Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá rô đồng tự nhiên và nuôi thâm canh tại một số huyện của tỉnh hưng yên, đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




HÀ QUANG HUY



NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ RÔ ðỒNG TỰ
NHIÊN VÀ NUÔI THÂM CANH TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA
TỈNH HƯNG YÊN, ðỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ





LUẬN VĂN THẠC SĨ








Hà Nội – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





HÀ QUANG HUY



NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ RÔ ðỒNG TỰ
NHIÊN VÀ NUÔI THÂM CANH TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA
TỈNH HƯNG YÊN, ðỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ





Hà Nội – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.


Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn




Hà Quang Huy









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi ñã
nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể.

Lời ñầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Thú
Y – Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, ñặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong
bộ môn Ký Sinh Trùng – Khoa Thú Y ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Thọ
ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thời gian thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Bùi Quang Tề và Công ty TNHH
Quang Dương ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Hà Quang Huy

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
ðẶT VẤN ðỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô ñồng 3
1.1.1 Vị trí phân loại 3
1.1.2 Phân bố 3
1.1.3 ðặc ñiểm hình thái 4
1.1.4 Dinh dưỡng 4
1.1.5 Sinh trưởng 5
1.1.6 Sinh sản 5
1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá trên thế giới và ở Việt Nam. 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới 6
1.2.2 Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam 10
1.3 Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá Rô ðồng 12
1.3.1 Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá Rô ðồng ở nước ngoài 12
1.3.2 Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá Rô ðồng ở Việt Nam 12
1.4 Hóa chất phòng trị bệnh ký sinh trùng. 14
1.4.1 Tình hình sử dụng thuốc và hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản. 14
1.4.2 Hóa chất phòng trị bệnh ký sinh trùng trên cá. 16
1.4.3 Hóa chất phòng trị bệnh trùng bánh xe 17
CHƯƠNG 2 ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 ðối tượng nghiên cứu 20
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 20
2.3 Thời gian nghiên cứu 20
2.4 Nội dung nghiên cứu 20
2.5 Dụng cụ nghiên cứu 20
2.6 Phương pháp nghiên cứu 20
2.6.1 Phương pháp lấy mẫu 21

2.6.2 Nguyên tắc nghiên cứu ký sinh trùng trên cá 22
2.6.3 Phương pháp thu mẫu ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá 23
2.6.4 Phương pháp thu mẫu ký sinh trùng nội ký sinh trên cá 24
2.6.5 Phương pháp nhuộm cố ñịnh mẫu và bảo quản mẫu 25
2.6.6 Phương pháp ñịnh loại ký sinh trùng 26
2.7 ðo ñếm ký sinh trùng 26
2.7.1 Tính cường ñộ nhiễm 26
2.7.2 Tính tỷ lệ nhiễm 26
2.7.3 ðo kích thước 26
2.8 Xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Giới thiệu ñôi nét về ñiều kiện tự nhiên của Hưng Yên và ñịa ñiểm
nghiên cứu. 28
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên của Hưng Yên 28
3.1.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của ñịa ñiểm nghiên cứu. 28
3.2 Thành phần giống loài KST trên cá Rô ðồng tại Hưng Yên. 29
3.2.1 Vị trí phân loại và ñặc ñiểm hình thái của các loài ký sinh trùng trên
cá Rô ðồng trên ñịa bàn nghiên cứu huyện Khoái Châu, Văn Giang,
Yên Mỹ. 30
3.3 Thành phần loài ký sinh trùng, mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên từng
ñịa ñiểm nghiên cứu. 39
3.3.1 Thành phần loài ký sinh trùng, mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên ñịa
ñiểm nghiên cứu huyện Khoái Châu. 39
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.3.2 Thành phần loài ký sinh trùng, mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên ñịa
ñiểm nghiên cứu huyện Văn Giang. 40
3.3.3 Thành phần loài ký sinh trùng, mức ñộ nhiễm ký sinh trùng trên ñịa
ñiểm nghiên cứu ở huyện Yên Mỹ. 40

3.4 So sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giữa 3 huyện Khoái Châu, Văn
Giang, Yên Mỹ. 41
3.5 So sánh tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng theo mùa vụ trong
năm 43
3.6 So sánh tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng của cá rô ñồng
nuôi thâm canh và cá rô ñồng tự nhiên. 45
3.4 ðề xuất biện pháp phòng bệnh. 48
3.4.1 Cải tạo và vệ sinh môi trường trong nuôi trồng thủy sản. 48
3.4.2 Cải tạo ao ñầm và dụng cụ trước khi ương nuôi cá. 49
3.4.3 Các biện pháp khử trùng: 49
3.4.4 Tăng cường sức ñề kháng cho cá. 50
KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 51
1 Kết luận 51
2 ðề xuất 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Tên ñầy ñủ
1 CQ Cơ quan
2 CQKS Cơ quan ký sinh
3 CTV Cộng tác viên
4 ðVTS ðộng vật thủy sản
5 KHKT Khoa học kỹ thuật
6 KST Ký sinh trùng
7 NCTS Nghiên cứu thủy sản

