Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.47 KB, 1 trang )
Dàn bài cảm nhận của em về 8 câu cuối đoạn trích
“Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Mở bài: - Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc, danh nhaan văn hóa thế giới.
-Ông đã để lại cho đời kiệt tác vĩ đại “Truyện Kiều”, tác phẩm đề cập đến số
phận con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích hay nhất của tác phẩm
ghi lại tâm trạng nàng Kiều khi bước vào bể khổ.
Thân bài: -Từ tân trạng nàng Kiều đang nhớ về người thân với nỗi buồn tê tái bởi
sự phũ phàng tình duyên và cảm nhận sự bất hiếu đạo làm con.
-Kiều đã liên tưởng đến thân phận của mình sao mà bèo bọt, đơn cô giữa
chốn trường cạm bẫy
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt dất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
-Với điệp từ buồn trông và cách sử dụng các từ láy diễn tả tâm trạng ta như đanh
hình dung một nàng Kiều đang đau dớn ê chề nơi đât khách quê người.
-Nguyễn Du đã mượn cảnh vật ở lầu Ngưng Bích để diễn tả tâm trạng của nàng.
Mỗi cảnh vật là một tâm trạng buồn đau.
-Hình ảnh con thuyền thấp thoáng xa xa là nỗi nhớ da diết về quê hương.Hình
ảnh cánh hoa trôi là một hình ảnh ẩn dụ. Cánh hoa phải chăng là nàng Kiều, cánh hoa
đã tả tơi qua bàn tay của bọn bất lương, cánh hoa đã rách nát khi tuổi đời còn rất
trẻ.Cánh hoa ấy trôi vô định hướng giữa dòng đời đen bạc, biết bai giờ mới cập bến
và cập bến ở phương trời nao?
-Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”:lá cỏ nửa vàng nửa xanh héo úa phải chăng cũng chính
là nàng Kiều tội nghiệp của ta. Lời thơ với nỗi đaucũng là trái tim Tố Như quặn thắt
cho nhân vật của mình.