Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu Nguồn gốc hình thành các dân tộc ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.5 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
o0o
CHUYÊN ĐỀ NHÓM
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3

CHUYÊN ĐỀ 5:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN LAN HƯƠNG PHAN NGỌC HÂN S1200244
NGUYỄN CÔNG THỨC S1200281
LÊ TRƯƠNG THANH TRIẾT S1200352
Cần Thơ, 2014
1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nguồn gốc hình thành các dân tộc ở Việt Nam
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân
tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói
rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã
Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận
thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày
nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với
bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai
(tiếng Pháp: Indonésien).
Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước
đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ
sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc
thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình
thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique).
Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các


cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ
tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao, Sau này quá trình
chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày
nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn
cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam
Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.
1.2. Khái niệm về dân tộc
Ở nước ta dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Dân tộc
Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân
tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân
biệt nguồn gốc. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là
quốc gia - dân tộc. Thuật ngữ dân tộc ở nước ta đã được sử dụng ngay từ khi
Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Chúng ta không thừa nhận có dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của
nước ta đều là những cư dân, là chủ nhân của đất nước Việt Nam, cũng không
công nhận có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc người.
a. Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu
số, theo Báo cáo tổng kết vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước
ta – thực trạng và giải pháp của Chủ Tịch Hội đồng dân tộc Quốc Hội Khóa X,
khái niệm dân tộc được hiểu như sau:
2
- Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi
cả nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó.
- Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát
triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số
người ít hơn so với dân tộc đa số. Trong đó kể cả dân tộc Hoa, còn người Hoa
không có quốc tịch Việt Nam là Hoa Kiều.
b. Trong cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mac – Lênin khái niệm dân tộc
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến

nhất.
Một là: dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc
thù, Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia-
Quốc gia có nhiều dân tộc.
Hai là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một
nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức
về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế,
truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình
lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân
dân của quốc gia đó- Quốc gia dân tộc.
c. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc có các
khái niệm sau:
- “Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân
tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát
triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả
nước, theo điều tra dân số quốc gia.
- “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh
sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
3
d. Điều 5 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước
Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các
dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền
dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục,

tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách
phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số".
1.3. Thành phần dân tộc và tộc danh
- Về thành phần dân tộc: Trên thế giới, do thành tựu nghiên cứu và nhận
thức về dân tộc mà mỗi nước có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở
nước mình, vì thế đại bộ phận các nước về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng
rất phức tạp. Theo một số tư liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nước thì 1/3 số
nước này tương đối đồng nhất về dân tộc, nhưng dân tộc đông nhất cũng chỉ
chiếm trên 90% dân số nước đó như Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen , 1/2 số
nước dân tộc đa số (chủ thể) chưa chiếm đến 70% số dân nước đó, 1/4 số nước là
khoảng 50%, cá biệt có dân tộc là thiểu số của nước này nhưng lại là đa số của
nước kia; hoặc là đa số của nước này cũng là đa số của nước kia như người da
trắng ở Anh với người da trắng ở Úc và một số nước khác.
Ở Việt Nam, việc xác định thành phần dân tộc căn cứ theo 3 tiêu chuẩn:
+ Ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức về sự thống nhất của các thành phần
trong cộng đồng người thể hiện bằng một tên gọi chung.
+ Ngôn ngữ.
+ Văn hoá.
Theo kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà
khoa học, sau khi đã có sự thống nhất giữa Uỷ ban khoa học xã hội Uỷ ban dân
tộc của Chính phủ, năm 1979, Chính phủ đã uỷ nhiệm Tổng cục thống kê lần đầu
tiên công bố danh mục dân tộc ở nước ta để phục vụ tổng điều tra dân số. Theo
đó, đến thời điểm 1979 nước ta có 54 dân tộc. Việc xác định 54 dân tộc ở thời
điểm đó là có cơ sở khoa học và pháp lý
- Về tộc danh: Là tên gọi của dân tộc. Sau khi công bố danh mục thành
phần dân tộc thì tên gọi của các dân tộc được xác định một cách rõ ràng. Đồng
bào các dân tộc rất phấn khởi và tự hào từ nay đã được gọi theo đúng tên gọi của
chính dân tộc mình. Khác với trước đây, dưới thời Pháp thuộc bọn thống trị đã
dùng những tên gọi khinh miệt chia rẽ các dân tộc như: Thổ (Tày), Mán (Dao),