8 NTTS Nuôi trồng thủy sản
9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Ký sinh trùng nghiên cứu trên cá rô ñông ñã nghiên cứu ở Việt Nam 13
2.1 Số lượng mẫu cá nghiên cứu 22
3.1 Thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá Rô ðồng tại 3 huyện
Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ của Hưng Yên. 29
3.2 Thành phần loài ký sinh trùng trên cá Rô ðồng tại huyện Khoái Châu. 39
3.3 Thành phần loài ký sinh trùng trên cá Rô ðồng ở huyện Văn Giang 40
3.4 Thành phần loài ký sinh trùng trên cá rô ñồng ở huyện Yên Mỹ 41
3.5 So sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giữa ba huyện Khoái Châu, Yên Mỹ
và Văn Giang. 42
3.6 So sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng theo mùa vụ 43
3.7 So sánh cường ñộ nhiễm ký sinh trùng theo mùa vụ. 44
3.8 So sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng của cá rô ñồng nuôi thâm canh và cá
rô ñồng tự nhiên. 46
3.9 So sánh cường ñộ nhiễm ký sinh trùng của cá rô ñồng nuôi thâm canh
và cá rô ñồng tự nhiên. 47

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

1.1 Cá Rô ðồng 3
2.1 Sơ ñồ tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng 21
2.2 Giải phẫu cá 23
3.1 Henneguya schulmani (A- theo Hà Ký, 1968; B,C- nhuộm AgNO
3
) 31
3.2 Trichodina multabilis (nhuộm AgNO
3
) 32
3.3 Loài Trichodina anabasi (nhuộm AgNO
3
) 33
3.4 Trianchoratus gussevi 35
3.5 Metacercria Centrocestus formosanus 36
3.6 Camallanus anabantis 38
3.7 Biểu ñồ so sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giữa ba huyện Khoái Châu,
Văn Giang, Yên Mỹ 42
3.8 Biểu ñồ so sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng theo mùa vụ 43
3.9 Biểu ñồ so sánh cường ñộ nhiễm ký sinh trùng theo mùa vụ 45
3.10 Biểu ñồ so sánh tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng của cá rô ñồng nuôi thâm
canh và nuôi tự nhiên 46
3.11 Biểu ñồ so sánh cường ñộ nhiễm ký sinh trùng của cá rô ñồng nuôi
thâm canh và nuôi tự nhiên 47










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

ðẶT VẤN ðỀ

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ñới gió mùa, ñộ ẩm cao là ñiều
kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Các bệnh do chúng gây ra có ảnh hưởng
lớn tới sức khỏe người, ñộng vật, và gây tổn thất to lớn ñối với sản xuất nông, ngư
nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu phòng chống các bệnh ký sinh trùng cho người, vật
nuôi và cây trồng là hết sức cần thiết.
Với chiều dài bờ biển lên tới 3350 km và nhiều hệ thống sông, suối, ao, hồ…
lớn. ðặc biệt, với 80% diện tích ñất sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là thâm canh
cây lúa nước, nên chúng ta có nhiều hệ thống kênh mương cấp thoát nước dầy ñặc,
cộng với ñiều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt ñộ thích hợp. ðây là những
ñiều kiện rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng và ñánh bắt thủy hải sản phát triển. Vì
thế, nguồn lợi thủy sản ở nước ta là rất lớn và vô cùng phong phú. Bên cạnh nguồn
lợi hải sản to lớn, chúng ta còn có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
nước lợ thuận lợi. Việt Nam là một trong những nước ñứng ñầu thế giới về xuất
khẩu thủy hải sản, ñặc biệt là xuất khẩu cá Tra, ca Ba sa và tôm Sú…Song song với
nuôi trồng thủy hải sản phục vụ xuất khẩu và phát triển kinh tế nông hộ, chúng ta
còn có thể khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong các hệ thống sông, suối, ao,
hồ, kênh, mương…ñể phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân và là nguồn sinh
sống, nguồn thu nhập của nhiều hộ dân chài lưới ven sông.
Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi tự nhiên ñó, chúng ta cũng phải ñối
mặt với nhiều vấn ñề, một trong số ñó là vấn ñề ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

ðặc biệt là bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và ñộng vật. Vì những ñộng
vật thủy sản có thể là vật chủ hoặc vật chủ trung gian của nhiều loài ký sinh trùng,
trong ñó có rất nhiều loài ký sinh trùng có thể ký sinh và gây bệnh cho người và vật
nuôi. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá nước ngọt
sống trong tự nhiên là một vấn ñề cần thiết. Trên cơ sở ñó chúng tôi thực hiện ñề
tài: “Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá rô ñồng tự nhiên và nuôi thâm canh tại
một số huyện của tỉnh Hưng Yên, ñề xuất biện pháp phòng trị”.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Mục ñích của ñề tài
Nhằm xác ñịnh ñược thành phần loài, tỷ lệ, cường ñộ nhiễm ký sinh trùng trên
cá rô ñồng sống trong tự nhiên và nuôi ở tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu sự khác nhau
tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng ở cá Rô ðồng tự nhiên và cá Rô ðồng
nuôi thương phẩm. Nghiên cứu tỷ lệ và cường ñộ nhiễm ký sinh trùng theo mùa vụ
trong năm. Từ ñó khuyến cáo cho người dân chăn nuôi biết ñể chủ ñộng phòng
chống bệnh do ký sinh trùng gây ra ñối với cá Rô ðồng.




















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá rô ñồng
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo Mai ðình Yên và cộng tác viên (1992), cá rô ñồng thuộc:
Lớp cá xương Osteichthyes
Bộ cá vượt Perciformes
Bộ phụ Anabantoidei
Họ Anabantidae
Giống Anabas
Loài Anabas testudineus (Boch 1792)

Hình 1.1: Cá Rô ðồng

1.1.2. Phân bố
- Rô ñồng là loài cá nước ngọt, sống ở vùng nhiệt ñới. Ở Việt Nam cá rô
ñồng rất phổ biến ở miền Nam và miền Bắc.
- Ngoài tự nhiên cá sống trong sông, ao, hồ, mương vườn, ruộng, ngoài ra cá
có thể sống ở các cửa sông lớn, miền núi ít gặp.

