i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 304
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIỮA
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ THÂM CANH TẠI
MỘT SỐ HUYỆN Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện
ĐẶNG LÂM TÚ TRANG
MSSV: 06803053
LỚP: NTTS K1
Cần Thơ, 2010
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH : 304
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIỮA NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ THÂM CANH TẠI MỘT
SỐ HUYỆN Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s TẠ VĂN PHƯƠNG ĐẶNG LÂM TÚ TRANG
MSSV: 06803053
LỚP: NTTS K1
Cần Thơ, 2010
iii
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực tập, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm
thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Tạ Văn Phương - Khoa Sinh Học Ứng
Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý
báo trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau
này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS K1 đã tận tình giúp đỡ và đóng góp ý
kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây
Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
ĐẶNG LÂM TÚ TRANG
iv
TÓM TẮT
Sóc Trăng là tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Bên
cạnh đối tượng nuôi truyền thống tôm sú thì đối thẻ chân trắng là đối tượng nuôi được
quan tâm. Do đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa hai mô hình, nuôi
tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm
canh tại một số huyện ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010
tại các huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi
tôm sú thâm canh (Vĩnh Châu), và 26 hộ nuôi thẻ chân trắng thâm canh (Long Phú, Mỹ
Xuyên) theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung về khía cạnh kĩ thuật và hiệu quả
kinh tế. Qua kết quả điều tra cho thấy, tổng diện tích đất sử dụng trong mô hình nuôi tôm
sú thâm canh bình quân 0,7±0,21 ha/ hộ, thẻ chân trắng là 0,77±0,44 ha/hộ. Trong đó
diện tích nuôi ở mô hình tôm sú trung bình 0,53±0,14 ha/hộ, ở mô hình thẻ chân trắng
0,65±0,32 ha/hộ. Tỷ lệ diện tích ao lắng và diện tích ao nuôi ở mô hình tôm sú 32±9%,
mô hình thẻ chân trắng là 17±13% và 23% hộ không sử dụng ao lắng. Năng suất bình
quân ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh là 6,14±3,04 tấn/ha , thẻ chân trắng là 4,81±3,92
tấn/ha. Tổng chi phí cho một vụ nuôi của mô hình nuôi tôm sú thâm canh bình quân
419,6±179,7 triệu đồng/ha, thẻ chân trắng 206,9±126,5 triệu đồng/ha. Lợi nhuận cho một
vụ nuôi ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh trung bình 210±157,7 triệu đồng/ha, thẻ chân
trắng lợi nhuận mang lại khá thấp 14,4±73,5 triệu đồng/ha. Trong quá trình nuôi, nông hộ
còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, chi phí nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao, giá
tôm không ổn định. Cần đề ra các biện pháp khắc phục nhằm phát triển mô hình nuôi
thâm canh bền vững, lâu dài.
