Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đề cương ôn tập tốt nghiệp THPT môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.98 KB, 80 trang )

Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
1. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập
1.1. Cấu trúc đề thi
Quy chế thi tốt nghiệp do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình
THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12”.
Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn các năm gần đây (năm 2009, 2010, 2011,
2012) đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần, 3 câu, cụ thể như sau:
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt
Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài
Kiến thức về Văn học Việt Nam, có 16 đơn vị bài học, dành cho cả chương trình Chuẩn và
Nâng cao.
Kiến thức về văn học nước ngoài có 3 tác giả kèm theo 3 tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm.
Cùng với đó là 1 văn bản nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS,
2003)
Câu 2. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn
(không quá 400 từ) với 2 dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng
đời sống (cả 2 chương trình đều như nhau)
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ
được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b).
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm), với 16 đơn vị kiến thức thuộc về văn học Việt
Nam và 1 văn bản nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm), với 21 đơn vị kiến thức thuộc về văn học Việt
Nam và 1 văn bản nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003)
Nhận xét:
Phần lý thuyết bao gồm các kiến thức cơ bản về tác gia (cả văn học Việt Nam và văn học nước
ngoài), tác phẩm (cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài), không có kiến thức lý thuyết phần
Tiếng Việt và Làm văn
Phần Nghị luận văn học (cả hai chương trình Chuẩn và Nâng cao) có mấy điểm cần chú ý


Thứ nhất, về đối tượng nghị luận:
- Đơn vị kiến thức văn học Việt Nam đã học ở phần lý thuyết được vận dụng vào đây (trừ bài
khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết TK XX). Bao gồm cả hai mảng: văn hình tượng (truyện/
thơ/ ký/ kịch) và văn nghị luận.
- Phần văn học nước ngoài có một văn bản văn nghị luận: Thông điệp
Thứ hai về thao tác nghị luận: Đối sánh với kiến thức làm văn ở bậc THPT, chúng ta thấy đề
nghị luận văn học sẽ gồm các dạng đề:
Đề nghị luận về tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu (chương trình nâng
cao có thêm Nguyễn Tuân)
Đề nghị luận về tác phẩm văn học gồm:
- Phân tích (cảm nhận) một tác phẩm độc lập;
- Phân tích (cảm nhận) một nhóm tác phẩm;
- Phân tích (cảm nhận) một đoạn thơ, đoạn văn ngắn ( trích từ một tác phẩm);
1
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
- Phân tích, chứng minh, bình luận, giải thích một vấn đề (nội dung hoặc nghệ thuật) của một
tác phẩm lớn;
- Phân tích (cảm nhận) một hình tượng nhân vật…
Đối với văn bản nghị luận có dạng đề:
- Phân tích (cảm nhận) giá trị của văn bản nghị luận;
- Tóm tắt văn bản nghị luận;
Đề thi tốt nghiệp THPT không bao hàm phạm vi: nghị luận về lịch sử văn học và nghị luận về
vấn đề thuộc lý luận văn học.
1.2. Xác định kiến thức trọng tâm và kỹ năng ôn tập
Theo cấu trúc đề thi, đối sánh với các đơn vị bài học trong sách giáo khoa và Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kỹ năng, chuẩn kiến thức (do Bộ ban hành), học sinh định hướng trọng tâm ôn tập với
những nội dung chính như sau:
1.2.1. Đối với câu 1. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn
học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài
Một là, đối với Bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 - hết TK XX, học sinh lập bảng tóm

tắt. Chú ý những vấn đề này còn hỗ trợ cho phần nghị luận văn học.
Hai là, đối với bài tác gia văn học Việt Nam, học sinh lập bảng tóm tắt. Chú ý những vấn đề
này còn hỗ trợ cho phần nghị luận văn học.
Ba là, đối với các tác phẩm văn học Việt Nam: gồm hai loại văn nghị luận và văn hình tượng
[chú ý phần tiểu dẫn (hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa tiêu đề, nội dung và giá trị của tác phẩm, thể loại),
phần ghi nhớ trong các bài học, kiến thức này được tích hợp để học sinh làm bài nghị luận văn học (câu
3)]
Bốn là, đối với các tác giả - tác phẩm của văn học nước ngoài.
Đối với phần tác giả: chú ý các phần chính: Tiểu sử và cuộc đời; Sự nghiệp văn học; Đánh
giá vị trí của tác giả đó (Phần ghi nhớ)
Đối với phần tác phẩm: Tóm tắt tác phẩm (hoặc tóm tắt đoạn trích); Phân tích ngắn gọn
các hình tượng trong tác phẩm và nếu được Giá trị của tác phẩm.
1.2.2. Đối với câu 2. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã
hội ngắn (không quá 400 từ) – (Xem phần minh họa)
1.2.3. Đối với phần tự chọn (5 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết
bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b).
Theo chương hiện tại, chúng ta có thể chia thành các nhóm kiến thức như sau:
1.2.3.1. Tác gia văn học
1.2.3.2. Văn bản hình tượng
Thể loại truyện ngắn chia làm các phần: truyện ngắn hiện thực cách mạng có Vợ chồng A Phủ
(Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); truyện ngắn sử thi (chủ nghĩa anh hùng Cách mạng) có Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi); Truyện ngắn thế sự (sau
1975) có Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Ký trữ tình có: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng
Phủ Ngọc Tường)
Thơ có Thơ ca kháng chiến chống Pháp với Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu);
chủ đề về Đất Nước trong thơ ca thời chống Mỹ có đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); đề tài
tình yêu có Sóng (Xuân Quỳnh); Thơ ca cách tân nghệ thuật thời kỳ đổi mới có Đàn ghi ta của Lorca
(Thanh Thảo).
Kịch có đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