- Trong ñiều kiện nhân tạo, cá rô sống ñược trong bể xi măng, ao mương có
diện tích nhỏ. Ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể ñược giử ẩm, cá có thể sống
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

ñược ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí
trời, ñây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật ñộ cao trong ao.
1.1.3. ðặc ñiểm hình thái
- Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô ñồng có thân
hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. ðầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa,
rạch miệng xiên kéo dài ñến ñường thẳng ñứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn.
Mỗi bên ñầu có hai lỗ mũi, lỗ phía trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to, tròn
nằm lệch về nửa trên của ñầu và gần chót mõm hơn gần ñiểm cuối nắp mang.
- Phần trán giữa mắt cong lồi tương ñương 1,5 ñường kính mắt. Cạnh dưới
xương lệ, xương giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp
mang có nhiều gai nhỏ nhọn, tạo thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên
dính nhau và có phủ vảy. Trên ñầu có nhiều lỗ cảm giác.
- Vảy ñược phủ toàn thân, ñầu và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi ñuôi,
vảy phủ lên các vi nhỏ hơn vảy ở thân và ñầu. Gốc vi bụng có một vảy nách hình
mũi mác.
- ðường bên nằm ngang và chia làm hai ñoạn: ðoạn trên từ bờ trên lỗ mang
ñến ngang các vi lưng cuối cùng. ðoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối cùng ñến
ñiểm giữa gốc vi ñuôi, hai ñoạn này cách nhau một hang vảy.
- Gốc vi lưng lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi
ñiểm vi lưng ở trên vảy ñường bên thứ ba và kéo dài ñến gốc vi ñuôi. Khởi ñiểm vi
hậu môn ngang vảy ñường bên thứ 14 – 15, gần ñiểm giữ gốc vi ñuôi hơn gần chót
mõm và chạy dài ñến gốc vi ñuôi. Vi ñuôi tròn, không chẻ ñôi. Gai vi lưng, vi hậu
môn, vi bụng cứng nhọn.
- Mặt lưng của ñầu và thân có màu xám ñen hoặc xám xanh và lượt dần
xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có

một màng da nhỏ màu ñen. Có một ñốm ñen ñậm giữa gốc vi ñuôi ngoài ra còn có
một số ñặc ñiểm ñen mờ nằm rải rác trên thân.
1.1.4. Dinh dưỡng
- Cá bắt ñầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống
loài ñộng vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chí chúng
cũng ăn cả ấu trùng tôm cá.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

- Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa
thích của cá là ñộng vật ñáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thuỷ thực
vật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông
nghịệp rất tốt.
- Cá rô ñồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về ñộng vật. Tính dữ ñược thể
hiện khi trong ñàn cá có cá chết những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết hoặc
trong giai ñoạn cá giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ,
ñây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá.
1.1.5. Sinh trưởng
- Cá rô ñồng có tốc ñộ sinh trưởng tương ñối chậm, sau 6 tháng nuôi cá ñạt
trọng lượng từ 60 - 100g/con.
- Trong ñiều kiện nhân tạo, cá rô ñồng sống ñược trong bể xi măng, ao
mương có diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể ñược giữ ẩm, cá
có thể sống ñược ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên
mang sử dụng khí trời, ñây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật ñộ cao
trong ao.
1.1.6. Sinh sản
- Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa. ðầu mùa mưa cá di
chuyển từ nơi sinh sống ñến những nơi vừa ngập nước sau những ñám mưa lớn ñầu
mùa như: ruộng, ao, ñìa v.v nơi có chiều sâu cột nước 30 - 40 cm ñể sinh sản. Cá
rô ñồng không có tập tính giữ con.

- Ở chiều dài 10 – 13 cm, cá rô ñồng tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh
sản cá cao ñạt 30 - 40 vạn trứng/kg cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu
vàng. Cá ñẻ 3 - 4 lần/năm.
- Theo Dương Nhựt Long (2003) trứng cá rô thành thục thường có màu trắng
ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, ñường kính trứng sau khi trương nước dao ñộng
từ 1,1-1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá cao ñạt
khoảng 300.000 ñến 700.000 trứng/kg cá cái.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
Mới ñầu là những nghiên cứu sơ khai của Linnae về ký sinh trùng (1707 –
1778). Tiếp theo ñó là các nhà khoa học Liên Xô cũ ñã có những nghiên cứu về ký
sinh trùng trên cá toàn diện nhất. Viện sỹ V. A. Dogiel (1882 – 1956) thuộc viện
hàn lâm khoa học Liên Xô cũ ñã ñưa ra “phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên
cá”, mở ra một hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng
trên cá và các loại bệnh do ký sinh trùng gây ra, cho ñến nay nhiều nhà nghiên cứu
ký sinh trùng cá vẫn áp dụng. Viện sỹ Bychowsky và các cộng sự, năm 1962 ñã
xuất bản cuốn sách: “ Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô ” ñã
mô tả 1211 loài ký sinh trùng của khu hệ cá nước ngọt Liên Xô. Tiếp tục năm 1984,
1985, 1987 công trình nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt Liên Xô ñã
xuất bản thành hai phần gồm ba tập, do O.N. Bauer là chủ biên chính, S. S.
Schulman chủ biên tập 1, A. V. Gussev chủ biên tập 2, O. N. Bauer chủ biên tập 3.
Ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu ký sinh trùng lâu năm của Liên Xô cũ. Công
trình ñã mô tả hơn 2.000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước
ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký
sinh trùng ở cá sớm nhất, toàn diện và ñồ sộ nhất.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô cho thấy các loài sán ñơn
chủ thuộc một số họ Dactylogyridae, Tetraonchidae có tính ñặc hữu rất cao, mỗi

