Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ TÀI CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.61 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN CÁC TỘI PHẠM
(KL119)
NHÓM 6
CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
GVHD: Phạm Văn Beo
SVTH: Nhóm 6 (Báo cáo Tình huống 6)
1. Lương Thị Hiền S1200247 0919 114 838
2. Lương Thu Huyền S1200251 0985 487 958
3. Lương Minh Hiền S1200313 01235 867 768
4. Nguyễn Phước Tài S1200274 0918 590 591
5. Bùi Minh Hoàng S1200248 0939 902 988
6. Nguyễn Thị Ái Thi S1200278 0972 475 957
7. Nguyễn Trí Minh Luân S1200324
8. Lê Thị Tố Khang S1200319 0939 528 401
9. Bành Đức Duy S1200329
Cần Thơ - 2013
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM
“Các tội phạm về môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi
phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho
môi trường”
1
“Tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về giữ gìn
môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những tài nguyên của nó và đảm
bảo an toàn môi trường cho dân cư”


2
II. CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ (Theo BLHS
1999, sđbs 2009)
1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 Bộ luật hình sự)
2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a Bộ
luật hình sự)
3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều
182b Bộ luật hình sự)
4. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185 Bộ luật hình sự)
5. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186 Bộ luật
hình sự)
6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
(Điều 187 Bộ luật hình sự)
7. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 Bộ luật hình sự)
8. Tội huỷ hoại rừng (Điều 189 Bộ luật hình sự)
9. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 Bộ luật hình sự)
10. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
(Điều 191 Bộ luật hình sự)
11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a Bộ
luật hình sự)
1
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001, trang 320
2
Bài viết “Nhận thức chung đối với Tội pham về môi trường và một số vấn đề liên quan” của Ts. Trần Lê Hồng đăng
trên tạp chí KHPL số 4.2001
1
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
III. CÁC VỤ ÁN
1.Vụ án 3:

a) Nội dung vụ án
Nguyễn Văn Hòa là tổ trưởng một tổ kiểm tra chi cục kiểm lâm tỉnh H.
Trưa ngày 25/10/2003, nhận được tin báo là xe ôtô biển số 38H-1243 chở
khỉ mốc, kỳ đà, trăn, rùa, chồn…lên biên giới phía Bắc, Hòa tổ chức kiểm
tra.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, tổ kiểm tra đã phát hiện ra chiếc xe kể trên
và ra tín hiệu yêu cầu dừng xe. Lúc này, trên xe có lái xe Hoàng Tiến và
chủ xe là Trần Nam. Khi nhận được tín hiệu, Tiến cho xe dừng lại và
xuống xe xuất trình giấy tờ cho tổ kiểm tra. Hòa yêu cầu mở thùng xe để
kiểm tra thì Tiến gọi Nam xuống, bảo là: “Họ yêu cầu kiểm tra thùng xe”.
Nam đi đến nói với Hòa là: “Trên xe không có gì đâu, các anh cho xe đi
thôi”. Hòa kiên quyết yêu cầu cho kiểm tra. Thấy vậy, Nam trèo lên cabin
xe bảo là lấy chìa khóa mở thùng xe, thế nhưng lại rút ra chiếc mã tấu dài
60cm để khống chế đoàn kiểm tra và lệnh cho Tiến lái xe đi. Nam bảo:
“Thằng nào ngon cản, tao chém liền”, đồng thời trèo lên xe theo Tiến. Lúc
đó, anh Lê Văn Long là thành viên của tổ kiểm tra đang đứng cạnh xe U-
oát cách đó khoảng 20m, xách súng AK đến chặn trước mũi xe của Tiến
không cho đi. Thấy vậy, Nam cầm mã tấu mở cửa xe nhảy xuống đi đến
phía Long. Long chĩa súng vào Nam (cách 3m) bắn 2 phát. Nam trúng đạn
chết ngay.
Kết quả giám định cho thấy, Nam chết do 1 viên đạn xuyên qua ngực
làm bể tim, phổi. Trong thùng xe có: 5 con khỉ mốc (Macaca assamensis;
IIB), 124 con kỳ đà, 43 con trăn bông, 32 con chồn mướp, 416 con rùa.
b) Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:
- Đối với Nam:
+ Chủ xe có vận chuyển các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
nhóm IIB và động vật hoang dã.
+ Dùng hung khí là chiếc mã tấu dài 60cm để khống chế đoàn kiểm
tra chi cục kiểm lâm và lệnh cho Tiến lái xe đi không thực hiện yêu cầu
kiểm tra của đoàn kiểm tra. Nam bảo: “Thằng nào ngon cản, tao chém

