ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN LỚP 12
GIÁO VIÊN :ĐỖ THỊ XUÂN HƯƠNG
Dưới đây là gợi ý cách học lý thuyết môn Văn dể các em tham khảo.Cách này có thể
giúp các em hệ thống được những kiến thức căn bản theo từng dạng câu hỏi hoặc những
nội dung sẽ phải học trong một bài học bất kì của chương trình để chủ động kiến thức
trong quá trình làm bài thi.(cách này giúp các em dễ nhớ kiến thức mà không bị rối)
A. BÀI VĂN HỌC SỬ: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945
đến hết thế kỉ 20
I.Qúa trình phát triển , những thành tựu chủ yếu của VHVN gđ 1945-1975(3chặng)
-Chặng đường từ 1945-1954 học theo bài dạy của thầy cô trong vở,chú ý đối chiếu
-Chặng đường từ 1955-1964 nội dung của 3chặng đường vh để thấy sự vận động và
-Chặng đường từ 1965-1975 phát triển của văn học giai đoạn này
II.Đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945-1975 (3 đặc điểm )
-Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung
của đất nước.
-Nền văn học hướng về đại chúng.
-Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Dạng câu hỏi : -Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn họcVN gđ 1945-1975
(học trong vở)
-Tại sao VHVN giai đoạn này lại hướng về đại chúng?hay mang khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?
Gợi ý kiến thức:vận dụng kiến thức về hoàn cảnh lịch sử đất nước,yêu cầu của văn học
Cách mạng gđ này đối với người nghệ sĩ sáng tác, nội dung của đặc điểm văn học để trả
lời câu hỏi <tại sao>.
III :Những chuyển biến và phát triển ,thành tựu của VHVN giai đoạn 1975 đến hết
tk20.
Gợi ý: -Nắm hoàn cảnh đất nước, điều kiện, nhu cầu thưởng thức văn nghệ …yuế tố thúc
đẩy văn học giai đoạn này phát triển theo hướng hiện đại hóa.Đặc biệt nắm kĩ nội dung
Tr.1
thực chất, biểu hiện của sự hiện đại hóa văn học gđ này là gì?Thành tựu chứng minh?
-Cái tôi cá nhân : được đặt trong những mối quan hệ phức tạp của cuộc sống đời
thường được khám phá , miêu tả chân thực, sâu sắc (cái mới, cái hiện đại-nhiều tp có
gtrị)
B.PHẦN TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM: (Hai tác giả chính)
I.Tác gia Hồ Chí Minh :Gồm những Dạng câu hỏi sau.
1.Trình bày quan điểm sáng tác của NAQ-HCM( 3quan điểm đã học)
2.Trình bày những đặc điểm(nét) phong cách nghệ thuật độc đáo của HCM.
3.Trình bày ngắn gọn những thành tựu chính trong sự nghuiệp sáng tác của HCM?
(Thành tựu chính tập trung ở 3 thể loại :Văn chính luận-Truyện và kí-Thơ ca->nắm
nội dung chính ở từng thể loại,tác phẩm tiêu biểu,nghệ thuật–nếu có)
4.Trình bày hoàn cảnh sáng tác và nội dung của tập thơ “Nhật kí trong tù” của HCM.
(Phần này học đầy đủ trong vở thầy cô đã dạy là đảm bảo-nhớ đủ ý)
II.Tác gia Tố Hữu:
1.Trình bày tiểu sử cuộc đời của nhà thơn TH.(học trong vở)
2.Yếu tố nào làm nên hồn thơ của TH ?(phần này giới thiệu xuất thân của TH+trình
bày 2 yếu tố :quê hương và gia đình->làm nên hồn thơ của ông)
3.Kể tên các tập tơ chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ TH,trìnhbày ngắn gọn nội
dung của tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của ông-hoặc tập thơ bất kì ?(kể tên phải nhớ mốc
thời gian của từng tập thơ)
4.Trình bày những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của nhà thơ TH.(4đặc điểm)
-Thơ TH mang tính chất trữ tình –chính trị sâu sắc.
-Thơ TH mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
-Giọng thơ TH là giọng thơ tâm tình,ngọt ngào , tự nhiên ,đằm thắm ,thiết tha.
-Nghệ thuật biểu hiện của thơ TH : đậm đà tính dân tộc
(học trong vở , phải đảm bảo 4 ý chính ở trên-có thể thiếu nội dung chi tiết trong
từng đặc điểm trong trường hợp không thể nhớ, nhưng không thể thiếu ý)
Tr.2
5.Tại sao thơ TH mang tính chất trữ tình –chính trị?hoặc mang khuynh hướng sử thi ,lãng
mạn?(nắm đầy đủ nội dung của đặc điểm và tình hình lịch sử XH cũng như Văn học ,yêu
cầu của VH cách mạng đối với người nghệ sĩ sáng tạo để lý giải vấn đề tại sao?)
C.PHẦN TÁC PHẨM (LÝ THUYẾT)
I.Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”-HCM:
1.Trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của “ Tuuyên ngôn độc lập” –HCM.
2.Trình bày hoàn cảnh sáng tác ,nêu ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa văn học của tác phẩm
Tuyên ngôn độc lập –HCM (?) ( giá trị lịch sử và giá trị văn học ở phần ghi nhớ)
3.Phân tích ý nghĩa việc trích dẫn lời của hai bản Tuyên ngôn:Tuyên ngôn độc lập của
Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) trong phần mở đầu
bản Tuyên ngôn độc lập của HCM . (?)
4.Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập –HCM.