Mèo (Mông), Mọi (chỉ chung một số dân tộc ở miền núi) tuy nhiên về tên dân
tộc trong thời kỳ ban hành trước đây không ghi bằng tiếng phổ thông mà ghi theo
4
giọng nói nên khi đọc có dân tộc đã có người đọc sai một ly đi một dặm như
HMông đáng lẽ phát âm gần giống như từ Mông của tiến g Việt, lại đọc chệnh đi
là "Hơ Mông" là sai hoàn toàn.
DANH MỤC CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
TT Tên dân tộc Một số tên gọi khác
1 Kinh (Việt) Kinh
2 Tày Thổ, Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí
3 Thái
Tày Khao* hoặc Đón (Thái Trắng*), Tày Đăm* (Thái
Đen*), Tày Mười, Tày Thanh (Mán Thanh), Hàng Tổng
(Tày Mường), Pa Thay, Thổ Đà Bắc, Tày Dọ**, Tay**
4 Mường
Mol (Mual, Mon**, Moan**), Mọi* (1), Mọi bi, Ao Tá
(Ậu Tá)
5 Khmer Cul, Cur, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me, Krôm
6 Hoa
Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây**, Hải
Nam, Hạ*, Xạ Phạng*, Xìa Phống**, Thảng Nhằm**,
Minh Hương**, Hẹ**, Sang Phang**
7 Nùng
Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh**, Nùng
Phàn Slinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Nùng Quy Rin, Nùng
Dín**, Khèn Lài, Nồng**…
8 Mông
Mèo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo (Na
Miẻo), Mán Trắng, Miếu Ha**
9 Dao

Mán, Động*, Trại*, Xá*, Dìu*, Miên*, Kiềm*, Miền*,
Dao Quần Trắng, Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang,
Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lan Tẻn, Đại Bản*, Tiểu
Bản*, Cóc Ngáng*, Cóc Mùn*, Sơn Đầu*, Kìm Miền**,
Kìm Mùn** …
10 Gia Rai
Giơ Rai, Tơ Buăn, Chơ Rai, Hđrung (Hbau, Chor), Aráp**,
Mthur**…
11 Ê Đê
Ra Đê, Ê Đê Êgar**, Đê, Kpa, A Đham, Krung, Ktul, Đliê
Hruê, Blô, Kah**, Kdrao**, Dong Kay**, Dong Mak**,
Ening**, Arul**, Hwing**, Ktlê**, Êpan, Mđhur (2), Bih,

5
TT Tên dân tộc Một số tên gọi khác
12 Ba Na
Gơ Lar, Tơ Lô, Giơ Lâng, (Y lăng,), Rơ ngao, Krem, Roh,
ConKđe, A La Công, Kpăng Công, Bơ Nâm
13 Sán Chay
Cao Lan*, Mán Cao Lan*, Hờn Bạn, Sán Chỉ* (còn gọi là
Sơn tử* và không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và
Chợ Rạ), Chùng**, Trại**…
14 Chăm
Chàm, Chiêm**, Chiêm Thành, Chăm Pa**, Chăm Hroi,
Chăm Pông**, Chà Và Ku**, Chăm Châu Đốc**
15 Cơ Ho
Xrê, Nốp (Tu Lốp), Cơ Don, Chil, (3), Lat (Lach), Tơ
Ring
16 Xơ Đăng
Xơ Teng, Hđang, Tơ Đra, Mơ Nâm, Ha Lăng, Ca Dong,