2
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
1.2.3.3. Văn bản nghị luận
Có Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh); Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân
tộc (Phạm Văn Đồng); Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) và một văn bản nghị luận nước
ngoài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003 (Côphi Anan)
2. Định hướng giải quyết các câu hỏi trong đề thi Tốt nghiệp THPT
2.1. Đối với câu lý thuyết
Những năm gần đây Bộ thường ra dạng đề mở (đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học
để làm bài, không đơn thuần chỉ ở cấp độ nhớ chép lại để trả lời).
Vì vậy, học sinh trình bày các ý thành những đoạn văn ngắn. Cuối phần trả lời phải có đoạn văn
chốt lại ý chính. Khẳng định vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Khi viết chú ý lỗi diễn đạt như cách dùng từ,
chính tả, ngữ pháp,
*Minh họa:
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009:
Câu 1 (2,0 điểm): Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn
về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
Đáp án:
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những
chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
2,00
a) Khách trong quán trà đã bàn về:
Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. 0,50
Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. 0,50
b) Điều nhà văn muốn nói:
Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời
về thuốc chữa bệnh lao.
0,50
Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời
về người cách mạng.

0,50
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt
rõ ràng mới đạt điểm tối đa.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010:
Câu 1 (2,0 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-–lô-khốp.
Đáp án:
a) Cuộc đời:
- Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận
giải thưởng Nô-ben về văn học.
0,25
- M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong
chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận.
0,75
b) Sự nghiệp:
3
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người,… 0,50
- Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. 0,50
Lưu ý:
Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới
được điểm tối đa.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011:
Câu 1 (2,0 điểm): Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên
những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Đáp án:
Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật
nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên

những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
2,00
- Những hình ảnh thường hiện lên là:
+ Màu hồng hồng của ánh sương mai.
0,50
+ Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh.
0,50
- Những hình ảnh đó nói lên:
+ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống.
0,50
+ Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người.
0,50
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng
mới được điểm tối đa.
2.2. Đối với phần Nghị luận xã hội
Đối tượng nghị luận phần này là rất rộng. Song kỹ năng làm bài lại tương đối đơn giản (bởi yêu
cầu viết ngắn, thường là 400 từ)
Phần mở bài: giới thiệu và dẫn được vấn đề cần nghị luận
Phân thân bài gồm các thao tác: Giải thích/ Phân tích/ Bình luận,
*Lưu ý dẫn chứng thuộc phạm trù xã hội, đạo lý, hạn chế sử dụng các dẫn chứng từ những hình
tượng văn học nghệ thuật. Khi dùng loại dẫn chứng này nên dừng lại ở việc minh họa cho luận điểm,
luận cứ của bài viết chứ không đi sâu phân tích nó.
Phần kết thúc vấn đề: Bài học rút ra được cho bản thân và những người chung quanh về vấn
đề đó.
*Minh họa:
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009:
Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của
việc đọc sách.
Đáp án:
a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
4
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:
− Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,25
− Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân
loại.
0,75
− Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực,
bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho
con người.
1,00
− Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn.
0,50
− Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc.
0,50
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010:
Câu 2 (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
Đáp án:
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý

chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50
- Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu,… là một trong những phẩm
chất cao đẹp của con người
0,50
- Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh
ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất,
tình cảm cao đẹp;…
0,75
- Ý nghĩa của lòng yêu thương: Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người;
bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;…
0,75
- Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống có lòng yêu
thương con người
0,50
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011:
Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có
chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.
Đáp án:
a. Yêu cầu về kĩ năng
5
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần
làm rõ được các ý chính sau:

- - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50
- Giải thích: có nhiều ngả đường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai
trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi người.
0,50
- Bàn luận:
+ Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần chủ động, sáng suốt
lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng, sở thích của cá nhân.
0,50
+ Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà
trường và những người đi trước là cần thiết.
0,50
+ Phê phán những người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình hoặc chạy theo những
trào lưu không phù hợp với bản thân,
0,50
- Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ cần xác định được vai trò quyết định của chính bản
thân trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần căn cứ vào những yếu tố cần thiết.
0,50
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
2.3. Phần Nghị luận văn học
2.3.1. Xác định được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Từ đó xây dựng hệ thống luận điểm, ý chính và
dẫn chứng.
2.3.2. Sơ đồ lập dàn bài cho bài Nghị luận văn học
- Mở bài : giới thiệu tác giả (chủ yếu nêu phần phong cách nghệ thuật) – giới thiệu một cách
ngắn gọn về tác phẩm – dẫn đề.
- Chuyển ý : Có thể tóm tắt vấn đề hoặc nêu nội dung các luận điểm sẽ triển khai trong bài văn
- Thân bài :
Trình bày hệ thống luận điểm/ luận cứ gắn liền với nó là dẫn chứng, nhận định những vấn đề
đặt ra.

