Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề cương chi tiết: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.7 KB, 19 trang )

CHƯƠNG V: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
(6 tiết
Mục tiêu:
- Nắm được chức năng cơ bản của ngân hàng trung ương.
- Tập trung nắm vững mục tiêu của chính sách tiền tệ, các chiến lược để đạt
mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
- Hiểu được công cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt các công cụ gián tiếp.
5.1 Ngân hàng trung ương
5.1.1 Vị trí pháp lý
• Ngân hàng trung ương là định chế công, do đó ngân hàng trung ương:
- Là thành phần của thiết chế thượng tầng kiến trúc, có thể trực thuộc hoặc độc lập
với chính phủ.
- Sử dụng các công cụ tham gia thị trường để quản lý chứ không vì mục tiêu sinh
lợi.
• Tránh nhiệm địa vị pháp lý của ngân hàng trung ương
- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (có thể khác biệt
giữa các nước).
- Thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương (chức năng chung của mọi ngân
hàng trung ương).
5.1.2 Chức năng của ngân hàng trung ương
5.1.2.1 Quản lý nhà nước về tiền tệ ngân hàng và ngoại hối
Đây là chức năng thể hiện trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bộ máy
quản lý nhà nước. Chức năng này liên quan đến đặc điểm ngân hàng trung ương các nước
và sự tham gia của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
- Trình ban hành và ban hành các quy định, kiểm tra thực hiện các quy định thuộc
thẩm quyền quản lý về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối.
- Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia
- Quản lý ngoại hối, tỷ giá, cán cân thanh toán, vay trả nợ chính phủ
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát
-
5.1.2.2 Thực hiện chức năng ngân hàng trung ương


1
Các chú ý của mọi ngân hàng trung ương là phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín
dụng và ngân hàng của chính phủ. Mức độ thực hiện các chức năng này cũng khác nhau
do đặc điểm kinh tế thị trường của các nước khác nhau.
a/ Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền tệ
- Độc quyền phát hành nhằm bảo đảm thống nhất, an toàn cho hệ thống tiền tệ quốc
gia.
- Tiền do ngân hàng trung ương phát hành là đồng tiền hợp pháp, mang tính cưỡng
chế lưu hành.
b/ Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các tổ chức tín dụng
o Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian, gồm tài khoản
tiền gửi bắt buộc và tài khoản tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền các ngân hàng trung gian phải gửi tại
ngân hàng trung ương nhằm: i/ bảo đảm khả năng chi trả cho khách hàng và ii/
công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
- Tiền gửi thanh toán: các ngân hàng trung gian còn phải duy trì thường xuyên
một lượng tiền gửi tại ngân hàng trung ương nhằm giải quyết các nhu cầu giao
dịch với ngân hàng trung ương hay thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
o Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại dưới hình
thức chiết khấu/tái chiết khấu, tái cấp vốn (chủ yếu qua giấy tờ có giá) với các
ngân hàng thương mại. Nhờ đó làm tăng vốn khả dụng cho ngân hàng thương
mại. Cũng qua chức năng này mà ngân hàng trung ương thực hiện vai trò
LOLR.
o Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán cho hệ thống ngân hàng
Các ngân hàng thương mại đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắt
buộc và dự trữ vượt mức tại ngân hàng trung ương nên thực hiện thanh toán
trong hệ thống qua ngân hàng trung ương. Nhờ đó bảo đảm an toàn, nhanh
chóng và thực hiện được kiểm soát trong hệ thống ngân hàng.
c/ Ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ

• Làm thủ quỹ cho kho bạc nhà nước: tùy đặc điểm từng nước mà chính phủ có
thể ủy quyền cho kho bạc đứng tên chủ tài khoản tại ngân hàng trung ương.
Ngân hàng trung ương có trách nhiệm theo dõi chi trả, thực hiện thanh toán theo
yêu cầu của kho bạc và sử dụng số dư như tài khoản của khách hàng khác. Các
khoản tiền gửi của chính phủ có thể là vàng, ngoại tệ, chứng khoán. Ngân hàng
trung ương còn thực hiện chức năng đại lý và cấp tín dụng cho chính phủ khi
cần thiết.
• Quản lý dự trữ quốc gia: dự trữ quốc gia là các tài sản chiến lược bảo đảm các
nghiên cứu chi tiêu khẩn cấp (gồm vàng, ngoại tệ mạnh ). Về nguyên tắc, quản
lý dự trữ sao cho luôn bảo đảm mức tối thiểu, còn trong quá trình hoạt động thì
ngân hàng trung ương có thể sử dụng dự trữ phục vụ chính sách tiền tệ.
2
• Cho chính phủ vay: ngân hàng trung ương có thể cấp tín dụng nhằm bù đắp
thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước qua chiết khấu các chứng khoán kho
bạc nhà nước.
• Ngân hàng trung ương làm đại lý, đại diện và tư vấn cho chính phủ:
o Ngân hàng trung ương dịch vụ đại lý cho chính phủ khi chính phủ phát hành
chứng khoán (thông báo phát hành, tổ chức đấu thầu, thông báo kết quả
thầu, phân phối chứng khoán trúng thầu, nhận tiền cho kho bạc, thanh toán
chứng khoán khi đáo hạn ).
o Ngân hàng trung ương đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền
tệ quốc tế, nhận ủy quyền của chính phủ ký kết các điều ước quốc tế về tiền
tệ và ngân hàng, quản lý và và trả nợ quốc tế của chính phủ (như ở Việt
Nam)
5.2 Chính sách tiền tệ
5.2.1. Hiểu về chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách tiền tệ là các quyết định
về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyết định mục tiêu
ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các
công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra).

- Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ để kiểm soát và điều tiết khối lượng
tiền cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền, tạo việc làm (giảm thất nghiệp) và
tăng trưởng kinh tế.
5.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
5.2.2.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ và quan hệ giữa các mục tiêu
Chính sách tiền tệ có 6 mục tiêu: nền kinh tế có tỷ lệ người có việc làm cao (tỷ lệ thất
nghiệp thấp); tăng trưởng kinh tế cao; ổn định giá cả; ổn định lãi suất; ổn định thị trường
tài chính; ổn định tỷ giá.
a/ Tỷ lệ người có việc làm cao
• Lý do:
i/ khi thiếu việc làm, thất nghiệp cao gây ra nhiều đau khổ cho con người (khốn
cùng về tài chính, mất tự trọng cá nhân, tăng tội ác).
ii/ khi thất nghiệp cao, nền kinh tế còn lãng phí ở tài nguyên và tài sản không
được sử dụng nên tổng sản lượng nền kinh tế giảm.
• Thế nào là tỷ lệ người có việc làm cao?
Tỷ lệ việc làm cao là tình trạng không có người không có việc làm, nhưng nền kinh
tế luôn có số thất nghiệp miễn cưỡng (tỷ lệ thất nghiệp > 0 do có người bỏ việc để
đi tìm việc tốt hơn, một số lao động tạm thất nghiệp để làm việc khác: lập gia đình,
đi du lịch, đi học Lợi ích của nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp nhất định là có chỗ
trống để thu hút lao động và thay đổi vị trí làm việc dễ dàng hơn). Như vậy mức
việc làm cao là nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp = tỷ lệ thất nghiệp tư nhiên[theo
Mishkin (trang 556), ở Hoa kỳ khoảng 6%].
3
b/ Tăng trưởng kinh tế cao: tăng trưởng quan hệ trực tiếp với thất nghiệp vì tăng trưởng
kinh tế cao thì sẽ có thất nghiệp thấp.
c/ Ổn định giá cả: ảnh hưởng về kinh tế và xã hội do lạm phát rất to lớn nên ổn định giá
được coi là mục tiêu rất quan trọng của mọi chính sách kinh tế (lạm phát tăng gây nên tình
trạng bấp bênh trong nền kinh tế, làm cho các kế hoạch tương lai bị thay đổi, gây căng
thẳng các quan hệ xã hội, xung đột phát sinh do thu nhập theo giá cả của các nhóm xã hội
khác nhau).

