Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA QLNN VỀ LĨNH VỰC DÂN TỘC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.83 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
* * *
BÁO CÁO MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3
CHUYÊN ĐỀ 6:
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA QLNN VỀ LĨNH VỰC DÂN TỘC
VÀ CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lan Hương 1. Nguyễn Tuyết Hằng S1200245
2. Trần Thị Cẩm Tú S1200291
3. Bùi Thị Hồng Tiếm S1200348

Cần Thơ, 08/2014
1. Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc. Nước ta có 54 dân
tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất là dân tộc đa số, còn lại là 53 dân tộc thiểu
số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, số dân gần 11 triệu người chiếm 14%
dân số cả nước.
- Năm dân tộc có trên dưới 1 triệu người là Tày, Thái, Khơ me, Mường và
Hoa.
- Ba dân tộc có từ 50 vạn đến gần 1 triệu người như Nùng, Mông, Dao.
- Một số dân tộc có từ 10 vạn đến dưới 50 vạn người là Gia rai, Ê đê, Ba Na,
Sán Chay, Chăm, Xơ đăng, Sán dìu, HRê, Cơ Ho
- Năm dân tộc tộc có từ hai trăm người đến dưới 1 ngàn người : Ơ đu (Nghệ
An), Bờ Râu, Rơ Măm (Kon Tum), Pu Péo (Hà Giang), Si La (Lai Châu).
- Còn lại là những dân tộc khác có dưới 10 vạn người như Răglây, MNông,
STiêng, Khơ mú, Vân Kiều, Giáy, Gié triêng, Tà Ôi, Mạ, Hà Nhì, Xinh Mun, La
Chí, Phù Lá, La Hủ, Chứt
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề
vai sát cánh, gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
chống thiên tai địch họa và dựng xây đất nước. Các dân tộc trên đất nước ta là một


cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán và đan xen nhau trên mọi
vùng miền của đất nước với cơ cấu dân số và trình độ phát triển không đồng đều.
Bản sắc văn hoá từng dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn
hoá Việt Nam. Đoàn kết các dân tộc luôn là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của
sự nghiệp cách mạng nước ta.
Riêng trên địa bàn Tp. Cần Thơ theo số liệu năm 2009 của Ban dân tộc,Tp.
Cần Thơ có 28 dân tộc cùng sinh sống, cụ thể theo số liệu sau:
TT Tên Dân tộc
Tổng số
Tổng số Nam Nữ
1 Kinh 1,152,255 571,444 580,811
2 Tày 112 60 52
3 Thái 52 28 24
4 Mường 64 33 31
5 Khmer 21,414 10,644 10,770
6 Hoa (Hán) 14,199 7,219 6,980
7 Nùng 57 26 31
- 2 -
TT Tên Dân tộc
Tổng số
Tổng số Nam Nữ
8 HMông 8 3 5
9 Dao 3 1 2
10 Gia Rai 1 - 1
11 Ê Đê 8 4 4
12 Ba Na 4 2 2
13 Sán Chay 2 1 1
14 Chăm 173 100 73
15 Cơ Ho 2 2 -
16 Xơ Đăng 1 - 1

17 Sán Dìu 1 - 1
18 Hrê 6 1 5
19 Ra Glai 1 - 1
20 Mnông 1 - 1
21 Thổ(4) 5 2 3
22 Xtiêng 1 - 1
23 Cơ Tu 1 - 1
24 Chơ Ro 8 1 7
25 Xinh Mun 1 - 1
26 Lào 4 - 4
27 La Chí 1 - 1
28 Pà Thẻn 3 2 1
Người nước ngoài 47 33 14

Tổng số 1,188,435 589,606 598,829
Do đó, chính vì sự đạ dạng các dân tộc và mỗi dân tộc có một bản sắc riêng
nên việc quản lý của nhà nước cần được đặt ra nhằm mục đích là đảm bảo và thúc
đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ
gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
2. Nguyên tắc QLNN về công tác dân tộc
Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc được nêu tại Điều 3 Nghị định
05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính Phủ, cụ thể như sau:
2.1 Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
Hồ Chí Minh đã khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước
Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Điều đó không
- 3 -
chỉ là tuyên bố về mặt pháp lý mà là tiêu chuẩn, nguyên tắc phải đảm bảo
trong thực tế “Chính sách dân tộc” của chúng ta. Quyền bình đẳng giữa