Mối ý có thể viết thành 2 – 3 đoạn. Cấu tạo đoạn gồm : Câu mở đoạn/ câu chủ đoạn (tức Ý)/ các
dẫn chứng và cách phân tích, nhận định dẫn chứng/ câu kết đoạn. Giữa các đoạn đảm bảo sự liên kết
bằng những cụm từ, những câu chuyển đoạn.
Chuyển ý : Tóm lại nội dung chính các luận điểm đã triển khai.
Kết luận : Học sinh có thể vận dụng kiến thức ở phần ghi nhớ để thể hiện thao tác khát quát
nâng cao vấn đề nghị luận.
*Minh họa:
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009:
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích
trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
6
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của
nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục –
2008).
Đáp án:
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích được giá trị tư
tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (chủ yếu phần
trích trong Ngữ văn 12, Tập hai) và giá trị nhân đạo trong văn học, thí sinh có thể trình bày theo
nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

− Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
− Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra).
1,00
− Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như
Mị, A Phủ.
1,00
− Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao
động nghèo miền núi trong xã hội cũ.
1,00
− Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và
vạch ra con đường giải phóng cho họ.
1,00
− Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
0,50
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng
sông? Của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một,
NXB Giáo dục – 2008)
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ
thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho
dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một), thí sinh có thể trình bày theo
nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

− Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
− Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời
của tạo hoá.
1,25
− Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thơ ca,
0,75
− Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách.
0,75
− Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu
dàng, đa tình, Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ
Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên
nhiên xứ Huế.
1,25
7
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
− Đánh giá chung về giá trị của hình tượng.
0,50
Lưu ý :
1. Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương
qua từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hoá; qua kinh thành Huế, nhưng vẫn phải
đảm bảo được các ý cơ bản trên.
2. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010:
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm):
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích
trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục - 2008).
Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008).
Đáp án:
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình
tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia
đình (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng
cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50
- Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động. 1,00
- Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. 1,00
- Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách mạng. 1,00
- Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó
nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động.
1,00
- Đánh giá chung về nhân vật. 0,50
Lưu ý:
8

Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao
Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh có thể trình bày
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50
- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc tình cảm của
người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới
cái cao rộng, lớn lao.
1,50
- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái
tim tuổi trẻ.
1,50
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, đối lập, 1,00
- Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,50
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011:
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
9
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
(phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008)
Đáp án:
Câu 3.a - Theo chương trình Chuẩn
Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, thí sinh có thể
trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
- Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây

Tiến.
0,50
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình.
1,50
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hi sinh
nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn.
1,00
- Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ giàu tính tạo hình,
giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc;
1,00
- Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,50
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Câu 3.b - Theo chương trình Nâng cao
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một
hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt (chủ yếu phần
trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần
làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
- Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành, tốt bụng; sẵn
lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp.
1,00

- Trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý thức tạo dựng
mái ấm gia đình.
1,00
- Khát vọng sống mãnh liệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng.
1,00
- Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến
tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp
với tính cách nhân vật.
1,00
- Đánh giá chung về nhân vật.
0,50
Lưu ý:
10
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
3. Kết luận
Việc giải quyết đề thi tốt nghiệp ngoài kiến thức cơ bản của từng đơn vị bài học còn hỏi học
sinh phải biết vận dụng, phân tích khi làm bài. Kỹ năng này dần được hình thành trong quá trình theo
học bậc trung học phổ thông. Chỉ có học bằng cách làm, tức tăng cường thực hành các em mới nhớ lâu
và khắc sâu được tri thức đã lĩnh hội.
Đối với đề nghị luận (cả hai phạm vi nghị luận xã hội và nghị luận văn học) đòi hỏi người làm
bài phải vận dụng nhiều vốn tri thức tích hợp, làm tốt được vấn đề này hiệu quả mới đạt được như ý.
(Có tham khảo tư liệu của đồng nghiệp)
* Hướng dẫn sử dụng Tài liệu:
- Tài liệu mang tính định hướng Chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm nhằm đáp ứng yêu
cầu làm bài thi Tốt nghiệp THPT, bộ môn Ngữ văn với các dạng câu hỏi trong đề thi trong những năm
gần đây.
- Vận dụng hiệu quả bộ tài liệu phù hợp với đối tượng người học ở mỗi đơn vị trường học cụ
thể đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo trực tiếp đứng lớp. Mong sự sẻ chia đầy
tâm huyết của đồng nghiệp!