v
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ của đề tài “
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa hai mô hình,
nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) thâm canh tại một số huyện ở Sóc Trăng”
và các kết quả của nghiên cứu
này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Ký tên
ĐẶNG LÂM TÚ TRANG
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
CAM KẾT KẾT QUẢ iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới và trong nước 3
2.1.1. Trên thế giới 3
2.1.2. Trong nước 4
2.1.3. Tỉnh Sóc Trăng 4
2.2. Sơ lược về tác động của nghề nuôi tôm đến kinh tế- xã hội 7
2.3. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố 8
2.3.1. Phân loại 8
2.3.2. Hình thái 8
2.3.3. Phân bố 9
2.4. Đặc điểm sinh học 9
2.4.1. Đặc điểm dinh dưỡng 9
2.4.2. Tập tính sống 10
2.4.3. Lột xác 11
2.4.4. Đặc điểm giao vĩ 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Phương pháp nghiên cứu 13
3.2. Phạm vi nghiên cứu 13
3.3. Phương pháp thu thập số liệu 13
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 14
vii
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
4.1. Khảo sát thực trạng nuôi tại các huyện ở tỉnh Sóc Trăng 15
4.2. So sánh khía cạnh kỹ thuật-kinh tế giữa hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và
nuôi tôm sú thâm canh 17
4.2.1. Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn 17
4.2.1.1. Năm kinh nghiệm nuôi 17
4.2.1.2. Trình độ chuyên môn 17
4.2.2. Diện tích nuôi 18
4.2.3. Thời điểm và cơ cấu mùa vụ nuôi 20
4.2.4. Phương pháp và thời gian cải tạo 20
4.2.5. Mật độ và kích cỡ con giống thả nuôi 21
4.2.5.1. Mật độ thả nuôi 21
4.2.5.2. Kích cỡ con giống 22
4.2.6. Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 23
4.2.6.1. Loại thức ăn 23
4.2.6.2. Hệ số thức ăn (FCR) 24
4.2.7. Thuốc hóa chất trong quản lý và phòng trị bệnh 24
4.2.8. Thời gian nuôi, tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch và năng suất 25
4.2.8.1. Thời gian nuôi 25
4.2.8.2. Tỷ lệ sống 25
4.2.8.3. Kích cỡ thu hoạch 26
4.2.8.4. Năng suất 26
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế 27
4.3.1. Các khoản chi phí 27
4.3.2. Thu hoạch 28
4.3.3. Hiệu quả kinh tế 28
4.4. Thuận lợi và khó khăn khi nuôi 30
viii
4.4.1. Thuận lợi 30
4.4.2. Khó khăn 30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
5.1. Kết luận 31
5.2. Đề xuất 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA 36
PHỤ LỤC A A
PHỤ LỤC A.1 E
PHỤ LỤC A.2 F
PHỤ LỤC B G
PHỤ LỤC B.1 J
PHỤ LỤC B.2 K
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm môi trường sống của tôm sú và thẻ chân trắng 11
Bảng 4.1: Định hướng quy hoạch nghề nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng 15
Bảng 4.2: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tại huyện Vĩnh Châu qua các năm 15
Bảng 4.3: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tại huyện Long Phú qua các năm . 16
Bảng 4.4: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tại huyện Mỹ Xuyên qua các năm 16
Bảng 4.5: Thông tin về diện tích nuôi 19
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống của hai đối tượng nuôi 25
Bảng 4.7: Các khoản chi phí của hai mô hình 27
Bảng 4.8: Doanh thu của hai mô hình nuôi 28
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của hai đối tượng 29
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng 5
Hình 4.1: Năm kinh nghiệm nuôi tôm sú 17
Hình 4.2: Trình độ chuyên môn của nông hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
18
Hình 4.3: Diện tích nuôi tôm sú 18
Hình 4.4: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 19
Hình 4.5: Số vụ nuôi trong năm của hai đối tượng 20
Hình 4.6: Thời gian và phương pháp cải tạo của hai đối tượng 21
Hình 4.7: Mật độ tôm sú 22
Hình 4.8: Mật độ thẻ chân trắng 22
Hình 4.9: Kích cỡ con giống 23
Hình 4.10: Các loại thức ăn tôm sú 23
Hình 4.11: Các loại thức ăn thẻ chân trắng 23
Hình 4.12: Mối tương quan giữa mật độ và năng suất 26
Hình 4.13: Hiệu quả kinh tế của hai đối tượng 29
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Nghề nuôi tôm đã và đang góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thực phẩm,
nguồn chất dinh dưỡng, tạo thu nhập và việc làm cho người dân nông thôn. Trong đó,
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam. Năm 2002, ĐBSCL có diện tích nuôi tôm đến 478.785 ha và đạt sản lượng là
193.973 tấn (Bộ Thủy sản 2003). Theo số liệu của cục Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2009) các tỉnh ĐBSCL có diện tích nuôi tôm sú
khoảng 566.000 ha (tăng 27.000 ha so với năm 2008), tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có ngành thủy sản phát triển,
diện tích nuôi thủy sản năm 2008 là 67.678 ha; trong đó, nuôi tôm nước lợ 48.376 ha
(trong đó có 145 ha nuôi Tôm thẻ chân trắng) (Niêm giám thống kê tỉnh Sóc Trăng,
2009). Từ giữa những năm 1990, tôm sú là đối tượng chủ yếu góp phần quan trọng trong
nuôi thuỷ sản nước lợ nên trở thành đối tượng nuôi truyền thống, mang lại nhiều lợi
nhuận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn và
thách thức như dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng thường xuyên xảy ra; giá cả không ổn
định như năm 2007 thị trường tiêu thụ tôm sú gặp nhiều khó khăn, giá liên tục giảm
xuống thấp.
