Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

bài giảng các điều kiện thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.92 KB, 17 trang )

CÁC ĐIỀU KIỆN
THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHƯƠNG 3
3.1. Điều kiện về tiền tệ
Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định sử dụng đơn vị
tiền tệ của nước nào để tính toán và thanh toán trong hợp
đồng thanh toán quốc tế, đồng thời quy định các xử lý khi có
sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hóa và thanh toán.
3.1.1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế:
Để thống nhất việc lựa chọn đồng tiền trong thanh toán
quốc tế cần thiết phải phân loại tiền tệ trong thanh toán
- Căn cứ vào phạm vi lưu thông của tiền tệ:
+ Tiền tệ thế giới (World curency)
+ Tiền tệ quốc tế (International currency)
+ Tiền tệ quốc gia (National curency)
3.1. Điều kiện về tiền tệ (tt)
3.1.1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế (tt):
- Căn cứ vào khả năng chuyển đổi của tiền tệ:
+ Tiền tự do chuyển đổi (Free convertible curency)

Tự do chuyển đổi toàn bộ

Tự do chuyển đổi từng phần
+ Tiền tệ chuyển nhượng (Transferable curency)
+ Tiền tệ song biên (Clearing curency)
- Căn cứ vào hình thức tồn tại của đồng tiền:
+ Tiền mặt (Cash)
+ Tiền tín dụng (Credit currency)
3.1. Điều kiện về tiền tệ (tt)
3.1.1. Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế (tt):


- Căn cứ vào mục đích sử dụng đồng tiền trong thanh toán:
+ Tiền tệ tính toán (Account currency)
+ Tiền tệ thanh toán (Payment currency)
Việc lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh
toán tùy thuộc vào:

So sánh ưu thế của hai bên

Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế

Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế

Các thỏa thuận trong các liên minh kinh tế hay
thương mại.
3.1. Điều kiện về tiền tệ (tt)
3.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái:
Để đảm bảo giá trị tiền tệ được nhận đúng bằng giá trị
hàng hóa đã trao, các bên tham gia thanh toán ký với
nhau điều kiện đảm bảo hối đoái, bao gồm các hình thức
sau:
a. Điều kiện đảm bảo bằng vàng: Có 2 cách:
- Đảm bảo theo khối lượng vàng:
Khi ký kết hợp đồng, quy định đơn giá và tổng giá trị hợp
đồng được quy đổi trực tiếp bằng một số lượng vàng
nhất định; khi thanh toán, dựa vào khối lượng vàng đã
tính để thanh toán
Cách đảm bảo này hiện nay hầu như không còn sử
dụng
3.1. Điều kiện về tiền tệ (tt)
a. Điều kiện đảm bảo bằng vàng (tt):

- Đảm bảo theo giá vàng:
Khi ký kết hợp đồng, đơn giá và tổng giá trị hợp đồng
mua bán được quy định ra một loại tiền tệ và xác định
giá vàng theo đồng tiền này. Đến khi thanh toán, nếu giá
trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hóa và
tổng giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa thay đổi, điều
chỉnh theo tương ứng.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng cách đảm bảo này:

Hai bên thống nhất lấy giá vàng ở thị trường nào,
thời điểm nào.

Hai bên thống nhất cách lấy giá vàng là giá thấp nhất,
cao nhất hay giá bình quân trong ngày.

Hai bên thống nhất tuổi vàng.
3.1. Điều kiện về tiền tệ (tt)
b. Điều kiện đảm bảo ngoại hối:
Điều kiện đảm bảo ngoại hối thường có hai cách quy
định:
- Trường hợp 1: đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh
toán cùng loại, người ta lựa chọn đồng tiền khác tương
đối ổn định hơn làm căn cứ đảm bảo; đến khi thanh
toán, nếu tỷ giá giữa đồng tiền đảm bảo và đồng tiền
thanh toán thay đổi thì điều chỉnh lại giá cả hàng hóa và
giá trị hợp đồng.
- Trường hợp 2: đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh
toán là hai đồng tiền khác nhau, người ta lựa đồng tiền
nào ổn định hơn làm đồng tiền tính toán trong khi đồng
tiền còn lại là đồng tiền thanh toán. Đến khi thanh toán

căn cứ vào tỷ giá tại thời điểm thanh toán để xác định số
tiền phải trả.
3.1. Điều kiện về tiền tệ (tt)
c. Điều kiện đảm bảo theo “rổ tiền tệ”:
Ngày nay người ta không dựa vào bất kỳ một ngoại tệ
nào mà dựa vào nhiều ngoại tệ để làm căn cứ đảm bảo
hối đoái. Cách đảm bảo này gọi là đảm bảo ngoại hối
theo rổ tiền tệ.
Khi áp dụng cách đảm bảo này, hai bên cần lưu ý:
+ Thống nhất lựa chọn ngoại tệ nào đưa vào rổ tiền tệ
để làm đảm bảo.
+ Thống nhất cách xác định tỷ giá của đồng tiền thanh
toán với các đồng tiền trong rổ vào thời điểm ký hợp
đồng và thời điểm thanh toán để làm căn cứ điều chỉnh
trị giá hợp đồng.
Ví dụ
3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán
Điều kiện về địa điểm thanh toán có nghĩa là quy
định nghĩa vụ thanh toán tiền trong hợp đồng thương mại
quốc tế sẽ được trả ở đâu.
- Việc lựa chọn địa điểm thanh toán phụ thuộc vào quan
hệ giữa hai bên mua và bên bán, ngoài ra còn phụ thuộc
vào đồng tiền thanh toán.
- Trong thanh toán quốc tế, bên nào cũng muốn chọn
nước mình làm địa điểm thanh toán vì:
+ Tránh đọng vốn nếu là người nhập khẩu và thu tiền
nhanh chóng nếu là người xuất khẩu.
+ Tạo điều kiện nâng cao địa vị đồng tiền của nước
mình trên thị trường quốc tế.
+ Tạo điều kiện cho ngân hàng nước mình thu phí