II.Hoàn cảnh sáng tác của các tác phẩm (câu hỏi:trình bày hoặc nêu hoàn cảnh sáng
tác của tác phẩm)
1.Tuyên ngôn độc lập của HCM.
2.Tây Tiến của Quang Dũng.
3.Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.
4.Việt Bắc của Tố Hữu.
5.Thông điệp Nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS,1-12-2003 của Tổng thư kí LHQ
Co-phi an-nan.
* Lưu ý :-Phần hoàn cảnh sáng tác học đầy đủ trong sách giáo khoa
- Bài Tiếng hát con tàu còn có dạng câu hỏi như:
+Ý nghĩa lời đề từ.
+Ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh Tây Bắc và Con Tàu.(học trong vở )
II.Ý nghĩa nhan đề tác phẩm, ý nghĩa hình tượng :
1.Ý nghĩa hình tượng +hình ảnh:
a.Ý nghĩa hình ảnh so sánh trong bài Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ
của dân tộc - Phạm Văn Đồng .(?)
Tr.3
So sánh Văn thơ NĐC như những vì sao có ánh sáng khác thường: “Trên trời có những
vì sao có ánh sáng khác thường,nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới
thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng.Thơ văn của NĐC cũng vậy.”
b.Ý nghĩa hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. (?)
c.Ý nghĩa hình tượng Rừng XàNu trong tác phẩm Rừng XàNu của NguyễnTrung Thành.
2.Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm:
a.Vợ nhặt của Kim Lân
b.Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (bài này còn dạng câu
hỏi:việc kết thúc đoạn trích bằng một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thống nhất
với tên của tác phẩm và được giải thích bằng một huyền thoại về nguồn gốc cái tên sông
Hương có ý nghĩa gì?
c.Ý nghĩa nhan đề bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
(Bài này còn nội dung : Quan niệm nghệ thuật của NMC qua tác phẩm?)
III. Tình huống truyện có ý nghĩa:
1.Nêu (trình bày) ngắn gọn tình huống độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
và cho biết ý nghĩa của tình huống đó.(2 ý nghĩa-giá trị:hiện thực và nhân đạo)
2.Nêu và phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong tp “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu?(hai tình huống)
* Tình huống thứ nhất :
Sự bất ngờ của nghệ sĩ Phùng trước việc phát hiện ra hai bức tranh trái ngược nhau từ cái
đẹp anh chụp được về “Chiếc thuyền ngoài xa”và bức tranh cuộc sống hiện thực của
những con người bước xuống từ chiếc thuyền ấy khi anh nhìn cận cảnh->hiện thực phủ
phàng không hề đẹp như trong bức ảnh anh chụp tí nào.(tìm thấy ý nghĩa)
*Tình huống thứ hai:
Tại tòa án, Phùng và Đẩu tưởng mình là người hùng dùng lòng tốt để giúp người đàn bà
vùng biển thường xuyên bị người chồng vũ phu đánh đập dã man thoát khỏi cuộc sống
bất hạnh đó-bằng cách giúp chị li hôn . Nhưng hai anh bất ngờ trước thái độ van xin của
người đàn bà “ PHẠT TỘI CON CŨNG ĐƯỢC,BẮT TÙ CON CŨNG ĐƯỢC NHƯNG
ĐỪNG BẮT CON BỎ NÓ” rồi đổi giọng bằng cách gọi chánh án Đẩu và Phùng là các
chú và kể chuyện -trình bày lý do tại sao dứt khoát không muốn bỏ người chồng ấy.
Tr.4
Câu chuyện khiến Đ và P phải suy ngẫm , càng thấy mình mới là người đáng thương,
đáng được cảm thông trong hoàn cảnh đó chứ không phải người đàn bà =>ý nghĩa (?)
Đ.PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (Tác giả và tác phẩm)
I.Tác gia Lỗ Tấn (nhà văn TQ)
1.Trình bày ngắn gọn tiểu sử, cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn.
2.Ý nghĩa nhan đề của tp “Thuốc”.
3.Ý nghĩa hình ảnh con đường và nghĩa địa trong tác phẩm Thuốc của LT (ý nghĩa biểu
tượng).
4.Tóm tắt cốt truyện “Thuốc”,nêu chủ đề tác phẩm.
5.Trước khi viết văn LT từng học qua những ngành nghề nào?Tại sao ông đổi nghề?
II.Tác gia SHOLOKHOP (nhà văn Nga)
1.Trình bày những nét chính về tiểu sử, cuộc đời của nhà văn Sholokhop.
2.Tóm tắt tác phẩm Số phậncon người của nhà văn,nêu chủ đề?
3.Nắm nội dung đoạn trích cùng tên-hình ảnh so sánh “Hai con người như hai hạt cát phủ
phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa la…”=>(ý nghĩa ?)
III.Tác gia Hemingway(nhà văn Mĩ)
1.Trình bày ngắn gọn những nét chính về tiểu sử, cuộc đời của nhà văn.
2.Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Ông già và biển cả” ,nêu chủ đề tác phẩm.
3.Nguyên lý Tảng băng trôi (khái niệm) ?
4.Nắm nội dung đoạn trích học trong sách giáo khoa-phân tích nghệ thuật độc thoại nội
tâm của nhân vật.
LƯU Ý
Đây chỉ là một chút kinh nghiệm nho nhỏ cô thấy có hiệu quả trong quá trình ôn tập
thi tốt nghiệp cho các bạn cũng như các anh chị đi trước, nó chưa phải là một đề
cương lý thuyết đầy đủ nên các em có thể tham khảo để biết cách học thế nào cho dễ
nhớ và xác định được trọng tâm chương trình hơn thôi.
Tr.5