d/ Ổn định lãi suất: biến động lãi suất cũng giống biến động giá.
e/ Ổn định thị trường tài chính: ngân hàng trung ương ổn định thị trường tài chính qua vai
trò LOLR và qua ổn định lãi suất (qua LOLR tránh được hoảng loạn trong hệ thống ngân
hàng thương mại, còn qua lãi suất bảo đảm quan hệ giữa lãi suất ngân hàng và tỷ suất sinh
lợi đầu tư vào thị trường tài chính).
Chú ý: lãi suất ngân hàng tỷ lệ nghịch với tỷ suất sinh lợi đầu tư, từ đó điều chỉnh dòng tài
chính trực tiếp và gián tiếp.
f/ Ổn định thị trường ngoại hối: tăng giá đồng nội tệ làm cho nền kinh tế kém cạnh tranh,
ngược lại giảm giá đồng nội tệ lại kích thích lạm phát.
Quan hệ giữa các mục tiêu
Các mục tiêu ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá
đều bị tác động của lạm phát nên có thể nói 6 mục tiêu mà ngân hàng trung ương muốn đạt
đến gồm nền kinh tế có tỷ lệ việc làm cao, nền kinh tế tăng trưởng cao và lạm phát được
kiểm soát.
Mục tiêu ổn định giá thị trường thường mâu thuẫn với ổn định lãi suất và việc làm: khi
nền kinh tế đang tăng trưởng và thất nghiệp giảm thì cả lạm phát và lãi suất có thể bắt đầu
tăng. Nếu ngân hàng trung ương không muốn lãi suất tăng bằng cách mua trái phiếu trên
thị trường (làm cho giá trái phiếu tăng và lãi suất giảm) thì việc mua trái phiếu lại tăng
cung ứng tiền M → thúc đẩy lạm phát. Nếu ngân hàng trung ương giảm tăng M để tránh
lạm phát thì cả lãi suất và thất nghiệp có thể tăng.
Trong dài hạn, về cơ bản không có mâu thuẫn giữa các mục tiêu. Khi lạm phát cao thì
không thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được (Hình 5.1 biểu thị đường cong Phillips
dài hạn thẳng đứng), nhưng trong ngắn hạn mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát là
mâu thuẫn nhau (đường cong Phillips ngắn hạn).

Hình 5.1 Đường cong Phillips trong dài hạn và ngắn hạn
4
Như vậy, điều hành chính sách tiền tệ để đạt được đồng thời các mục tiêu cuối cùng tại
một thời điểm là rất khó thực hiện. Tùy điều kiện nền kinh tế mà ngân hàng trung ương
chọn mục tiêu ưu tiên và điều hành linh hoạt để cân bằng các mục tiêu trong thực hiện