2
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
liền”. Khi bị Long chặng xe Nam cầm mã tấu mở cửa xe nhảy xuống đi
đến phía Long.
- Đối với Tiến:
+ Là lái xe, chủ xe là Trần Nam. Khi nhận được tín hiệu của đoàn
kiểm tra, Tiến cho xe dừng lại và xuống xe xuất trình giấy tờ cho tổ kiểm
tra.
+ Khi Nam khống chế đoàn kiểm tra và lệnh cho Tiến lái xe đi, Tiến
lên xe và lái xe đi nhưng bị Long chặn lại.
- Đối với Long:
+ Thành viên tổ kiểm tra chi cục kiểm lâm xách súng AK đến chặn
trước mũi xe của Nam (cách khoảng 20m) không cho đi, khi Nam cầm mã
tấu mở cửa xe nhảy xuống đi đến phía Long, Long chĩa súng vào Nam
(cách 3m) bắn 2 phát. Nam trúng đạn chết ngay.
c) Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm
tra:
- Đối với Nam:
Hành vi của Nam vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chống người thi hành
công vụ. Các điều luật cần kiểm tra là Điều 190 và Điều 257 Bộ luật hình
sự 1999 sđbs 2009.
- Đối với Long:
Hành vi của Long xâm phạm đến tính mạng của người khác. Các điều
luật cần kiểm tra là Điều 97 Bộ luật hình sự 1999.
d) Kiểm tra CTTP đã lựa chọn trong mối liên hệ với hành vi của bị
can:
- Đối với Nam:
Điều 190 Bộ luật hình sự: điều luật quy định tội vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Vi phạm các quy định về bảo vệ

động vật hoang dã quý hiếm là hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán
trái phép động vật hoang dã quý hiếm đã bị cấm theo quy định của Chính
3
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của các loại động vật
đó.
+ Khách thể: tội phạm này xâm phạm các quy định về bảo vệ động
vật hoang dã quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái. Đối tượng tác động của
tội phạm này là các loài động vật hoang dã quý hiếm. Trong thùng xe có: 5
con khỉ mốc (Macaca assamensis; IIB), 124 con kỳ đà, 43 con trăn bông,
32 con chồn mướp, 416 con rùa.
+ Khách quan:
Hành vi “Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật
hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ”. là việc săn bắt,
giết, vận chuyển, buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
nhóm IB không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không
đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Theo kết quả giám định cho
thấy, trong thùng xe có: 5 con khỉ mốc là động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IIB và một số động vật hoang dã khác. Vậy hành vi của Nam
không thảo mãn mặt khách quan của Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
(Điều 190 Bộ luật hình sự).
+ Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích
phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
+ Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Nam đã chết.
Từ những phân tích nêu trên, so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, không đủ
cơ sở kết luận Nam phạm Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật

hoang dã quý hiếm (Điều 190 Bộ luật hình sự).
Điều 257 Bộ luật hình sự: điều luật quy định Tội chống người thi hành
công vụ. Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ
dùng vũ lực hoặc dùng những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công
vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp
luật.
4
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
+ Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự công cộng, gây trở ngại
cho hoạt động bình thường của những người đang thực hiện nhiệm vụ do
cơ quan Nhà nước hay tổ chức giao cho.
• Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công
vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho
những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính
Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên
phòng ).
+ Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các
thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ
hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
• Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp
khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ
Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến
thành hiện thực. Hành vi đe doạ dùng vũ lực nói trên người phạm tội thực
hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ
thực hiện công vụ của mình. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có
hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của
mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay
không không có ý nghĩa định tội.
+ Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản

trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái
pháp luật.
+ Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Nam đã chết.
Từ những phân tích nêu trên, xét hành vi Nam dùng hung khí là chiếc
mã tấu dài 60cm để khống chế đoàn kiểm tra chi cục kiểm lâm và lệnh cho
Tiến lái xe đi không thực hiện yêu cầu kiểm tra của đoàn kiểm tra. Nam
bảo: “Thằng nào ngon cản, tao chém liền”. Khi bị Long chặng xe Nam cầm
mã tấu mở cửa xe nhảy xuống đi đến phía Long so với các dấu hiệu pháp
lý đặc trưng của tội chống người thi hành công vụ, đủ cơ sở kết luận Nam
5
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
phạm Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 Bộ luật hình sự). Nam
đã chết nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với Long:
Điều 97 Bộ luật hình sự: điều luật quy định tội làm chết người trong
khi thi hành công vụ. Làm chết người trong khi thi hành công vụ là trường
hợp người trong khi thi hành công vụ đã làm chết người do dùng vũ lực
ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép.
+ Khách thể: tội phạm này xâm phạm tính mạng của người khác.
+ Mặt khách quan:
• Chĩa súng vào Nam (cách 3m) bắn 2 phát là hành vi sử dụng vũ
khí ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép.
• Hậu quả chết người do hành vi dùng vũ lực ngoài những
trường hợp mà pháp luật cho phép nói trên gây ra.
• Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan (dùng vũ lực ngoài
những trường hợp mà pháp luật cho phép) và hậu quả chết người là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Dựa vào các dấu hiệu trên so sánh hành vi của Long chĩa súng vào
Nam (cách 3m) bắn 2 phát. Nam trúng đạn chết ngay do 1 viên đạn xuyên

qua ngực làm bể tim. Hành vi của Long đã thỏa mãn dấu hiệu khách quan
của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
+ Mặt chủ quan:
• Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ thúc đẩy người phạm
tội đã có những hành vi xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi
hành công vụ là muốn thi hành công vụ vì lợi ích chung.
+ Chủ thể:
• Tội phạm có chủ thể đặc biệt - đó là những người đang thi hành
công vụ. Long là thành viên tổ kiểm tra chi cục kiểm đang thực hiện nhiệm
vụ.
Từ những phân tích nêu trên, so với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, đủ cơ sở kết luận Long
6
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
phạm Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 Bộ luật hình
sự).
+ Xác định khung hình phạt: chỉ gây ra cái chết của Nam. Chúng ta
có thể kết luận Long bị áp dụng hình phạt theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật
hình sự 1999.
e) Kết luận:
- Long phải chịu TNHS về tội làm chết người trong khi thi hành
công vụ theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật hình sự 1999, bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
2. Vụ án 4:
a) Nội dung vụ án
Kết quả điều tra ban đầu xác định, vào khoảng 7 giờ 30 ngày
21/4/2006, ông Nguyễn Tấn Tài, Thượng tá, Phó trưởng phòng cảnh sát
bảo vệ - hỗ trợ tư pháp (PC 22) Công an TP.HCM đi trên xe U-oát biển số
51A – 0599 của Phòng Hậu cần, Công an TP.HCM do ông Nguyễn Tấn
Lộc (lái xe Phòng Hậu cần Công an TP.HCM) điều khiển. Lộc chở ông Tài

chạy đến nhà ông Nguyễn Văn Dần, thiếu tá, cán bộ Trường nghiệp vụ
Công an TP.HCM (ở đường Hoàng Diệu 2, phường Linh Trung, quận Thủ
Đức) rủ nhau đến khu rừng Mã Đà (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên và di
tích Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, để đi săn thú rừng.
Trước khi lên đường, ông Tài lấy 3 khẩu súng (gửi ở nhà ông Dần
cách nay 1 năm) gồm 1 khẩu súng Klip và 2 súng thể thao quốc phòng
mang theo. Khi đến phân trường 2 của khu bảo tồn huyện Vĩnh Cửu vào tối
cùng ngày, ông Tài và ông Dần đi vào rừng tiến hành săn bắn.
Đến 2 giờ sáng ngày 22/4, ông Tài và ông Dần bắn được 8 con chồn
đem về gửi ở nhà ông Mười (là người dân địa phương). Đến trưa ngày
22/4, ông Tài và ông Dần tiếp tục vào phân trường 3 và tại đây đã bắn hạ
được 4 con chồn và 4 con cheo. Đến tối cùng ngày, những người đi săn này
đã nghỉ lại qua đêm tại trụ sở bảo vệ rừng của phân trường 3.
Sáng ngày 23/4, cả nhóm lại đi vào phân trường 1 Khu Bảo tồn thiên
nhiên và di tích Vĩnh Cửu để săn Tổng cộng số thú rừng bị nhóm ông Tài
và Dần bắn hạ có 8 loài nặng 24,5kg. Cùng ngày, nhóm đi săn mới chuyển
số thịt thú rừng lên xe để trở về TP.HCM.
7
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
Theo xác định của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, 8 loài thú mà nhóm
ông Tài – Dần bắn được gồm: 5 con cheo (tên khoa học là Tagulus, nặng
0,4kg, thuộc nhóm IIB); 1 con cầy giông (tên khoa học là Viverra zibetha,
nặng 0,2kg, nhóm IIB0); 1 con chồn vàng (tên khoa học là Mastes
fluvigula, nặng 0,2 kg, nhóm động vật hoang dã thông thường); 7 con cầy
vòi mốc (tên khoa học là Pagumu larvata, nặng 12kg, nhóm động vật
hoang dã thông thường); 1 con sóc đỏ (tên khoa học là Sriurus spendens,
nặng 0,5kg, nhóm động vật hoang dã thông thường); 1 con đại bàng đen
(tên khoa học là Aqula clanga, nặng 1 kg, nhóm động vật hoang dã thông
thường); 1 con rùa đất (tên khoa học là Heosemysgrandis, nặng 2,5 kg,
nhóm IIB); 3 con gà rừng (tên khoa học là Gallus gallus, nặng 0,5 kg,