Đến cuối năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành chỉ thị cho
phép nuôi thí điểm tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL. Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng phải
nằm trong vùng được quy hoạch, đồng thời nuôi dưới hình thức công nghiệp được kiểm
soát chặt chẽ và gắn nguyên liệu với sản xuất chế biến. Trước chỉ thị của Bộ NN&PTNT
cho phép nuôi thí điểm, tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân
trắng. Nhưng hiệu quả của loài này chưa đánh giá một cách toàn diện so với đối tượng
nuôi truyền thống. Vì vậy, việc nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và kinh tế
giữa hai mô hình, nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) thâm canh tại một số huyện ở tỉnh Sóc Trăng”
là vấn đề hết sức
cần thiết, nhằm tìm ra đối tượng nuôi phù hợp và hiệu quả, khuyến cáo người nuôi tôm
trong thời gian tới.
2
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và kinh tế giữa nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi tôm
sú thâm canh nhằm làm cơ sở khoa học tìm ra những mặt ưu khuyết điểm của 2 đối tượng
nuôi, qua đó giúp nghề nuôi tôm biển phát triển một cách hiệu quả và bền vững.
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên của tỉnh
Sóc Trăng.
- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật- kinh tế giữa hai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và
nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc
Trăng.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới và trong nước
2.1.1. Trên thế giới
Nghề nuôi tôm thực sự phát triển mạnh từ những năm đầu thập niên 1970. Năm 1975,
Ecuador đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi ở Tây Bán Cầu và Đài
Loan, Trung Quốc dẫn đầu ở Đông Bán Cầu. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới tăng từ
50.000 tấn năm 1975 lên 200.000 tấn năm 1985, trong đó, khoảng 70% sản lượng tôm
nuôi là từ các quốc gia Châu Á. Năm 1988, sản lượng tôm nuôi trên thế giới đạt 450.000
tấn (Liao, 2006).
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm bắt đầu gặp nhiều trở ngại lớn về dịch bệnh. Đài Loan bị thiệt
hại nặng nhất sản lượng giảm từ 78.000 tấn năm 1987 còn 30.000 tấn năm 1988 và
khoảng 10.000 tấn năm 1990. Sản lượng tôm sú ở Đài Loan vẫn ở mức dưới 20.000 tấn
đến năm 2000 (Liao, 2006). Năm 1992, Thái Lan trở thành nước có sản lượng tôm đứng
đầu thế giới và tiếp tục duy trì đến giữa thập niên 90, sự thâm canh hóa trong nuôi tôm ở
Thái Lan xảy ra rất nhanh. Ở Trung Quốc, quá trình nuôi tôm biển trải qua 4 giai đoạn
chính là giai đoạn tăng trưởng chậm (1978-1984), giai đoạn tăng trưởng nhanh (1984-
1988), giai đoạn chậm lại (1988-1992), giai đoạn suy thoái (1993-1994), giai đoạn dừng
suy thoái (1995-1996), giai đoạn phục hồi (1997-2000); sang năm 2003 sản lượng tôm
của Trung Quốc đạt 500.000 tấn (Yuan et al., 2006).
