MỤC LỤC
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, các
nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên
cùng có lợi, cùng nhau phát triển kinh tế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực
trạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng,
ổn định và từng bước phát triển kinh tế.
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Việc gia nhập WTO đã tạo
những tiền đề quan trọng cho nước ta tiếp tục phát triển và hội nhập sâu vào
nền kinh tế toàn cầu. Việc mở cửa thị trường theo nghĩa vụ thành viên cũng
khiến thị trường Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Điều
đó vừa là cơ hội vừa là thách thức.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước ngành da
giày nước ta đã đạt được những bước tiến đáng kể ,được Nhà nước và Đảng
xác định là một trong những ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế khi đất nước bước vào sân chơi quốc tế. Trong nước, ngành da giày
được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn, chỉ đứng sau dệt may
và dầu khí. Bên ngoài, Việt Nam được xếp hàng thứ tư trong số các nước xuất
khẩu da giày lớn trên thế giới. Điều này cho thấy những chính sách đúng đắn
đã có tác động tích cực vào ngành da giày.
Tuy nhiên, đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu
hiệu chững lại với mức xuất khẩu là 4.067 triệu đô la, giảm 14,6% so với
2008, khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành và những người quan tâm
đến ngành da giày Việt Nam cảm thấy lo ngại.
Trong bối cảnh trên ,các doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam sẽ
gặp khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu cuả nước ngoài,
1
đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây cũng
là cơ hội tạo ra cho chúng ta để phát triển ngành da giày, đặc biệt là cánh cửa
xuất khẩu được mở rộng hơn
Chính vì vậy ngành xuất khẩu da giày Việt Nam cần phải nhận thức rõ
những cơ hội và thách thức đó cũng như hướng đi trong tương lai .Nhận thức
tầm quan trọng của vấn đề em đã chọn đề án thương mại sau: “Xuất khẩu
giày dép của Việt Nam : Thực trạng và giải pháp”.
Đề tài được chia làm hai chương
Lời mở đầu
Chương I .Thực trạng kinh doanh xuất khẩu giày dép ở Việt Nam
hiện nay
Chương II. Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất
khẩu giày dép của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Kết luận
2
Chương I
Thực trạng xuất khẩu giày dép ở Việt Nam hiện nay
I.Tổng quan thị trường giày dép trên thế giới
Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ
Mức tiêu thụ giày dép tính theo đầu người rất khác nhau trên thế giới và
phụ thuộc chủ yếu vào chỉ số mức sống chung của một nước. Theo số liệu
thống kê quốc tế cho thấy trong thế kỷ 21, trên thế giới trong top 10 các nước
tiêu thụ giày dép là: Trung Quốc , Hoa Kỳ, Ấn Độ,Nhật Bản, Brazil , Indonesia
,Pháp ,Đức, Anh , Pakistan . Thị trường giày dép thế giới hình thành ba khu
vực tiêu thụ giày dép lớn là Châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ, trong đó Nhật Bản,
EU và Mỹ là ba trung tâm nhập khẩu giày dép đứng đầu thế giới.
1.Thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn với số dân gần 400 triệu có mức sống
cao vào loại nhất trên thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giầy dép lớn, bình quân
6-7 đôi/người/năm. Đây là một thị trường tiêu thụ giầy dép đầy tiềm năng.
Trong khi đó theo báo cáo của bộ Thương Mại thì 50% giầy dép tiêu thụ ở
khu vực này là được nhập khẩu chủ yếu theo các đơn đặt hàng,còn là một thị
trường rất ổn định.
Trên thị trường, giá cả có thể rất quan trọng, nhưng tại EU chất lượng
là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu
thụ trong đó có giầy dép. Đặc biệt đối với mặt hàng giầy dép thì yếu tố thời
trang được người tiêu dùng EU hết sức coi trọng. Nét độc đáo và đặc biệt của
sản phẩm so với sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh sẽ có sức thu hút lớn
đối với họ. Nhìn chung thị trường EU hiện tại cũng như tương lai là thị trường
đầy tiềm năng về quy mô dung lượng thị trường nhưng cũng là thị trường đầy
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
3
Các số liệu về thị trường giầy dép EU được cập nhật từ các cuộc khảo
sát năm 2009 (không bao gồm các loại giày bảo hộ lao động, giày trượt tuyết)
EU là thị trường giày dép lớn nhất thế giới, trên cả Mỹ, thể hiện ở việc
chiếm đến 1/3 giá trị của thị trưởng toàn thế giới. Năm 2008, sức tiêu thụ của
thị trường EU đạt 49 tỉ € (2.1 tỉ đôi) với bình quân đầu người 100 tương ứng
là 4.2 đôi. Thị trường được chi phối bởi 5 quốc gia mà đã chiếm tới 71% sức
tiêu thụ toàn EU. Các thị trường đó là Đức (17.4%), Pháp (17.0%), the
UK (16.1%), Ý (12.6%) and TBN (8.3%).
