Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển vô cùng mạnh mẽ, mức
tăng trưởng kinh tế trong các năm gần đây luôn đạt trên 8%/năm, đời sống
nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của
nền kinh tế thò trường thì nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh tác động tiêu cực
đến trật tự xã hội, nhiều loại tội phạm với những hành vi, phương thức thủ
đoạn mới đã xuất hiện. Một trong những loại đó là tội phạm về môi trường.
Loại tội phạm này ngày càng phổ biến, lan rộng và gia tăng, đe doạ trực tiếp
đến sức khoẻ của cộng đồng, sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
Tuy vậy, thời gian qua cũng cho thấy, việc phát hiện, điều tra, xử lý các
vi phạm và tội phạm về môi trường của lực lượng chức năng còn rất hạn chế
do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề về tổ chức lực lượng, cơ chế phối
hợp giữa các lực lượng bảo vệ môi trường và lực lượng phòng chống tội phạm
về môi trường chưa hiệu quả,…
Nhằm nâng cao nhận thức và làm giảm đến mức thấp nhất tội phạm về
môi trường ở nước ta đã trở thành yêu cầu cấp bách của các cơ quan bảo vệ
pháp luật trong hoạt động thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này
và là đòi hỏi bức xúc trong nghiên cứu của những người làm công tác lý luận
chính vì vậy tôi chọn đề tài “Đặc điểm của hoạt động điều tra các tội phạm về
môi trường - Những khó khăn vướng mắc và đề xuất” làm đề tài tiểu luận.
1
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm môi trường
Trên thế giới đã có rất nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về
khái niệm môi trường. Chương trình môi trường của UNEP đònh nghóa: “Môi
trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động
lên từng cá thể hay cả cộng đồng”. Ngày nay, người ta đã thống nhất với nhau
về đònh nghóa: “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học,
hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các
yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể
sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều
hướng phát triển của từng nhân tố này quyết đònh chiều hướng phát triển của cá
thể sinh vật, của hệ sinh thái và của xã hội con người”. Môi trường được hình
thành đồng thời với sự hình thành của đòa cầu. Môi trường có mặt ở khắp mọi
nơi.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được đònh
nghóa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật”. Các yếu tố tạo thành môi trường bao gồm:
không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi rừng, sông, hồ, biển,
sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên,
2
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lòch sử và các hình thái vật
thể khác.
Môi trường có năm chức năng cơ bản đó là:
- Cung cấp nơi cư trú cho con người để xây dựng các điểm dân cư.
- Cung cấp tài nguyên cho sự phát triển xã hội (bao gồm cả các tài
nguyên, không gian môi trường và năng lượng).
- Chấp nhận và tự làm sạch chất thải.
- Cung cấp các tiện nghi môi trường. Tiện nghi môi trường là các giá trò
phi thò trường của hệ sinh thái, góp phần tạo nên các giá trò văn hóa, tâm linh,
thẩm mỹ.
Bất cứ ở đâu cũng có môi trường từ vi mô đến vó mô. Tùy theo mục đích
mà người ta đưa ra các chỉ tiêu phân loại khác nhau nhưng cho dù phân loại
theo tiêu chí nào đi chăng nữa thì các loại môi trường đều lấy con người làm
trung tâm, các thành phần vật chất và môi trường khác liên quan chặt chẽ với
sự sinh tồn và phát triển của loài người.
1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm môi trường được hiểu là
việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả
năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm
suy giảm chất lượng môi trường sống.
Còn theo Khoản 6, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường thì “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
3
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Ở đây, tiêu chuẩn
môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy đònh làm căn cứ để quản lý và BVMT, bao
gồm giá trò tối thiểu của các thông số môi trường đảm bảo sự sống và phát
triển bình thường của con người, sinh vật và giá trò tối đa cho phép của các
thông số môi trường có hại để không ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển
bình thường của con người và sinh vật. Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Tài
nguyên môi trường tổ chức biên soạn và ban hành tiêu chuẩn môi trường (viết
tắt là TCVN), chẳng hạn tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh được ký
hiệu là TCVN 5937-1995, hay chất lượng không khí, khí thải công nghiệp -
tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng nông thôn và
miền núi là TCVN 6996-2001… Danh mục các loại tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam và việc tính, áp dụng các thông số môi trường phù hợp với từng khu vực,
vùng, ngành cụ thể được quy đònh tại Nghò đònh 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006 của Chính phủ về việc quy đònh chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Quyết đònh số 35/2002/QĐ-
BKHCNMT ngày 25/06/2002 về việc thay thế các tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường và Quyết đònh 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
1.3. Bảo vệ môi trường
4
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
Bảo vệ môi trường được hiểu là bao gồm những hoạt động, những việc
làm tạo điều kiện giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện điều kiện
vật chất, cải thiện điều kiện sống của con người, sinh vật ở trong đó, làm sức
sống tốt hơn, duy trì cân bằng sinh thái, tăng đa dạng sinh học. Bảo vệ môi
trường gồm các chính sách, chủ trương, các chỉ thò nhằm ngăn chặn hậu quả
xấu của con người đối với môi trường, các sự cố môi trường do con người và
thiên nhiên gây ra.
