Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu hiệu lực một số loại than sinh học (biocoal) cho lúa trên đất xám bạc màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 82 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*




ðỖ THỊ THỦY




NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THAN SINH HỌC
(BIOCOAL) CHO LÚA TRÊN ðẤT XÁM BẠC MÀU.








LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP








HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



ðỖ THỊ THỦY


NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THAN SINH HỌC
(BIOCOAL) CHO LÚA TRÊN ðẤT XÁM BẠC MÀU.





Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số : 60 62 0110


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: NGUYỄN HỒNG SƠN






HÀ NỘI, 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

Lời cảm ơn
Lời ñầu tiên tôi xin ñược bày tỏ lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong Ban
ñào tạo sau ðại học, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam ñã truyền ñạt
những kiến thức quí báu trong thời gian học tại trường (2011 – 2013).
ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn ñã hướng dẫn tận tình, chu ñáo, giúp ñỡ và
tạo mọi ñiều kiện trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin ñược bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám ñốc Viện Môi trường
Nông nghiệp, Lãnh ñạo Bộ Môn Hóa Môi trường ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhóm thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu sử
dụng than sinh học (biocoal) cải thiện hữu cơ ñất, nâng cao sức sản xuất của
ñất“ TS. Vũ Thắng, Ths. Nguyễn Thị Thắm và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin ñược bày tỏ lời cảm ơn tới người thân, bạn bè và gia
ñình ñã chia sẻ, ñộng viên, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành khóa
học và trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Học viên



ðỗ Thị Thủy





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii


Lời cam ñoan
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực.
Các thông tin cũng như số liệu thu thập khác trong luận văn ñều ñược trích
dẫn ñầy ñủ.

Tác giả




ðỗ Thị Thủy

















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii


MỤC LỤC

MỞ ðẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Cơ sở khoa học 3
1.2. Tổng quan tài liệu 4
1.2.1. ðặc tính và tác dụng của các loại than than sinh học 4
1.2.2. Các kỹ thuật sản xuất than sinh học 545
1.2.3. Hiện trạng ứng dụng TSH trong sản xuất nông nghiệp 17
Chương 2: ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 26
2.1.1. ðối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Vật liệu nghiên cứu 26
2.3. Thời gian và ñịa ñiểm: 26
2.4. Nội dung nghiên cứu 26
2.5. Phương pháp nghiên cứu 27

2.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 28
2.7. Phương pháp xử lí số liệu 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng than sinh học ñến khả năng tích lũy C
và các chất dinh dưỡng trong cây lúa 29
3.1.1. Ảnh hưởng của bón TSH ñến lượng C tích lũy trong cây 29
3.1.2. Ảnh hưởng của bón TSH ñến lượng N tích lũy trong cây 30
3.1.3. Ảnh hưởng của bón TSH ñến lượng P tích lũy trong cây 32
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.1.4. Ảnh hưởng của bón TSH ñến lượng K tích lũy trong cây 33
3.1.5. Ảnh hưởng của bón TSH ñến lượng Ca tích lũy trong cây 34
3.1.6. Ảnh hưởng của bón TSH ñến lượng Mg tích lũy trong cây 35
3.2. Hiệu quả sử dụng than sinh học ñối với sinh trường, phát triển và
năng suất lúa 37
3.2.1. Ảnh hưởng liều lượng và loại than sinh học (TSH) ñến
chiều cao cây lúa 37
3.2.2. Ảnh hưởng loại TSH và lượng bón ñến khả năng ñẻ
nhánh của cây lúa 38
3.2.3. Ảnh hưởng loại TSH và lượng bón ñến sinh khối trên mặt ñất
của cây 40
3.2.4. Ảnh hưởng loại TSH và lượng bón ñến các yếu tố cấu thành năng
suất cây lúa 41
3.2.5. Ảnh hưởng loại TSH và lượng bón ñến năng suất lý thuyết và năng
suất ô thí nghiệm 43
3.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng than sinh học ñến chất lượng ñất 44
3.3.1. Ảnh hưởng ñến lý tính của ñất 44
3.3.2. Ảnh hưởng ñến một số chỉ tiêu hóa học của ñất 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

C : Carbon
CCC :

Chiều cao cây
ðBSCL :

ðồng bằng Sông Cửu Long
ðC :

ðối chứng
TSC :

Tuần sau cấy
TSH :

Than sinh học





















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

Danh mục các bảng

Bảng 1.1. Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp 5
Bảng 1.2. Chất lượng than sinh học ñược sản xuất từ các nguyên liệu
khác nhau 6
Bảng 1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng TSH sản xuất từ trấu ñến các chỉ
hóa học của ñất trồng lúa tại Long An sau hai vụ sử dụng liên tiếp 8
Bảng 1.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng TSH sản xuất từ trấu ñến các chỉ tiêu
vật lý của ñất trồng lúa tại Long An sau hai vụ sử dụng liên tiếp 8
Bảng 1.5. Hiệu quả sử dụng TSH sản xuất từ trấu trên lúa và ngô 16
Bảng 1.6. Chất lượng than ñược ñốt từ trấu bằng các phương pháp khác nhau 72
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm 27
Bảng 2.2 . Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong ñề tài 28