Từ năm 2004, sự tiêu thụ ở hầu hết các nước EU đều tăng khá mạnh
cho đến năm 2007, sau đó bị ảnh hưởng bới suy thoái toàn cầu vào năm 2008.
Nhóm sản phẩm bị ảnh hưởng rõ nhất là giầy dép hàng ngày, giày thể thao
(sneaker) và dép đi trong nhà.Tại hầu hết các nước EU, sự tiêu thụ giầy dép
phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và thị hiếu của phái nữ (chiếm đến 57% giá trị
ở các thị trường chính của EU). Đặc biệt ở Đức và Bỉ khi phái mạnh coi nhẹ
về giầy dép thì nhu cầu của phái nữ chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên giầy
dép của phái mạnh lại đắt hơn. Thiết kế thời trang và thoải mái khi đi bộ là
các tiêu chí dẫn dắt thị trường tiêu dùng. Khách hàng có xu hướng tìm mua
các loại giầy đa năng vừa có thể đi bình thường vừa có thể đi khi có việc cần
lịch sự để tiết kiệm trong thời kì suy thoái.
Trong khi đó tại các nước Đông Âu (Ba Lan, Sec, Rumani, Bungari),
hàng giầy dép cao cấp và trung cấp vẫn cùng phát triển. Đó là do việc tăng
đáng kể số lượng các trung tâm mua sắm bởi số phụ nữ đi làm và việc bán
quần áo, giày dép theo chuỗi quốc tế tăng lên.Các hình thái phân phối mới
(chuỗi cửa hàng, cửa hàng giảm giá, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của nhà
máy, các siêu thị) khiến cho thị trường tăng về khối lượng nhiều hơn là về giá
trị.Năm 2008, thị trường tiêu thụ giầy dép đi xuống ở hầu hết các nước EU do
khách hàng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm các mặt hàng giá thấp
4
hơn. Các giầy dép giá thấp chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam với
việc sử dụng nhiều hơn các vật liệu không phải da như nilong, PVC, vải
sợi, vải bạt
Tiêu thụ giầy dép EU trong năm 2004 – 2008, Tỉ €/ Tỉ đôi
2004
Giá trị KL
2006
Giá trị KL
2008
Giá trị KL
Biến đổi
TB
hàng
năm
theo giá
trị %
Tiêu thụ
đầu
người
€
Đôi
Cả EU
Đức
Pháp
Anh
Ý
TBN
Hà Lan
Ba Lan
Bỉ
Hy Lạp
Áo
Thuỵ Điển
BĐN
Rumani
Đan Mạch
Phần Lan
CH Séc
Ai Len
Hungary
Slovakia
Bungari
Slovenia
Lithuania
Latvia
Luxembourg
Estonia
Cyprus
Malta
48,713 1,972
8,715 322
8,277 350
7,993 329
6,203 248
3,907 137
2,369 65
1,678 134
1,208 39
1,193 33
1,095 29
858 33
948 43
691 45
694 20
618 17
458 32
442 20
301 23
241 13
217 11
176 7
158 7
89 5
63 2
49 3
49 3
23 2
49,502
2,076
8,455 323
8,381 349
7,986 333
6,321 295
4,224 142
2,387 67
1,713 139
1,256 38
1,248 35
1,129 32
994 41
963 49
762 49
699 23
624 18
479 37
458 22
313 25
243 14
232 14
181 7
165 8
94 6
66 2
55 3
50 3
24 2
49,231
2,098
8,569 330
8,356 352
7,946 331
6,195 279
4,110 140
2,224 68
1,899 156
1,247 38
1,232 37
1,022 30
1,013 41
954 48
759 50
718 24
631 20
477 39
457 22
312 25
249 16
229 17
184 8
163 9
92 7
68 2
53 4
49 3
23 2
0.3
-0.5
0.2
-0.2
-0.1
1.2
-1.6
3.1
0.7
0.8
-1.8
4.2
0.0
2.4
0.9
0.5
1.0
0.8
0.9
0.8
1.4
1.1
0.8
0.8
1.9
2.0
0.0
0.0
100
104
134
129
126
101
121
52
115
118
130
113
90
36
129
119
46
104
31
46
30
92
48
40
136
41
86
94
4.2
4.0
5.7
5.4
5.2
4.5
4.7
3.0
3.9
3.9
3.8
4.4
4.3
2.4
4.4
3.8
3.8
5.0
2.5
3.0
2.2
3.4
2.9
2.8
4.0
3.0
3.8
4.1
Nguồn: National Trade and Research specialists, Euromonitor, Mintel
(2010)
5
Mặc dù nhiều người cho rằng EU sẽ không phát triển nhanh như các
nền kinh tế mới nổi, nhưng trong những năm tới đây thị trường EU vẫn là thị
trường hứa hẹn cho các loại giầy dép có giá trị cao. Cụ thể như sau:
+ Thuận tiện là yêu cầu chủ yếu của nhóm người tiêu dùng có tuổi. Đối
với các loại sử dụng hàng ngày, đó có thể là sử dụng da mềm, vừa chân, ấm,
vải chống ẩm, không bị hấp hơi, đế giầy bằng cao su Đối với các loại giầy
dép đi vào buổi tối, các nhà thiết kế nên chú trọng hơn vào sự thuận tiện bằng
việc đưa ra những loại gót giầy cao nhưng vẫn giúp người sử dụng đi lại dễ
dàng.