chính sách tiền tệ.
5.2.2.2 Các chiến lược của ngân hàng trung ương để đạt mục tiêu
Ngân hàng trung ương hướng đến mục tiêu cuối cùng của các chính sách tiền tệ thông qua
chiến lược sử dụng các công cụ tiền tệ để tác động vào các mục tiêu hoạt động đo lường
được, từ đó tác động đến các mục tiêu trung gian trước khi tác động vào mục tiêu cuối
cùng.
Định hướng cơ chế truyền dẫn trong hệ thống mục tiêu
- Lãi suất M↑ → i↓ → I↑ → Y↑ → LP, GNP, TN
- Tỷ giá hối đoái M↑ → E↑ → XK↑ → LP, GNP, TN
- Lượng tín dụng cung ứng M↑ → i↓ → I↑ → Y↑ → LP, GNP, TN
(trong đó, i: lãi suất; I: đầu tư trong nền kinh tế; Y: sản lượng trong nền kinh tế; E:
(exchange rate) – tỷ giá hối đoái tính khi so sánh đồng nội tệ với ngoại tệ; XK: xuất khẩu;
LP: lạm phát; GNP: tổng sản phẩm danh nghĩa và TN: thất nghiệp)
Nếu ngân hàng trung ương muốn đạt mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả với việc làm
cao và tăng trưởng nền kinh tế cao thì có thể sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ
(OMO, lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc). Các công cụ đó có thể ảnh hưởng gián tiếp
đến mục tiêu cuối cùng sau một thời gian (thường sau 1 năm).
Nếu chờ kết quả sau 1 năm mới có các quyết định tiếp theo thì có thể quá muộn nên ngân
hàng trung ương theo đuổi chiến lược khác: chỉ đạo chính sách tiền tệ nhằm vào các biến
số nằm giữa công cụ và mục tiêu làm mục tiêu trung gian như tổng lượng M1, M2 hoặc lãi
suất → ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu cuối cùng.
Nếu khi các mục tiêu trung gian M1, M2 và lãi suất không còn bị ảnh hưởng của các chính
sách thì ngân hàng trung ương chọn các biến số khác: gọi là các mục tiêu hoạt động như
tổng lượng dự trữ (dự trữ, dự trữ không vay, cơ số tiền tệ hoặc cơ số không vay) hoặc lãi
suất ngắn hạn (lãi suất tín phiếu kho bạc, lãi suất liên ngân hàng) những biến số này nhạy
cảm hơn các công cụ của chính sách ngân hàng trung ương
Ưu điểm của chiến lược: ngân hàng trung ương dễ đạt đến mục tiêu cuối cùng hơn là
nhằm trực tiếp vào mục tiêu cuối cùng. Bằng cách sử dụng các mục tiêu trung gian và mục
tiêu hoạt động, ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh được nhanh hơn là thử các chính
sách và chờ cho đến khi nhìn thấy được kết quả của chính sách.

Ví dụ: Nếu mục tiêu của ngân hàng trung ương là tỷ lệ việc làm cao và ổn định giá cả với
tỷ lệ tăng trưởng GNP 5%, ngân hàng trung ương tính toán thấy tăng trưởng 5% GNP có
thể đạt được qua tăng trưởng 4% M2 (mục tiêu trung gian) và điều đó lại có thể đạt được
bằng tăng trưởng 3,5% MB (mục tiêu hoạt động). Khi đó ngân hàng trung ương sẽ dùng
các công cụ để đạt tỷ lệ tăng 3,5 % MB.
5.2.2.3 Lựa chọn các biến số trong mục tiêu trung gian
a/ Có thể chọn cả lãi suất và tăng trưởng tổng lượng tiền tệ?
Có 2 biến số trong mục tiêu trung gian là lãi suất và tổng lượng tiền tệ, vậy chọn biến số
nào để tác động như mục tiêu trung gian? Có thể chọn cả hai được không?
5
Hình 5.2 thể hiện cung ứng của thị trường tiền tệ: ngân hàng trung ương muốn đường cầu
tiền tệ phải nằm tại M
d*
với mức cung M* để có lãi suất i*. Nhưng trong thực tế, khi sản
lượng nền kinh tế Y và mức giá P thay đổi làm M
d*
có thể biến động giữa M
d’
và M
d’’
do đó
lãi suất dự tính i* sẽ biến động theo đường cầu tiền tệ M
d’
và M
d’’
để đạt tại lãi suất tại i’ và
i’’. Vậy chọn cung tiền tệ làm biến số thì phải từ bỏ biến số lãi suất trong mục tiêu
trung gian.
Hình 5.3 cho thấy hậu quả của việc theo đuổi lựa chọn lãi suất i* tại đường cầu ở M
d*