Bảng 3.1. Lượng C tích lũy trong cây lúa ở các công thức bón TSH khác nhau 30
Bảng 3.2. Lượng N tích lũy trong cây lúa ở các công thức bón TSH khác nhau 31
Bảng 3.3. Lượng P tích lũy trong cây lúa ở các công thức bón TSH khác nhau 32
Bảng 3.4. Lượng K tích lũy trong cây lúa ở các công thức bón TSH khác nhau 34
Bảng 3.5. Lượng Ca tích lũy trong cây lúa ở các công thức bón TSH
khác nhau 35
Bảng 3.6. Lượng Mg tích lũy trong cây lúa ở các công thức bón TSH
khác nhau 36
Bảng 3.7. Chiều cao cây lúa (cm) sau trồng 3, 6 và 9 tuần ở các công thức
bón TSH khác nhau 37
Bảng 3.8. Số dảnh lúa sau cấy 3, 6, 9 tuần ở các công thức bón TSH khác 39
Bảng 3.9. Khối lượng cây lúa (g/ khóm) ở các công thức bón loại và
lượng than khác nhau 40
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa mùa 2012 ở các công thức
bón TSH khác nhau 41
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa xuân 2013 ở các công thức
bón TSH khác nhau 42
Bảng 3.12. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức
bón TSH khác nhau 43
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu lý và hóa tính của tầng ñất mặt sử dụng trong
nghiên cứu 63
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của việc sử dụng TSH ñến các chỉ tiêu lý tính của
ñất xám bạc màu vùng Hiệp Hòa, Bắc Giang 45
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của việc sử dụng TSH ñến một số chỉ tiêu hóa
học của ñất xám bạc màu vùng Hiệp Hòa, Bắc Giang 47

















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

Danh mục các hình vẽ ñồ thị
Hình 1.1: ðốt trấu theo ñống 54
Hình 1.2: Phương pháp ñốt theo lò ñất 55
Hình 1.3 57
Hình 1.4: Phương pháp ñốt theo thùng tôn 58
Hình 1.5: Phương pháp ñốt theo thùng phuy có gắn ống khói 60
Hình 1.6: Phương pháp nhiệt phân gián tiếp 61
Hình 1.7: Phương pháp nhiệt phân theo lò gạch cách nhiệt 62
Hình 1.8: Phương pháp lò thiết kế từ thung phuy và có lớp phủ cách nhiệt 64
Hình 1.9: Hệ thống nhiệt phân nhanh khép kín 65
Hình 1.10: Thí nghiệm trấu ñốt theo ñống 67
Hình 1.11: ðốt trấu bằng ống khói 68
Hình 1.12. ðốt rơm rạ trong thùng tôn có ống khói 68

Hình 1.13. Sản phẩm TSH từ rơm rạ 69
Hình 1.14. ðốt thân, lá ngô trong thùng tôn 69
Hình 1.15. Sản phẩm TSH từ thân lá ngô theo PP3 70
Hình 1.16. Chuẩn bị lò ñốt theo PP4 70
Hình 1.17. Sản phẩm TSH từ thân lá ngô 71
Hình 1.18. Kiểu lò ñốt theo PP5 và sản phẩm TSH từ vỏ dừa 71
ðồ thị 3.1: Số dảnh lúa/ khóm giai ñoạn 6 tuần sau cấy ở các công thức
bón than khác nhau 39



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cùng với quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng, thế giới ñang
phải ñối mặt với nguy cơ suy giảm chất lượng môi trường ñất do lạm dụng
hoá chất. Nhiều kết quả nghiên cứu ñã chứng minh hàm lượng chất hữu cơ và
sức sản xuất của ñất ñang bị suy giảm nghiêm trọng do sử dụng lâu dài phân
bón hóa học. Việc tăng cường bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng,
phân xanh, phân rác ủ kết hợp với bón phân khoáng ñang ñược khuyến khích
mạnh mẽ trong sản xuất trồng trọt ñể cải tạo và duy trì sức sản xuất của ñất.
Mặc dù vậy, trong xu hướng công nghiệp hóa và hiện ñại hóa nông nghiệp,
nguồn vật liệu hữu cơ ñang ngày càng cạn kiệt dần, do ñó việc tìm kiếm các
nguồn vật liệu thay thế là ñiều kiện tiên quyết ñể duy trì một nền sản xuất
nông nghiệp bền vững.
Một số bằng chứng thực tế cho thấy C trong than sinh học (TSH), một
sản phẩm ñược tạo ra qua quá trình nhiệt phân các vật liệu hữu cơ trong môi
trường hoàn toàn yếm khí hoặc nghèo ôxy có khả năng tồn tại bền vững trong

môi trường ñất hàng thế kỷ thậm chí hàng thiên niên kỷ, làm tăng lượng C lưu
giữ trong ñất, giảm C phát thải vào khí quyển, ñồng thời có ảnh hưởng tích
cực ñến sức sản xuất của ñất. Vì vậy, TSH ñược mệnh danh là “vàng ñen”
trong nông nghiệp. Với hàm lượng carbon cao và ñặc tính xốp, than sinh học
có thể giúp ñất giữ nước, dưỡng chất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho ñất, qua
ñó góp phần tăng sản lượng cây trồng. Bên cạnh ñó, TSH còn ñóng vai trò
như bể chứa carbon tự nhiên - cô lập và nhốt khí CO
2
trong ñất “nguồn:

Mặc dù người dân Việt Nam ñã biết sử dụng phương pháp ñốt yếm khí
ñể sản xuất than hoa, ñốt trấu ñể bón ruộng nhưng những nghiên cứu một
cách hệ thống sản xuất và ứng dụng TSH vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ.
Gần ñây, Viện Môi trường Nông nghiệp ñã tiến hành một số ñề tài nghiên cứu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

công nghệ sản xuất than sinh học từ các nguồn phế, phụ phẩm khác nhau. Kết
quả cho thấy trữ lượng các bon chứa trong than sinh học sản xuất từ gỗ, tre
nứa, rơm rạ tuy khác nhau song ñều ñạt rất cao. Mặc dù vậy việc nghiên cứu
ứng dụng các loại than này ñể tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ
ñó tăng năng suất lúa và cải thiện chất lượng ñất, ñặc biệt là các vùng ñất bạc
màu do canh tác lâu năm vẫn còn hạn chế. ðể có cơ sở khoa học ñịnh hướng
cho việc ứng dụng các loại than sinh học trong sản xuất nông nghiệp, ñặc biệt
là sản xuất lúa trên các nền ñất xám bạc màu, chúng tôi thực hiện ñề tài
“Nghiên cứu hiệu lực một số loại than sinh học (biocoal) cho lúa trên ñất
xám bạc màu”
2. Mục tiêu của ñề tài
ðánh giá ñược khả năng cải tạo ñộ phì và năng suất cây lúa của các loại
than sinh học trên ñất xám bạc màu và ñề xuất ñược kỹ thuật sử dụng hiệu

quả chúng, góp phần thúc ñẩy sản xuất và sử dụng than sinh học ñể khai thác
tối ưu tiềm năng của các nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả năng hấp thụ dinh dưỡng của
cây lúa khi sử dụng các loại than sinh học, từ ñó có cơ sở xác ñinh loại than
và lượng bón cần thiết ñể ñảm bảo tối ưu hóa hiệu quả sử dụng dinh dưỡng
của cây trồng.
- Cung cấp các dẫn liệu về chất lượng ñất sau khi sử dụng than sinh học
ñể có cơ sở ứng dụng các loại than nhằm phục hồi và nâng cao sức sản xuất
của ñất
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nông dân lựa chọn ñược loại than và lượng
bón phù hợp, từ ñó thúc ñẩy việc khai thác các nguồn phụ phẩm ñể sản xuất
và ứng dụng than sinh học, thay thế các loại phân hữu cơ trong nông nghiệp,
góp phần tăng năng suất và cải tạo lý hóa tính của các vùng ñất bạc màu ở
nước ta.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Vai trò của chất hữu cơ ñối với chất lượng môi trường ñất ñã ñược
nhận biết từ lâu do bởi những ảnh hưởng trực tiếp của chất hữu cơ ñến các
tính chất hóa, lý và sinh học ñất như là làm tăng ñộ xốp, khả năng giữ nước,
dung tích hấp thu, chi phối hoạt ñộng vi sinh vật ñất. Chính vì vậy, sử dụng
phân hữu cơ ñược xem như một biện pháp kỹ thuật có hiệu quả cao trong việc
cải tạo ñất và nâng cao năng suất cây trồng. Trong thực tế, ñất bị suy giảm
chất hữu cơ và sức sản xuất ñang xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng sản xuất

thâm canh cao ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới. Tăng cường bón
các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân rác ủ kết hợp với bón
phân khoáng ñang ñược khuyến khích mạnh mẽ trong sản xuất trồng trọt ñể
cải tạo và duy trì sức sản xuất của ñất. Mặc dù vậy, trong xu hướng công
nghiệp hóa và hiện ñại hóa nông nghiệp, nguồn vật liệu hữu cơ ñang ngày
càng cạn kiệt dần, do ñó việc tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế là ñiều kiện
tiên quyết ñể duy trì một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Một số bằng chứng thực tế cho thấy C trong than sinh học (TSH), một
sản phẩm ñược tạo ra qua quá trình nhiệt phân các vật liệu hữu cơ trong môi
trường hoàn toàn yếm khí hoặc nghèo ôxy (ñược gọi là biocoal hay TSH), có
khả năng tồn tại bền vững trong môi trường ñất hàng thế kỷ thậm chí hàng
thiên niên kỷ, làm tăng lượng C lưu giữ trong ñất, giảm C phát thải vào khí
quyển, ñồng thời có ảnh hưởng tích cực ñến sức sản xuất của ñất [2]. Vì vậy,
TSH ñược mệnh danh là “vàng ñen” vì những ứng dụng của nó trong nông
nghiệp và môi trường. Hàm lượng carbon cao cùng với ñộ xốp tự nhiên của
TSH giúp ñất giữ ñược nước và các chất dinh dưỡng, ñồng thời bảo vệ các
loại vi khuẩn sống trong ñất, chống lại tác ñộng xấu của thời tiết, xói mòn ñất.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Hơn nữa, TSH còn ñóng vai trò là bể chứa carbon tự nhiên có khả năng lưu
trữ CO
2
trong ñất. Nhờ ñó, việc bổ sung một lượng nhất ñịnh TSH vào ñất có
thể cải tạo lý, hóa tính ñất, làm tăng ñáng kể năng suất cây trồng. Tuy nhiên,
hiệu quả cải tạo lý tính, hóa tính, dinh dưỡng ñất cũng như khả năng nâng ñỡ
sinh trưởng và năng suất của than sinh học phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
của từng lọai than và từng loại ñất khác nhau. Vì vậy, việc tiến hành các
nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả cải tạo ñất và tăng năng suất cây trồng của
các loại than cho từng vùng ñất, từng vùng sinh thái là có cơ sở khoa học và

cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường khi sử
dụng than sinh học.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. ðặc tính và tác dụng của các loại than than sinh học
1.2.1.1. ðặc tính của TSH
Than sinh học ñược nhiều nhà khoa học xem như “vàng ñen” cho
ngành nông nghiệp. Với hàm lượng carbon cao và ñặc tính xốp, than sinh học
có thể giúp ñất giữ nước, dưỡng chất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho ñất, qua
ñó góp phần tăng sản lượng cây trồng. Thông tin về các ñặc tính lý hóa học
của TSH rất hạn chế. Tuy nhiên qua tổng hợp từ nhiều nguồn [20] cho thấy
lượng TSH thu ñược là 28,5%, hàm lượng TSH trong TSH là 79,6% và năng
suất carbon là 49,9%. Các yếu tố chính quyết ñịnh ñặc tính của TSH là: (1)
loại chất hữu cơ dùng ñể hun, (2) môi trường hun (ví dụ nhiệt ñộ, khí) (3) chất
bổ sung trong quá trình hun. Nguồn hữu cơ cung cấp cho hun than có ảnh
hưởng rất lớn ñến chất lượng TSH, hàm lượng dinh dưỡng và chất dễ tiêu.
Ở nước ta, Viện Môi trường nông nghiệp ñã nghiên cứu tiềm năng khai
thác các nguồn phụ phẩm nông nghiệp ñể sản xuất phân hữu cơ và các loại
TSH, qua ñó cho thấy nếu tận dụng hết các nguồn phụ phẩm này, nguồn
nguyên liệu cho TSH là khá lớn (Bảng 1.1.)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Bảng 1.1. Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp
Nguồn sinh khối nông nghiệp Tiềm năng (triệu tấn) Tỷ lệ (%)
Rơm rạ 43,65 64,2
Trấu 8,73 12,8
Ngô 5,76 8,5
Lạc 2,42 3,6
Thân lá, bã mía 4,04 5,9

Khác 3,37 5,0
Tổng 67,97 100,0
“Nguồn: Viện Môi trường Nông nghiệp, 2012”
Song song với nghiên cứu về tiềm năng khai thác phụ phẩm, Viện cũng
ñã nghiên cứu chất lượng của một số loại TSH ñược sản xuất từ các nguồn
phụ phẩm khác nhau như trấu, rơm rạ, lá mía, thân lá ngô, lõi ngô, vỏ dừa v.v.
Kết quả cho thấy, hiệu suất thu hồi carbon và chất lượng than có sự khác nhau
giữa các phương pháp ñốt (Bảng 1.2).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Bảng 1.2. Chất lượng than sinh học ñược sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau
TT

Phương
pháp
Vật liệu
%
Trọng
lượng
TSH
pH
TC
(g/kg)
OC
(g/kg)
N(%)
P
2

O
5

(%)
K
2
O
(%)
Hiệu
suất thu
hồi C
(%)
1 PP1 Trấu 25 8,07 256,33 10,33 0,05 0,28 0,58 28,08
2 PP2 Trấu 33 8,44 335,87 8,22 0,02 0,33 0,77 48,57
3 PP3 Rơm 33 11,16 524,53 41,11 0,24 0,47 0,81 23,76
4 PP3 Lá mía 30 9,31 485,33 32,28 0,08 0,24 1,22 59,51
5 PP3 Thân lá ngô 30 10,67 444,25 32,02 0,34 0,16 2,32 45,61
6 PP4 Thân lá ngô 32 9,20 419,53 31,01 0,34 0,18 2,40 55,13
7 PP4 Lõi ngô 32 9,89 508,86 44,63 0,26 0,19 2,40 63,96
8 PP4 Vỏ dừa 33 8,81 492,78 29,50 0,34 0,11 1,96 61,71
9 PP5 Lõi ngô 30 9,47 457,07 45,59 0,29 0,16 2,21 53,86
10 PP5 Vỏ dừa 30 8,46 449,27 28,77 0,32 0,12 1,75 51,15
“Nguồn: Trần Viết Cường 2012“


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

1.2.1.2. Tác dụng của TSH
Trong những năm gần ñây, do tiềm năng ứng dụng to lớn của TSH

trong việc cải tạo ñất, nâng cao sức sản xuất của ñất ñồng thời tăng hàm lượng
C trong ñất, góp phần giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển, TSH ñã và
ñang là chủ ñề nóng ñược nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số công trình
nghiên cứu gần ñây ñã chỉ ra những tác dụng tích cực của TSH trong việc cải
tạo chất lượng môi trường ñất và năng suất cây trồng.
a. Ảnh hưởng bón TSH ñến chất lượng ñất
- TSH giúp cố ñịnh carbon trong môi trường
ðất có vai trò quan trọng như là một bể chứa trong quá trình cố ñịnh
CO
2
từ không khí. Thông thường các phương pháp tăng quá trình cố ñịnh C
ñược khuyến cáo như trồng cỏ, nông lâm kết hợp và duy trì thảm cỏ phục vụ
chăn nuôi ở các vùng ñất nhiệt ñới ñể làm tăng ñộ dày của tầng rễ [7]. C bị
biến ñổi thành CO
2
rất nhiều sau khi bón các loại phân hữu cơ phân giải
nhanh như bùn thải hoặc phân chuồng [6]; [8] Thậm chí trong các hệ thống
ñốt nương làm rẫy, hầu hết C bị thải trở lại không khí sau khi ñốt và một phần
rất nhỏ còn lại ở dạng TSH. Trên phạm vi toàn cầu ước tính khoảng 4 - 8 triệu
tấn sinh khối bị ñốt cháy trong ñó 1,3 ñến 1,7 triệu tấn là ñi vào không khí do
ñốt, chỉ có 0,5 ñến 0,7 triệu tấn ñược chuyển thành TSH. Do ñó giúp cho C ñi
vào ñất ở dạng TSH là một cách rất tốt ñể cố ñịnh CO
2
không khí và có vai trò
quan trọng trong việc cố ñịnh C toàn cầu bởi hệ số thu hồi C từ phương pháp
hun là rất cao (có thể ñạt 50% so với 3% từ kỹ thuật ñốt truyền thống). Do ñó,
bón TSH vào ñất có thể ñược coi là một biện pháp chứa CO
2
dài hạn.
Sản xuất TSH từ các vật liệu trấu, mùn cưa, sơ dừa, gỗ tạp, cũng ñã xuất