+ Thiết kế, ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất là đối với người lớn
tuổi. Đặc biệt tại Ý, Pháp và Tây Ban Nha, hình dáng của giầy dép nên có
hình tròn, thiết kế tao nhã và nữ tính. Các loại giầy đế mềm và giầy dép đi bộ
nên thiết kế thể thao hoặc trông bề ngoài vững chắc với hình dáng thanh lịch.
+ Công nghệ: với sự phát triển công nghệ trong sản xuất giầy dép, xu
hướng sử dụng pha trộn các chất liệu khác nhau trở nên khá phổ biến. Chẳng
hạn MBT một thương hiệu mới đã thiết kế những mẫu mã mới khá đẹp mắt
nhờ kết hợp các chất liệu như da, vật liệu cao cấp Gore-Tex, da nubuck và vải
bạt (). Với sự hỗ trợ của máy vi tính, các mẫu thiết kế
mới sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Các phân đoạn ngách chẳng hạn các loại để đi vào buổi tối, các loại
tái sử dụng, các loại mang tính đạo đức (ví dụ thương hiệu mới TOMS-
), các loại dành đi trên đường phố hoặc các loại
giầy ngoại cỡ hoặc mẫu mã cực kỳ khác lạ.
+ Phương tiện truyền thông đưa tin về phong cách sống và phong cách
thời trang của những người nổi tiếng ví dụ giầy dép họ sử dụng trong những
sự kiện đặc biệt (khi đi làm, đi chơi, dự tiệc, ngày nghỉ ). TV và Internet
(blogs) là hai phương tiện truyền thống thông dụng nhất khiến người tiêu
6
dùng tìm hiểu những thông tin trên và ăn mặc theo đúng phong cách thần
tượng của họ.
2.Thị trường Mỹ
Mỹ là nước nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới cả về số lượng lẫn giá
trị,với dân số 265 triệu người, hàng năm Mỹ tiêu thụ khoảng 1,6 - 1,7 tỉ đôi
giày các loại, 90% khối lượng sản phẩm phải nhập khẩu. Số lượng giày dép
tiêu thụ của Mỹ không ngừng tăng qua các năm ,chính vì thế mà số lượng
giày dép nhập khẩu vào Mỹ cũng tăng lên không ngừng .Trong số các nước
xuất khẩu giày dép vào Mỹ, Trung Quốc luôn chiếm vị trí số 1 với 53% thị
trường tính theo giá trị và 69% tính theo số lượng. Mối lo ngại về việc phụ
thuộc vào các nguồn giày dép giá rẻ từ Trung Quốc đang buộc các nhà nhập
khẩu lớn của Mỹ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác. Điều này có lợi cho
các nước như Braxin, Mexico và gần đây là Việt Nam và Indonesia. Ngoài ra,
Mỹ còn nhập khẩu giày dép từ Italia, Tây Ban Nha,
Mỹ phải nhập khẩu 90% giày dép để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đây là
điều kiện hấp dẫn để các nước xuất khẩu giày dép có cơ hội gia tăng thị phần.
Do nhập khẩu 90% số lượng giày dép, nên khó có chuyện “bảo hộ ngành sản
xuất giày dép” tại Mỹ. Trước nay, Trung Quốc vẫn là thị trường thống lĩnh
cung ứng giày dép tại Mỹ với thị phần hơn 50%. Trong xu hướng sản xuất
hiện nay, miếng bánh thị phần của Trung Quốc đang bị thu hẹp lại và đây là
cơ hội cho các nước xuất khẩu ít hơn như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh gia tăng thị phần.
2.3.Nhật Bản
Giầy dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chia làm 6 loại chính:
giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic. Giày trên thị
trường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau. Giày của Nhật Bản
thường có tính kích cỡ theo cm. Giày da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu
7
và Mỹ thường có giá cả cao hơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi
giày da nhập khẩu từ các nước Châu Á lại có giá thấp hơn. Hầu hết giày thể
thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập khẩu từ Châu Á với các nhãn hiệu
thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, loại giày
thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với người Nhật Bản vẫn là giày
mang nhãn hiệu của Mỹ. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản,
trung bình một người Nhật Bản sẽ chi tiêu khoảng 1.736 Yên/năm (khoảng
16,5 USD/năm) để mua sắm giày dép.