loài cá chỉ bị một số loài sán lá ñơn chủ nhất ñịnh ký sinh, nghĩa là những loài sán
lá ñơn chủ chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất ñịnh. Nghiên cứu về sán lá ñơn chủ,
Gussev cho rằng sự phân loại và tiến hóa của họ Dactylogyridae, Diplozoonidae,
Ancyloliscoidae có liên hệ với ký chủ của chúng, sán lá ñơn chủ (Monogenea) ở cá
nước ngọt chủ yếu ký sinh trên bộ cá Chép. Hầu hết giống cá Chép là ký chủ của họ
Dactylogyridae và Diplozoonidae (Lê Ngọc Quân, 2005)
Các nước châu Âu khác cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh
trùng trên cá. Lom (1958 – 1997) người Tiệp Khắc ñã nghiên cứu ký sinh trùng
Ciliophora, Myxozoa, Microspora, Spotozoa và Mastigophora trên ñộng vật trong
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

ñó có cá. Lom và G. Grupcheva (1976), nghiên cứu ký sinh ñơn bào của cá Chép ở
Tiệp khắc và Bungari, các tác giả ñã so sánh sự xuất hiện bệnh và mô tả loài mới. Năm
1992, Lom và Iva Dykova ñã xuất bản cuốn “Ký sinh trùng ñơn bào (Protozoa) của
cá”. Họ cho biết hiện nay có xấp xỉ 2.420 loài ký sinh trùng ñơn bào (Protozoa) ở cá ñã
ñược công bố. Nhiều loài gây nguy hiểm cho cá nuôi nước ngọt và nuôi nước biển.
Cuốn sách ñã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7 ngành ký
sinh ñơn bào ở cá, gồm: ngành trùng Roi (Mastigophora), ngành Opalinata, ngành
Amip (Amoebae), ngành trùng Bào tử (Apicomplexa), ngành vi bào tử (Microspora),
ngành bào tử (Myxozoa), ngành trùng Lông (Ciliophora).
Châu Phi và Trung Cận ðông ñã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh
trùng ở cá, trong ñó có Paperna I. (1961, 1964, 1965, 1996); D. C. Kritsky (1960).
Năm 1964, Paperna ñã nghiên cứu ký sinh trùng ña bào của 29 loài cá nội ñịa Israel
và phát hiện ñược 116 loài ký sinh trùng. Năm 1996, Paperna cho xuất bản cuốn
sách “Ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm ở cá Châu Phi”, ông ñã mô tả các bệnh
ký sinh trùng ở các trại nuôi cá và phân loại ký sinh trùng quan trọng của cá
(Paperna I., 1963,1964, 1965,1996)
Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu ký sinh trùng – bệnh cá và ñộng vật thủy sản
nói chung khá phát triển so với các nước Châu Á. Từ giữa thế kỷ 20 ñã có nhiều nhà

khoa học nghiên cứu ký sinh trùng cá. Chen Chinleu (1955, 1956, 1960), Nie Dashu
(1960), Yin Wen-ying (1960, 1962, 1963), Wu H.S. (1956). Năm 1973, Chen Chin
Leu là chủ biên cuốn sách: “Ký sinh trùng cá nước ngọt tỉnh Hồ Bắc”. Ông ñiều tra
50 loài cá nước ngọt ñã phát hiện 382 loài ký sinh trùng trong ñó có 17 loài sán lá
ñơn chủ, 33 loài sán lá song chủ, 10 loài sán dây. (Chen Chin Leu và CTV, 1973).
Ở Nhật Bản, công trình ñồ sộ nhất của nhà ký sinh trùng học Yamaguti S
(1958, 1960, 1963, 1971) ñã tổng kết kết quả nghiên cứu giun, sán ký sinh ở ñộng
vật và người trên toàn thế giới, xuất bản thành nhiều tập. Nagasawa K. Awakura T.
và Urawa S. (1989) ñã tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở
Hokkaido - Nhật Bản và xác ñịnh ñược 96 loài ký sinh trùng trong ñó 38 loài chưa
xác ñịnh ñược tên loài (Yamaguti, 1960,1963,1971)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Ngoài ra, Ấn ðộ có nhiều công trình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá. Năm
1967, Gupta ñã nghiên cứu ký sinh trùng ñơn bào và giun sán ký sinh trên cá (Gupta
S.P. and Vinod Agrawal, 1967). Năm 1976, Gussev nghiên cứu 37 loài cá nước
ngọt Ấn ðộ, phân loại ñược 57 loài sán ñơn chủ trong ñó ñã phát hiện 40 loài sán lá
ñơn chủ là loài mới ñối với khoa học(Gussev A.V (1976).
Ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, công trình nghiên cứu ñầu tiên
về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B Wilson, 1926 – 1927 thông báo về hiện
tượng rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt Thái Lan và ñến năm
1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh lý trên cá trê Thái Lan có một loài thuộc
giống Carligus ký sinh. Qua tổng kết, một số nguyên sinh ñộng vật, sán lá ñơn chủ
là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng như: Chilodonella, Trichodina, Costia,
Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus Ngoài ra, Paiboon Yutisri; Aprirum
Thuhanruksa (1985), khi ñiều tra khu hệ ký sinh trùng của một số cá sống tự nhiên
ở một số vùng của Thái Lan ñã phát hiện 16 loài ký sinh trùng, trong ñó gồm 3 loài
ngoại ký sinh và 13 loài nội ký sinh ở cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus)
(Pailboon Yutisri and Apirum Thuhanruksa (1985).