Theo thống kê của FAO năm 2002 thì sản lượng tôm sú, thẻ chân trắng và tôm thẻ Trung
Quốc chiếm cao nhất. Trong số các loài tôm biển nuôi trong giai đoạn này thì tôm sú
chiếm khoảng 50-60% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới, thẻ chân trắng chỉ được
nuôi chủ yếu ở các nước Nam Mỹ (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay, thẻ chân trắng đã được di nhập vào nuôi ở nhiều quốc
gia và lục địa Châu Á như Đài Loan (năm 1995), Philippines (năm 1997), Việt Nam (năm
2000)… (Briggs et al., 2005). Đến nay, thẻ chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi phổ
biến ở những quốc gia này, đặc biệt Trung Quốc và Thái Lan. Năm 2007 sản lượng thẻ
chân trắng tăng lên nhanh chóng đạt trên 2.200.000 tấn đứng đầu sản lượng tôm nuôi trên
thế giới vượt qua cả sản lượng tôm sú, đang có xu hướng giảm xuống chưa tới 600.000
tấn (FAO, 2009).
4
2.1.2. Trong nước
Năm 1994, cả nước có 230.000 ha nuôi tôm biển đạt sản lượng 56.000 tấn. Đặc biệt, năm
2001, được sự cho phép của Chính phủ về việc chuyển đổi cơ sản xuất, mở rộng mô hình
nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa, diện tích và sản lượng gia tăng đáng kể, trên
450.000 ha và 170.000 tấn. Năm 2003, diện tích nuôi tôm tăng đến 546.757 ha và sản
lượng đạt xấp xỉ 200.000 tấn (Bộ Thủy sản, 2004).
Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Thủy sản (2005) thì các tỉnh ven biển ĐBSCL là nơi
có tiềm năng NTTS lớn trong điều kiện nước lợ và nước ngọt. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi
nước lợ, mà chủ yếu nuôi tôm. Những năm qua, con tôm ĐBSCL góp phần đáng kể vào
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm tỷ trọng hơn 80% diện tích nuôi cả nước. Theo
kế hoạch thì đến năm 2010 cả ĐBSCL sẽ có khoảng 492.067 ha, trong đó, các mô hình
nuôi quảng canh cải tiến chiếm 375.000 ha, nuôi bán thâm canh khoảng 65.067 ha, nuôi
thâm canh đạt 52.000 ha (World Bank - Ministry of Fisheries, 2006).
ĐBSCL với đặc điểm thổ nhưỡng, đất bị nhiễm mặn chiếm tỷ lệ lớn do địa hình có lòng
chảo, cao dần hướng ra biển (cao gần 1,8 m), còn đa số địa hình thấp (chỉ khoảng 0,25 -
0,4 m). Hai bờ Đông và Tây (biển Đông và vịnh Thái Lan) cao và thoải dần về phía trung
tâm, vì vậy ảnh hưởng đến thủy triều, có thể xâm nhập rất sâu vào nội địa. Những đặc
điểm này rất khó khăn trong việc canh tác lúa, do ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn. Bên
cạnh đó, tôm sú là đối tượng nuôi truyền thống từ những thập niên 90 ở các tỉnh ven biển
ĐBSCL, bên cạnh những mô hình nuôi đơn như nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến,
bán thâm canh và thâm canh thì còn có nhiều mô hình nuôi kết hợp Nông-Lâm- Thủy sản
có hiệu quả (Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, 2002).
2.1.3. Tỉnh Sóc Trăng
Giai đoạn 2001-2006: Diện tích nuôi thủy sản năm 2001 là 38.311 ha đến năm 2006 đạt
61.397 ha tốc độ tăng bình quân năm là 9,89%, trong đó diện tích nuôi công nghiệp và
bán công nghiệp 22.527 ha, so với năm 2001 tăng 18.788 ha. Sản lượng thủy sản năm
2001 là 51.880 tấn, năm 2006 đạt 115.941 tấn (trong đó sản lượng tôm nuôi 54.000 tấn),
tốc độ tăng bình quân là 17,5%/năm. Từ đó nguồn nguyên liệu hàng năm tăng, sản lượng
chế biến thủy sản năm 2001 là 18.500 tấn, năm 2006 đạt 38.800 tấn tăng hơn 2 lần; kim
ngạch xuất khẩu từ 202 triệu USD năm 2001 tăng lên 327 triệu USD năm 2006, tăng
161% ( Sở Nông nghiệp Sóc Trăng, 2009).
