Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Luật tục của các dân tộc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.79 KB, 17 trang )

Luật tục của các dân tộc ở việt nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với một dân tộc, di sản văn hoá cổ truyền là một tài sản vô giá mà văn
hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tình thần do con người sáng
tạo ra và tích luỹ qua qúa trình thực tiễn trong sự tương tác giữa con ngươi với
môi trường tự nhiên và xã hội. Qua quá trình tồn tại và phát triển mỗi một cộng
đường người đều để lại một di sản văn hoá lâu đời được lưu truyền từ đời này
sang đời kia, nó được khẳng định đứng vững rồi trở thành văn hoá cổ truyền của
một dân tộc. Trong vốn văn hoá cổ truyền ấy có những di sản văn hoá vật thể
như thành quách, lâu đài, đình đền, nhà ở… có những di sản văn hoá phi vật thể
như chuyện kể dân gian, ca dao, phong tục tập quán, tập tục, hương ước, lễ
hội…. Tuy nhiên giữa cái vật thể và phi vật thể có sự gắn bó hữu cơ với nhau.
Một ví dụ điển hình cho sự gắn bó này đó là mối quan hệ giữa luật tục và môi
trường sinh thái tự nhiên. Sự tương tác ấy diễn ra ở hai phương diện bảo vệ và
phát huy. Mà bảo vệ và phát huy môi trường sinh thái tự nhiên đó là một hành
động văn hoá mang tính nhân văn để phát triển và tồn tại. Các Mác nói “Văn
minh nếu như nó phát triển một cách tự giác mà không được hướng dẫn một
cách tự giác thì sẽ để lại phía sau nó một hoang mạc”.
1
I. LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
1. Hình thức tồn tại của luật tục
Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương được
hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi
trường và xã hội đã được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được
truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực hành sản xuất và thực hành
xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã
hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy được
cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội
của mỗi cộng đồng.
Ở mỗi dân tộc có tên gọi luật tục riêng như hương ước của người Việt, Hịt
khỏng của người Thái, Phat Kdi người Ê đê,…


Có thể nói luật tục là hiện tượng phổ biến ở tất cả các tộc người hiện nay
ở Việt Nam. Nếu căn cứ vào hình thức tồn tại của các loại luật tục này, chúng ta
có thể chia làm 3 loại.
- Luật tục dưới dạng các lời nói vần truyền miệng.
- Luật tục thành văn hay đã được văn bản hoá.
- Luật tục còn dưới dạng những thực hành xã hội.
a- Luật tục đã được cố định thành dạng lời nói vần được truyền miệng từ
đời này sang đời khác, ví dụ như luật tục Ê đê, M’nông, mạ, Ba na, Gia rai,...
Loại luật tục này đề cập tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội: quan
hệ cộng đồng, vai trò và trách nhiệm của thủ lĩnh, phong tục tập quán, hôn nhân
và gia đình, sở hữu tài sản, việc xâm phạm tới các cá nhân (chửi, đánh đập, giết
người)... luật tục không chỉ là những điều ngăn cấm, xử phạt mà còn là những
điều khuyên răn, giáo dục, tạo dư luận xã hội để truyền bá cái tốt, bài trừ cái
xấu. Việc thực thi luật tục dựa vào phán quyết của người xử kiện, của mỗi buôn
làng (người Ê đê gọi là Popét kdi, người M’nông gọi là kroanh petk đuôi ...) có
sự tham gia của cộng đồng dòng họ, gia tộc của cả bên nguyên và bên bị.
2
b- Luật tục thành văn hay đã văn bản hoá.
Loại luật tục này có thể chia thành 2 dạng:
Hương ước của người Việt (kinh): là loại luật tục thành văn của mỗi làng
trong thời kỳ xã hội phong kiến và còn tồn tại đến ngày nay với nhiều tên gọi
khác nhau: Hương ước, hương lệ, hương tục... hương ước ra đời từ thời Lê,
nhưng hương ước cổ nhất còn lưu lại đến ngày nay là từ thời hậu Lê (thế kỷ thứ
17).
Nội dung của hương ước đề cập đến một số vấn đề cơ bản của làng xã.
1. Thiết kế tổ chức làng xã: như xóm, ngõ (theo cư trú), dòng họ (theo
huyết thống), phe giáp (theo cấp tuổi), phường hội (theo nghề nghiệp), bộ máy
quản lý hành chính.
2. Quy định về các quan hệ xã hội: trong đó nổi lên các chuẩn mực: trọng
lão, trọng chức vị, trọng nam và trọng trưởng nam.

3. Quy ước về an ninh làng xã:
4. Quy ước về khuyến nông, khuyến học:
5. Quy ứơc về sưu thuế, lao dịch theo từng loại người trong làng xã.
Luật tục của người Thái và Chăm.
Luật tục Thái (Hịt khoỏng bản mường) tồn tại dưới hai dạng:
+ Luật Mường
+ Những tục lệ liên quan đến cưới xin, ma chay, cúng lễ v.v…
Nội dung của luật Mường đề cập tới các vấn để:
1- Lai lịch của Mường
2- Ranh giới Mường
3- Bộ máy quản lý Mường và quyền lợi của các chức dịch.
4- Nghĩa vụ và quyền lợi của người dân.
5- Việc cúng lễ, tế tự của bản mường
6- Các quy định thưởng phạt liên quan đến việc sở hữu, quan hệ
hôn nhân gia đình, đến việc xâm phạm đến thân thể, các phong tục tập quán…
Luật tục Chăm (Adát) được bắt đầu từ hình thức truyền miệng, rồi sau đó
được văn bản hoá vào những thập kỷ giữa thế kỷ 19. Phần luật tục Chăm về hôn
3
nhân gia đình đề cập đến các vấn đề: điều kiện kết hôn, hôn nhân và ly hôn,
phân chia tài sản, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quyền của người phụ nữ,
quyền của người đàn ông…
c. Luật tục tồn tại dưới dạng các thực hành xã hội. Loại này phổ biến ở
hầu hết các tộc người rất khó phân biệt nó với phong tục và lệ tục cổ truyền.
Dù tồn tại dưới hình thức nào thì hiện nay luật tục của các dân tộc cũng
đang đứng trước sự mai một phá hoại bởi thời gian và con người. Nhiều cuốn
luật tục: Hit khoỏng của người Thái bị đốt hay mất mát, thất lạc, nhiều bộ luật
truyền miệng của các dân tộc Tây Nguyên bị quên lãng. Nhiệm vụ của chúng ta
hiện nay là phải cứu lấy di sản quí báu đó.
2. Một số đặc điểm cơ bản của luật tục
Luật tục chưa phải là luật và nó cũng không hoàn toàn là tục mà nó là

