu cầu trong
nước thông qua việc bảo toàn năng lượng
và tính hiệu quả sử dụng năng lượng.

(4) Sau khi xem xét tất cả các nguồn năng
lượng thay thế có thể phát triển đến các lựa
chọn tốn ít chi phí nhất (bao gồm các tác
động tới môi trường) và khi các nhà tài trợ
không cung cấp thêm vốn cho phần chi phí
tăng thêm.

(5) Các dự án than sử dụng công nghệ phù
hợp nhất hiện có sẽ được thiết kế nhằm
đem lại hiệu quả cao và, do đó, giảm cường
độ xả khí GHG.


(6) Phương pháp phối hợp các tác động
khách quan đối với môi trường trong việc
phân tích dự án sẽ được xây dựng.

45. Hỗ trợ các nước trong nỗ lực chuyển đổi sang hướng cường độ khí GHG
thấp. Vì năng lượng được sử dụng trong hầu hết các ngành, điều này đòi hỏi có sự phối
hợp giữa các ngành ở cấp quốc gia. Nâng cao ý thức—về các lựa chọn năng lượng chiếu
sáng hiệu quả hoặc có thể tái tạo khi xây dựng các trường học và cơ sở y tế mới, và tính
toán hợp l ý đến sự phát thải khí GHG trong quá trình xây dựng các bộ luật xây dựng, các
tiêu chuẩn về tính hiệu quả của phương tiện và của ngành, khi đưa ra một vài ví dụ điển
hình—sẽ là những bước hết sức quan trọng. Cần có sự tham gia của khu vực tư nhân,
điều này càng cho thấy sự cần thiết của việc tạo ra một môi trường thuận lợi. WBG sẽ
chú trọng đến việc hỗ trợ xây dựng các chính sách (định giá, điều tiết, khuyến khích) cần
thiết, tận dụng quỹ khí hậu chuyên dụng, phát triển các tổ chức, và tận dụng tối đa các cơ
chế cấp vốn bổ sung. Một khía cạnh quan trọng mà WBG tham gia là giúp các nước tiếp
cận cơ chế và các nguồn vốn tài trợ toàn cầu, cũng như giúp cơ cấu các gói tài trợ, điều
này làm cho các khoản đầu tư với các khoản trợ cấp biến đổi khí hậu trở nên cạnh tranh
và hấp dẫn hơn về mặt tài chính. Cấu trúc cấp vốn tiên tiến nhằm giảm thiểu sự biến đổi
khí hậu đòi hỏi WBG phải tiếp tục duy trì tính linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ
và các chương trình của mình. Và dù các cơ chế nhằm giảm sự phát thải khí GHG cuối
cùng sẽ được nhất trí, giá thực tế của các bon có thể sẽ tăng. Trong tình hình hiện nay khi
chứng khoán vốn trong ngành năng lượng có tuổi thọ kinh tế khá dài, thì cần suy nghĩ về
các ảnh hưởng của các tình huống giá khác nhau đối với các kế hoạch đầu tư hiện tại và
trong tương lai. WBG có thể giúp các nước đánh giá các chính sách và chiến lược trong
những tình huống khác nhau, kể cả việc tập trung vào việc đánh giá tiềm năng về năng
lượng hiệu quả và các lựa chọn năng lượng tái sinh. Một số nước là khách hàng của
WBG đang xem xét việc sản xuất năng lượng hạt nhân như một lựa chọn trong cán cân
năng lượng của mình, và đang xin WBG hỗ trợ để phân tích lựa chọn này như một phần
trong chiến lược năng lượng tổng thể của mình. Khi có yêu cầu từ các chính phủ của các
nước là khách hàng của mình, WBG sẽ đáp lại trong bối cảnh các chương trình phân tích

ngành năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, vì tính chất phức tạp của các vấn đề (về mặt kinh
tế, tài chính, môi trường, xã hội, độ an toàn và khả năng hạn chế các loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt), thay vì xây dựng năng lực nội bộ trong lĩnh vực này, phương pháp của WBG
là xây dựng các mối quan hệ hợp tác chiến lược về tri thức với các tổ chức hàng đầu và
các trung tâm học thuật uy tín có khả năng trong lĩnh vực này, và sử dụng các quan hệ
hợp tác để phản hồi lại các yêu cầu của khách hàng. WBG sẽ tiếp tục duy trì chiến lược
của mình là không cấp vốn cho lĩnh vực sản xuất năng lượng hạt nhân.

46. Dựa vào DCCSF, WBG sẽ tiếp tục phát triển và áp dụng các phương pháp phân
tích khí GHG. WBG tập trung vào việc tạo điều kiện tiếp cận cho, và sử dụng hiệu quả,
nguồn vốn khí hậu bổ sung và giúp xác định các cơ hội kinh doanh mới. Ngân hàng đang
làm việc chặt chẽ với khách hàng và các tổ chức trong nước—trên cơ sở hội ý với các tổ
chức xã hội dân sự và các ngân hàng phát triển đa phương khác—để phát triển và thí
điểm các phương pháp phân tích sự phát thải khí GHG trong ngành năng lượng, vận tải,
và lâm nghiệp dựa trên nhu cầu. Chương trình thí điểm sẽ được mở rộng thành một quỹ
dự án lớn hơn phục vụ các mục đích học tập và trao đổi thông tin. Một phương pháp ngày
càng phổ biến là đưa việc phân tích khí GHG, tập trung vào lượng phát thải thực tế của
một dự án, vào quá trình đánh giá những tác động phát triển của dự án đó và đánh giá
những lựa chọn nếu được áp dụng. Từ tháng 2/2009 IFC đã tiến hành việc tính toán toàn
bộ lượng phát thải khí GHG, và những bài học kinh nghiệm của IFC sẽ giúp định hướng
cho chiến lược.