nhóm động vật hoang dã thông thường).
Trên đường về, ông Dần ngồi phía trước giữ 1 khẩu súng thể thao quốc
phòng có ống ngắm, hộp tiếp đạn lắp sẵn 5 viên, còn ông Tài ngồi băng
ghế sau. Khẩu súng được ông Dần dựng vào lưng ghế, nòng súng chếch về
phía sau. Khi đi đến đoạn km 3, đường 767 thuộc ấp Sông Mây, xã Bắc
Sơn, huyện Trảng Bom, do xe bị xóc nên khẩu súng từ ghế rơi xuống; ông
Dần vội chụp lấy thì súng nổ, gây thương tích cho ông Tài.
Ông Tài chết tại bệnh viện 115 TP. HCM, sau khi được ông Dần đưa
cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Thống Nhất rồi chuyển về
Bệnh viện 115 TP.HCM. Tiến hành xét nghiệm tử thi, cơ quan điều tra xác
định, ông Tài chết do dập não, chảy máu não vì bị đạn súng bắn xuyên qua
xoang bướm vào não.
b) Tóm tắt và phân tích hành vi của bị can trong vụ án:
- Đối với ông Tài: đã chết nên không xác định tội danh.
- Đối với ông Dần:
+ Hành vi 1: dùng 03 khẩu súng (01 klip, 02 khẩu súng thể thao quốc
phòng)=> săn bắt động vật ở khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cữu.
+ Hành vi 2: ngồi phía trước giữ 1 khẩu súng thể thao quốc phòng có
ống ngắm, hộp tiếp đạn lắp sẵn 5 viên, còn ông Tài ngồi băng ghế sau.
Khẩu súng được ông Dần dựng vào lưng ghế, nòng súng chếch về phía sau,
khi súng rơi xuống ghế vội chụp lại thì súng nổ gây chết ông Tài
c) Xác định khách thể loại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm
tra:
8
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
- Đối với hành vi 1: vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; vi phạm các quy
định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Các điều luật cần kiểm tra là Điều
190 và Điều 191 Bộ luật hình sự 1999 sđbs 2009.
- Đối với hành vi 2: Tội vô ý làm chết người điều luật cần kiểm tra

Điều 98 Bộ luật hình sự 1999.
d) Kiểm tra CTTP đã lựa chọn trong mối liên hệ với hành vi của bị
can:
- Đối với hành vi 1:
+ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 Bộ luật hình sự) Đòi
hỏi khách quan của tội này phải là động vật thuộc nhóm IB. Nhưng theo
xác định của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai các động vật mà nhóm ông Tài –
Dần bắn được chỉ gồm động vật thuộc nhóm IIB và động vật hoang dã. Do
vậy không cấu thành tội danh này.
+ Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều
191 Bộ luật hình sự). Vi phạm chế độ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên
nhiên là bất kỳ hành vi nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên
khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt.
• Khách thể: tội phạm này vi phạm chế độ quản lý, sử dụng, khai
thác đối với khu bảo tồn thiên nhiên. Đối tượng tác động của tội phạm này
là các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các
khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt. Khu Bảo tồn thiên
nhiên và di tích Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai nằm trong hệ thống
rừng đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam.
• Khách quan: người phạm tội có các hành vi vi phạm chế độ sử
dụng, khai thác, lấn chiếm, săn bắt bừa bãi động vật trong khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên
khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt. Động vật đề cập trong tội phạm này
không phải là các loài động vật hoang dã quý hiếm. Nếu là động vật
9
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
hoang dã quý hiếm thì thuộc đối tượng của tội phạm quy định tại Điều
190