hình thức trung gian chuyển tiếp giữa luật và tục hay nói cách khác nó là hình
thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức sơ khai, hình thức tiền
luật khác. Vì vậy nó phù hợp với các xã hội tiền công nghiệp, phù hợp với các
cộng đồng nhỏ hẹp gắn với từng nhóm tộc người, từng địa phương cụ thể.
Khác với luật pháp luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội và văn hoá
cổ truyền, nó ra đời, biến đổi và tham gia chế định các hành vi cá nhân và cộng
đồng dưới sự tác động của hệ thống xã hội và văn hoá tộc người, nó trở thành
tình cảm, lương tâm và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi thành viên với cộng
đồng mà trước hết là cộng đồng gia tộc, dòng họ. Nó không phải là sự áp đặt của
hệ thống cai trị đối với mỗi cá nhân mà là sự tự nguyên, tự giác của mỗi cá nhân
với tư cách là chủ nhân của cộng đồng ấy.
Luật tục mang tính đặc thù, tính địa phương, tính đa dạng. Mỗi làng người
Việt có một bản hương ước riêng, mỗi mường của người Thái có bản luật
Mường riêng…
Do luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội, hệ thống văn hoá cho nên
du luật tục đã hình thành và định hình trong qúa trình lịch sử lâu dài nhưng
không vì vậy mà nó bất biến, trái lại nó luôn biến đổi theo những hoàn cảnh xã
hội và văn hoá nhất định.
4
3. Giá trị của luật tục
- Luật tục là một sản phẩm của một xã hội nên nó là tấm gương phản
chiếu sát thực xã hội tộc người. Luật tục đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác
nhau của đời sống tộc người từ môi trường tự nhiên, quan hệ sản xuất và sở hữu,
tổ chức và các quan hệ xã hội, hôn nhân, gia đình, tín ngưỡng, phong tục và lễ
nghi… Đó là các chuẩn mực ứng xử đã được hình thành và định hình trong qúa
trình lịch sử lâu dài của tộc người được mọi người chấp nhận và tự giác thực
hiện như một thói quen, tập quán.
- Luật tục là di sản văn hoá tộc người: luật tục đặc biệt là luật tục truyền
miệng của các dân tộc ở Tây Nguyên là di sản văn hoá quý báu. Trong mỗi bộ
luật tục nó không chỉ chứa đựng những sắc thái văn hoá độc đáo của mỗi tộc

người khiến có người đã ví von nó như là “Bộ từ điển Bách khoa sống của mỗi
dân tộc” mà bản thân mỗi bộ luật tục đó thực sự còn là một tác phẩm văn học
dân gian truyền miệng có giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Luật tục là kho tàng tri thức dân gian phong phú. Đó là tri thức về môi
trường tự nhiên, về sản xuất nương rẫy, hái lượm, săn bát, đánh cá, tri thức về xã
hội và ứng xử giữa người với người, tri thức về đời sống văn hoá, nghi lễ phong
tục…
Trước hết luật tục là tri thức quản lý cộng đồng, làng buôn. Đó là sự kết
hợp giữa quản lý và tự quản lý, kết hợp giữa giáo dục và trừng phạt, giữa ý thức
cá nhân và dư luận xã hội, kết hợp giữa các nguyên tắc và tập quan - một hình
thức luật pháp sơ khai với các quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết
các xung đột xã hội…
Luật tục còn chứa đựng những tri thức hết sức phong phú và đa dạng về
môi trường tự nhiên và việc quản lý khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đó là việc xác định các quan hệ sở hữu của cộng đồng và cá nhân đối với các
nguồn tài nguyên đất, rừng, nước, lâm nghiệp, thổ sản… Việc “thiêng hoá” tự
nhiên để bảo vệ tự nhiên, việc đặt con người trong sự tương tác bình đẳng hoà
đồng với thiên nhiên.
5
II. LUẬT TỤC VÀ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
1. Luật tục chứa đựng kho tri thức về môi trường và tài nguyên thiên
nhiên
Các bộ luật tục của các tộc người đều thể hiện một kho tàng tri thức vô
cùng phong phú của các tộc người về môi trường tự nhiên và những tài nguyên
thiên nhiên nơi mà họ sinh sống. Với trình độ và phong cách tư duy cụ thể kinh
nghiệm mang màu sắc thần bí nên họ cho rằng, nên họ cho rằng con người cũng
như mọi vật xung quanh đều có linh hồn, con người và tự nhiên đều bình đẳng,
hoà vào nhau là một. Do vậy con người thường lấy các hiện tượng tự nhiên để
6

×