5
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng
( Nguồn:
Năm 2007, hai công trình thủy lợi Thạnh Mỹ và Trà Niên hoàn thành đưa vào sử dụng, từ
đó diện tích nuôi thủy sản tăng gần 2.000 ha so với năm 2006. Đặc biệt vùng tôm lúa Mỹ
Xuyên được nâng cấp nhờ có hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh, nhiều mô hình nuôi
đạt hiệu quả cao, giảm được diện tích thiệt hại so với các năm trước. Diện tích nuôi bán
thâm canh tăng nhanh, cụ thể diện tích thủy sản năm 2007 đạt 63.334 ha, đạt 103% kế
hoạch. Trong đó diện tích nuôi tôm 48.725 ha, có 26.552 ha nuôi tôm sú công nghiệp và
bán công nghiệp, tăng 4.025 ha so với năm 2006; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến
là 22.173 ha; cá và thủy sản khác 14.609 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy
sản là 132.000 tấn, với sản lượng nuôi là 99.000 tấn trong đó sản lượng tôm nuôi chiếm
gần 60% (58.900tấn). Sản lượng chế biến ước đạt 55.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 370
triệu USD (Sở NN và PTNT Sóc Trăng, 2009).
6
Vĩnh Châu là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng có chiều dài bờ biển 43km, diện tích
462,6km
2
(Niêm giám thống kê Sóc Trăng, 2004). Huyện Vĩnh Châu chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới gió mùa và chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Ở vùng ven biển huyện Vĩnh Châu độ mặn
thường cao vào mùa khô, tôm sú là loài rộng muối có thể sống và phát triển tốt trong điều
kiện nước lợ nhạt nên nhiều nơi đã chuyển qua nuôi tôm quanh năm (Vũ Ngọc Út và Tạ
Văn Phương, 2008).
Tính đến tháng 5 năm 2009, các xã và thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi tôm
sú chính vụ năm 2009 được 11.300 ha, đạt gần 46% kế hoạch (kế hoạch 2009 là 24.565
ha), so với cùng kỳ năm trước giảm 5.500 ha, trong số diện tích đã thả nuôi có mô hình
quảng canh cải tiến là 2.302 ha, mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh gần 9.000 ha.
Trong tháng 5/2009, toàn huyện có 384 ha tôm sú bị thiệt hại như xã Hòa Đông 194 ha,
Khánh Hòa 81 ha, Vĩnh Hiệp 30 ha, Lai Hòa 20 ha diện tích còn lại ở rãi rác các xã khác.
Tôm thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn 25-65 ngày tuổi, nguyên nhân là do nhiễm bệnh thân
đỏ, đốm trắng, (Sở NN và PTNT Sóc Trăng, 2009).
7
2.2. Sơ lược về tác động của nghề nuôi tôm đến kinh tế- xã hội
Nghề nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam, vì nghề nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nghề nuôi
cũng có nhiều tác động tiêu cực như sau (Primavera, 1998; World Bank, 2002; Neiland et
al. , 2001).
Thiệt hại về kinh tế trong nuôi tôm do dịch bệnh, giá cả biến động, đối với các hộ
nuôi qui mô nhỏ, lẻ nên trình độ kỹ thuật, vốn và phương tiện không đồng bộ, hệ
thống nuôi chưa hoàn chỉnh. Tổn thất kinh tế do dịch bệnh được ghi nhận ở một số
quốc gia như Trung Quốc thiệt hại khoảng 750 triệu USD năm 1993, Ấn Độ thiệt
hại 210 triệu USD năm 1995-1996 (Primavera, 1998).