PHẦN LÀM VĂN
A. CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
1). KIẾN THỨC:
* Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo các nội dung sau:
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Giải thích, phân tích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.
- Phát biểu nhận đinh, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Khẳng định đối với những mặt
đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch).
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
* Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần chú ý về hình thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.
* Phạm vi đề tài:
- Nhận thức về lí tưởng, mục đích sống…
- Đề cập đến mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội.
- Đề cập đến vẻ đẹp tính cách, tâm hồn con người: lòng yêu nước, lòng nhân ái, bao dung, lòng
dũng cảm, thái độ trung thực…
2) LUYỆN TẬP:
Đề: Nhà văn Nga Lép-Tôn-XTôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng riêng của mình.
Hướng dẫn cách làm:
a) Tìm hiểu đề:
* Yêu cầu về nội dung
11
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
- Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống.
* Yêu cầu về thao tác nghị luận

Giải thích, bình luận, chứng minh, bác bỏ
* Phạm vi tư liệu
Trong đời sống và trong văn học.
b) Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển khai
thành các ý nhỏ. (Cần đặt câu hỏi khi tìm ý)
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống:
+ Lí tưởng là gì?
+ Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường?
+ Ngọn đèn chỉ đường là gì? Nó quan trọng như thế nào?
+ Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường như thế nào?
- Mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống:
+ Sống không có lí tưởng cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
+ Vì sao mỗi người cần có lí tưởng riêng?
+ Đối với một học sinh cần có lí tưởng không? Làm gì để có thể thực hiện được lí
tưởng?
c) Lập dàn ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (Giới thiệu ý kiến của Lép-Tôn-XTôi)
* Thân bài.
Bước 1: Giải thích, phân tích nội dung tư tưởng, đạo lí cần bàn luận theo từng luận điểm (Giải
thích các vế trong câu nói của Lép-Tôn-XTôi)
Luận điểm 1: Giải thích lí tưởng là gì? Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường?
- Lí tưởng là mục đích, ước mơ, khát vọng tốt đẹp nhất mà con người đặt ra và phấn đấu vươn
tới .
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Bởi chính lí tưởng định hướng cho cuộc sống của mỗi người,
quyết định cuộc đời của mỗi con người và cũng quyết định hành động và tính cách mỗi người trong đời
sống. Lí tưởng xấu (không đúng, lệch lạc) có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người (dẫn
chứng). Không có lí tưởng tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp (dẫn chứng).
Luận điểm 2: Phân tích lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường như thế nào?

- Lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường: giúp cho con người thấy rõ mục đích sống đúng
đắn, không đi lạc đường, từ đó có phương hướng, kế hoạch hành động (dẫn chứng)
- Lí tưởng tốt đẹp là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân. (dẫn chứng)
- Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi, là
động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục đích đúng đắn (dẫn chứng)
Bước 2: Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Tầm quan trọng của
việc sống có lí tưởng đối với con người)
Luận điểm 1: Đánh giá câu nói của Lép-Tôn-XTôi
12
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
- Câu nói của Lép-Tôn-XTôi thật giàu ý nghĩa, nêu rõ mối quan hệ giữa lí tưởng và cuộc sống:
Sống không có lí tưởng cuộc sống của con người sẽ mất hết giá trị và ý nghĩa …(dẫn chứng)
Luận điểm 2: Phát biểu ý kiến.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng, đạo lí.
- Lí tưởng riêng của mỗi người: Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp Trung học
phổ thông là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lí tưởng.
* Kết bài: Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống.
C. ĐỀ LUYỆN TẬP:
(GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK)
II. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. KIẾN THỨC:
* Khi làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần:
- Tìm hiểu, nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu trong đề bài.
- Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị luận nhằm làm
tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
* Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn luận.
- Phân tích, đánh giá các biểu hiện của hiện tượng (tốt - xấu, đúng - sai, lợi - hại).
- Lí giải các nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến đối với hiện tượng đời sống đó. Đề xuất g

iải pháp
iải pháp đối với hiện tượng
đời sống đó
.
.
- Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân.
- Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân.


* Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần chú ý về hình thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có hiệu quả, nhất là phần nêu
chính kiến của bản thân.
* Phạm vi đề tài:
- Môi trường.
- Giao thông.
- Các tệ nạn xã hội.
- Lối ứng xử
- Hành vi lệch chuẩn
2. LUYỆN TẬP:
Đề: “Theo Ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004, sau 2 đợt thi đã có 3.186 thí sinh bị xử lý
kỷ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2.637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng
tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu, phao thi càng tinh vi, chúng được giấu trong thước kẽ,
điện thoại di động, trong đế giày”.
(Báo Tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin)
Hãy bình luận thực trạng đó.
Hướng dẫn cách làm:
I. TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý :
13
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013

1. Tìm hiểu đề:
a. Yêu cầu về nội dung
Thực trạng trong thi cử.
b. Yêu cầu về thao tác nghị luận
Bình luận, giải thích, phân tích, chứng minh.
c. Phạm vi tư liệu
Trong thực tế học tập và thi cử.
2. Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển khai thành các
ý nhỏ.
- Hiện tượng vi phạm quy chế thi tuyển sinh đại học năm 2004.
+ Thực trạng.
+ Nguyên nhân.
- Suy nghĩ về hiện tượng vi phạm qui chế thi.
+ Tại sao cần phải bàn luận về hiện tượng vi phạm qui chế thi?
+ Làm thế nào để khắc phục hiện tượng trên? (giải pháp nhằm hạn chế )
+ Bài học cần rút ra cho tất cả học sinh ở đây là gì?
II. LẬP DÀN Ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
1. Mở bài.
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận: vi phạm quy chế thi cử.
2.Thân bài.
*Bước 1: Phân tích hiện tượng đời sống được nêu.
Luận điểm 1: Thực trạng thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi, thí sinh bị đình chỉ thi,
hình thức mang tài liệu, phao thi tinh vi…
Luận điểm 2: Nguyên nhân và hậu quả.
- Nguyên nhân: Thí sinh thiếu tự tin về kiến thức nhưng muốn đạt kết quả cao; thí sinh thiếu tự
giác và lòng tự trọng, gian lận, còn coi nhẹ quy chế và pháp luật…
- Hậu quả: bị xử lý kỷ luật, bị đình chỉ thi…
* Bước 2: Bình luận về hiện tượng đời sống được nêu.
Luận điểm 1: Đánh giá về hiện tượng