Kmrâng*, Con Lan, Bri La, Tang*, Tà Trĩ**, Châu**
17 Sán Dìu
Sán Dẻo*, Sán Déo Nhín** (Sơn Dao Nhân**), Trại, Trại
Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ**
18 Hrê
Chăm Rê, Mọi Chom, Krẹ*, Luỹ*, Thượng Ba Tơ**, Mọi
Lũy**, Mọi Sơn Phòng**, Mọi Đá Vách**, Chăm Quảng
Ngãi**, Man Thạch Bích**
19 RaGlay Ra Clây*, Rai, La Oang , Noang
20 Mnông
Pnông, Mnông Nông, Mnông Pré, Mnông Bu đâng, ĐiPri*,
Biat*, Mnông Gar, Mnông Rơ Lam, Mnông Chil (3),
Mnông Kuênh**, Mnông Đíp**, Mnông Bu Nor**, Mnông
Bu Đêh**
21 Thổ (4)
Người Nhà Làng**, Mường**, Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan
Lai, Ly Hà, Tày Pọng,Con Kha, Xá Lá Vàng(5)
22 Xtiêng
Xa Điêng, Xa Chiêng**, Bù Lơ**, Bù Đek** (Bù Đêh**),
Bù Biêk**
23 Khơ mú
Xá Cẩu, Khạ Klẩu**, Măng Cẩu**, Mứn Xen, Pu thênh,
Tềnh, Tày Hay, Kmụ**, Kưm Mụ**
24
Bru Vân
Kiều
Măng Coong, Tri Khùa
25 Cơ Tu Ca Tu, Cao*, Hạ*, Phương*, Ca Tang*(7)
26 Giáy Nhắng, Dẩng*, Pầu Thìn*, Pu Nà*, Cùi Chu* (6), Xa*,
6

TT Tên dân tộc Một số tên gọi khác
Giảng**
27 Tà Ôi Tôi Ôi, Pa Co, Pa Hi (Ba Hi), Kan Tua**, Tà Uốt**
28 Mạ
Châu Mạ, Chô Mạ**, Chê Mạ**, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ
Tô, Mạ Krung…
29 Giẻ-Triêng
Đgiéh*, Ta Riêng*, Ve(Veh)*, Giang Rẫy Pin, Triêng,
Treng*, Ca Tang(7), La Ve, Bnoong (Mnoong)**, Cà
Tang*…
30 Co Cor, Col, Cùa, Trầu
31 Chơ Ro Dơ Ro, Châu Ro, Chro**, Thượng**
32 Xinh Mun Puộc, Pụa*, Xá**, Pnạ**, Xinh Mun Dạ**, Nghẹt**
33 Hà Nhì
Hà Nhì Già**, U Ni, Xá U Ni, Hà Nhì Cồ Chồ**, Hà Nhì
La Mí**, Hà Nhì Đen**
34 Chu Ru Chơ Ru, Chu*, Kru**, Thượng**
35 Lào
Lào Bốc (Lào Cạn**), Lào Nọi (Lào Nhỏ**), Phu Thay**,
Phu Lào**, Thay Duồn**, Thay**, Thay Nhuồn**
36 La Chí Cù Tê, La Quả*, Thổ Đen**, Mán**, Xá**
37 Kháng
Xá Khao*, Xá Súa*, Xá Dón*, Xá Dẩng*, Xá Hốc*, Xá
Ái*, Xá Bung*, Quảng Lâm*, Mơ Kháng**, Háng**,
Brển**, Kháng Dẩng**, Kháng Hoặc**, Kháng Dón**,
Kháng Súa**, Bủ Háng Cọi**, Ma Háng Bén**
38 Phù Lá
Bồ Khô Pạ (Phù Lá Lão**), Mu Di*, Pạ Xá*, Phó, Phổ*,
Vaxơ, Cần Thin**, Phù Lá Đen**, Phù La Hán**
39 La Hủ