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động
bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh
học.
2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
2.1. Đặc điểm của các tội phạm về môi trường
Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến
sự bền vững và ổn đònh của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát
sinh trong lónh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu
đối với môi trường sinh thái.
Các quy đònh về Tội phạm về môi trường được quy đònh tại chương
XVII, Bộ luật hình sự năm 1999. Trừ hai tội có cấu thành hình thức là Tội
5
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bò, phế thải hoặc các chất không đảm
bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185) và Tội vi phạm các quy đònh về
bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) thì đa số các tội phạm về môi
trường đều có cấu thành vật chất. Các tội danh về môi trường được chia thành
4 nhóm như sau:
Nhóm các hành vi gây ô nhiễm môi trường bao gồm các tội: Tội gây ô
nhiễm không khí (Điều 182); Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183); Tội gây
ô nhiễm đất (Điều 184) và Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bò, phế
thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185).
Nhóm các hành vi gây dòch bệnh cho con người và động vật bao gồm các
tội: Tội làm lây lan dòch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) và Tội làm lây
lan dòch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187).
Nhóm các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường bao gồm các tội: Tội
hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188) và Tội hủy hoại rừng (Điều 189).
Nhóm các hành vi vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối
tượng môi trường bao gồm các tội: Tội vi phạm các quy đònh về bảo vệ động
vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) và Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối
với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).
Các tội phạm về môi trường có một số đặc điểm pháp lý chung như sau:
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm về môi trường: các tội phạm về môi
trường xâm hại đến sự bền vững và ổn đònh của môi trường, xâm hại đến các
quan hệ xã hội phát sinh trong lónh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra
6
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của con
người.
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm về môi trường: hành vi của tội
phạm về môi trường rất đa dạng và hầu hết đều được thực hiện dưới dạng
hành động (làm một việc pháp luật không cho phép làm), và hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường đa số đều chỉ cấu thành tội phạm khi có dấu
hiệu đã bò xử phạt hành chính và dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng. Ở đây,
hành vi vi phạm đã bò xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về
môi trường cùng loại mới được coi là căn cứ để xác đònh dấu hiệu này. Trong
một số tội phạm, dấu hiệu đã bò xử phạt hành chính được áp dụng độc lập
(Điều 187, 188, 189), hay nói cách khác, người đã bò xử phạt hành chính về
bảo vệ môi trường, chưa hết thời hạn một năm lại tái phạm và hành vi tái
phạm cũng giống như hành vi đã bò xử phạt hành chính thì lần tái phạm sau
này, dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng vẫn phải chòu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, trong một số tội phạm (điều 182, 183, 184, 185) dấu hiệu đã bò
xử phạt hành chính lại được áp dụng đồng thời với dấu hiệu gây hậu quả
nghiêm trọng, nếu hành vi của một người có yếu tố đã bò xử phạt hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng (và
ngược lại) thì đều chưa thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội phạm.
Dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng cũng là dấu hiệu bắt buộc của 8/10
tội phạm (điều 182, 183, 184, 185, 187, 188, 189, 191). Gây hậu quả nghiêm
7
Tiểu luận môn học: Phương pháp điều tra hình sự
trọng có thể là trường hợp làm chết 01 người; gây tổn hại cho sức khỏe của
một người mà tỷ lệ tổn hại được xác đònh từ 31% trở lên; gây thiệt hại tài sản
từ 30 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; gây ô nhiễm đất đến dưới 3000m
2
đến dưới 5000m
2
(đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp) hoặc từ 1000m
2
đến
dưới 2000m
2
(đối với khu dân cư)…
Về thời điểm hoàn thành, các tội có dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng
(Điều 182, 183, 184, 185, 191) hoàn thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm
trọng. Các tội có đồng thời hai dấu hiệu đã bò xử phạt hành chính và gây hậu
quả nghiêm trọng (Điều 187, 188, 189) và các dấu hiệu này được áp dụng độc
lập với nhau thì tội phạm hoàn thành từ thời điểm hành vi phạm tội được thực
hiện (đối với trường hợp đã bò xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm) hoặc từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng (đối với trường hợp gây
hậu quả nghiêm trọng). Còn các tội (điều 185, 190) hoàn thành ngay từ thời
điểm hành vi mô tả trong cấu thành được thực hiện.
Thứ ba, về chủ thể của tội phạm về môi trường: Đa số là bất kỳ người nào
có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong một số trường hợp, chủ thể còn phải là
chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn) như Tội nhập khẩu công nghệ,
máy móc, thiết bò, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường (Điều 185), Tội làm lây lan dòch bệnh nguy hiểm cho người (điều 186)
và Tội làm lây lan dòch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (điều 187).
Thứ tư, về mặt chủ quan: các tội phạm về môi trường được thực hiện do
lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
8