các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu
hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân
tộc,… Quyền bình đẳng về kinh tế đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ
lợi ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có
kinh tế chậm phát triển để cùng đạt trình độ phát triển chung với các dân
tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá, xã hội đảm bảo cho việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú, đa
dạng nền văn hoá Việt Nam.
Tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm
chăm lo vun đắp, củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc theo lời dậy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình
trạng phát triển không đều. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là
một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Các dân tộc có
trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao hơn có trách nhiệm giúp đỡ các dân
tộc có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khó khăn hơn. Tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau không phải chỉ giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển
của dân tộc này là điều kiện để cho dân tộc khác càng phát triển. Tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực:
Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
2.2 Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu
số.
Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện, từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo cuộc họp ngày 08/7/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc, theo đó
đã có tổng cộng “130 chính sách, thể hiện qua 177 văn bản liên quan,
chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ, toàn diện, đúng và trúng trên các

lĩnh vực và phủ kín địa bàn dân tộc và miền núi. Không chỉ từng bước
- 4 -
thay đổi về quan điểm, tư duy xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách
dân tộc, Chính phủ còn ưu tiên nguồn lực kết hợp với các nguồn vốn tài
trợ để tập trung hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và
miền núi, trong đó giai đoạn 2006-2012 con số lên tới 150.000 tỷ đồng”.
2.3 Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy
những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mỗi dân tộc.
Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và có văn hoá truyền thống riêng (ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, trang phục …), tạo nên bản sắc văn hoá của từng dân
tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát
triển trong quá trình giao lưu, hội nhập chung của cả nước.
2.4 Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của
nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, nền văn
hóa dân tộc đã đạt được những bước phát triển đáng kể: các giá trị văn
hóa của hơn 50 dân tộc được kế thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn
hóa với nước ngoài được mở rộng; nhiều di sản văn hóa được giữ gìn, tôn
tạo; các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, phát
triển rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành
mạnh, đa dạng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
3. Các chính sách dân tộc
Các chính sách dân tộc được nêu tại Chương 2 Nghị định 05/2011/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính Phủ gồm 13 chính sách, được quy định từ

Điều 8 - 20, cụ thể như sau:
1. Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực (Đ8 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
2. Chính sách đầu tư phát triển bền vững (Đ9 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
3. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo (Đ10 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
- 5 -
4. Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số (Đ11 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
5. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số (Đ12 NĐ
05/2011/NĐ-CP)
6. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa (Đ13 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
7. Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số (Đ14 NĐ
05/2011/NĐ-CP)
8. Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số (Đ15 NĐ
05/2011/NĐ-CP)
9. Chính sách y tế, dân số (Đ16 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
10. Chính sách thông tin - truyền thông (Đ17 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
11. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý (Đ18
NĐ 05/2011/NĐ-CP)
12. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái (Đ19 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
13. Chính sách quốc phòng, an ninh (Đ20 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
3.1 Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Điều 12 NĐ 05/2011/NĐ-CP “Người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
được bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng chế độ đãi ngộ và các ưu đãi
khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa
bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương”.
Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ
thướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số đã được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số
18/2013/QĐ-TTg thì đối tượng là người có uy tín ở vùng dân tộc
thiểu số được nhà nước quan tâm và hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần
để giúp họ làm tốt công tác tại địa phương.

3.2 Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
Điều 18 NĐ 05/2011/NĐ-CP quy định:
“1. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo
quy định của pháp luật.
- 6 -
2. Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các
chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù
hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
3. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng
hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục,
tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ
thướng Chính phủ thì Đối tượng thụ hưởng chính sách này người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy
định của pháp luật và Địa bàn áp dụng chính sách là các xã nghèo, thôn
bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Những đối tượng
được chính sách này sẽ được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí. Bên cạnh
đó, các tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cũng được nhà nước hỗ trợ một
khoảng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này. Ví dụ như:
1. Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn,
bản đặc biệt khó khăn: 8.000.000 đồng/xã/năm; 3.000.000 đồng/thôn,
bản/năm.
2. Thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp
lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 6.000.000 đồng/xã/năm
(500.000 đồng/xã/lần sinh hoạt/tháng); 2.000.000 đồng/thôn, bản/năm.
3. Biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang
pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD
bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số: 2.000.000 đồng/xã/năm; 500.000
đồng/thôn, bản/năm.