Ở Indonesia, khi nghiên cứu sán dây, sán lá song chủ và giun ñầu gai trên cá
nước ngọt ở Java, Louis Bovien (1926, 1927, 1933) ñã mô tả một giống mới và loài
mới Djombangia penetrans tìm thấy ở cá trê trắng (Clarias batrachus), Isoparorchis
eurytremum ở cá Wallago attu. Tiếp theo nhà khoa học người ðức Alfred L.
Buschkiel (1932, 1935) ñã nghiên cứu ký sinh trùng ñơn bào (Ichthyophthyrius
multifiliis) ở một số loài cá nước ngọt của Indonesia. ðến năm 1952, sự ra ñời của
cuốn sách “Những dấu hiệu của những loại ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở
Indonesia” của tác giả M.Sachlan thực sự là bước ngoặt trong ngành ký sinh trùng
học nước này.
Malaysia là nước nghiên cứu ký sinh trùng của cá muộn hơn. Trong giai
ñoạn 1861 – 1973, Furtado và Fernanda có báo cáo về phân loại và hình thái của
một số giun sán ký sinh ở cá nước ngọt Malaysia (Richard Arthur J, 1996). Cũng
như ở Thái Lan và nhiều nước khác, khu hệ ký sinh trùng ở Malaysia ngày càng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

phong phú khi sự nghiên cứu ñược chuyên sâu theo nhiều hướng khác nhau. Susan
Lim Lee- Hong (1983, 1985, 1986, 1987, 1990, 1997) ñã nghiên cứu hệ thống phân
loại của sán lá ñơn chủ ở cá nước ngọt Malaysia.
Ở Philippines tác giả nghiên cứu ký sinh trùng cá sớm nhất là Tubangui M.
A. (1928 - 1946). Ngay từ năm 1947, Tubangui ñã công bố kết quả nghiên cứu một
số loài mới thuộc sán lá ñơn chủ (Trematoda – Digenea), giun tròn (Nematoda) và
giun ñầu móc (Acanthocephala). Năm 1958, Velasquez ñã ñề cập ñến sự phân loại
và chu kỳ sống của ký sinh trùng giun sán. Năm 1975, Velasquez xuất bản cuốn
sách về sán lá song chủ ở Philipin, tổng khóa phân loại sán lá song chủ “Digenetic
trematodes of Philipin fishes” . Trong ñó, tác giả mô tả 73 loài thuộc 50 giống 21
họ sán lá song chủ ký sinh trên 27 họ cá của Philippines. (Carmen C. Velasquez,
1975). Các tác giả Arthur, J.R., Lumanlan – May, S. (1997) khi tổng kết nghiên cứu
ký sinh trùng của cá ở Philippines ñã ñiều tra và xác ñịnh ñược 201 loài ký sinh
trùng ở 172 loài, gồm: Apicomplexa – 1, Ciliophora – 16, Mastigophora -2,

Microspora – 1, Myxozoa – 9, Trematoda -90, Monogennea -22, Cestoda – 6,
Nematoda – 20, Acanthocephala – 5, Mollusca -1, Branchiura – 2, Copepoda -21 và
Isopoda – 5. (Arthur J. R. (1996)
Lào có Moravec và Scholz năm 1988 ñã xác ñịnh ñược 11 loại giun tròn
(Nematoda) ký sinh ở 10 loài cá nước ngọt. Scholz năm 1991 khi ñiều tra ấu trùng
(metacercaria) của Trematoda ở 61 loài cá nước ngọt ñã xác ñịnh ñược 14 loài ký
sinh trùng (Kritsky D. C. and S. D. Kulo,1960).
Banglades A.T.A Ahmed và M.T. Ezaz, 1997 (Ahmed A.T.A.and M.T. Ezaz,
1997) ñã nghiên cứu ký sinh trùng của 17 loài cá da trơn kinh tế nước ngọt, ñã xác
ñịnh ñược 69 loài giun sán ký sinh.
Mỹ và Canada Hoffman G.L (1998) (Hoffman G.L and Er nets H. Williams Jr,
1998),ñã tổng kết nghiên cứu ký sinh trùng cá nước ngọt gồm 416 loài thuộc 36 họ
cá nội ñịa và cá nhập nội ngoài ra còn 114 loài cá nước lợ, cá nhiệt ñới và cá biển.
Ở một số nước trong khu vực ðông Nam Á ñã có các nghiên cứu ký sinh
trùng cá từ ñầu thế kỷ XX nhưng chưa nghiên cứu toàn diện các nhóm ký sinh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

trùng, thường chỉ nghiên cứu theo từng nhóm ký sinh trùng như: sán lá song chủ,
sán lá ñơn chủ hoặc ở một vài loài cá (Kim Van Van & Dinh Thi Thuy, 2008).
1.2.2. Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam
Người ñầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam là nhà ký sinh
trùng học người Pháp, bác sỹ Albert Billet (1856 – 1915). Ông ñã mô tả một loài
sán lá song chủ mới Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá Nheo
ở Việt Nam. P. Chevey và J. Lemasson (1936) ñã nghiên cứu sự ký sinh của trùng
mỏ neo Lernaea carassii, 1933 (syn. của L.cyprinacea, 1758) trên cá Chép nuôi.
Trước năm 1960, lĩnh vực Bệnh học Thủy sản ở Việt Nam hầu như chưa
ñược quan tâm. Nhóm ñề tài nghiên cứu bệnh học thủy sản ñược hình thành ñầu
tiên tại trạm nghiên cứu cá nước ngọt ðình Bảng 1960, là Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I hiện nay. ðến nay, do yêu cầu của thực tế sản xuất, các phòng

