Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Các nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.12 KB, 20 trang )

LUẬT HÀNH CHÍNH 3
CHUYÊN ĐỀ 11:
Các nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại
Nguyễn Hồ Thân Vinh S1200359
Huỳnh Mạnh Khang S1200252
Lê Hữu Hội S1200316
Huỳnh Thanh Huy S1200317
Nguyễn Lan Hương
2
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
2. Nghị định 58/2013/NĐ-CP ngày 11/6/2013của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Ngoại giao (thay thế NĐ 15/2008/NĐ-CP);
3. Nghị định 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
4. Quyết định 76/2009/QĐ-BNG của Bộ Ngoại giao về việc ban hành
quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao.
II. CÁC KHÁI NIỆM

Hoạt động đối ngoại: là tổng thể các hoạt động và quan
hệ của một nước với bên ngoài.

Quản lý nhà nước về đối ngoại: là hoạt động quản lý
do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tiến hành
trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế đối ngoại và các
hoạt động đối ngoại khác.
3
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO


Quản lý công tác ngoại giao – lĩnh vực quan trọng nhất trong
hoạt động đối ngoại, các hoạt động đối ngoại góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình hội nhập cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Các hoạt động quản lý công tác ngoại giao bao gồm: công
tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thoả
thuận quốc tế, quản lý các Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt
Nam ở nước ngoài, hoạt động của các Cơ quan đại diện nước
ngoài tại Việt Nam và quản lý các dịch vụ công theo quy định của
pháp luật.
Nội dung của hoạt động ngoại giao bao gồm các nhóm cơ
bản sau:
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
(TT)
a. Chuẩn bị trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
quyết định các vấn đề quan trọng
Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của
Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính
phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm
của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân
công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương
trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng của
ngành, các dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ.
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO

(TT)
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc thiết
lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao,
lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính
phủ, việc thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các Cơ
quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài.
Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc hướng dẫn
xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt
động của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến chủ
quyền, quyền chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các
vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và đáy đại dương.
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
(TT)
b. Hoạt động đối ngoại trực tiếp
Hoạt động đối ngoại trực tiếp được tiến hành
thông qua những hình thức sau:
Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại
giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính
phủ.
Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức
của Việt Nam về các vấn đề quốc tế.
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
(TT)
Phối hợp với các Bộ, ngành quản lý công tác thông
tin tuyên truyền đối ngoại.
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng
dẫn và kiểm tra việc báo chí đưa tin có liên quan đến
hoạt động đối ngoại ở trong và ngoài nước.

Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của
phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn
đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của
lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
Phối hợp triển khai, công tác văn hoá đối ngoại và
chủ trì các hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO
Việt Nam.
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
(TT)
c. Bảo vệ lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân
Việt Nam
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan
bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, các
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công
dân Việt Nam ở nước ngoài.
Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước trong thực hiện các mối
liên hệ hợp tác với nhau, đóng góp vào sự phát
triển của đất nước;
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
(TT)
d. Phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà
nước trong công tác đối ngoại
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và
các cơ quan liên quan xây dựng chương trình hoạt
động đối ngoại Nhà nước, chương trình tổng thể
hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành, địa
phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu
các Bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo định
kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt

động đối ngoại
III. QUẢN LÝ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
(TT)
e. Quản lý nhà nuớc đối với các cơ quan đại
diện của Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao
gồm Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự
quán; các Phái đoàn đại diện thường trực của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài, tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế liên
Chính phủ.
Bộ Ngoại giao thống nhất chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà
nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Cơ quan đại diện.
IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỐI NGOẠI
Quản lý kinh tế đối ngoại bao gồm quản lý ngoại
thương (xuất nhập khẩu) và đầu tư nước ngoài.
1. Quản lí hoạt động ngoại thương
a. Các chính sách quản lý:
Nhà nước đề ra các chính sách mở rộng giao lưu
hàng hoá với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi;
Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát
triển thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu,
thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước,
12
1. Quản lý hoạt động ngoại thương
(tt)
b. Phân cấp quản lý:

Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ
đạo, điều tiết lưu thông hàng; Quản lý về xuất khẩu,
nhập khẩu.
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ quản
lý nhà nước về công nghiệp và thương mại;
Sở công thương là cơ quan chuyên môn ở địa
phương quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương.
Ngoài ra, Bộ Công thương phối hợp với một số bộ,
cơ quan ngang bộ theo chức năng của mình quy định
và hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua
bán ngoại thương;
13
2. Quản lý về Đầu tư nước ngoài
a. Các chính sách quản lý:
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân
nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam
b. Phân cấp quản lý:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển trong
đó có đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư
của Việt Nam ra nước ngoài; quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và một số lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, cụ thể:
14
2. Quản lý về Đầu tư nước ngoài (tt)
i) Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà
nước:
Bộ KH&ĐT tổng hợp chung về đầu tư phát triển.
danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, vốn ODA.

Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi
tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ,
ngành, vốn đối ứng ODA và các dự án.
Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương
trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu
khác;
15
2. Quản lý về Đầu tư nước ngoài (tt)
ii) Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và
đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
Bộ KH&ĐT tham mưu Chính phủ quản lý hoạt động
đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài.
Đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu
tư ra nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng
nhận đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BOT,
BTO, BT;
16
2. Quản lý về Đầu tư nước ngoài (tt)
Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt
động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề; đánh giá
kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài;
Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu
và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định
đầu tư; tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng
Chính phủ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
17
2. Quản lý về Đầu tư nước ngoài (tt)

iii) Về quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
Bộ KH&ĐT là cơ quan đầu mối trong việc thu hút,
điều phối và quản lý nhà nước về ODA;
Điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược,
định hướng thu hút, sử dụng ODA.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập
kế hoạch giải ngân vốn ODA; Theo dõi, kiểm tra và
đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định
của pháp luật;
18
2. Quản lý về Đầu tư nước ngoài (tt)
Phối hợp với các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trình Chính phủ quyết định và cho
công bố danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư, danh
mục dự án khuyến khích đầu tư.
Bộ KH&ĐT và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư đối với các dự
án đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo quyết định số
233/1998/QĐ-TTg
Sở KH&ĐT là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh
quản lý nhà nước về đầu tư trong nước, đầu tư nước
ngoài ở địa phương, ODA, nguồn viện trợ phi chính phủ
19
Xin cảm ơn!

×