3.3 Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực
Theo Điều 8 NĐ 05/2011/NĐ-CP quy định:
1. Kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn
ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện
hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phát triển toàn diện kinh tế -
xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách
giữa vùng dân tộc với các vùng khác.
2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là
người dân tộc thiểu số tại chỗ, có chế độ đãi ngộ hợp lý
- 7 -
3. Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc
thiểu số và đầu tư trở lại phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học và công nghệ tiên tiến
vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa luôn là đối
tượng ưu tiên trong chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn hỗ trợ tổ
chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền
núi, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có chính sách dạy nghề. Trên thực tế,
hoạt động dạy nghề đã và đang từng bước góp phần thay đổi bộ mặt kinh
tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ người dân tộc vay vốn chương trình hộ nghèo (kể cả trường
hợp người vay đã vay đến mức tối đa 30 triệu đồng) nếu có nhu cầu vay
vốn để sử dụng vào mục đích mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc
phát triển ngành nghề thì tiếp tục được vay thêm tối đa 10 triệu đồng, với
lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong thời gian tối đa 3 năm.
Nếu có nhu cầu, hộ nghèo cũng sẽ được vay vốn trên 10 triệu đồng và thời
hạn vay vốn trên 3 năm, áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo và các quy
định về cho vay hộ nghèo hiện hành (Quyết định số 2621/QĐ-TTg)
3.4 Chính sách đầu tư phát triển bền vững (Đ9 NĐ 05/2011/NĐ-CP)

1. Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết
yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của
từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường
của các dân tộc.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số;
ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử
dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở
hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.
3. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của
đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
- 8 -
4. Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất
đai, môi trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công
bố công khai và lấy ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy
hoạch, xây dựng quy định của pháp luật; tổ chức tái định cư, tạo điều kiện
để người dân đến nơi định cư mới có cuộc sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.
Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với
chủ đầu tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào
ổn định cuộc sống.
5. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách
hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển
sản xuất phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng miền.
6. Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản
xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh
tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch
cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển bền vững.

7. Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị
thiên tai, lũ lụt.
8. Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn
đặc biệt để ổn định và phát triển
3.5 Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo (Đ10 NĐ 05/2011/NĐ-
CP)
1. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung
quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với
đặc thù dân tộc.
2. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông
dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường
xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại
học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các
dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- 9 -
3. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho
học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và
cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa
bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất
cả các cấp học, ngành học.
4. Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc
thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
5. Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người
dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.
6. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc

được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường
phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
7. Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào
Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm
tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi
tốt nghiệp.
3.6 Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số (Đ11 NĐ 05/2011/NĐ-
CP)
1. Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp
quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt,
cán bộ quản lý các cấp.
Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ
chốt người dân tộc thiểu số.
2. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ
nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị
các cấp.
- 10 -
3. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
3.7 Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa (Đ13 NĐ 05/2011/NĐ-
CP)
1. Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam.
2. Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ
viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt
đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp
luật.

3. Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo
tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
4. Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ
xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các
dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu
vực hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3.8 Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số
(Đ14 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
Bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các
dân tộc.
3.9 Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số (Đ15 NĐ
05/2011/NĐ-CP)
Tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo
vệ môi trường, sinh thái; hỗ trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, các
sản phẩm du lịch, khai thác hợp lý các tiềm năng, danh lam thắng cảnh,
phát triển du lịch
3.10 Chính sách y tế, dân số (Đ16 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
- 11 -
1. Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y
tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào
dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
2. Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh;
bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và
phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

4. Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của
từng dân tộc theo quy định của pháp luật.
5. Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên
đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y
tế ở vùng dân tộc thiểu số.
3.11 Chính sách thông tin - truyền thông (Đ17 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
1. Đầu tư phát triển thông tin - truyền thông vùng dân tộc thiểu số,
cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và
hưởng thụ thông tin.
2.
3. Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin tình hình dân tộc và tổ chức
thực hiện chính sách dân tộc.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về dân tộc; thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng, thiên tai, lũ lụt ở vùng dân tộc thiểu số.
4. Áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức thực hiện trong
hệ thống cơ quan công tác dân tộc.
5. Tăng cường và nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
3.12 Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái (Đ19 NĐ 05/2011/NĐ-
CP)
- 12 -
1. Sử dụng, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, sinh thái vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ, cải tạo và đảm bảo cho vùng có tài nguyên được đầu tư trở
lại phù hợp.
3. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào ở vùng có tài nguyên để
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học.
3.13 Chính sách quốc phòng, an ninh (Đ20 NĐ 05/2011/NĐ-CP)
1. Xây dựng, củng cố, quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu,

vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo gắn với phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc
thiểu số.
2. Cơ quan nhà nước, đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới và hải
đảo có trách nhiệm cùng các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân và chính quyền địa phương bảo vệ đường biên giới quốc gia, giữ
gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân
dân các nước láng giềng ở vùng biên giới và hải đảo theo quy định của
pháp luật.
- 13 -

×