nghiệp vụ.
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về thời gian than toán quy định rõ thời hạn mà
người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu.
Có 3 cách quy định thời gian thanh toán:
3.3.1. Trả tiền trước:
Bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho bên
xuất khẩu trước khi giao nhận hàng hóa.
Thông thường, trả tiền trước có hai kiểu:
a. Trả trước một thời gian kể từ ngày ký hợp đồng hoặc
kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán (tt)
3.3.1. Trả tiền trước (tt):
- Mục đích: để cấp tín dụng thương mại cho người xuất khẩu
- Số tiền trả trước của bên nhập khẩu phụ thuộc vào nhu cầu
vay của bên xuất khẩu và khả năng cấp tín dụng của bên nhập
khẩu.
Phần chiết khấu hàng hóa được xác định như sau:
Trong đó: D: phần chiết khấu trên một đơn vị hàng hóa theo
hợp đồng, A: số tiền ứng trước, R: lãi suất (tháng, năm), N:
thời gian ứng trước (tháng, năm), Q: số lượng hàng hóa theo
hợp đồng
Q
RA
N
]1)1[( −+
D =
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán (tt)
3.3.1. Trả tiền trước (tt):
b. Trả tiền trước ngày giao hàng một thời gian

Ngày giao hàng được hiểu là ngày giao chuyến hàng đầu tiên
được quy định trong hợp đồng.
- Mục đích: nhằm ràng buộc người mua thực hiện hợp đồng
nhập khẩu
- Số tiền ứng trước nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ
giữa người mua và người bán cũng như khả năng thương
lượng giữa hai bên.
Phổ biến có hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người bán ký được hợp đồng với giá khá
cao so với giá bình quân trên thị trường.
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán (tt)
3.3.1. Trả tiền trước (tt):
b. Trả tiền trước ngày giao hàng một thời gian (tt)
Để phòng ngừa người mua hủy hợp đồng, người bán yêu cầu
một khoản ứng trước là:
A = Q (P – Pa)
Trong đó: A: khoản ứng trước, Q: số lượng hàng hóa, P: giá cả
hợp đồng, Pa: là giá bình quân trên thị trường.
Trường hợp 2: Người bán không tin tưởng vào người mua
Trong trường hợp này, họ yêu cầu người mua ứng trước một
khoản tiền là:
A = B [(1+R)
N
– 1] + F
Trong đó: A: số tiền ứng trước, B: trị giá hợp đồng, R: lãi vay
ngân hàng, N: thời hạn vay của người xuất khẩu, F: tiền phạt
do bội ước hợp đồng
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán (tt)
3.3.2. Trả tiền ngay:
Người mua trả tiền cho người bán ngay khi người bán

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Điều kiện trả tiền ngay được quy định theo một trong 4
hình thức sau:
a. Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng (chưa đưa lên phương tiện
vận tải) tại nơi giao hàng được chỉ định
b. Người mua trả tiền ngay cho người bán ngay sau khi
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương
tiện vận tải nơi giao hàng quy định
c. Bên mua trả tiền ngay cho bên bán ngay sau khi nhận
được bộ chứng từ thanh toán từ bên bán
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán (tt)
3.3.2. Trả tiền ngay (tt):
d. Người mua trả tiền ngay cho người bán sau ngay khi
nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc cảng đến
3.3.3. Trả tiền sau:
Người mua trả tiền cho người bán sau một thời hạn nhất
định. Việc thỏa thuận trả sau có thể thực hiện bằng
nhiều cách:
- Bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày
nhận được thông báo của người bán đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng (chưa đưa lên phương tiện vận tải)
tại nơi giao hàng được quy định.
3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán (tt)
3.3.3. Trả tiền sau (tt):
- Bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày bên
bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện
vận tải tại nơi giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi
giao hàng được quy định.
- Bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày

nhận được bộ chứng từ thanh toán.
- Bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày
nhận xong hàng hóa.
3.4. Điều kiện phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán tức là cách thức để người bán
thu tiền về và người mua thực hiện chi trả.
- Trong thanh toán quốc tế có nhiều cách khác nhau để
thực hiện việc thanh toán do đó việc quy định điều kiện
phương thức thanh toán rất quan trọng
- Việc lựa chọn phương thức nào còn tùy thuộc vào các
yếu tố sau:

Tính chất và ưu nhược điểm của từng phương thức

Quan hệ giữa người mua và người bán có thường
xuyên và tin tưởng nhau hay không

×