47. Phát triển công nghệ vì môi trường bền vững tại địa phương và trên toàn thế
giới. Cần có những bước đột phá quan trọng về công nghệ—nhằm mục đích dự trữ năng
lượng để sản xuất điện từ năng lượng tái chế (phụ lục 3), tập trung năng lượng mặt trời,
tách và chôn CO
2
—để đưa nền kinh tế thế giới vào định hướng vì môi trường bền vững
trong thế kỷ tới. Ngoài ra, cần hỗ trợ phát triển những công nghệ đặc biệt phù hợp với
những nước đang phát triển. Mặc dù từ trước đến nay WBG đã không tài trợ cho những

công nghệ phi thương mại, hiện tại WBG đang tiếp tục hợp tác với GEF nhằm giúp áp
dụng những công nghệ tương đối mới đòi hỏi những khuyến khích đặc biệt phải mang
tính cạnh tranh về mặt thương mại, hoặc những công nghệ đã được thử nghiệm ở những
nơi khác tuy nhiên lại hoàn toàn mới đối với nước ta, về những tác động xúc tác. Làm thế
nào để WBG có thể đóng góp hiệu quả nhất vào việc thúc đẩy công nghệ sạch phát triển
ở những nước đang phát triển—bao gồm môi giới kiến thức, hợp tác Nam-Nam, và hợp
tác với các ngân hàng trong khu vực—sẽ là những vấn đề chính mà chiến lược năng
lượng sẽ phải tính đến.

48. Giúp đạt được hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động mạnh mẽ, đây là điều
kiện tiên quyết để đạt được hai mục đích song song. Hoạt động của ngành năng lượng có
thể được cải thiện bằng cách nâng cao tính hiệu quả của việc cung cấp năng lượng, giảm
tổn thất thương mại và tổn thất kỹ thuật trong các ngành khí đốt và điện, hướng tới mục
đích thu hồi chi phí, và áp dụng các ưu đãi lớn hơn. Cần phải xây dựng thiết chế. Mô hình
nhà nước và nhân dân cùng làm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài
chính của ngành.

49. Xóa bỏ chính sách trợ giá năng lượng. Những chính sách trợ giá phổ thông với
giá trị lớn làm cho nền kinh tế khó đạt được sự bền vững về mặt tài chính. Việc từng
bước xóa bỏ các chính sách trợ giá lớn đòi hỏi phải luôn duy trì cam kết tài chính. Một
chiến lược dựa trên sự phân tích lành mạnh về sự thông báo hiệu quả của bên thắng và
bên thua với các bên liên quan để chứng minh rằng lợi ích vượt xa chi phí, và một kế
hoạch đáng tin cậy để bảo vệ người nghèo có thể giúp đạt được cam kết đó. WBG có thể
hỗ trợ các chính phủ trong việc bảo vệ cho người nghèo thông qua việc thiết kế các
chương trình bảo vệ và, trong trường hợp phù hợp, các chính sách hỗ trợ hiệu quả. Theo
IEG (đoạn 26), việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng có thể giúp giảm bớt gánh
nặng chuyển sang cơ chế giá thị trường.

50. Giúp tăng cường công tác quản l ý. Quản l ý hiệu quả là cơ sở vững chắc để ngành
năng lượng đạt được hiệu quả hoạt động mạnh mẽ. Kinh nghiệm trong ngành năng lượng

tại những nước đang phát triển trong nhiều thập kỷ cho thấy việc nâng cao cơ chế quản l ý
doanh nghiệp, luật, và quản l ý thị trường (đặc biệt theo định hướng thương mại) đóng vai
trò quan trọng (Besant-Jones 2006). Bản báo cáo định hướng này đề nghị WBG nâng cao
nỗ lực để tăng cường công tác quản l ý các dịch vụ công cộng của doanh nghiệp; giúp các
chính phủ và các cơ quan nhà nước xây dựng các khuôn khổ tài chính, hợp đồng, pháp l ý,
quy chế; điều chỉnh hiệu quả ngành năng lượng và nâng cao công tác quản l ý thị trường;
thu thập dữ liệu một cách hệ thống; và phổ biến thông tin—chính sách, quy chế, cung cầu
năng lượng, giá, thuế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp năng lượng và những khoản nợ tùy
thuộc đối với nhà nước—cho cả nhà đầu tư và dân chúng. Cải cách thiết chế và cải cách
ngành bằng cơ chế quản l ý hiệu quả đã và đang là nội dung nghị sự từ trước đến nay
trong ngành năng lượng, tuy nhiên tại nhiều nước tiến trình cải cách khá chậm. Công tác
hỗ trợ cho chiến lược năng lượng sẽ đánh giá những kinh nghiệm từ trước đến nay và
xem xét các phương pháp khác nhau trong các tình huống khác nhau để kiến nghị WBG
hỗ trợ trong tương lai.

51. Hỗ trợ các nước giàu tài nguyên trong việc quản l ý các ngành công nghiệp
khai khoáng trong toàn chuỗi giá trị. Các nhà xuất khẩu hyđrô các bon có uy tín phải
đối mặt với một cơ hội và thách thức duy nhất. Mức thu nhập ngày càng tăng từ dầu so
với các nguồn năng lượng khác khiến cho các nước trở nên quá lệ thuộc vào dầu, tuy
nhiên giá dầu rất biến động và không thể dự báo trước dẫn đến thu nhập của các nước
cũng thay đổi, điều này dẫn đến cả chính phủ và nền kinh tế đều phụ thuộc vào sự bùng
nổ và suy thoái vốn luôn bất ổn. Việc tập trung dòng thu nhập như thu nhập dầu có xu

×