và
mức cung M*. Khi có thay đổi của Y và P trong nền kinh tế thì M
d*
thay đổi giữa M
d’
và
M
d”
. Nếu đường cầu dịch chuyển đến M
d’
thì lãi suất giảm xuống i'. Ngân hàng trung ương
không muốn cho lãi suất giảm bằng cách bán trái phiếu → giá trái phiếu giảm, lãi suất lại
tăng lên i*. Như vậy, ngân hàng trung ương qua OMO đã làm dịch chuyển M
s*
đến M
s’
để
đạt lãi suất i*. Ngược lại, nếu đường cầu dịch chuyển đến M
d”
thì ngân hàng trung ương lại
phải dịch chuyển M
s*
về M
s’’
để giữ lãi suất i*. Vậy chọn biến số lãi suất làm mục tiêu
trung gian thì phải từ bỏ biến số cung tiền tệ.
Như vậy, lãi suất và tổng lượng tiền tệ là hai biến số không thể dung hòa, chỉ có thể chọn
cái này hoặc cái kia chứ không thể cùng 1 lúc cả hai. Vậy các biến số trên có ưu, nhược
điểm gì và tiêu chuẩn nào sẽ được sử dụng để chọn biến số trong mục tiêu trung gian?
b/ Đánh giá biến số lãi suất và biến số tổng lượng cung tiền

• Biến số lãi suất
- Lãi suất tác động đến tiêu dùng và đầu tư (liên quan đến tổng cầu). Sự thay đổi lãi
suất thực (i
r
) làm dịch chuyển đường tổng cầu (AD) dẫn đến thay đổi Y và P trong
ngắn hạn. Khi chọn biến số lãi suất là mục tiêu trung gian và giữ cố định thì biến
động cầu về tiền đến nền kinh tế có thể kiểm soát được. Vậy khi nền kinh tế có cầu
tiền tệ biến động mạnh thì biến số lãi suất có thể hữu ích.
6
i'
Hình 5.2: NHTW
chọn biến số
cung
tiền thì phải từ bỏ
biến số lãi suất
Hình 5.3: NHTW
chọn biến số lãi
suất thì phải từ bỏ

biến số cung tiền
i’
i”
i*
i
M
M*
M
s*
M
d”

M
d’
M
d*
i
i*
M
d”
M
d*
M”
M’
M*
M
i* mục tiêu
M
s’
M
s*
M
s’’
M
d’
- Sự biến động của cầu tiêu dùng và đầu tư có thể có do nhiều nguyên nhân (thuế
suất, kỳ vọng của dân chúng về thay đổi của nền kinh tế ). Nếu ổn định lãi suất có
thể làm tăng biến động của cầu tiền tệ và tổng cầu.
- Lấy biến số lãi suất làm mục tiêu trung gian sẽ không thể duy trì dài hạn. Lãi suất
danh nghĩa bị kiểm soát về dài hạn chỉ thành công khi tỷ lệ lạm phát dự kiến luôn
ổn định, do đó lãi suất được chọn làm mục tiêu trung gian không phải là lãi suất
danh nghĩa mà phải là lãi suất thực. Lãi suất thực lại không thể dự kiến được khi