Nhập khẩu giầy, dép của Nhật Bản trong vài năm gần đây liên tục
tăng Nhật Bản được các nước xuất khẩu giầy, dép đánh giá là thị trường tiềm
năng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Việt Nam hiện là nhà cung cấp giầy, dép
lớn thứ 3 cho Nhật Bản, chiếm 3,6% thị phần giầy, dép Nhật Bản (Trung
Quốc chiếm 68,7% và Italia chiếm 9,5%).
Hiện giầy, dép Việt Nam đang được nhiều người tiêu dùng ở Nhật Bản
ưa chuộng. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Italia,
Indonesia, việc tìm hiểu rõ đặc điểm thị trường Nhật Bản sẽ tạo nhiều cơ hội
hơn nữa cho mỗi doanh nghiệp.
II.Thực trạng xuất khẩu giày dép của Việt Nam
1.Tình hình chung về xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam
a.Vị trí
Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên
thị trường quốc tế hiện nay về da giày (xếp thứ 4 về xuất khẩu giày dép),
riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD.Năm
2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam đạt 6,2 tỉ
USD với lực lượng lao động là 610 ngìn người
8
Biểu đồ 1 :
Xuất khẩu giày dép chiếm nhiều vị thứ cao khác:
+ Dẫn đầu trong nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang
Achentina với kim ngạch xuất khẩu 22,72 triệu USD.
+ Dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ với kim
ngạch đạt khoảng 295 triệu USD.
+ Đứng thứ 2 về xuât khẩu giày dép sang thị trường EU, sau Trung Quốc.
+ Đứng thứ 2 về xuât khẩu giày dép sang thị trường Brazin đạt kim
ngạch xuất khẩu 47,65 triệu USD.
Bảng 1 :Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2008 phân theo thị trường
Đơn vị : triệu USD
Tên nước , khu vực Cả năm
EU 2574,18
Mỹ 1075,129
Đông Á 381,36
Các nước khác 736,331
Tổng 4767,0
Bảng 2:Tỷ trọng và giá trị xuất khẩu giày dép từ 2000 đến nay
9
Năm 2000 2005 2007 2008 2/2009
Giá trị (Triệu$)
1471,7 3038,8 3994,3 4767 654,7
Tỷ trọng tổng
kinhnghạch(%)
9,8 9,4 8,2 7,6
Theo s liu thng kờ, kim ngch xut khu giy dộp cỏc loi ca Vit
Nam thỏng 7/2010 t 491 triu USD, tng 2% so vi thỏng trc v tng
34,4% so vi cựng thỏng nm ngoỏi, nõng tng kim ngch xut khu giy dộp
cỏc loi ca Vit Nam 7 thỏng u nm 2010 t 2,8 t USD, tng 14,3% so
vi cựng k nm ngoỏi, chim 7,2% trong tng kim ngch xut khu hng hoỏ
ca c nc 7 thỏng u nm 2010.
b.V nng lc sn xut ca ton ngnh :
- Nm 2007:Giy dộp cỏc loi: 680 triu ụi
- Nm 2008:Giy dộp cỏc loi: 750,00 triu ụi
Nng lc sn xut ca ngnh nm 2007 ó t trờn 90% mc nng lc
c u t, cú mc tng trng mnh trong 7 nm liờn tip vi mc tng
trung bỡnh t 10%/nm trờn 2 loi sn phm chớnh l giy dộp v tỳi cp cỏc
loi. Mt hng ch lc ca ngnh vn tp trung ch yu vo giy th thao,
chim khong 51% nng lc sn xut cỏc sn phm giy dộp ca ngnh, phự
hp vi xu th tiờu dựng ca th trng xut khu.
Theo thng kờ ca LEFASO thỡ hin ti cú 185 hi viờn l cỏc doanh
nghip (DN) ang kinh doanh cỏc mt hng v da giy (bao gm giy, thuc
da, nguyờn ph liu, cp, tỳi xỏch, sa cha mỏy múc thit b) trong nc,
trong ú cú 3 DN nh nc, 103 DN ngoi quc doanh, 9 DN liờn doanh vi
nc ngoi, 20 DN 100% vn nc ngoi, 47 cụng ty c phn v 3 cụng ty
TNHH Nh nc mt thnh viờn.
