Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 24 Quang hợp (t2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 3 trang )

Phan Hồ Anh Phương THCS Tôn Thất Tùng-
Huế
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Nhận biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
-Phát biểu khái niệm quang hợp. Viết được sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích, say mê môn học, bảo vệ cây xanh.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Bài powerpoint.
- HS: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Sĩ số 6/1: /31 ; 6/2: /31 ; 6/3: /35; 6/4: /31.
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu hỏi: Khi có ánh sáng, lá cây đã chế tạo được chất gì và tạo ra khí gì?
Đáp án: Tinh bột và oxi.
3. Bài mới
Mở bài: Như chúng ta đã biết cây xanh quang hợp tạo ra tinh bột và khí oxi. Vậy cây cần
những chất gì để tạo ra các sản phẩm đó? Chúng ta sẽ được biết đến thông qua bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Xác định chất mà lá cây cần để chế tạo tinh bột
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trang 70SGK và quan sát sơ đồ
vận chuyển nước trong cây.
?: Lá cây cần chất gì để chế tạo tinh bột? -> Nước.
GV yêu cầu HS đọc thông tin thí nghiệm ở SGK.
- Chuẩn bị:
+ 2 chậu cây bất kỳ, 1 cốc nước vôi trong, 2 chuông thủy
tinh, 2 tấm kính ướt, bóng điện 500W, cồn 90
0
, nước ấm, dung
dịch I ốt.


1. Cây cần những chất gì
để chế tạo tinh bột:
a. Thí nghiệm:
- Chuẩn bị: SGK
Tuần 12
Ngày giảng:
6/1: 9/11/2011; 6/2: 9/11/2011
6/3: 11/11/2011; 6/4: 10/11/2011
Tiết 24: QUANG HỢP (t2)
1
Phan Hồ Anh Phương THCS Tôn Thất Tùng-
Huế
+ Giá đỡ thí nghiệm, đèn cồn, 3 cốc thủy tinh.
- Tiến hành thí nghiệm: GV cho HS quan sát video thí
nghiệm.
+ Đặt 2 chậu cây vào chỗ tôtí 2 ngày.
+ Đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt rồi dùng chuông
thủy tinh úp lên mỗi chậu cây. Trong 2 chuông có 1 chuông
đặt thêm vào 1 cốc nước vôi trong.
+ Đem 2 chuông thí nghiệm đó để ra chỗ nắng gắt hoặc
chiếu bóng 500W từ 5 – 6 giờ.
+ Ngắt mỗi cây một chiếc lá cho vào cồn 90
0
đun sôi cách
thủy.
+ Rửa lá bằng nước ấm.
+ Bỏ lá vào cốc đựng dung dịch I ốt loãng.
GV yêu cầu: HS quan sát và rút ra nhận xét?
GV cho HS thảo luận để hoàn thành bảng sau trong 3 phút:


Từ đó, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các chất cây cần để
chế tạo tinh bột.
- Tiến hành thí nghiệm:
SGK
`
- Hiện tượng:
+ Lá ở chuông có cốc
nước vôi trong khi thử tinh
bột bằng dung dịch Iot
loãng thì không có màu
xanh tím.
b. Kết luận:
- Lá chỉ chế tạo được tinh
bột khi có khí CO
2

nước.
HĐ 2: Khái niệm về quang hợp
GV: Như vậy, chúng ta đã biết được cây xanh cần nước và khí
0xi để tạo ra tinh bột ( đồng thời GV ghi 2 chất ban đầu của sơ
đồ quang hợp: nước + khí cacbonic -> )
GV yêu cầu một học sinh nhắc lại 2 chất mà lá tạo ra khi có
ánh sáng và hoàn thành sơ đồ quang hợp:

Từ đó, GV yêu cầu HS từ sơ đồ để nêu lên khái niệm
2. Khái niệm quang hợp:
a. Sơ đồ tóm tắt quá trình
quang hợp:
b. Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá

trình cây nhờ có chất diệp
lục, sử dụng nước, khí
2
Phan Hồ Anh Phương THCS Tôn Thất Tùng-
Huế
quang hợp là gì.
?: Tại sao ở các bệnh viện, trường học, công viên người ta
thường trồng nhiều cây xanh?
Để làm lượng khí cacbonic, tăng lượng khí oxi làm cho
không khí mát mẻ, trong lành hơn.
?: Như vậy, quang hợp có y nghĩa gì?
Cuối cùng, GV đưa ra các gợi y nhận xét chung về quang hợp,
yêu cầu học sinh hoàn thành:
- Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp: lá cây.
- Điều kiện: có ánh sáng.
- Các chất tham gia: khí cacbonic và nước.
- Các chất tạo thành: tinh bột và khí oxi.
cacbonic và năng lượng
ánh sáng mặt trời để chế
tạo ra tinh bột và khí oxi.
c. Ý nghĩa của quang
hợp: tổng hợp chất hữu cơ
và làm không khí luôn
được cân bằng.
4. Củng cố: Yêu cầu một học sinh trình bày trên bảng sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp và
nhìn vào sơ đồ để nêu khái niệm quang hợp.
5. Dặn dò:
- HS học thuộc bài.
- Chuẩn bị nội dung bài 22.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×