nghiên cứu bệnh ở ñộng vật thủy sản (ðVTS) ñược xây dựng ở nhiều nơi: Viện
NCTS II (TP Hồ Chí Minh) và III (Nha Trang – Khánh Hòa), tại các trường ñại học
có ñào tạo ngành NTTS như trường ðại học Thủy sản Nha Trang, trường ðại học
Cần Thơ, trường ðại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh ñều có các phòng nghiên cứu
về bệnh học thủy sản. Ngoài ra, tại các ñịa phương có nghề nuôi trồng thủy sản phát
triển ñều có các trạm kiểm dịch giúp nông dân phát hiện và phòng chống dịch bệnh
trong nuôi trồng thủy sản (ðỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Từ năm 1961 - 1976, một số nhà khoa học của Liên Xô cũ Oschmarin P.G.;
Mamaev U.L.; Paruchin A.M.; Lebedev B.I. khi ñiều tra ký sinh trùng ở hơn 60 loài
cá của vịnh Bắc Bộ, ñã công bố hơn 20 bài báo trong tạp chí và sách tham khảo.
Các tác giả ñã xác ñịnh 190 loài ký sinh trùng giun sán, trong ñó ñã mô tả ñược 9
giống và 37 loài mới ñối với khoa học.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về sán ở cá nước ngọt mới chỉ bắt ñầu
từ những năm 60 ở miền Bắc và từ sau năm 75 ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên,
ñồng bằng sông Cửu Long. Hà Ký là nhà ký sinh trùng học ñầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng. Trong giai ñoạn 1960 – 1968, ông ñã nghiên cứu
trên 16 loài cá kinh tế ở Bắc Bộ – Việt Nam, ông ñã xác ñịnh ñược 120 loài ký sinh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

trùng thuộc 48 giống, 37 họ, 26 bộ và 10 lớp trong ñó có trùng roi (Mastigophora)
có 2 loài, trùng bào tử (Myxozoa) có 18 loài, trùng lông (Ciliophora) có 17 loài,
Monogenea 42 loài, Cestoda 4 loài, Crustacea 15 loài. Trong ñó, ông cũng ñã mô tả
1 họ, 1 giống và 42 loài mới (Хa Kи, 1968)
Lê Văn Hòa và Phạm Ngọc Khuê (1967), Lê Văn Hòa và Bùi Thị Liên
Hương (1969) ñã nghiên cứu phân loại giun tròn trên cá ở Nam Bộ. Các tác giả ñã
mô tả 1 giống và 2 loài mới: Pseudoproleptus lamyi, Campanarougetia
campanarougetae. (Lê Văn Hòa và Phạm Ngọc Khuê, 1967; Lê Văn Hòa và Bùi Thị
Liên Hương, 1969).
Nguyễn Thị Muội và cộng sự, 1976, ñiều tra giun ñầu gai ký sinh trên một số

loài cá nước ngọt ở ñồng bằng Bắc Bộ bước ñầu phân loại ñược 9 loài ký sinh trên
12 loài cá. Cùng năm ñó, 1976, Bùi Quang Tề nghiên cứu ký sinh trùng và bệnh của
6 loại hình cá Chép nuôi và một số loài cá nước ngọt khác ở ñồng bằng Bắc Bộ (Hà
Ký – Bùi Quang Tề, 2007)
Từ năm 1981 – 1985, Nguyễn Thị Muội và ðỗ Thị Hoà khi ñiều tra ký sinh
trùng của 20 loài cá nước ngọt Tây Nguyên ñã phát hiện phân loại ñược 117 loài ký
sinh trùng (Nguyễn Thị Muội, Nguyễn Văn Thành và cộng sự, 1976).
Hai nhà giun sán học F. Moravec và O. Sey, 1986 – 1989 thu mẫu ký sinh
trùng của một số loài cá nước ngọt ở sông Hồng ñã ñược cố ñịnh tại bảo tàng ñộng
vật Trường ðại học Tổng hợp Hà Nội. Các tác giả ñã phân loại ñược 16 loài sán lá
song chủ (Trematoda), 21 loài giun tròn (Nematoda), 7 loài giun ñầu gai
(Acanthocephala), trong ñó ñã mô tả 16 loài, 2 giống mới ñối với khoa học. (
Moravec F. And O.Sey,1986,1988,1989,1991).
Ở miền Nam, Bùi Quang Tề và cộng tác viên, 1983 - 1996 ñã ñiều tra nghiên
cứu ký sinh trùng hơn 41 loài cá kinh tế nước ngọt ở ñồng bằng sông Cửu Long và
biện pháp phòng trị bệnh do chúng gây ra. Kết quả xác ñịnh ñược 157 loài, 70
giống, 46 họ thuộc, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành. Trong số 157 loài, có 121 loài lần
ñầu tiên ñược phát hiện tại Việt Nam. (Bùi Quang Tề, 2001).
Theo Arthur J.R, Bùi Quang Tề (2006), Việt Nam ñã ñiều tra nghiên cứu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

ñược 373 loài ký sinh trùng trên cá, trong ñó có 143 loài sán lá song chủ
(Trematoda) thuộc 42 họ, 90 giống. Trên cá nước ngọt ñã xác ñịnh ñược 48 loài sán
lá song chủ, cá nước lợ, mặn có 95 loài sán lá song chủ ký sinh ở cá.
Theo tổng kết của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), thành phần giống loài ký
sinh trùng ở cá nước ngọt ở Việt Nam rất phong phú. Ở nước ta, ñiều tra nghiên cứu
ký sinh trùng của 110 loài cá, thuộc 59 giống, 31 họ ñã xác ñịnh ñược 373 loài ký
sinh trùng thuộc 132 giống, 83 họ, 18 lớp. Trong ñó, phân loại ñược 78 loài, 3
giống, 1 họ phụ mới ñối với khoa học. Ngoài ra còn một số loài chưa ñủ tài liệu ñể