Hin nay, giy dộp ca Vit Nam ó cú mt trờn hn 50 nc trờn khp
chõu lc. Th trng xut khu tim nng ca nhúm mt hng ny l cỏc nc
10
phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,
Hàn Quốc, Canada, Australia. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị
trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng
lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung
Đông, Châu Phi, Nga, …
Thực tế chúng ta vẫn phải nhìn nhận rằng năng lực xuất khẩu của
ngành da giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn chưa cao do
mẫu mã chưa đẹp, chưa tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện
kinh tế và hạ tầng dịch vụ hạn chế, chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công
lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước
đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng
xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia
tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn là lấy công làm lãi.
c. Trở ngại khi xuất khẩu xuất khẩu giày dép của ra nước ngoài, đáng nói
nhất là các cuộc tranh chấp thương mại dính đến luật pháp
10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá đối với da giày VN và TQ (10-
16,5%) trong vòng 2 nămà làm chậm mức tăng trưởng của nghành giày dép
- Giày dép Việt Nam bị kiện phá giá tại Brazil :Cuối tháng 10/2008,
Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil - Abicalcado đã nộp đơn yêu cầu điều tra
chống bán phá giá đối với các loại giày Việt Nam xuất khẩu sang Brazil, như
giày mũ da mà các loại khác.Mặc dù sau đó hiệp hội tuyên bố không điều tra
chống bán phá giá với giày Việt Nam nhưng đây cũng là một tiếng chuông để
cảnh tỉnh các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý hơn về luật pháp của quốc tế.
- Giày dép Việt Nam bị kiện phá giá tại Canada :Theo thông tin của
Thương vụ Việt Nam tại Canada, ngày 27/2/2009, Cơ quan Biên mậu Canada
(CBSA) đã ra thông báo chính thức tiến hành điều tra chống bán phá giá mặt
hàng giày và đế giày cao su không thấm nước có nguồn gốc xuất xứ từ Trung
11
Quốc và Việt Nam vào thị trường Canada.
* Việc hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá trên đấu trường quốc tế
không còn quá lạ lẫm, nhưng những kinh nghiệm về một thương trường kinh
tế thực sự thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm bắt được. Đây là thực
trạng đáng nói không chỉ đối với ngành giày da nói riêng mà cả đối với những
ngành xuất khẩu khác khi buôn bán trên thị trường quốc tế.
2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
2.1. Thị trường EU
Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng
trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tại thị trường EU, Việt
Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai sau Trung Quốc.Hết năm 2008,
EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu
2,5 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng giày dép của Việt Nam.Một số thị trường chủ yếu trong EU :thị
trường Anh,Đức,Bỉ,Pháp.
Biểu đồ 2 :Các thị trường xuất khẩu giày dép trong EU
2.2. Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng. Những
12
năm qua, Mỹ chủ yếu nhập khẩu giầy dép từ các nước EU như Đức, Pháp,
Anh Kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sản
xuất giầy dép Việt Nam bắt đầu xâm nhập thị trường này xong kim nghạch
còn rất nhỏ.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Năm 2005 2006 2007 2008
Tổng kim
ngạch(triệuUSD)
612,77 802,76 900 1.075.
Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư
sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2008, xuất khẩu vào Mỹ 1 tỉ
USD, tăng 30% so với năm 2006. Tháng 1/2009, xuất khẩu giày dép vào Mỹ
giảm 0,07% so với năm 2008, đạt 86,3 triệu USD, mặc dù vậy, đây vẫn là thị
trường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Hiện nay và trong những năm tới,
Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam
và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của VN sang thị trường Mỹ trong những
tháng tới đây sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế
nhập khẩu giày dép từ Trung Quốc và đối thủ cạnh tranh khác của VN là Brazil
cũng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ.
Theo Bộ Thương mại, đến hết tháng 4/2010, kim ngạch xuất khẩu giày
dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt gần 112 triệu USD, mức cao nhất
so với giá trị xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác.
13
2.3. Thị trường Nhật Bản
Bảng 5:Thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản
Đơn vị tính: 1000 Yên
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Kim ngạch xuất khẩu 10,018,719 10,161,862 12,095,500 14,743,857
Tăng trưởng 19.0% 1.4% 19.0% 21.9%
% Thị phần của Việt Nam 2.73 2.85 3.43 3.72
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản liên tục tăng trong
các năm từ 2003-2007. Năm 2003, ta xuất khẩu 8,4 tỷ Yên (khoảng 76,5 triệu
USD) thỡ sang năm 2005 con số này là 14,7 tỷ yên (khoảng 134 triệu USD),
tăng 42,8%. Riêng kim ngạch xuất khẩu giày dép 2007 tăng 21,9% so với kim
ngạch xuất khẩu năm 2004 và tăng gần gấp đôi kim ngạch xuất khẩu giày dép
của năm 2003. Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta tại thị trường
Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng, từ 2,28% vào năm 2003 lên đến 3,72%
vào năm 2007. Hiện nay, xuất khẩu giày, dép vào Nhật Bản là một trong
những thị trường tiêu thụ giày dép tiềm năng của Việt Nam do mặt hàng giày
mũi da của Việt Nam (cùng với Trung Quốc) đang bị EU áp thuế bán phá giá.