Lao*, Pu Đang Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy, Cọ Sọ**,
Nê Thú**, La Hủ Na (Đen), La Hủ Sử (Vàng), La Hủ
Phung (Trắng), Xá Lá Vàng**
40 La Ha
Xá Khao*, Khlá Phlạo (La Ha Cạn), La Ha Nước (La Ha
Ủng), Xá Cha**, Xá Bung**, Xá Khao**, Xá Táu Nhạ**,
Xá Poọng**, Xá Uống**, Bủ Hả**, Pụa**
41 Pà Thẻn Pà Hưng, Tống*, Mèo Lài**, Mèo Hoa**, Mèo Đỏ**, Bát
7
TT Tên dân tộc Một số tên gọi khác
Tiên Tộc**
42 Lự
Lừ, Nhuồn (Duôn), Mùn Di*, Thay**, Thay Lừ**, Phù
Lừ**, Lự Đen (Lự Đăm)**, Lự Trắng**
43 Ngái
Xín, Lê, Đản, Khách Gia*, Ngái Hắc Cá**, Ngái Lầu
Mần**, Hẹ**, Xuyến**, Sán Ngải**
44 Chứt
Mã Liêng*, A Rem,Tu Vang*, Pa Leng*, Xơ Lang*, Tơ
Hung*, Chà Củi*, Tắc Củi*, U Mo*,Xá Lá Vàng*, Rục**,
Sách**, Mày**, Mã Liềng**
45 Lô Lô
Sách*, Mây*, Rục*, Mun Di**, Di**, Màn Di**, Qua
La**, Ô Man**, Lu Lộc Màn**, Lô Lô Hoa**, Lô Lô
Đen**
46 Mảng
Mảng Ư, Xá Lá Vàng*, Xá Mảng**, Niểng O**, Xá Bá
O**, Mảng Gứng**, Mảng Lệ**
47 Cơ Lao
Tống*, Tứ Đư**, Ho Ki**, Voa Đề**, Cờ Lao Xanh**, Cờ

Lao Trắng**, Cờ Lao Đỏ**
48 Bố Y Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Din*
49 Cống Xắm Khống, Mấng Nhé*, Xá Xeng*, Phuy A**
50 Si La Cù Dề Xừ, Khả Pẻ
51 Pu Péo Ka Pèo, Pen Ti Lô Lô, La Quả**
52 Rơ Măm
53 Brâu Brao
54 Ơ Đu Tày Hạt, I Đu**,
Nguồn: Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam (theo Quyết định số
421, ngày 02/3/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)-(nguồn chính);
Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới, 2002, Ủy ban
Dân tộc và Miền núi - (nguồn bổ sung).
Chú thích:
(1) Là tên người Thái chỉ người Mường.
8
(2) Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số
làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉng Gia Lai, Kon Tum và Cheo Reo, tiếp
cận với người Gia-rai, nay đã tự báo là người Gia-rai.
(3) Chil là một nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn
người Chil di cư xuống phía Nam, cư trú lẫn với người Cơ-ho, nay đã tự báo là
người Cơ-ho. Còn bộ phận ở lại quê hương cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo
là Mnông.
(4) Thổ đây là tên tự gọi, khác với tên Thổ trước kia dùng để chỉ nhóm Tày
ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Đà Bắc và nhóm Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long.
(5) Xá Lá Vàng : tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới.
(6) Cùi Chu (Quý Chân) có bộ phận ở Bảo Lạc (Cao Bằng) sống xen kẽ
với người Nùng, được xếp vào người Nùng.
(7) Ca-tang : tên gọi chung nghiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam,
Đà Nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần phân biệt tên gọi chung này với tên
gọi riêng của từng dân tộc.