hiện và ñang phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua ở Việt Nam nhưng
TSH ñược sản xuất ra chủ yếu ñể làm chất ñốt, thay thế cho một số nguồn nhiên
liệu khác. Qua các thí nghiệm nghiên cứu tại vùng ðBSCL, [1] ñã cho biết hàm
lượng C hữu cơ trong ñất ñược cải thiện rõ rệt khi bón TSH.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Bảng 1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng TSH sản xuất từ trấu ñến các chỉ
hóa học của ñất trồng lúa tại Long An sau hai vụ sử dụng liên tiếp
Các chỉ tiêu hóa học
OC

N P
2
O
5

K
2
O

CEC

BS

Công thức
pHH
2
O

pH
KCl

(%)
(meq/
100g)

(%)

ðối chứng (không bón phân)
5,8 5,1 0,68

0,07

0,04

0,04

4,2 41,8

120N + 60P
2
O
5 +
70K
2
O
5,9 5,1 0,71

0,06


0,05

0,04

4,2 49,9

4 tấn TSH + 90N + 60P
2
O

+70K
2
O
6,1 5,3 0,98

0,08

0,04

0,05

5,2 50,7

8 tấn TSH + 90N + 60P
2
O +
70K
2
O

6,1 5,5 0,99

0,09

0,05

0,06

5,9 51,8

LSD5%
0,1 0,5 0,07

0,01

0,003

0,009

0,57

1,8

CV%
1,2 10,6 4,7

8,6

4,7 10,8


6,7 3,9


Bảng 1.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng TSH sản xuất từ trấu ñến các chỉ
tiêu vật lý của ñất trồng lúa tại Long An sau hai vụ sử dụng liên tiếp
Thành phần cơ giới (%)
Công thức
Dung
trọng
g/cm
3

Tỷ
trọng
g/cm
ðộ
xốp
(%)
Sét
<0,002
mm
Limon
0,02-
0,002m
m
Cát
mịn
0,02-
0,2mm
Cát

thô
0,2-
2,0mm

ðối chứng
(không bón
phân)
1,63 2,87 43,2 21,9 53,0 11,2 13,9
120N + 60P
2
O
5
+
70K
2
O
1,62 2,87 43,6 20,8 53,2 12,4 13,6
4 tấn TSH +
90N + 60P
2
O

+70K
2
O
1,58 2,87 44,9 22,5 54,4 11,9 11,2
8 tấn TSH +
90N + 60P
2
O +

70K
2
O
1,57 2,90 45,9 22,3 53,6 13,6 10,5
“Nguồn: Trần Viết Cường và CTV 2012”

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

- TSH có thể làm giảm ñộ chua, tăng dung tích hấp thu và ñộ phì
nhiêu của ñất
Theo (Glaser, 2007 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) sử dụng TSH làm chất
cải tạo ñất thực chất ñã ñược áp dụng từ xa xưa ở một số nơi trên thế giới,
ñiển hình là ở vùng lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Hầu hết các loại ñất ở
lưu vực sông Amazon có ñặc tính chua, dung tích hấp thu thấp, nghèo dinh
dưỡng và tiềm năng sản xuất cây trồng thấp. ðộ phì nhiêu ñất là yếu tố hạn
chế phát triển nông nghiệp bền vững trong vùng. Nhiều thế kỷ trước ñây,
những người bản ñịa ñã tìm ra cách cải tạo ñất bằng việc sử dụng một hỗn
hợp than từ các chất thải ñộng vật và gỗ ñược gọi là “Terra Preta de Indios”
(TPI, có nghĩa là ñất ñen theo tiếng Bồ ðào Nha). Những vùng ñất ñược bón
TPI cho ñến nay vẫn luôn duy trì ñộ phì nhiêu cao hơn hẳn các loại ñất khác
trong vùng mà không ñược bón TPI. Cụ thể ñất ở vùng Amazon ñược bón
TPI có hàm lượng hữu cơ, ñạm và lân gấp ba lần và sức sản xuất gấp hai lần
ñất ở các vùng ñất lân cận. Một hecta ñất ñược bón TPI chứa tới 250 tấn SOC
ở tầng 0-30cm (trong ñất không ñược cải tạo là 100 tấn SOC) và 500 tấn SOC
trong tầng 0-100cm (Glaser, 2007 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012). Trong tổng
lượng SOC ñó có tới 40% là C ñen. CEC trong ñất ñen ở Amozonia tăng theo
ñường tuyến tính với sự tăng lên của SOC (Lehmann et al., 2003 - dẫn theo
Vũ Thắng, 2012). Ngoài ra, nhờ sử dụng TPI ñã duy trì ñược ñộ phì nhiêu ñất
lâu dài nên nó ñã góp phần ngăn ngừa nạn phá rừng lấy ñất trồng trọt trong

vùng. Tương ứng với sự tăng lên SOC và CEC, hàm lượng các chất dinh
dưỡng còn lại trong ñất cải tạo bằng bón TSH cao hơn so với ñất không ñược
bón. Nghiên cứu của (Steiner, 2007 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) về hiệu quả
TSH ñưa vào ñất xanthic ferralsols trồng ngô, lúa và kê ở Brazil ñã chỉ ra
rằng lượng dinh dưỡng P, K, Ca, Mg, N còn lại trong các ô bón phân khoáng
kết hợp TSH (liều lượng 11 tấn C/ha) cao hơn cho dù lượng dinh dưỡng bị lấy