Xét về thị phần xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản, năm 2003
giày dép xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Italia
và Inđônêxia. Sang năm 2005, mặt hàng giày dép của ta đó vươn lên đứng thứ
3, vượt qua Inđônêxia.Năm 2008, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 137,6 triệu
USD.
Đây là một thị trường đầy hứa hẹn. Tuy nhiên thị trường Nhật Bản
cũng là một thị trường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng mẫu mã sản
phẩm nên muốn các sản phẩm giầy dép của Việt Nam có thị phần lớn ở Nhật
bản thì các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cho phù
14
hợp với nhu cầu và thị hiếu của người Nhật Bản.
3. Cơ cấu các mặt hàng giày dép xuất khẩu
Bảng 6 : Xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 2005- 2007
Đơn vị : 1.000.000 đôi
1.000.000 USD
Loại giày
2005 2006 2007
S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị
Giày thể thao 116,000 892,640 127,888 1,001,753 179,958 1,392,775
Giày vải 30,670 157,710 11,182 26,316 27,971 89,166
Giày nữ 54,710 231,840 64,189 283,943 66,690 262,313
Còn lại 75,220 187,810 88,575 263,145 58,531 88,902
Tổng số 276,600 1,468,00
0
291,834 1,575,157 333,150 1,864,132
Nguồn : - Tổng cục Hải quan Việt Nam
+Sản lượng xuất khẩu giày vải giảm mạnh vào năm 2007.Nguyên
nhân là do nhu cầu mặt hàng giày vải của thị trường thế giới (chủ yếu là
EU) giảm mạnh.
+Giày thể thao có sản lượng và trị giá tăng đều qua các năm và cũng là
mặt hàng giữ vị trí quan trọng nhất, khoảng 42 - 45% sản lượng, 63 - 66% giá
trị.
+Giày nữ cũng duy trì được tốc độ tăng sản lượng và giá trị cũng
như tỉ trọng khá ổn định. Tỉ trọng sản lượng tăng từ 18,52% năm 2002 lên
21% năm 2007 .
+Nhóm hàng có tỉ trọng tăng nhanh nhất là các loại giày khác (bao gồm
giày đi dạo, , xăng đan, dép đi trong nhà, ). Chỉ trong 4 năm, cả sản lượng và
giá trị xuất khẩu của đều tăng tỉ trọng xấp xỉ 2 lần. Tuy giá trị xuất khẩu của
những mặt hàng này chưa được cao như ý muốn, năm 2007 với hơn 30% sản
lượng chỉ chiếm hơn 16% giá trị xuất khẩu, nhưng đã chứng tỏ những cố gắng
đa dạng hoá chủng loại hàng hoá xuất khẩu của ngành giày Việt Nam, hướng
15
đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
4.Chất lượng và giá cả hàng xuất khẩu
4 1 Cạnh tranh về chất lượng
Sản phẩm giày dép xuất khẩu của ta phần lớn là mẫu mã do khách hàng
cung cấp, chưa chủ động trong phát triển và thiết kế sản phẩm,các sản phẩm
tự làm chất lượng không cao, kiểu dáng thiếu hấp dẫn.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các nhân tố sau đây :
+ Chất lượng nguyên phụ liệu :
Việc cung ứng nguyên vật liệu cho ngành da giày hiện nay bị lệ thuộc
nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài làm mất đi rất nhiều lợi thế
sẵn có về nhân công rẻ, sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa
lại Chất lượng da sản xuất trong nước yếu kém : mỗi năm nước ta phải
nhập 80 triệu feet vuông da thuộc. Về vải: chưa đủ khả năng cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho ngành giày. Giả da : chủ yếu nhập từ Đài Loan, ta chỉ có thể
sản xuất được giả da mỏng, mềm có thể dùng may lót hay trang trí. Đế giày :
phải nhập hầu như toàn bộ nguyên liệu để sản xuất đế, chỉ tự cung cấp được
các loại đế thuần đơn giản. Về cao su :chúng ta rất sẵn cao su tự nhiên nhưng
lại thiếu cao su tổng hợp. Phụ liệu : chưa có công ty quốc doanh chuyên cung
ứng tổng hợp nguyên phụ liệu cho ngành giày.
Thực hiện một phép so sánh giữa nguyên phụ liệu của ta với các nước
trong khu vực. Lấy chuẩn Việt Nam với 100 điểm, điểm của các nước khác sẽ
hơn 100 nếu có lợi thế hơn và ngược lại.