- Hiện tượng vi phạm quy chế thi là một hiện tượng xấu. Một hiện tượng vi phạm có chủ ý: hình
thức mang tài liệu, phao thi tinh vi…
Luận điểm 2: Phát biểu ý kiến.
- Phê phán thái độ sai trái của một số thí sinh đồng thời khẳng định hiện tượng trên chỉ là thiểu
số. Đa số các thí sinh có thái độ đúng đắn và các cán bộ coi thi đều hết sức nghiêm túc.
- Biểu dương việc làm công minh nghiêm khắc của giám thị.
- Kêu gọi thí sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chất nghiêm túc trong việc thi cử.
C. ĐỀ LUYỆN TẬP:
14
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
(GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK)
III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
1. Khi làm một bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần:
- Nắm vững nội dung và giá trị của tác phẩm văn học (hoặc văn bản có chứa đựng một vấn đề
xã hội cần nghị luận).
- Tìm hiểu về vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học.
- Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị luận nhằm làm
tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
- Chú ý trọng tâm của bài viết là nội dung suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học.
2. Bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu vắn tắt nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học (hoặc nội dung văn bản có chứa đựng
vấn đề xã hội cần nghị luận)
- Nêu ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm văn học (hoặc ý nghĩa xã hội của văn bản), từ đó
đề cập đến vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học (hoặc văn bản).
- Phân tích, lí giải bản chất vấn đề của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Đánh giá nội dung và ý nghĩa của vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học.

- Bày tỏ thái độ, ý kiến, suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội ấy.
3. Bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần chú ý về hình thức:
- Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.
- Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có hiệu quả, nhất là phần nêu
cảm nghĩ riêng.
- Tránh nhầm lẫn với nghị luận văn học.
2. LUYỆN TẬP:
Dạng đề 1:
Trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn:
“Trong em và anh hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời ”.
Anh (chị) hãy nêu hiểu biết của mình về nội dung tư tưởng của đoạn thơ và nhận thức của bản
thân về vấn đề được tác giả gửi gắm qua nội dung tư tưởng đó.
I. TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý :
1. Tìm hiểu đề:
15
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
a. Yêu cầu về nội dung
Cảm nghĩ về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.

b. Yêu cầu về thao tác nghị luận - Phân tích, bình luận, chứng minh.
c. Phạm vi tư liệu: Trong văn học và đời sống.
2. Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển khai thành các
ý nhỏ.
- Phân tích ý nghĩa triết luận được tác giả gửi gắm trong các câu thơ:
+ Đoạn thơ nhấn mạnh mối quan hệ giữa số phận mỗi cá nhân với số phận Đất Nước.
- Bình luận về vai trò của mỗi cá nhân đối với Đất Nước và Nhân Dân:
+ Mối quan hệ của cá nhân với nhân dân và Đất Nước.
+ Trách nhiệm của mỗi công dân trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển Đất
Nước.
II. LẬP DÀN Ý:
- Sắp xếp nội dung nghị luận theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
1. Mở bài.
- Giới thiệu vắn tắt nội dung tư tưởng của bài thơ Đất Nước, đoạn trích và vấn đề xã hội được
gửi gắm trong đoạn trích của bài thơ.
2.Thân bài.
*Bước 1: Sơ lược và nhấn mạnh giá trị nội dung của đoạn thơ.
*Bước 2: Phân tích ý nghĩa triết luận được tác giả gửi gắm trong các câu thơ:
Luận điểm 1: Mối quan hệ giữa số phận mỗi cá nhân với số phận Đất Nước là mối quan hệ máu
thịt.
Luận điểm 2: Trong mối quan hệ máu thịt đó, chính sự gắn bó, san sẻ và“hoá thân” của mỗi
người đã làm nên sự “hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to lớn”, và sự tồn tại “muôn đời” của Đất Nước.
*Bước 3: Bình luận về vai trò của mỗi cá nhân đối với Đất Nước và Nhân Dân:
Luận điểm1:
- Mỗi người cần xác định rõ mối quan hệ của cá nhân mình với nhân dân và Đất Nước… (phân
tích, lí giải, chứng minh )
Luận điểm 2:
- Mỗi người cần phải biết xác định trách nhiệm của mình với đất nước: suy nghĩ và hành động
đúng với trách nhiệm của mỗi công dân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Đất Nước …(phân tích, lí
giải, chứng minh ).