Sự chênh lệch xã hội ngày càng lớn giữa các công ty và tư nhân sản xuất lớn với
các hộ sản xuất nhỏ lẻ, giữa chủ đầu tư và công nhân.
Xây dựng công trình nuôi tôm làm mất rừng và ô nhiễm môi trường.
An ninh xã hội, trộm cắp còn nhiều vấn đề do giá do giá trị cao của tôm nuôi. Mâu
thuẫn xã hội nảy sinh giữa các thành phần kinh tế khác nhau.
World Bank- Ministry of Fisheries (2006) và Lê Xuân Sinh và csv., (2006) đã nghiên cứu
sự tác động của nghề nuôi thủy sản ven biển lên kinh tế xã hội người dân vùng ven biển
ĐBSCL. Nghề nuôi tôm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội
vùng ven biển. Cơ sở hạ tầng, đời sống sinh hoạt, học tập, y tế,…được nâng lên. Tóm lại,
kinh tế của người dân được cải thiện đáng kể.
8
2.3. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố
2.3.1.Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thường và csv., 2009 được phân loại như sau:
Tôm sú
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ:Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: monodon
Tên khoa học: Penaeus monodon
(Fabricius, 1798)
Thẻ chân trắng
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ:Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: vannamei
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei
(Boone,1931)
2.3.2. Hình thái
Tôm sú có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy, chủy cong xuống rất ít. Gờ gan dài
và thẳng, gai đuôi có rảnh nhưng không có gai bên, chân ngực 5 không có nhánh ngoài.
Khi tôm còn nhỏ (< 80 mm) thân có màu xanh rất thẫm. Tôm lớn có màu xanh dương
thẫm. Chân bụng có những đốm tròn màu vàng và phần ngón đỏ hồng hoặc da cam
(Nguyễn Văn Thường, 2009).
Thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy. Cơ
thể có màu trắng, chân ngực 4 và 5 có màu trắng đục. Con đực có chiều dài lớn nhất là
187 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).
9
2.3.3. Phân bố
Trên thế giới, họ tôm he (Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, á nhiệt
đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi,
Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á
như: Đài Loan, Philippine, Inđônesia, Thái Lan, Malaysia (Motoh, 1985); Theo Nguyễn
Văn Thường (1999), sự phân bố của tôm sú được giới hạn ở các thủy vực từ 40 vĩ độ Bắc
đến 40 vĩ độ Nam.
Theo nghiên cứu về sự phân bố của Motoh (1981), ở vùng Vịnh Thái Lan tôm sú sống ở
độ sâu 30-39m, vùng biển Philippine chúng sống ở độ sâu 70m. Tôm sú có khả năng
thích nghi với độ mặn rộng, chúng có thể sống ở độ mặn từ 5-45ppt và nhiệt độ biến động
14-35
0
C (Nguyễn Khắc Hường, 2007).
Thẻ chân trắng là một loài tôm biển phân bố tự nhiên ở vùng ven biển tây thuộc vùng Tây
bán cầu và phân bố tự nhiên ở các nước như phía bắc Peru đến Sonora, Mexico và rất
nhiều ở vùng biển của Ecuador (Elovara, 2003). Hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước
trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng
phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát bùn, độ sâu < 72m, tôm trưởng thành phần
lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng cửa sông - nơi giàu chất
dinh dưỡng.
2.4. Đặc điểm sinh học
2.4.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong ao nuôi, tôm sú bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và nhất là lúc chiều tối. Trong tự
nhiên, chúng bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Tôm sú là loài ăn tạp, tập tính ăn, hàm
lượng thức ăn và loại thức ăn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển khác nhau của chúng
(Dall, 1990; Brock & Moss, 1992).
Tôm sú là loài thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay
mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun
nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua
nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật,
mảnh vụn hữu cơ. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời
gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.
Theo Nguyễn Khắc Hường (2007) đối với thẻ chân trắng nhu cầu protein trong khẩu
phần thức ăn (20-25%), thấp hơn so với các loài tôm nuôi cùng họ khác (36-42%). Khả
10
năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển
hóa thức ăn (FCR) dao động từ 1,1 – 1,3.
Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi
khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ
đến các động vật thủy sinh. Tôm thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày nằm úp dưới
đáy không chủ động bắt mồi. Nhưng trong môi trường nuôi nhân tạo với nhiệt độ cao, thì
ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước. Lượng thức ăn cho ăn vào ban ngày
chiếm 25-35%, ban đêm chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Hường, 2007).
2.4.2. Tập tính sống
Theo Motoh (1981), vòng đời của tôm sú được chia ra làm 6 giai đoạn: giai đoạn phát
triển phôi và ấu trùng, tôm sú sống trôi nổi ở vùng khơi do các dòng chảy hải lưu và do
thủy triều. Sau khi chuyển qua giai đoạn ấu niên và thiếu niên, chúng hoàn thiện dần các
cơ quan chức năng để thích nghi với đời sống ở đáy, khi hệ thống mang phát triển hoàn
chỉnh, chúng sử dụng chân bò để đi lại và bắt mồi, chân bơi để bơi lội, cơ quan sinh dục
đực, cái đã phân biệt rõ ràng và ngày càng hoàn thiện. Suốt thời gian này tôm di cư vào
những vùng cửa sông và thường cư trú ở rừng ngập mặn, nơi có độ mặn dao động từ 5 -
20‰ để tìm kiếm thức ăn, sinh trưởng và phát triển. Đến giai đoạn tiền trưởng thành và
thành thục chúng di chuyển ra vùng khơi nơi có mực nước sâu và mặn hơn (Dall và csv.,
1990).
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ
mặn và nhiệt độ. Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5-45 ppt, tôm sinh trưởng và
phát triển tối ưu ở độ mặn từ 10-15 ppt. Vì thế, tôm chân trắng được xem là ứng cử viên
sáng giá cho nuôi thủy sản ở những vùng có độ mặn thấp. Nhiệt độ tôm có thể sinh
trưởng và phát triển từ 15-33
o
C, nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30
o
C và cho tôm
lớn (12-18g) là 27
o
C. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các
bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura. Thẻ chân trắng có tốc độ tăng
trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong điều kiện nuôi phù hợp, tôm có khả năng đạt 8-
10g trong 60-80 ngày, hay đạt 35-40g trong khoảng 180 ngày (Sở NN và PTNT tp.HCM,
2009).
11
Bảng 2.1: Đặc điểm môi trường sống của tôm sú và thẻ chân trắng
Thích hợp nhất Chỉ tiêu
Tôm sú Thẻ chân trắng
Chú thích
Nhiệt độ
Độ mặn
Độ trong
DO
pH
NH
3
H
2
S
29-30
0
C
15-25 ppt
30-40 cm
>4 mg/l
8-8,5
<0,1 mg/l
<0,03 mg/l
20-30
0
C
10-20 ppt
40-50 cm
>4 mg/l
7,8-8,5
<0,1 mg/l
<0,03 mg/l
Nguồn: Nguyễn Khắc Hường (2007) và Chiu et al., 1988; Boyd & Fast, 1992; DPI, 2006.
2.4.3. Lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định,
tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Hiện tượng lột xác của tôm có tính gián đoạn theo
hình bậc thang (Dall et al., 1990; Chang, 1992). Tôm thường lột xác vào ban đêm, chu kỳ
giữa 2 lần lột xác ở tôm nhỏ ngắn hơn ở tôm lớn (Sở NN và PTNT tp. HCM, 2009).
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau:
- Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút
ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với
động tác uốn cong mình toàn cơ thể.
- Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm
sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột
ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi
trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting
hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục
tuyến xoang, chúng tích lũy lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự
lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều có ảnh hưởng khi
tôm đang lột xác.