16
Bảng 7: So sánh về nguyên phụ liệu giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực
Tiêu chí
so sánh
Việt Nam Thái
Lan
Trung
Quốc
Đài
Loan
Hong
Kong
Indo
nesia
Da 100 100 110 100 100 100
Vải 100 100 140 140 130 110
Giả da 100 110 120 140 140 110
Đế giày 100 120 100 140 80 100
Cao su 100 80 70 70 70 120
Phụ liệu 100 110 130 150 150 100
TBình 100 103,3 111,7 123,3 111,7 106,7
Ta có thể thấy nguyên phụ liệu của Việt Nam là tương đối yếu so với
các nước, đặc biệt là so với Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan
+Công nghệ kĩ thuật :
Có thể coi đây là khâu yếu nhất ngành giày Việt Nam. Các công nghệ
sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên nghiệp, giày y tế đều
nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả những doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 8 : So sánh về công nghệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực
Tiêu chí so sánh Việt
Nam
Thái
Lan
Trung
Quốc
Đài
Loan
Hong
Kong
Indo
nesia
Công nghệ thấp 100 90 110 80 80 100
Công nghệ tbình 100 110 110 100 100 100
Công nghệ cao 100 110 110 150 150 100
Trung bình 100 103,3 110 110 110 100
Nhìn vào bảng trên có thể thấy ngay là cùng với Indonesia thì công
nghệ của Việt Nam được đánh giá thấp nhất trong khu vực, Thái Lan nhỉnh
hơn 2 nước trên một chút còn Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong thì bỏ cách
khá xa.
17
+Chất lượng máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị của ngành giày dép đều nhập khẩu từ các nước như
Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc theo công nghệ băng tải dài, tốc độ
chậm và chỉ kết hợp được một số lượng hạn chế nhân công trên một đầu máy.
Tương quan so sánh về thiết bị giữa nước ta với các đối thủ cạnh tranh trong
khu vực như sau :
Bảng 9:So sánh chất lượng thiết bị máy móc của Việt Nam với
các nước trong khu vực
Tiêu chí so sánh
Việt
Nam
Thái
Lan
Trung
Quốc
Đài
Loan
Hong
Kong
Indonesia
Thiết bị đơn giản 100 90 120 80 80 100
Thiết bị phức tạp 100 110 100 150 150 100
Trung bình 100 100 110 115 115 100
Trong khâu thiết bị, chúng ta có trình độ ngang bằng với 2 nước
ASEAN là Thái Lan và Indonesia, thua kém nước láng giềng Trung Quốc và
kém xa Đài Loan, Hongkong.
+Lao động và năng suất
Phần lớn đội ngũ kĩ thuật ,công nhân được đào tạo ngay tại chỗ,
trong khi đó để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh
nghiệp phải thay đổi nhanh chóng về cấu trúc sản phẩm và các kĩ năng,
công nghệ sản xuất.
18
Bảng 10:So sánh về lao động và năng suất giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực
Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Đài Loan Hong Kong
Năng suất 100 120 110 120 120
Khéo léo 100 90 100 90 90
Sản phẩm 100 100 90 100 100
Trung bình 100 102,5 97,5 102,5 102,5
(Khác với các bảng khác, riêng phần đánh giá chung về lao động, khi
tính kết quả trung bình thì phần chất lượng sản phẩm được nhân hệ số 2)
Có thể cho điểm đối với chỉ tiêu chất lượng như sau : Việt Nam 100
điểm; Thái Lan 102,3; Trung Quốc 108,8; Đài Loan 112,7; Hongkong
111,3.Như vậy, ngành da giày còn nhiều việc phải làm để có thể cạnh tranh về
chất lượng với các quốc gia láng giềng.
4 2. Cạnh tranh về giá cả
Do các doanh nghiệp sản xuất giày dép nước ta làm gia công là chủ
yếu, nhiều doanh nghiệp mới chỉ xác định được giá gia công cho sản phẩm,
không xác định được giá thành phẩm, vì vậy chưa tự xây dựng cho doanh
nghiệp một chiến lược giá FOB . Khi đàm phán kí kết hợp đồng doanh nghiệp
cũng chỉ bàn bạc trên cơ sở giá gia công.
Giá cả đầu vào của sản xuất
Chi phí nguyên phụ liệu : ngành giày không phát triển ngành công
nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho chính mình do phụ thuộc nhiều
về thị trường và nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Chi phí nhân công : Mức thu nhập bình quân của người lao động còn
thấp so với các nước trong khu vực, đây là một lợi thế để làm giảm chi phí
sản xuất nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.
5.Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự
phát triển của ngành da giày
19
Gia nhập WTO tạo cho ngành da giày Việt Nam gia tăng các luồng
chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá,
trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật
chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế.
Song, hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thỏch thức.
CƠ HỘI
Hội nhập kinh tế quốc tế đó gúp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển
ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp
với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở,
xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành
hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực.