3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị vấn đề
Dạng đề 2:
Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc “cho” và “nhận”
trong cuộc sống hàng ngày.
CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ xuống sông. Trong
lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên:
- Đưa tay cho tôi !
16
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác có vẻ quen biết
người bị nạn, chạy lại và nói:
- Cầm lấy tay tôi !
Tức thì anh chàng dưới sông vội đưa ngay cả hai tay ra và được kéo lên. Thoát chết. Mọi người
rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: Sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn cầm
lấy của người khác chứ không bao giờ chịu đưa cái gì cho mọi người.
I. TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý :
1. Tìm hiểu đề:
a. Yêu cầu về nội dung
Suy nghĩ về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày.
b. Yêu cầu về thao tác nghị luận
Phân tích, bình luận, chứng minh.
c. Phạm vi tư liệu
Trong văn học và đời sống.
2. Tìm ý: Xác định ý chính (luận điểm) cần làm rõ. Từ ý chính của đề bài, triển khai thành các
ý nhỏ.
- Phân tích ý nghĩa của câu chuyện.
- Bình luận về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày.
- Bài học về đạo lí và lối sống được gửi gắm qua câu chuyện.

- Liên hệ bản thân để rút ra bài học về “cho” và “nhận”.
II. LẬP DÀN Ý:
1. Mở bài.
- Đề cập vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày, từ đó giới thiệu câu chuyện có
chứa đựng bài học “cho” và “nhận”.
2.Thân bài.
* Bước 1. Phân tích ý nghĩa của câu chuyện. Người chết đuối trong khi cái chết đã cận kề mà
vẫn giữ thói quen và tính cách vị kỉ cố hữu của mình: chỉ quen nhận (cầm lấy) chứ không quen cho
(đưa) người khác.
* Bước 2. Giải thích và bình luận về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống hàng ngày:
Luận điểm 1: Giải thích về “cho” và “nhận” .
- “Cho” là một quyết định trao cho người khác cái đang thuộc về mình , “nhận” là hành động
nhận lấy cái mà người khác trao cho mình.
- Hình thức cho và nhận có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp (dẫn chứng…)
Luận điểm 2: Bình luận về thái độ “cho” và “nhận”.
-Thái độ “cho” và “nhận” không đúng ý nghĩa, mang tính chất ban phát, trục lợi…đáng phê
phán (dẫn chứng)
-Thái độ “cho” và “nhận” đúng ý nghĩa, cao cả, có tự trọng…đáng ngợi ca (dẫn chứng)
*Bước 3. Nêu bài học về đạo lí và lối sống được gửi gắm qua câu chuyện trên: Giáo dục con
người biết sống công bằng, biết hy sinh… (chứng minh trong cuộc sống và văn học)
*Bước 4: Liên hệ bản thân để rút ra bài học về “cho” và “nhận”.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
17
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
C. ĐỀ LUYỆN TẬP:
(GV cho HS luyện tập các đề Làm văn trong SGK)
18
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI CHƯƠNG TRÌNH

(CHUẨN VÀ NÂNG CAO)
PHẦN II: VĂN HỌC
A. VĂN HỌC VIỆT NAM
Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN
HẾT THẾ KỈ XX:
Nền văn học phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
năm 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
1. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
a) Những chặng đường phát triển:
- 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- 1955- 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất đất nước ở miền Nam
- 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.
b) Những thành tựu và hạn chế:
- Văn học đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt
Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước,
truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác,
đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công
thức…
c) Những đặc điểm cơ bản:
- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
- Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
2. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt
đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong

bối cảnh mới của đời sống.
Bài 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
* TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1. Quan điểm sáng tác:
- Người xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cách mạng. Nhà
văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã
hội.
- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm
gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết như thế nào?) của tác phẩm.
19
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
2. Di sản văn học:
Sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể
loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật. Những tác phẩm chính của Người thuộc các thể loại: văn
chính luận, truyện và kí, thơ ca.
a) Văn chính luận:
- Những thập niên đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài văn chính luận đăng trên các
báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Người khi hoạt động
ở Pháp là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
- Khi Cách mạng thành công, Người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Đây là áng văn chính
luận tiêu biểu, mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và ngôn ngữ súc tích.
- Sau này, Người còn viết những tác phẩm chính luận nổi tiếng khác như Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập, tự do (1966).
b) Truyện và kí:
- Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác một số truyện ngắn, kí, tiểu
phẩm, sau này được tập hợp lại trong tập Truyện và kí, tiêu biểu như Lời than vãn của bà Trưng Trắc,
Con người biết mùi hun khói, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành…
- Sau này, Người còn viết một số tác phẩm như Nhật kí chìm tàu, Giấc ngủ mười năm, Vừa đi
đường vừa kể chuyện.