lạm phát dự kiến khó xác định.
• Biến số tổng lượng cung ứng
Nếu cố định mức tăng tổng cung ứng thì biến số lãi suất có thể thay đổi đáp ứng
những thay đổi của cầu về tiêu dùng và đầu tư, do đó giảm biến động của tổng cầu.
Vì thế biến số này làm mục tiêu trung gian này có thể thích hợp với nền kinh tế có
tổng cầu biến động mạnh bởi các nguyên nhân ngoài lãi suất. Khác với lãi suất,
mục tiêu tổng lượng tiền tệ hoàn toàn có thể là mục tiêu dài hạn của ngân hàng
trung ương.
Trong thực tế, các nước ưu tiên mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng sẽ chú trọng mục
tiêu trung gian là biến số lãi suất, còn nước ưu tiên mục tiêu cuối cùng là ổn định
giá cả sẽ chú trọng mục tiêu trung gian là biến số tổng lượng tiền tệ.
c/ Tiêu chuẩn chọn chỉ tiêu trung gian
- Tính có thể đo lường được: đo lường được là cần thiết vì nhờ đó kịp thời điều
chỉnh mục tiêu cuối cùng. Nếu đo lường tăng trưởng M2 phải hàng tháng mới có
kết quả, còn tăng trưởng GNP phải hàng quý hoặc nửa năm mới có kết quả, nhưng
lãi suất thì có kết quả ngay lập tức. Vậy chọn M2 và lãi suất làm mục tiêu trung
gian tốt hơn nhiều so với GNP.
Tuy thước đo lãi suất cho kết quả nhanh và chính xác hơn M2, nhưng lãi suất thực
lại không dễ đo lường vì lạm phát dự kiến lại không dự kiến được, vì thế biến số
M2 hay biến số lãi suất trong mục tiêu trung gian cũng không nói rõ cái nào tốt
hơn.
- Có thể kiểm soát được: Ngân hàng trung ương phải kiểm soát được các biến số
hoạt động để đưa mục tiêu trung gian về đúng quỹ đạo. Trong thực tế ngân hàng
trung ương kiểm soát M2 tốt hơn lãi suất.
Ngân hàng trung ương có thể tác động đầy quyền lực đến M2 mặc dù kiểm soát nó
không hoàn toàn. Qua OMO có thể ấn định lãi suất bằng tác động đến giá trái
phiếu. Khi đó, biến số lãi suất có thể kiểm soát được thì lại không thể kiểm soát
được M2. Vậy biến số lãi suất lại được coi là tốt hơn biến số M2. Tuy nhiên trên
thực tế ngân hàng trung ương không thể ấn định được lãi suất thực vì không xác
định được lạm phát dự kiến nên cũng không thể nói biến số lãi suất tốt hơn biến số

M2.
- Khả năng tác động đến mục tiêu cuối cùng: Đặc điểm mà các biến số cần có để
làm mục tiêu trung gian là phải có thể đoán được tác động của nó đến mục tiêu
cuối cùng. Cả biến số M2 và biến số lãi suất tác động đến việc làm, sản phẩm tạo ra
và giá cả đều không rõ ràng cho nên đều có hạn chế như nhau về khả năng dự đoán
tác động đến mục tiêu cuối cùng.
5.2.2.4 Lựa chọn các biến số trong môi trường hoạt động
7
a/ Chọn biến số trong mục tiêu hoạt động
Các mục tiêu hoạt động tác động đến mục tiêu trung gian từ đó tác động đến mục tiêu cuối
cùng. Mục tiêu hoạt động có thể sử dụng các biến số:
- Các dự trữ: dự trữ R, dự trữ không vay NBR, tiền cơ sở MB.
- Các lãi suất: lãi suất liên ngân hàng, lãi suất ngắn hạn.
Các biến số dự trữ và lãi suất là mục tiêu hoạt động vì nó có thể lập tức thay đổi qua các
công cụ của ngân hàng trung ương như OMO, chiết khấu và dự trữ bắt buộc.
lưu ý: Tổng dự trữ (TR – total reserves) - Dự trữ cho vay (borrowed reserves – BR) = Dự
trữ không vay (non-borrowed reserves - NBR). NBR có được là do phần cơ số tiền tệ
không vay MBn là phần mà ngân hàng trung ương có thể điều tiết chủ động và linh hoạt.
(Nhớ lại: MBn = MB - DL).
Vậy ngân hàng trung ương có đồng thời lựa chọn biến số dự trữ và biến số lãi suất trong
điều hành mục tiêu hoạt động được không? Tiêu chí nào để lựa chọn mục tiêu hoạt động?
Tương tự như mục tiêu trung gian, ngân hàng trung ương không thể đồng thời chọn cả hai
biến số. Hình 5.4 và 5.5 mô tả rõ điều này.giải thích: trục tung là lãi suất liên ngân hàng,
trục hoành là lượng dự trữ. Tại i
D
, ngân hàng trung ương sẵn sàng cung với mọi cầu dự trữ
của ngân hàng thương mại nên đường cung nằm ngang. Tại i < i
D
, các ngân hàng thương
mại sẽ vay của nhau trong hệ thống ngân hàng nên không vay chiết khấu của ngân hàng