Bảng 11:Các thị trường XK giày dép VN năm 2008
EU 54%
Mỹ 23%
Đông Á 8%
Các nước khác 15%
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết
năm 2008, toàn ngành đó thu hút 610.000 lao động chiếm 9% lực lượng lao
động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí
nhân công thấp.
Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đó bắt đầu
được chú trọng. Toàn ngành có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường
tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc
gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về
kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận
20
dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán
hàng tại các doanh nghiệp đó có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới
bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên
quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử.
Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị
trường nội địa. Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng
mua sắm của xó hội ngày càng được cải thiện là những cơ hội để ngành da
giày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà.
Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh
nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong
nước và thông lệ quốc tế.
KHÓ KHĂN
Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung
Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Gần đây Trung Quốc
là có thêm lợi thế với việc gia WTO. Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung
Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ
của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn.
Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn
định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so
với một số nước như Brazil, Indonesia đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm
2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất
khẩu sang EU là 10%.
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh nhưng thị phần của Việt Nam
cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc.
Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước
Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất
lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường
21
các nước này. Nhiều nước châu Phi đánh thuế nhập khẩu rất cao thậm chí là
cấm các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam .
Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của
sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Theo Hiệp
hội da giày Việt Nam, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng
350 triệu feet vuông, các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu
tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da
thuộc của cả nước, 80% phải nhập khẩu .
Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và
có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng
lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong
nước và quốc tế.
Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam
mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như ren, dây giày nhưng
lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như
khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.
Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do
dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình
trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng
1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 củaThái Lan,1/20 của Malaysia
và 1/10 của Indonesia.
Sản xuất của ngành da giày Việt Nam mới chủ yếu phục vụ cho xuất
khẩu, tại thị trường nội địa với mức tiêu thụ khoảng 100 triệu đôi/năm vẫn
chưa được tập trung khai thác. Vì thế, ở cả 3 phân khúc thị trường trung, cao
và thấp cấp, giày dép trong nước đều lép vế so với hàng ngoại nhập.
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức
trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị
máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào
22
nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công
nghệ còn quá yếu ớt và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ
cũng hạn chế Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất
lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt
cũng như lâu dài. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu
chững lại với mức xuất khẩu là 4.067 triệu đô la, giảm 14,6% so với 2008,
khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành và những người quan tâm đến
ngành da giày Việt Nam cảm thấy lo ngại.
Đã có nhiều lý do được đưa ra như:
(1) Sự sút giảm chung của thị trường nhập khẩu do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu.
(2) Do tác động của việc đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của
Việt Nam nhập khẩu vào EU cũng như việc bãi bỏ chế độ ưu đãi thuế quan
(GSP) đối với tất cả sản phẩm giày Việt Nam nhập vào thị trường này.
(3) Sự vươn lên mạnh mẽ của một số nước sản xuất giày trong khu vực
như Ấn Độ, Indonesia hoặc Bangladesh đã chia sẻ bớt thị trường xuất khẩu
da giày của thế giới.
Các lo ngại này là có cơ sở và dù có lý giải như thế nào, thực tế luôn
đặt ra cho ngành da giày Việt Nam một câu hỏi lớn: Làm sao duy trì được sự
phát triển cũng như vị thế của ngành da giày Việt Nam với nền kinh tế đất
nước cũng như với thế giới? Đây là bài toán khó cho ngành da giày Việt Nam
trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, cần đến một chiến
lược phát triển và những giải pháp hiệu quả, đồng bộ.
Chương II.
Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu
giày dép của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
23
I.Phương hướng phát triển xuất khẩu giày dép
Bộ Công Thương đó phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
giày dép đến năm 2020,tầm nhìn đến 2025 với mục tiêu phát triển ngành giày
dép trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động. Với giai đoạn từ 2011 – 2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức
7,5% thì tổng sản phẩm giày dép sẽ đạt 1.698 triệu đôi vào năm 2020, cặp túi
ví các loại đạt 311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giày là 16,5 tỷ
USD (giày dép 13,3 tỷ USD, cặp túi ví 3,2 tỷ USD), chiếm 9,68% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.Với quan điểm vươn lên, trụ vững, phát triển,
hoà nhập quốc tế và khu vực, ngành da giày Việt Nam tập trung phát triển
theo định hướng sau:
- Ngành da giày định hướng phát triển trên cơ sở mục tiêu chung của
nền công nghiệp là thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển của ngành da giày
trong tương lai và việc phân bố lại lực lượng sản xuất của ngành cũng cần
phải hướng và đạt đến mục tiêu của phát triển công nghiệp.
- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hoá chất, phụ
tùng phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và
tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trước mắt vẫn có thể kêu gọi đầu
tư nước ngoài (100%) vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày,
những loại mà hiện nay ta chưa thể tự sản xuất được.
- Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu với phương hướng chuyển
mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao
chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và tăng nhanh tích luỹ.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp thuộc da, sản xuất
24