c) Thơ ca:
Đây là lĩnh vực có giá trị nổi bật trong sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh. Các tập thơ của
Người: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
3. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng,
hấp dẫn.
- Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có
sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương
Tây.
- Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại,
dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ
điển và hiện đại, chất trữ tình và chất chiến đấu.
** TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. Kiến thức cơ bản:
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Trên toàn quốc,
nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền, ngày 19-8-1945, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Lúc bấy giờ, bọn thực dân, đế quốc đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Chúng nấp sau quân
Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật; tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung
Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp.
Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị quân Nhật xâm chiến, nay
Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp.
- Ngày 26-8-1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố
hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà
Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới
2. Đặc điểm và giá trị, ý nghĩa của văn bản:
20
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013

- Tuyên ngôn độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã qui định đối tượng
hướng tới, nội dung và cách viết đạt hiệu quả cao nhất.
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là
một áng văn chính luận mẫu mực:
+ Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế
giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do
ấy.
+ Văn bản kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do
của toàn dân tộc.
+ Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực.
3. Nội dung và nghệ thuật:
a) Nội dung:
- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và
các dân tộc.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và
sự thật lịch sử không thể chối cãi trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, từng bước bác bỏ
những luận điệu xảo trá của chúng. Khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta nổi dậy giành chính
quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh
mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
- Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết
chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của
Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
b) Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt.
II. Luyện tập:

Bài tập 1: Trình bày quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. (Xem phần
*.1)
Bài tập 2: Nêu những đặc điểm chung nhất của phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh. (Xem phần *.2)
Bài tập 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập.
(Xem phần **.1)
Bài tập 4:Nêu những nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
Những nội dung chính:
- Khẳng định những nguyên lí cơ bản về quyền tự do và độc lập của các dân tộc
- Tố cáo những tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta
- Quá trình đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- Tuyên bố độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
21
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Bài tập 5:
Có người nói: “Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn,
là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức
thuyết phục”.
Bằng những hiểu biết của mình về Tuyên ngôn độc lập, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý:
1. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đánh giá khái quát giá trị chủ yếu của tác phẩm, khẳng định sức chinh phục mạnh mẽ lớn lao
của Tuyên ngôn độc lập (TNĐL) là ở giá trị lịch sử to lớn và giá trị văn học xuất sắc.
2. Phân tích tác phẩm để chứng minh nhận định:
a) Luận điểm 1: TNĐL là một văn kiện mang giá trị lịch sử to lớn:
- Nêu thời gian ra đời của bản Tuyên ngôn, sơ lược đôi nét về tình hình chính trị lúc bấy giờ:
tình hình quốc tế và trong nước.
- Tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của bản Tuyên ngôn: chặn đứng mọi âm mưu chống phá thành

quả Cách mạng tháng Tám, chấm dứt một nghìn năm chế độ phong kiến, 80 năm nô lệ thực dân Pháp,
mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
b) Luận điểm 2: TNĐL là một tác phẩm chính luận xuất sắc.
- Tuyên ngôn độc lập có lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Lập luận chặt chẽ thể hiện ở kết cấu của văn bản với 3 phần
* Phần mở đầu: nêu nguyên lí chung - luận đề chính nghĩa của bản tuyên ngôn là quyền độc lập,
tự do của các dân tộc.
* Phần chứng minh: Nêu ra thực tế hành động của thực dân Pháp ở nước ta, kể rõ tội ác của
chúng trên các phương diện; chỉ ra hành động chính nghĩa của nhân dân ta khi đứng lên giành quyền
độc lập.
* Phần tuyên ngôn: Khẳng định quyền độc lập dân tộc và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự
do của dân tộc
+ Lập luận chặt chẽ thể hiện rõ ở phần mở đầu của bản tuyên ngôn.
* Vừa khéo léo, vừa kiên quyết, Bác đã viện dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để khẳng
định các quyền cơ bản của con người.
* Từ đó, Người đã nâng cao vấn đề từ quyền con người suy ra quyền dân tộc.
* Khẳng định mạnh mẽ: Quyền độc lập, tự do, bình đẳng…của các dân tộc là lẽ phải không ai
chối cãi được.
+ ….
- Tuyên ngôn độc lập có lời lẽ hùng hồn, đanh thép.
+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép là giọng chủ đạo của toàn bộ văn bản, tập trung nhất
là ở phần 2, 3 khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ta.
+ Để tạo nên giọng điệu đanh thép, Hồ Chí Minh đã sử dụng pháp điệp ngữ, những câu
văn ngắn, nhịp nhanh, mạnh, dứt khoát…
- Tuyên ngôn độc lập có ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích.
+ Văn bản đã biểu hiện một tầm tư tưởng lớn lao song dung lượng chỉ gói gọn trong hơn
hai trang sách.
22
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
+ Ở phần 2: chỉ bằng 14 câu, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với