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

ñi khỏi ñất dạng sinh khối cây là lớn hơn khi so sánh với ô chỉ bón phân
khoáng, không bón TSH [2].
Ở các vùng nhiệt ñới, ñất bị khoáng hóa mạnh do thâm canh cao, bón
TSH có thể làm tăng pH và giảm nhôm di ñộng trong ñất chua [10]; [25]. Bón
TSH làm tăng pH ñất ñối với rất nhiều loại thành phần cơ giới khác nhau,
mức tăng có thể lên tới 1,2 ñơn vị pH [25]. Thậm chí vẫn còn có thể nhận ra
pH tăng ở các công thức bón TSH (pH=6,3) so với ñối chứng (pH=5,8) sau 3
năm bón TSH (Kishimoto and Sugiura 1985 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012).
Theo (Tryon, 1948 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) thì pH sẽ tăng mạnh hơn ở
những vùng ñất cát và thịt so với trên nền ñất sét. Kết quả là ñộ no bazơ tăng
ñến tận 10 lần so với trước khi bón TSH, còn CEC thì tăng ñến 3 lần bởi vì
khi bón TSH cũng là bổ sung thêm các nguyên tố kiềm K, Ca, Mg vào dung
dịch ñất, tăng pH ñất và tăng dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng trong ñất.
Nhiều nghiên cứu cũng ñã chỉ ra rằng kể cả lượng TSH nhỏ bón vào ñất thì
cũng tăng một cách ñáng kể lượng cation kiềm trong ñất, kể cả lượng ñạm
tổng số và lân dễ tiêu cũng tăng hơn so với ñối chứng.
Nông dân ở Nhật Bản cũng ñã có truyền thống sử dụng TSH ñể cải tạo
ñất. (Nishio, 1996 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) cho rằng việc bón TSH vào ñất
có thể kích thích hoạt ñộng của nấm cộng sinh rễ trong ñất (arbuscular
mycorrhiza fugi) và bởi vậy nó ảnh hưởng tích cực tới sự sinh trưởng của cây.

Mối quan hệ giữa TSH và nấm cộng sinh rễ trong ñất có vai trò quan trọng
trong việc khám phá ra cơ chế và tiềm năng cải tạo ñộ phì nhiêu ñất của than.
Theo [26], bốn cơ chế tác ñộng của TSH ñến sự phong phú của các loại nấm
cộng sinh rễ trong ñất có thể là:
+ Làm thay ñổi các tính chất hóa lý của ñất
+ Ảnh hưởng gián tiếp ñến nấm cộng sinh rễ mycorrhizal thông
qua ảnh hưởng ñến các loài vi khuẩn khác

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

+ Can thiệp vào quá trình truyền tín hiệu giữa nấm và cây và khử
các hóa chất ñộc
+ Cung cấp nơi cư trú cho các thực thể nấm
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu Bảng 1.3 trên ñây cũng cho thấy, tuy
hiệu quả chưa thực sự rõ rệt nhưng ở công thức bón 8 tấn TSH/ ha ñã cải
thiện rõ rệt ñộ pH ñất [1].
- TSH làm tăng khả năng giữ nước của ñất
Không chỉ làm thay ñổi ñặc tính hóa học ñất, TSH còn ảnh hưởng tới
tính chất lý học ñất như khả năng giữ nước của ñất và hạt kết. Những tác dụng
này có thể nâng cao lượng nước dễ tiêu cho cây trồng và giảm xói mòn ñất
[25]. Những ñặc tính lý hóa học của các loại ñất nghèo hữu cơ thường ñược
cải thiện bằng các hình thức canh tác gắn liền với việc sử dụng chất hữu cơ
như phân xanh, chất thải hữu cơ và các chất mùn từ than [25]. Một nhược
ñiểm rất lớn của việc sử dụng tàn dư hữu cơ là phải bón một lượng rất lớn từ
50 ñến 200 tấn/ ha mới cải thiện ñược một phần ñặc tính của ñất. ðáp ứng
ñược lượng bón lớn như vậy là không thực tế (Piccolo et al., 1996 - dẫn theo
Vũ Thắng, 2012). Trong khi ñó [25] cho thấy chỉ cần bón một lượng nhỏ (1.5
tấn ha
–1

) than giàu axít humic cũng làm tăng từ 20 ñến 130% hạt kết ổn ñịnh,
trong khi phải cần ñến một lượng 50–200 tấn/ ha sản phẩm hữu cơ chưa phân
hủy ñể tăng ñáng kể lượng hạt kết bền trong ñất. Hơn nữa chất thải hữu cơ lại
có thể chứa rất nhiều chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ.
ðất anthrosols giàu than ở Amazonian có khả năng giữ nước cao hơn
18% so với ñất vùng xung quanh không có TSH [20]. Người ta cũng quan sát
thấy khả năng không thấm nước của ñất cũng tăng lên sau khi ñốt thảm thực
vật trên bề mặt ñất. ðiều này một phần có thể do các mảnh nhỏ của tro và
than chặn ñứng các khe hở ñất và làm giảm tốc ñộ thấm nước. Cơ chế ñược
quan tâm nhiều hơn là có thể các hợp chất hữu cơ kỵ nước có trong TSH ñược