* Chỉ xuất hiện trong "Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ";
** Chỉ xuất hiện trong "Miền núi Việt Nam, ".
Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn liền với nhau của các tiến trình
tộc người. Trong tiến trình đó, ngôn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là
cái phản ánh, bảo tồn, truyền tải các giá trị của nền văn hoá dân tộc, là phương
tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người. Theo
ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc
người khác nhau. Đó là:
a. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Á:
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứ
- Nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer: Gồm các dân tộc Khmer, Ba- na, Xơ-
đăng, Cơ- ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru-Vân kiều, Cơ- tu, Gié- Triêng, Mạ, Khơ-
mú, Co, Tà- ôi, Chơ- ro, Kháng, Xinh- mun, Mảng, Brâu, Ơ- đu, Rơ-măm.
- Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: Gồm các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán
Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
- Nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao: Gồm các dân tộc H'mông, Dao, Pà Thẻn.
b. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Nam Đảo: Nhóm ngôn ngữ Mã lai - Đa đảo:
Gồm các dân tộc Chăm, Chu-ru, Gia-rai, Ê-đê, Raglai.
c. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Tạng:
- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma: Gồm các dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Phù
Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
9
- Nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
Ngoài 3 nhóm văn hoá ngôn ngữ trên còn có một số ngôn ngữ khác được
gọi là nhóm văn hoá ngôn ngữ Kađai: gồm có các dân tộc Cờ Lao, La Chí, La
Ha, Pu Péo.
Các dân tộc trên nước ta có sự chênh lệch khá lớn trên nhiều mặt: kinh tế,
giáo dục, văn hóa Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do trình độ phát triển
kinh tế giữa các vùng miền khác nhau giữa vùng sâu vùng xa và vùng đồng bằng,
tàn dư của chế độ phong kiến hay hậu quả nặng nề của chính sách thực dân, sự

chênh lệch này là khá lớn giữa người kinh với người dân tộc thiểu số nói chung,
hay ngay trong nội bộ giữa các dân tộc thiểu số thì cũng có sự chênh lệch như
giữa người Thái và người Êđê, Ba na
1.4. Về dân số
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, dân tộc Kinh (Việt) có số dân 73.594.341 người, chiếm 85,7% dân số cả
nước và 53 dân tộc thiểu số phần lớn sinh sống ở trung du, miền núi, một số tỉnh
ven biển và đồng bằng sông Cửu Long có dân số 12.252.656 người, chiếm 14,3%
dân số cả nước. Trong tiến trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc
Việt Nam luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau chiến đấu chống giặc ngoại xâm,
tương trợ giúp nhau xây dựng cuộc sống hòa bình, bảo vệ vững chắc an ninh và
chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
+ Năm dân tộc là Tày, Thái, Khơme, Mường, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1
triệu người.
+ Ba dân tộc là Nùng, Mông, Dao có số dân từ trên 50 vạn đến 1 ttriệu
người.
+ Chín dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán
Dìu, H'rê, Cơ Ho có số dân từ 10 vạn đến 50 vạn người.
+ Mười bảy dân tộc có từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người.
+ Mười bốn dân tộc có từ 1 ngàn đến dưới 10 ngàn người.
+ Năm dân tộc có từ 194 đến dưới 1.000 người.
1.5. Về địa bàn cư trú:
- Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, chiếm 3/4 diện
tích cả nước, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị.
- Cư trú trên toàn tuyến biên giới và vùng cao.
- Cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ
riêng biệt.
10
Đặc điểm cư trú đó, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế và an ninh quốc phòng của nước ta:

+ Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài
nguyên khoáng sản, nguồn thuỷ năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa
bàn đó vừa là mái nhà, là môi trường cho cả nước, vừa có ý nghĩa quan trọng đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước mà tiềm năng phát triển cây công
nghiệp, chăn nuôi rất lớn.
+ Về an ninh quốc phòng, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí,
ý nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng như khi có chiến tranh.
+ Cơ cấu dân số ở miền núi đang và sẽ thay đổi theo sự phát triển của đất
nước, nhưng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Nhiều tỉnh như Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu dân tộc thiểu số chiếm trên 70%,
Hà Giang, Cao Bằng chiếm trên 90%. Trong khi đó cơ cấu dân cư các tỉnh Tây
Nguyên đã thay đổi ngược lại, nhưng vị trí của vấn đề dân tộc vẫn còn nguyên
vẹn.
+ Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hoà hợp của
cộng đồng dân cư, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhưng
cũng dễ va trạm dẫn đến mất đoàn kết. Do đó vấn đề đoàn kết dân tộc phải được
luôn luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã,
huyện, tỉnh và trên phạm vi cả nước.
+ Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truyền thống đoàn kết là chủ
yếu, nhưng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thường lợi dụng vấn đề dân
tộc để phục vụ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Do đó cần phải cảnh giác cao, có
chính sách dân tộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản
động và phần tử xấu có thể lợi dụng được.
II. CÁC VĂN BẢN VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CÔNG
TÁC DÂN TỘC
Các hoạt động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc
văn hóa của các dân tộc cùngchung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
“Công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân

tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát
triển, đảm bảo sự tôn trọng,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.”
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn vùng dân tộc
thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành
11
cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công tác dân
tộc được điều chỉnh thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sau:
STT Văn bản Trích yếu
Ngày/Trạng
thái
1
Nghị định
37/2014/NĐ-CP
Nghị định 37/2014/NĐ-CP Quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh
Ban hành:
5/5/2014
Hiệu lực:
16/5/2011
2
Văn bản hợp nhất
02/VBHN-UBDT
Về chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số
Ban hành:
15/11/2013
Hiệu lực:

16/5/2011
3
Quyết định
446/2013/QĐ-UBDT
Về việc bổ sung nhiệm vụ cho Vụ Dân
tộc thiểu số
Ban hành:
19/9/2013
Hiệu lực:
19/9/2013
4
Quyết định
346//2013/QĐ-UBDT
Ban hành quy chế làm việc của Vụ Chính
sách Dân tộc
Ban hành:
8/7/2013
Hiệu lực:
8/7/2013
5
Quyết định
130/2013/QĐ-UBDT
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Ủy
ban Dân tộc
Ban hành:
22/3/2013
Hiệu lực:
6
Quyết định

69/2013/QĐ-UBDT
Về việc ban hành Quy chế làm việc của
Ủy ban Dân tộc
Ban hành:
06/3/2013
Hiệu lực:
7
Hướng dẫn 85/HD-
MTTW-BTT
Hướng dẫn công tác dân tộc, công tác tôn
giáo năm 2013
Ban hành:
23/02/2013
Hiệu lực:
8
Quyết định
59/2012/QĐ-TTg
Về chính sách trợ giúp pháp lý cho người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các
xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020
Ban hành:
24/12/2012
Hiệu lực:
9
Công văn 8350/VPCP-
KTTH
Chính sách cho vay đối với hộ dân tộc
thiểu số đặc biệt khó khăn
Ban hành:
19/10/2012

Hiệu lực:
10
Nghị định
84/2012/NĐ-CP
về Ủy ban dân tộc
Ban hành:
12/10/2012
Hiệu lực:
01/12/2012
12
11
Quyết định 52/QĐ-
UBDT
Quyết định Phê duyệt kế hoạch thực hiện
Tiểu Đề án 2 "Tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số"
năm 2012
Ban hành:
21/3/2012
Hiệu lực:
12
Thông tư liên tịch 03 /
2012/TTLT-BGDĐT-
BTC-BLĐTB&XH
Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện
chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ
em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít
người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg
ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục

đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn
2010 - 2015
Ban hành:
19/3/2012
Hiệu lực:
13
Nghị định
05/2011/NĐ-CP
Về công tác dân tộc.
Ban hành:
14/1/2011
Hiệu lực:
03/3/2011
14
Thông tư liên tịch
01/2012/TTLT-BTP-
UBDT
Hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối
với người dân tộc thiểu số
Ban hành:
24/10/2012
Hiệu lực:
08/12/2012
15
Quyết định
18/2011/QĐ-TTg
Về chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số
Ban hành:
18/03/2011