nhân dân ta trên mọi phương diện.
+ ….
3. Đánh giá:
- Khẳng định tầm vóc lịch sử và tính chất mẫu mực của áng văn chính luận.
- Đánh giá tài năng của Hồ Chí Minh qua văn bản.
Bài 3: TÂY TIẾN (Quang Dũng)
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc…
- Phong cách thơ: Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và lãng mạn tài hoa, thơ giàu chất họa, chất
nhạc.
2. Đặc điểm về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng địch. Địa bàn đóng quân và hoạt động
của đoàn binh khá rộng. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh,
sinh viên, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật song họ vẫn lạc quan và dũng
cảm.
- Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, cuối năm 1948 chuyển đơn vị. Rời xa đơn vị cũ
chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “ Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên
là “Tây Tiến”.
3. Bài thơ Tây Tiến:
a) Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình
ảnh người lính trên chặng đường hành quân:
+ Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.
+ Đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ.
+ Thiên nhiên sông nước miền Tây hư ảo.
+ Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang
tàng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn.
- Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi”:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.
+ Vẻ đẹp bi tráng.
b. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và chất họa.
c. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền
Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn
đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.
II. Luyện tập
23
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Bài tập 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến.
(Xem mục I.2)
Bài tập 2: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến.
Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát về Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và vẻ đẹp hình tượng đoàn binh Tây
Tiến.
2. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến.
a)Vẻ đẹp hào hùng:
- Trong cuộc trường chinh gian khổ, lính Tây Tiến là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất
thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc
nghiệt, phải đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn, bệnh tật và chết chóc.
- Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường, vượt lên, thách thức với hoàn cảnh của người
lính (phân tích một số hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm,
mắt trừng…)
- Thái độ cứng cỏi, không hề run sợ trước cái chết (đi sâu phân tích các hình ảnh: rải rác… mồ
viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, về đất…)
- Sự kết hợp giữa yếu tố bi và tráng đã tô đậm vẻ đẹp hào hùng của người lính.

b)Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
-Người lính có lí tưởng lãng mạn- lí tưởng dâng hiến và sẵn sàng hi sinh- (chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh) khiến cho họ không chỉ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng mà còn thiêng liêng hóa,
trang trọng hóa cái chết (áo bào thay chiếu, sông Mã gầm lên…)
- Người lính có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có cái nhìn say đắm, hào hoa trước vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người Tây Bắc
- Người lính có tâm hồn lãng mạn, rạo rực cảm xúc yêu đương (đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm)
- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính được thăng hoa trong cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
3. Đánh giá:
- Tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng người lính xuất thân Hà Nội, làm hoàn
thiện gương mặt người lính kháng chiến chống Pháp năm xưa, đặt Tây Tiến vào vị trí không thể thay
thế trong thơ ca về đề tài người lính.
- Sự tài hoa, tấm lòng chân thành của Quang Dũng đã dựng nên tượng đài bất tử về người lính
vô danh trong chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.
Bài tập 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
24
Tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT - Môn Ngữ văn; Năm học 2012-2013
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Gợi ý:
Xem Đáp án câu 3a đề thi tốt ngiệp năm 2011- phần Phụ lục
Bài 4: VIỆT BẮC
I. Kiến thức cơ bản:
* TÁC GIA TỔ HỮU
1. Cuộc đời:
- Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành; quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình
còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu
tranh trong các nhà tù thực dân.
- Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận
văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2. Sự nghiệp:
a) Các chặng đường thơ Tố Hữu: gồm 5 chặng:
- Chặng “Từ ấy” (1937-1946): Tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống ,
nhận ra lý tưởng và nguyện đứng về phía lý tưởng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tập thơ
gồm 3 phần “ Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”. Chặng thơ thể hiện cái tôi lãng mạn của một hồn thơ
trẻ đầy khát khao cống hiến.
- Chặng “ Việt Bắc” (1947-1954): Phản ánh chặng đường kháng chiến chống Pháp gian khổ mà
hào hùng của dân tộc. Nhà thơ hòa cái tôi vào trong cái chung có tính cộng đồng để ngợi ca anh bộ đội,
chị dân công, lãnh tụ. Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm như tình quân dân, tiền tuyến với hậu
phương, miền xuôi với miền ngược. Tập thơ là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Chặng “Gió lộng” (1955-1961): Phản ánh không khí hòa bình trên quê hương miền Bắc xã hội
chủ nghĩa đồng thời chia lửa cho chiến trường miền Nam. Nhà thơ say sưa với không khí của thời đại
mới, ca ngợi cuộc sống mới đang ngày một thay da đổi thịt, ngợi ca tinh thần Quốc tế vô sản anh em,
thể hiện niềm tin vào ngày mai tất thắng.

- Chặng “Ra trận” (1962-1971) và “Máu và hoa” (1972-1977): Phản ánh không khí của cả dân
tộc ra trận chiến đấu và chiến thắng, giành lấy độc lập tự do. “Ra trận” là bản anh hùng ca về miền
Nam trong lửa đạn vẫn kiên trung, bất khuất, sáng ngời với các hình ảnh tiêu biểu như: anh giải phóng
quân, người thợ điện, bà mẹ anh hùng… “Máu và hoa” ghi lại chặng đường Cách mạng gian khó, đồng
thời bộc lộ niềm tin vào ngày toàn thắng. Khuynh hướng sử thi hùng tráng kết hợp với giọng triết luận
là nét nổi bật về mặt nghệ thuật của chặng thơ này.
- Chặng “ Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” ( 1999): Thể hiện những trăn trở của nhà thơ
trong cuộc sống đời thường, đánh dấu bước chuyển mới trong thơ Tố Hữu. Giọng thơ trầm lắng đượm
chất suy tư .
b) Phong cách sáng tác:
25

×