ñịnh danh ñến loài. (Hà Ký, Bùi Quang Tề, 2007).
1.3. Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá Rô ðồng
1.3.1. Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá Rô ðồng ở nước ngoài
Theo Arthur, J.R., Lumanlan- Mayo, S., 1997 Cá rô ñồng ở Philippines ñã
phát hiện ñược 7 loài ký sinh trùng như sau: metacercaria Centrocestus caninus;
Procerovum calderoni; P. varium; Stellantchasmus falcatus; Camallanus
(Zeylanema) anabantis; larva Gnathostoma spinigerum; Lernaea cyprinacea; L.
lophiara.
Theo Arthur, J.R.; Ahmed, A.T.A., 2002 Cá rô ñồng ở Bangladesh ñã phát
hiện ñược 10 loài ký sinh trùng như sau: Tripartiella sp.; Allocreadium minutum;
Neopecoelina saharanpuriensis; Dactylogyrus sp.; Larva Ascaridida gen. sp.;
Camallanus (Zeylanema) anabantis; C. (Zeylanema) pearsei; Larva Contracaecum
sp.; larva Gnathostoma spinigerum; Paragendria wallagonia.
1.3.2. Nghiên cứu ký sinh trùng trên cá Rô ðồng ở Việt Nam
Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề (2006) Việt Nam ñã nghiên cứu ký sinh trùng
trên Cá Rô ñồng (Anabas testudineus) xác ñịnh ñược 21loài ký sinh trùng bao gồm:
ñơn bào (Protozoa) 5 loài; sán ñơn chủ (Monogenea) gặp 1 loài; Sán dây
(Cestoidea) gặp 2 loài; Sán kas song chủ (Trematoda) gặp 9 loài; Giun tròn
(Nematoda) gặp 2 loài; Giun ñầu gai (Acanthocephala) gặp 1loài; Giáp xác
(Crustacea) gặp 2 loài.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Bảng 1.1: Ký sinh trùng nghiên cứu trên cá rô ñông ñã ñược xác ñịnh ở
Việt Nam (theo Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2006)
ST
T
Tên ký sinh trùng CQ ký
sinh
Tỷ lệ

nhiễm (%)
Cường ñộ
nhiễm
Tác giả
1 Zschokkella sp.Te, 1990 Mật 2,50 1 Bùi Quang Tê, 1991
2 Henneguya schulmani Ha Ky, 1968 Mang
Mang
46,60
55,50
Nhiều
1-15
Hà Ký, 1968
Bùi Quang Tề, 1991
3 Trichodina nigra Lom, 1960 Mang 15,00 1-3 Bùi Quang Tề, 1991
4 Tripartiella bulbosa (Davis, 1947) Mang 20,00 1-30 Bùi Quang Tề, 1991
5 Trianchoratus gussevi Lim, 1986 Mang 81,57 1-31 Bùi Quang Tề, 1991
6 Caryophyllaeus fimbriceps Annenkova
Chlopina, 1919
Ruột Ng.T. Muội, 1986
7 Polyonchobothrium ophiocephalina
(Tseng, 1933)
Ruột 3,95 1 Bùi Quang Tề, 1991
8 Euclinostomom multicaecum Tabangui
et Masilungon, 1935
Xoang
mang
1,32 1 Bùi Quang Tề, 1991
9 Asymphylodora markewitschi Ergents,
1966
Ruột Ng.T. Muội, 1986

10 Coitocaecum plageorchis Ozaki, 1926 Ruột 18,42 1-8 Bùi Quang Tề, 1991
11 Metacercaria Echinochasmus sp Cơ 6,25 1-2 Bùi Quang Tề, 2005
12 Metacercaria Haplorchis pumilio
Looss, 1896
Vây,

37,50 1-31 Bùi Quang Tề, 2005
13 Metacercaria Procerovum sp Vây cơ 37,50 2-734 Bùi Quang Tề, 2005
14 Metacercaria Exorchis sp Cơ 6,25 1-2 Bùi Quang Tề, 2005
15 Metacercaria Clonorchis sinensis
(Cobbold, 1875)
Vây,

32,00 Lê Văn Châu, 1997
16 Metacercaria Posthodiplostomum
cuticola (Nordmann, 1832)
Cơ Bùi Quang Tề, 2005
17 Camallanus anabantis Pearse, 1933 Ruột 75,00 1-9 Bùi Quang Tề, 1991
18 Contracaecum spiculigerum
(Rudolphi, 1919)
Xoang
Ruột
Gan
23,68
3,94
2,63
1-17
1
1-2
Bùi Quang Tề, 1991

19 Pallisentis ophiocephali (Thapar,
1930)
Ruột 5,26 1-2 Bùi Quang Tề, 1991
20 Ergasilus sp Mang 52,30 1-3 Bùi Quang Tề, 1991
21 Lamproglena chinensis Yin, 1937 Mang 526 1-2 Bùi Quang Tề, 1991
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

