Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

tổng quan về hệ thống tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 29 trang )

GIÁO TRÌNH VÀ SÁCH THAM KHẢO
Thị trường và các định chế tài chính –
PGS.TS. Bùi Kim Yến – PGSTS Nguyễn
Minh Kiều
Thị trường vốn –NXB ĐHKTQD 2008
Thị trường chứng khoán – TS Nguyễn
Hòa Nhân 2013
Bài tập phân tích và định giá chứng
khoán-NXBTK 2006
Frederic Mishkin, Financial markets and
institutions (5ed), Adison Wesley The MIT
Press (2005).
NỘI DUNG MÔN HỌC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH
CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
CHƯƠNG 5: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH
CHƯƠNG 6: CÁC NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 8: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
TRUNG GIAN
LOGO
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
TÀI CHÍNH
NỘI DUNG
Hệ thống tài chính


Định chế tài chính
Thị trường tài chính
Công cụ tài chính
Tài chính (Financing)
Hệ thống thanh toán
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Hệ thống tài chính bao gồm các định
chế tài chính và thị trường tài chính,
giúp nguồn vốn luân chuyển từ người
cho vay/người đầu tư đến người đi vay.
+ Các định chế phát triển các công cụ
và sản phẩm tài chính  khuyến khích
người có vốn nhàn rỗi đầu tư, người
thiếu hụt vay vốn
+ Hệ thống tài chính đưa ra cơ sở để
chính phủ tác động đến nguồn vốn
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Sự tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia
sẽ chịu tác động rất nhiều từ hệ thống
tài chính:
+ Duy trì hệ thống thanh toán an
toàn, hợp lý, cạnh tranh
+ Đảm bảo nhu cầu của nhà đầu tư
và người cho vay được trùng khớp
+ Rủi ro thị trường sẽ được kiềm
chế thích hợp
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
KHÁI NIỆM
- Thị trường tài chính (Financial market)
là nơi diễn ra hoạt động mua bán các

công cụ tài chính.
- Là nơi các nguồn vốn tài chính dịch
chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu
vốn.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ
- Thị trường tài chính hiệu quả (Efficient
financial market) là thị trường tài chính
trong đó giá hiện tại của tài sản tài
chính phản ánh đầy đủ mọi thông tin
liên quan và giá thị trường sẽ được
điều chỉnh ngay lập tức theo thông tin
mới xuất hiện.
- Ba mức độ hiệu quả của TTTC:
 Yếu
 Trung bình
 Mạnh
CHỨC NĂNG CỦA TTTC
1
Huy động-
phân bổ
vốn
2
Thanh
khoản
3
Tiết kiệm
VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Nâng cao năng suất và hiệu quả của
nền kinh tế.
Tạo môi trường thuận lợi để dung

hòa các lợi ích kinh tế của các chủ
thể kinh tế.
Xác định giá trị thị trường của doanh
nghiệp.
PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
 Theo thời hạn thanh toán của công cụ
tài chính:
+ Thị trường tiền tệ
+ Thị trường vốn
 Theo quá trình phát hành và lưu thông:
+ Thị trường sơ cấp
+ Thị trường thứ cấp
 Theo tính chuyên môn hóa thị trường:
+ Thị trường công cụ nợ
+ Thị trường công cụ vốn
+ Thị trường công cụ phái sinh
ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH (FINANCIAL
INSTITUTIONS)
Tổ chức nhận tiền gửi (Depository
Institutions)
Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
(Contractual Savings Institutions)
Công ty tài chính (Finance
Companies)
Trung gian đầu tư (Investment
Intermediaries)
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH (FINANCIAL
INSTRUMENTS)
Công cụ tài chính thể hiện dòng tiền cụ
thể trong tương lai

 Phản ánh giá trị hiện tại của dòng tiền
tương lai
Các công cụ tài chính giao dịch trên thị
trường tài chính được gọi là các chứng
khoán tài chính.
Có 3 loại công cụ tài chính : vốn
(equity), nợ (debt) và phái sinh
(derivative).
CÔNG CỤ NỢ
Mang lại cho người nắm giữ nó quyền
được hưởng một số tiền cố định, được
ấn định trước.
 Người đi vay sẽ trả lãi suất cao nếu xác
suất không trả nợ là cao
 Khi đáo hạn sẽ phải hoàn trả số tiền cho
vay (mệnh giá); lợi tức cố định.
Bao gồm: trái phiếu, thương phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi….
CÔNG CỤ VỐN
Phát hành các cổ phiếu thường
 Cổ đông sẽ nhận được quyền sở hữu
doanh nghiệp và nhận cổ tức nếu doanh
nghiệp có lãi trong tương lai.
 Hoạt động đầu tư vào cổ phiếu được xem
là đầu tư vô hạn và có rủi ro rất cao.
Cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu chuyển đổi.
CÔNG CỤ PHÁI SINH
 Những thỏa thuận xác định quyền mua hoặc
bán một lượng hàng hóa cơ sở với các điều