3
.
• Tội phạm hoàn thành khi hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm
trọng. “gây hậu quả nghiêm trọng” là điều kiện đủ kèm theo điều kiện cần
là có “hành vi vi phạm”. Về với hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng nói tại Điều này chưa có văn bản nào hướng
dẫn. Vì vậy, chúng ta có thể tham khảo nội dung của Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày
08/3/2007 (sau đây gọi tắt là TTLT 19/2007) để có cách hiểu tương đối.
Theo phụ lục của TTLT 19/2007 quy định số lượng cá thể động vật thuộc
nhóm IB để xác định “gây hậu quả nghiêm trọng” truy cứu TNHS theo
Khoản 1 Điều 190 BLHS, ta có thể kết luận tội phạm hoàn thành khi có
hành vi săn bắt động vật đạt số lượng theo phụ lục của TTLT 19/2007.
Nhưng theo xác định của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai các động vật mà
nhóm ông Tài – Dần bắn được chỉ gồm động vật thuộc nhóm IIB và động
vật hoang dã. Do vậy không cấu thành tội danh này.
• Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích
phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
• Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
- Đối với hành vi 2: Tội vô ý làm chết người (Điều 98 Bộ luật hình sự
1999). Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước
được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hoặc có thể thấy trước nhưng tin rằng hậu quả
chết người không xảy ra.
+ Khách thể: Xâm phạm tính mạng của con người một cách gián
tiếp.
+ Mặt khách quan:
• Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy tắc an toàn nhằm đảm
bảo cho tính mạng, sức khoẻ của con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau, có thể được quy phạm hoá hoặc có thể chỉ là các quy

tắc xử sự thông thường, đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết
và thừa nhận.
3
Theo Dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm chế độ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191 Bộ luật hình sự) –
LHSVN-Phần CTP, Tiến sĩ Phạm Văn Beo
10
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
• Hành vi vi phạm các quy tắc an toàn thuộc một số lĩnh vực cụ thể
đã được quy định ở một số điều luật riêng, nên không còn là hành vi khách
quan của tội vô ý làm chết người mà là hành vi khách quan của những tội
phạm khác (chẳng hạn, tội phạm được quy định tại Điều 99 Bộ luật này).
• Hậu quả: Hành vi vi phạm các quy tắc an toàn nhằm đảm bảo cho
tính mạng sức khoẻ của con người phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu
quả này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
• Quan hệ nhân quả: Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và
hậu quả xảy ra là điều kiện bắt buộc của cấu thành tội phạm. Một người
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra nếu
hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này.
+ Mặt chủ quan:
• Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý: có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin
hoặc vô ý do cẩu thả.
• Trong trường hợp vô ý do quá tự tin, người phạm tội nhận thức
hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả
chết người, nhưng đã quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra, nhưng thực
tế là hậu quả đó đã xảy ra. Theo tình tiết vụ án Dần phạm lỗi này.
• Trong trường hợp vô ý vì cẩu thả, người phạm tội không thấy
trước hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra, mặc dù trong trường
hợp cụ thể đó của mình họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước
hậu quả chết người xảy ra.
+ Chủ thể: Là người bất kỳ, có năng lực trách nhiệm hình sự do luật

định. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự
theo khoản 2 Điều này.
Từ những phân tích dấu hiệu pháp lý đặc trưng nêu trên, so với hành vi
của ông Dần ngồi phía trước giữ 1 khẩu súng thể thao quốc phòng có ống
ngắm, hộp tiếp đạn lắp sẵn 5 viên, còn ông Tài ngồi băng ghế sau. Khẩu
súng được ông Dần dựng vào lưng ghế, nòng súng chếch về phía sau, khi
súng rơi xuống ghế vội chụp lại thì súng nổ gây chết ông Tài, đủ cơ sở kết
luận Dần phạm Tội vô ý làm chết người (Điều 98 Bộ luật hình sự 1999).
e) Kết luận:
11
Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm Báo cáo - Nhóm 6
- Dần phải chịu TNHS về tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều
98 Bộ luật hình sự 1999, bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Hết –
Tài liệu tham khảo (Double click vào các icon để xem):
ttlt_19_rung.doc
DANH MỤC THỰC
VẬT, RỪNG ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM.docx
12

×