12
2.4.4. Đặc điểm giao vĩ
Tôm sú thuộc nhóm thelycum kín, tôm cái chỉ giao vĩ khi vừa lột xác.Túi tinh của con
đực được chuyển sang túi chứa tinh nằm trong thelycum của con cái.Túi tinh này sẽ được
giữ để thụ tinh cho vài lần đẻ trứng hay cho đến khi tôm cái lột xác. Giao vĩ xảy ra sau
khi lột xác của con cái và vào ban đêm 18:00h-6:00h (Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
Ở tôm thẻ chân trắng giao vĩ chỉ vài giờ trước khi đẻ trứng và túi tinh của con đực được
chuyển sang đầu con cái và nằm bên ngoài thelycum để thụ tinh cho trứng khi đẻ. Giao vĩ
chủ yếu xảy ra vào chiều tối hay đầu hôm của đêm đẻ trứng, khoảng 19:00h-21:00h (Trần
Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2009).
13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện tại các huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên ở tỉnh
Sóc Trăng.
- Thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu
- Tôm sú (Penaeus monodon)
- Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn ở khía cạnh kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của 2 đối tượng
nuôi tôm sú và thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Xuyên của
tỉnh Sóc Trăng.
3.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu tại các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương về
vùng nuôi, diện tích nuôi, thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi, đặc biệt là
hiệu quả kinh tế.
- Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 26 hộ nuôi thẻ
chân trắng tại huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên, 30 hộ nuôi tôm sú thâm canh
ở những vùng khác nhau trong huyện Vĩnh Châu bằng phiếu phỏng vấn. Nội dung
gồm các thông tin:
Về mặt kỹ thuật
Thông tin chung.
Thông tin thiết kế và xây dựng công trình.
Thông tin con giống.
Thông tin thức ăn và phương thức cho ăn.
Thông tin về chăm sóc quản lý.
14
Thông tin thu hoạch.
Về mặt kinh tế
Phân tích lợi nhuận.
Phân tích chi phí.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu về được kiểm tra, bổ sung và mã hóa cũng như điều chỉnh trước khi
nhập vào máy tính để tính toán. Phần mềm Microsoft Office Exel 2003 được dùng để
nhập xử lý và phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích được sử dụng gồm có: mô tả
trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phầm trăm,…
15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại các huyện ở tỉnh Sóc Trăng
Bảng 4.1: Định hướng quy hoạch nghề nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Đối tượng
2010 2015 2020 2010 2015 2020
Tôm sú 53.700 53.900 52.400 69.800 75.500 78.600
Tôm thẻ chân trắng 500 1.000 2.000 3.500 9.000 20.000
Nuôi tôm nước lợ là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc Trăng nói
chung và huyện Vĩnh Châu nói riêng. Năm 2008, cả tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích
nuôi trồng thủy sản là 47.918 ha. Trong đó, tôm sú chiếm diện tích 47.503 ha, thẻ chân
trắng có diện tích 145 ha. Từ Bảng 4.1 cho thấy định hướng qui hoạch của tỉnh Sóc Trăng
có xu hướng ngày càng giảm diện tích nuôi tôm sú, tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng, nhưng năng suất ngày một tăng như đối với tôm sú 1,3 tấn/ha (2010), 1,4 tấn/ha
(2015), 1,5 tấn/ha (2020), còn ở tôm thẻ chân trắng 7 tấn/ha (2010), 9 tấn/ha (2015),
10 tấn/ha (2020). Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng sẽ bố trí nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện
Vĩnh Châu với tổng diện tích đến năm 2015 khoảng 1.000 ha, định hướng đến năm 2020
khoảng 2.000 ha (Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Viện Kinh Tế và Quy
hoạch Thủy Sản, 2009).
Bảng 4.2: Diện tích và sản lượng nuôi tôm tại huyện Vĩnh Châu qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2005 2006 2007 2008
Diện tích nuôi thủy sản ha 28.080 30.446 27.301 28.283
Diện tích nuôi tôm các loại ha 26.695 28.100 26.201 24.727
Tổng sản lượng tôm tấn 22.089 27.630 29.353 36.341
Sản lượng tôm nuôi tấn 21.676 27.217 28.537 35.493