khoản đã cam kết trước tại một thời điểm
trong tương lai.
 Hình thành từ quá trình mua hoặc bán các công cụ
nợ và vốn.
 Hợp đồng phái sinh không được dùng để huy
động vốn đối với người đi vay hay để đầu tư
vốn đối với người cho vay.
 Được sử dụng chủ yếu để cá nhân hay doanh
nghiệp phòng ngừa rủi ro
 Giá trị của nó được tách rời khỏi giá trị của các công
cụ giao dịch trên thị trường vốn và nợ
 Bao gồm: quyền mua cổ phần, chứng quyền,
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi
TÀI CHÍNH (FINANCING)
Tài chính trực tiếp:
- Liên hệ trực
tiếp với nhau.
- Người đầu tư
trực tiếp mua
chứng khoán
mà người đi vay
phát hành.
Phương thức
dòng vốn luân chuyển
Tài chính gián tiếp:
- Liên hệ gián
tiếp với nhau.
- Người đầu tư
gửi tiền vào

định chế tài
chính (nơi có
quyền sử dụng
nguồn quỹ đó)
LÃI SUẤT VÀ PHÍ
Tài chính trực tiếp
 Người đi vay và cho vay đều thông qua
người môi giới
• Người đi vay và người cho vay trả tiền cho các
dịch vụ này bằng phí hay hoa hồng
Tài chính gián tiếp
 Tổ chức nhận tiền gửi nhận tiền lãi từ các
khoản cho vay và trả tiền lãi cho những
khoản tiền gửi
• Lợi nhuận của các tổ chức nhận tiền gửi dựa vào
chênh lệch lãi suất và một số loại phí áp dụng
đối với các khoản tiền huy động và cho vay
• Chênh lệch lãi suất = lãi suất trung bình tài sản
– lãi suất trung bình trên nợ phải trả
TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP
Diễn ra chủ yếu trên thị trường bán sĩ
 Người đi vay với chỉ số tín nhiệm cao có
thể huy động vốn với giá thấp
 Thúc đẩy các chủ thể cần vốn tham gia vào
các thị trường vốn khác nhau cả trong và
ngoài nước.
Gánh chịu chi phí về thông tin, chi phí
giao dịch rất cao.
Nhà đầu tư không phải luôn mua
những chứng khoán đã phát hành

 Nhà đầu tư thích đầu tư ngắn hạn trong
khi người cho vay muốn vay dài hạn.
TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP
 Chuyển đổi kỳ hạn
 Giảm thiểu rủi ro tín dụng
 Lợi ích kinh tế nhờ quy mô
 Chuyển đổi tài sản
RỦI RO VỠ NỢ (TÍN DỤNG)
Người đi vay không thể hoàn trả các
khoản nợ (vốn gốc và lãi) đối với người
sở hữu các công cụ tài chính.
 Trong tài chính trực tiếp người cho vay
chịu tác động trực tiếp
• Người môi giới chỉ giúp các giao dịch diễn ra trôi
chảy
 Trong tài chính gián tiếp, các tổ chức nhận
tiền gửi chịu gánh nặng trực tiếp của rủi ro
tín dụng
• Các tổ chức nhận tiền gửi phải thực hiện những
cam kết đối với người đầu tư thậm chí khi người
đi vay không thể hoàn trả nợ
 Là kết quả của rủi ro kinh doanh và
rủi ro tài chính
RỦI RO THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG
Thông tin bất đối xứng là tình trạng mà
trong một giao dịch, các bên tham gia
có thông tin không ngang bằng nhau.
Ví dụ: ….
  sự lựa chọn đối nghịch (người
thừa vốn lại lựa chọn đối tác có hiệu

quả sử dụng vốn kém)
 rủi ro đạo đức (bên có nhiều thông
tin cố tình lừa đảo bên thiếu thông
tin)
CÁC RỦI RO KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN
VỆC ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Rủi ro lạm phát
Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro giá cả
Rủi ro tái đầu tư
Rủi ro thanh khoản kém
Rủi ro bị mua lại
HỆ THỐNG THANH TOÁN
Hệ thống thanh toán của nền kinh tế
đảm bảo cho nguồn vốn dễ dàng
dịch chuyển thông qua các giao dịch
 Giao dịch thanh toán được chia thành 2
loại: bán lẻ (giá trị thấp), bán sĩ (giá trị
lớn)
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
BÁN LẺ
Thẻ tín dụng
Thẻ ghi Nợ
Tín dụng trực tiếp
Séc
Ghi Nợ trực tiếp

×