Hiệu lực
16
Thông tư liên tịch
05/2011/TTLT-
UBDT-BTC
Hướng dẫn thực hiện định số
18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với
người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số
Ban hành:
16/12/2011
Hiệu lực
30/1/2012
17
Thông tư liên tịch
04/2010/TTLT-
UBDT-BNV
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
Ban hành:
17/09/2010
Hiệu lực:
01/11/2010
18
Nghị định
12/2010/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008

của CP quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Ban hành:
17/09/2010
Hiệu lực:
19
Thông tư liên tịch
01/2010/TTLT-
UBDT-BTC
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số
102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc
hộ nghèo ở vùng khó khăn
Ban hành:
08/01/2010
Hiệu lực:
22/02/2010
13
20
Thông tư 01/2009/TT-
UBDT
Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản
2, điều 2 Quyết định số 04/2007/QĐ-
UBDT ngày 19 tháng 7 năm 2007 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về
việc ban hành Chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng
thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II

Ban hành:
17/07/2009
Hiệu lực:
31/08/2009
21
Nghị định
14/2008/NĐ-CP
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Ban hành:
17/07/2009
Hiệu lực:
22
Nghị định
13/2008/NĐ-CP
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương
Ban hành:
17/07/2009
Hiệu lực:
23
Nghị định
60/2008/NĐ-CP
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
Ban hành:
09/05/2008
Hiệu lực: hêt

hiệu lực
24
Thông tư 06/2007/TT-
UBDT
Hướng dẫn thực hiện mức Hỗ trợ các
dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao
nhận thức pháp luật theo Quyết định
112/2007/QĐ-TTg
Ban hành:
20/09/2007
Hiệu lực:
18/10/2007
25
Quyết định
05/2007/QĐ-UBDT
Về việc công nhận 3 khu vực vùng dân
tộc thiểu số và miền núi theo trình độ
phát triển
Ban hành:
06/09/2007
Hiệu lực:
14/10/2007
26
Thông tư 04/2007/TT-
UBDT
Hướng dẫn một số nội dung về Thanh tra
công tác dân tộc
Ban hành:
26/06/2007

Hiệu lực:
01/08/2007
27
Quyết định
301/2006/QĐ-UBDT
Về việc công nhận 3 khu vực vùng dân
tộc thiểu số và miền núi theo trình độ
phát triển
Ban hành:
27/11/2006
Hiệu lực:
26/01/2007
28
Quyết định
275/2005/QĐ-UBDT
Ban hành Quy định về ký hợp đồng đặt
hàng và quản lý, sử dụng một số loại báo,
tạp chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số và
miền núi
Ban hành:
15/06/2005
Hiệu lực:
14/07/2005
29 Thông tư
218/2005/TT-UBDT
Hướng dẫn đánh giá các xã đã hoàn thành
mục tiêu chương trình 135
Ban hành:
29/03/2005
Hiệu lực:

14
25/04/2005
30
Thông tư liên tịch
11/2005/TTLT/BNV-
BLĐTBXH-BTC-
UBDT
Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ
cấp khu vực
Ban hành:
05/01/2005
Hiệu lực:
25/01/2005
31
Nghị định số
53/2004/NĐ-CP
về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác
dân tộc thuộc ủy ban nhân dân các cấp
Ban hành:
18/02/2004
Hiệu lực:
32
Quyết định
83/2003/QĐ-UBDT
Về việc ban hành Kế hoạch phổ biến,
giáo dục pháp luật của Uỷ ban Dân tộc và
hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở
địa phương (giai đoạn 2003 - 2007)
Ban hành:
05/05/2003

Hiệu lực:
12/06/2003
III. KẾT LUẬN
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau,
song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng
các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá
với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc
mình.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mac – Lênin.
2. Cư Hòa Vân (Chủ tịch Hội đồng dân tộc), Vấn đề dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc ở nước ta – thực trạng và giải pháp.
3.
15

×