1.4. Hóa chất phòng trị bệnh ký sinh trùng.
1.4.1. Tình hình sử dụng thuốc và hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản.
Các nhà nghiên cứu ký sinh trùng (KST) cá ñều thống nhất chung một quan
ñiểm rằng việc dùng thuốc ñể chữa trị cho cá là rất khó khăn, tốn kém nên phòng
bệnh là chính, tuỳ bệnh và từng ñiều kiện hoàn cảnh mà chúng ta có thể sử dụng các
biện pháp xử lý khác nhau. Năm 2001, trong luận án tiến sỹ tác giả Bùi Quang Tề
ñã nghiên cứu biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên cá tốt nhất là tạo ñiều kiện
môi trường thuận lợi cho cá nuôi ñồng thời diệt ñược ký sinh trùng, ao nuôi phải
ñược kiểm tra KST và xử lý nếu cá nhiễm bệnh.
Việc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản có thể ñưa lại nhiều lợi ích khác nhau
như có thể làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỷ lệ sống
sót của ñàn ấu trùng trong các trại giống. Nhờ tác dụng của các loại thuốc khác nhau ñã
và ñang dùng trong nuôi trồng thủy sản ñã làm giảm ñáng kể những rủi ro bệnh tật nếu
dùng ñúng thuốc, ñúng liều lượng, ñúng thời gian quy ñịnh và ñặc biệt là giai ñoạn sớm
của bệnh. Tuy nhiên việc dùng thuốc quá lạm dụng trong nuôi trồng thủy sản nói chung
và trong nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) ñã và ñang phổ biến ở Việt Nam và các
nước trong khu vực, có thể dẫn ñến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, phá
hủy môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng ñến chất lượng các ñàn giống, ảnh hưởng ñến
chất lượng sản phẩm thương phẩm và tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Những
ảnh hưởng này càng nặng nề khi những người ngư dân tham gia nuôi trồng thủy sản
không có ý thức và hiểu biết ít về hiệu quả và tác dụng của từng loại thuốc mà họ dùng
hàng ngày. Trong nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp) dùng thuốc là ñiều không thể

tránh khỏi, nhưng ñể dùng có hiệu quả, giảm ñi các tác ñộng phụ vốn có của thuốc tới
môi trường, sức khỏe của con người và vật nuôi, các cơ quan quản lý nhà nước về
thuốc thú y thủy sản phải ban hành những quy ñịnh nghiêm ngặt về các loại hóa chất
ñược sử dụng và cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản. Có biện pháp xử lý thích ñáng
những người mua và bán những thuốc ñã cấm. Mặt khác, cần bồi dưỡng nâng cao ý
thức và sự hiểu biết cho ngư dân tham gia nuôi trồng thủy sản về tác dụng và hiệu quả
hai mặt của tất cả các chủng loại thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản
( nguyenthuongchanh/120707-catom.htm).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

Theo Alderman (1998), Fishery chemotherapeutic Arivew, Recent advences
in aquaculture, vol3:1 – 62 trong nuôi trồng thủy sản, muối ăn (NaCl) là loại hóa
chất ñược sử dụng sớm nhất ñể hạn chế ký sinh trùng.
ðến ñầu thế kỷ XIX, KMnO
4
ñược coi như một loại thuốc chủ yếu ñể
phòng và chữa bệnh cho cá. Năm 1920 và 1930, Formalin ñược sử dụng trong
thời gian dài ñể trị bệnh do hai loại ký sinh trùng Gyrodactylus và
Dactylogyrus (Paperna. I, 1961).
Trong những năm tiếp theo, nhờ những tiến bộ của khoa học mà nhiều loại
thuốc và hóa chất ñã ñược thử nghiệm và ñưa vào sử dụng phổ biến như: sulphat
ñồng (CuSO
4
), Xanh malachite (hiện nay ñã cấm sử dụng) ñể phòng trừ bệnh do
nấm gây ra. Sau ñó những năm 30 của thế kỷ XX, hệ thống vaccin lần ñầu tiên ñược
sử dụng ñể hạn chế các bệnh do vi khuẩn. ðây là bước tiến nhảy vọt của khoa học
trong việc làm hạn chế các dịch bệnh xảy ra ñối với ñộng vật thủy sản. ðến nay
vaccine ñược coi như biện pháp ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh trên cạn
cũng như ñộng vật thủy sản (Alderman, 1998).

Trong những năm trước ñây, Chloramphenicol là một loại kháng sinh có hiệu
lực cao ñối với cả hai loại vi khuẩn gram âm và gram dương, nó có tác dụng chống
lại sự gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas ñược công bố vào năm
1951 do Smith. Loại kháng sinh này từ khi xuất hiện ñược sử dụng phổ biến và lan
rộng sang các nước ðông Âu và Châu Á (Tonguthai and Chanratchakool. P, 1992).
Hiện nay do hàm lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm thủy sản ảnh hưởng xấu ñến sức
khỏe con người và môi trường nên Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ñã ra
quyết ñịnh cấm sử dụng loại thuốc kháng sinh này trong nuôi trồng, ñánh bắt, chế
biến và bảo quản sản phẩm thủy sản. Khuynh hướng sử dụng thuốc kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản hiện nay là sử dụng các thuốc kháng sinh tổng hợp có tác dụng tốt
ñối với ñộng vật thủy sản nhưng không ảnh hưởng ñến sức khỏe con người.
Từ những năm 1950, CuSO
4
ñược coi là một loại hóa chất sử dụng có hiệu
quả trong ñiều trị nấm, ñồng thời CuSO
4
cũng là một trong những hóa chất ñược sử
dụng rộng rãi và lâu ñời nhất trong nuôi trồng thủy sản. ðầu tiên người ta biết ñến
CuSO
4
như một loại hóa chất diệt tảo. Tuy nhiên, chúng vẫn ñược coi như một loại

×