Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Tổng quan về kế toán tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.92 KB, 31 trang )

1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
2
NỘI DUNG CHƯƠNG

VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN

MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN

CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN,
CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

SỔ KẾ TOÁN
3
1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN
Định nghĩa
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật
và thời gian lao động
(theo Luật Kế toán ban hành 17/06/2003)
4
1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN

Vai trò của kế toán
Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho
những đối tượng có nhu cầu sử dụng
thông tin.
Đối tượng sử dụng thông tin:
- Trong nội bộ doanh nghiệp


- Bên ngoài doanh nghiệp
5
1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN

Kế toán tài chính
- Kế toán tài chính là việc thu
thập, xử lý, kiểm tra, phân tích
và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính bằng báo cáo tài
chính cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng thông tin của đơn
vị kế toán
-
Cung cấp thông tin chủ yếu cho
những đối tượng bên ngoài
DN.
-
Có tính pháp lệnh, mang tính
chất bắt buộc
-
BCTC: mang tính thống nhất

Kế toán quản trị
- Kế toán quản trị là việc thu
thập, xử lý, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính trong nội
bộ đơn vị kế toán
-

Chỉ cung cấp thông tin cho nội
bộ DN.
-
Không có tính pháp lệnh, thực
hiện theo yêu cầu quản lý của
từng DN
-
BCQT: Hình thức, nội dung,
thời điểm lập: theo yêu cầu
từng DN
6
1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN
Bao gồm:
- Luật kế toán
-
Hệ thống chuẩn mực kế toán
-
Chế độ kế toán
7
1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN

LUẬT KẾ TOÁN
Được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003, có hiệu lực 01/01/2004.
Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề
mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn
mực kế toán và Chế độ hướng dẫn kế toán
Luật kế toán đã đưa ra những quy định chung về đối tượng áp dụng,
phạm vi điều chỉnh Luật; về nhiệm vụ, yêu cầu nguyên tắc kế toán;
về đơn vị tính sử dụng trong kế toán, kỳ kế toán; về giá trị của tài
liệu, số liệu kế toán;...

Luật kế toán còn quy định những vấn đề cụ thể về: nội dung công tác
kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động
nghề nghiệp kế toán; quản lý Nhà nước về kế toán.
8
1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
Chuẩn mực kế toán là những quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung,
phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản,
chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và
lập Báo cáo tài chính nhằm đạt được sự
đánh giá trung thực, hợp lý khách quan về
thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
9
1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN
Đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành
được 26 chuẩn mực, chia làm 3 nhóm:
-
Nhóm thứ nhất: Chuẩn mực chung (chuẩn mực số 1)
-
Nhóm thứ hai : Nhóm chuẩn mực kế toán cụ thể liên
quan đến các yếu tố của báo cáo tài chính
-
Nhóm thứ ba : Nhóm chuẩn mực liên quan đến việc
lập các báo cáo tài chính.
10
Thuộc nhóm thứ hai bao gồm các chuẩn mực:


Chuẩn mực số 2 – Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 3 – Tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực số 4 – Tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực số 5 – Bất động sản đầu tư

Chuẩn mực số 6 – Thuê tài sản

Chuẩn mực số 7 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực số 8 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

Chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực số 11– Hợp nhất kinh doanh

Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay

Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
11

Thuộc nhóm thứ ba bao gồm các chuẩn mực:

Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm

Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản
đầu tư vào công ty con

Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan

Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ

Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận

Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán
và các sai sót

Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu

Riêng chuẩn mực số 22 – “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của
các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự”(không liên quan DN)
12
1.2.3 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế
toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do
cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được

cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành
Chế độ kế toán DN hiện hành là chế độ kế toán doanh
nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành
ngày 20/3/2006. Chế độ này áp dụng cho tất cả các
doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế
trong cả nước

×