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

tạo ra trong quá trình ñốt và khi ñưa vào ñất chúng bao phủ các hạt ñất. Vỏ
bọc hữu cơ quanh hạt ñất là nguyên nhân cơ bản dẫn ñến tính không thấm
nước của ñất [13].
Ảnh hưởng của TSH ñến ñộ ẩm của các loại ñất có thành phần cơ giới
khác nhau là khác nhau. (Tryon, 1948 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) ñã nghiên
cứu ảnh hưởng bón TSH ñến 3 loại ñất cát, mùn và sét ñã chỉ ra rằng than củi
làm tăng ñộ ẩm hữu hiệu trong ñất cát, không ảnh hưởng tới ñất mùn và làm
giảm ñộ ẩm hữu hiệu trong ñất sét. Kết quả này cho thấy việc ñưa TSH vào
ñất có hàm lượng cấp hạt sét cao có thể sẽ không phù hợp trong việc làm tăng
khả năng giữ ẩm của ñất. Ngược lại, TSH có thể sẽ là một công cụ ñể chống
lại quá trình sa mạc hóa ở các vùng ñất cát. Như vậy cần tiếp tục tiến hành các
nghiên cứu về vai trò của TSH trong việc làm thay ñổi khả năng giữ nước của
ñất ở các vùng ñất khác nhau [4].
- TSH làm giảm mức ñộ thấm sâu của các chất trong ñất và tăng
khả năng giữ dinh dưỡng của ñất
TSH có thể hạn chế sự thấm sâu của các chất gây ô nhiễm trong ñất

nông nghiệp. ðiều này có thể do khả năng hút bám của TSH ñối với các chất
hòa tan như là Al
3+
, NO
3
-
, PO
4
3-
và các ion hòa tan khác. Nghiên cứu của
(Lehmann, 2003 – dẫn theo Vũ Thắng) cũng cho thấy lượng các chất khoáng
N, K, Ca và Mg thấm sâu tích lũy lại trong ñất ñen vùng Amazon (ñất ñược
bón TPI) tương ứng bằng 24, 45, 79 và 7% so với lượng tích lũy trong ñất
ferralsols. Với khả năng này, TSH nên ñược nghiên cứu ñể ứng dụng vào việc
hạn chế rửa trôi dinh dưỡng bề mặt ở các lưu vực và hạn chế ô nhiễm nước
ngầm gây ra bởi sự thấm sâu của các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp.
TSH không chỉ cải thiện hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu mà còn tăng
khả năng giữ dinh dưỡng trong ñất. Trong khi ñó, các sản phẩm hữu cơ thoái
hóa như tro than hoặc tro bay không có khả năng này. ðiều này rất quan

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

trọng với các loại ñất bị phong hóa hấp phụ ion kém. Nếu trộn một lượng lớn
TSH từ cây gỗ cứng vào ñất thì CEC có thể tăng 50% so với ñối chứng [25]
nhưng với một lượng TSH nhỏ thì vẫn tăng CEC trong ñất, trong khi ñó bón
tro than hoặc tro bay cũng không tăng khả năng giữ dinh dưỡng của ñất [11].
ðiển hình, Fujita I, Tomooka J, Sugimura T [16] ñã tính ñược khả năng hấp
phụ anion của TSH nguyên chất là 88,2 cmolc/ kg, còn Lehmann J, Sila JP da
Jr, [24] cho biết sự rửa trôi NH

4
+
trên ñất Ferralsol khi bón nhiều TSH, ñiều
ñó cho thấy NH
4
+
ñược TSH hấp phụ và lượng ñạm ñược cây lúa hút khi bón
kết hợp phân bón và TSH cũng có sự ảnh hưởng ñến việc giữ NH
4
+
. Khả năng
giữ dinh dưỡng cũng có thể ñạt ñược do khả năng giữ dinh dưỡng trong các
khe hở lớn và nhỏ. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra bón TSH vào ñất thì
tăng khả năng giữ ion trong ñất và giảm sự rửa trôi của chất hữu cơ hòa tan và
các chất dinh dưỡng hữu cơ.
b. Ảnh hưởng TSH ñến năng suất cây trồng và sức sản xuất của ñất
Các bằng chứng khoa học ñến nay ñều cho thấy rằng bổ sung TSH vào
ñất trong quá trình canh tác làm tăng năng suất cây trồng ñồng thời duy trì
ñược sức sản xuất của ñất lâu hơn. Tuy nhiên liều lượng sử dụng TSH và mức
ñộ ảnh hưởng của nó ñến năng suất cây trồng dao ñộng trong vùng khá rộng
giữa các nghiên cứu.
Bón TSH vào ñất làm tăng ñáng kể tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, sự
sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng. Tỷ lệ nảy mầm có thể tăng
30%, chiều cao cây tăng 24% và sinh khối cũng tăng 13% so với ñối chứng
[9]. Các tác giả này cũng cho biết, nếu bón 0,5 tấn TSH/ha thì chiều cao của
cây sugi tăng thêm 1,26 ñến 1,35 lần và sản lượng tăng 2,3 ñến 2,4 lần. Với
cây hàng năm, năng suất có thể tăng 200% nếu ñược bón lượng TSH cao.
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, các axít humic trong TSH
còn chứa các hóc môn có khả năng tăng trưởng cây trồng. Tuy nhiên ñể tìm ra


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

lượng TSH tối ưu bón cho cây trồng thì cần phải xác ñịnh cho từng loại ñất và
cây trồng nhất ñịnh. Một số nghiên cứu gần ñây còn cho thấy tác dụng của
TSH ñối với sinh trưởng và năng suất cây trồng còn cao hơn nếu bón kết hợp
với phân khoáng [20].
Nghiên cứu của (Kishimoto & Sugiura, 1985 - dẫn theo Vũ Thắng,
2012) thì cho thấy bón TSH cho ñậu tương (trồng trên ñất mùn trên núi ở
Nhật Bản) có thể tăng năng suất ñậu 151, 63 và 29% tương ứng với các mức
bón 0,5, 5 và 15 tấn than/ ha. Trong khi nghiên cứu của (Rondon et al., 2005 -
dẫn theo Vũ Thắng, 2012) cho thấy trưởng sinh khối của ñậu (Phaseolus
vulgaris L.) tăng lên khi bón TSH ở mức 6 tấn than/ha nhưng giảm xuống tới
mức bằng sinh khối ở ô ñối chứng khi lượng TSH tăng lên mức 9 tấn/ ha.
Trong khi (Lehmann, 2007 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) báo cáo bón TSH
vào ñất tới mức 14 tấn/ ha ñối với ñất vùng nhiệt ñới ẩm vẫn thấy năng suất cây
trồng tăng. Còn với ñậu ñũa trồng trên ñất Xanthic ferralsols, bón TSH ở mức 6,7
và 13,5 tấn than/ ha làm tăng sinh khối lên tương ứng là 150 và 200% [20].
Nghiên cứu của (Steiner et al., 2007 - dẫn theo Vũ Thắng, 2012) thì cho
thấy bón TSH (sản xuất từ các cây gỗ rừng, kích cỡ < 2 mm) với liều lượng
11 tấn/ ha kết hợp với phân khoáng NPK trên ñất Xanthic ferralsols trồng
ngô, lúa, kê ở Brazil làm tổng năng suất hạt tăng gấp ñôi so với năng suất ở
công thức chỉ bón phân khoáng. Năng suất giảm dần ở tất cả các công thức
qua các vụ trồng nhưng lượng giảm ở ô bón phân khoáng kết hợp TSH thấp
hơn ở ô chỉ bón phân khoáng. Liều lượng và mức ñộ ảnh hưởng của phân bón
có sự biến ñộng khá lớn trong các nghiên cứu trên. ðiều này có thể có liên
quan tới sự khác nhau về ñặc tính của TSH ñược sử dụng, tính chất ñất nghiên
cứu, giống cây trồng sử dụng và các biện pháp kỹ thuật canh tác. ðặc tính
TSH có thể bị chi phối bởi nguồn vật liệu ñưa vào sản xuất than, nhiệt ñộ ñể
nhiệt phân trong quá trình sản xuất và các yếu tố công nghệ khác trong quy


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

trình sản xuất than ñều có thể dẫn ñến sản phẩm than có ñặc ñiểm vật lý và
thành phần hóa học khác nhau. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại TSH
liên quan ñến vật liệu ñầu vào và nhiệt ñộ nhiệt phân, liều lượng và phương
pháp bón ñối với các loại ñất và cây trồng khác nhau là cần thiết hiện nay.
Người dân bản ñịa tại các vùng nhiệt ñới ở Nam Mỹ và châu Phi ñã
nhận thức ñược ảnh hưởng tích cực của than sinh học ñến ñất và sự sinh
trưởng của cây trồng cách ñây hàng nghìn năm. Nhưng, nghiên cứu này nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu than sinh học vì nó không chỉ có
tiềm năng mở ra những thị trường lợi nhuận mới cho ngành nông nghiệp và
công nghiệp, mà còn cung cấp dữ liệu quan trọng cho bảo vệ ñất và khí hậu.
Các kết quả nghiên cứu cũng quan trọng trong bối cảnh báo cáo ñánh
giá lần thứ 5 mới ñược công bố, trong ñó Ủy ban liên chính phủ về biến ñổi
khí hậu nêu rõ, nồng ñộ các khí nhà kính CO
2
, metan và nitơ oxit trong khí
quyển lần lượt tăng 40%, 150% và 200% kể từ năm 1750 do họat ñộng của con
người. Nguồn phát thải nitơ oxit chủ yếu là ngành nông nghiệp chiếm 84%. Do
ñó, việc nghiên cứu các chiến lược giảm phát thải nitơ oxit ñồng thời sử dụng
phân nitơ bền vững và duy trì sản lượng cây trồng có ý nghĩa lớn về kinh tế và
môi trường “nguồn: www.vista.vn/UserPages/News/ than-sinh-hoc /”.
Ở nước ta, ñã có một số công trình nghiên cứu về hiệu quả của TSH ñối
với sinh trưởng và năng suất một số cây trồng như lúa, ngô v.v. Kết quả cho
thấy, hiệu quả tăng năng suất của TSH ñối với cả hai cây trồng này không
thực sự rõ rệt. Nguyên nhân có thể do hiệu quả của TSH có sự sai khác trên
các vùng ñất, thời vụ, chế ñộ phân bón khác nhau. Do ñó cần có những nghiên
cứu bổ sung ñể phát huy tốt hơn hiệu quả của TSH trong việc tăng năng suất

cây trồng tại các vùng sinh thái và hệ thống canh tác khác nhau (Bảng 1.5)

×