trung ương, vì thế dự trữ không vay NBR của ngân hàng trung ương cố định với mọi i <
i
D
.
8
Hình 5.4: NHTW chọn biến số dự trữ không
vay (NBR) thì phải từ bỏ biến số lãi suất.
Nếu NBR được chọn thì lãi suất sẽ biến động

giữa i’ và i” vì cầu dự trữ biến động từ Rd’
đến Rd”, khi đó chọn biến số NRB thì biến số
lãi suất sẽ không còn kiểm soát được trong
mục tiêu hoạt động.
Hình 5.5: NHTW chọn biến số lãi suất thì phải
từ bỏ biến số dự trữ không vay (NBR).
Nếu lãi suất được chọn là mục tiêu hoạt động
thì NBR sẽ biến động giữa NBR’ và NBR” do
cầu dự trữ biến động từ Rd’ đến Rd”, khi đó
chọn biến số lãi suất thì sẽ không kiểm soát
được biến số NBR trong mục tiêu hoạt động.
i
D
i’
i”
i*
i
R
NBR
R
S

R
d”
R
d’
R
d*
i
D
NBR’
NBR*
NRB”
i
i*
R
d”
R
d*
R
i* mục tiêu
R
S
R
d’
b/ Tiêu chí lựa chọn
- Có thể đo lường được: dự trữ hay dự trữ không vay (NBR) có thể đo lường trực
tiếp, nhưng có độ trễ (vài tuần), còn lãi suất thì thấy ngay, vậy lãi suất được lựa
chọn sẽ tốt hơn dự trữ.
Tuy nhiên đó vẫn là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất thực thì vẫn bị ảnh hưởng của
lạm phát như đã trình bày ở mục tiêu trung gian.
- Có thể kiểm soát được: sự dịch chuyển tiền tệ vào và ra là không thể kiểm soát

được hoàn toàn (ngay cả NBR) trong khi ngân hàng trung ương có thể kiểm soát
được chặt chẽ lãi suất. Vậy dường như kiểm soát qua biến số lãi suất tốt hơn biến
số dự trữ. Tuy nhiên lãi suất thực vẫn khó kiểm soát.
- Có thể dự tính được tác động đến mục tiêu cuối cùng: quan hệ giữa dự trữ với lạm
phát và lãi suất với lạm phát luôn không rõ ràng và các tranh luận có xu hướng
nghiêng về biến số lãi suất có quan hệ với mục tiêu cuối cùng là lạm phát nhiều hơn
biến số dự trữ. Đây cũng là lý do các ngân hàng trung ương trên thế giới chọn mục
tiêu hoạt động là biến số lãi suất nhiều hơn biến số dự trữ.
5.2.3 Công cụ của chính sách tiền tệ
5.2.3.1 Các công cụ gián tiếp
Từ chương 4 đã biết: 3 công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết cung ứng
tiền tệ: i/ OMO ảnh hưởng đến MB; ii/ lãi suất chiết khấu ảnh hưởng đến DL và MB và iii/
r
D
ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ m.
Khi ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ trên sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế
nào? Mỗi công cụ có lợi ích gì? Những thay đổi nào tốt hơn trong sử dụng các chính sách
đó cho cung ứng tiền tệ?
a/ Nghiệp vụ thị trường mở (open market operations - OMO)
Nghiệp vụ thị trường mở hay (nghiệp vụ tiền tệ tự do) là công cụ quan trọng nhất của
chính sách tiền tệ vì nó quyết định cơ số tiền tệ MB và nguồn chính gây ra biến động trong
cung ứng tiền tệ. Việc tham gia của ngân hàng trung ương qua OMO làm thay đổi MB, do
đó thay đổi cung ứng M. Vậy ngân hàng trung ương đã tiến hành nghiệp vụ qua OMO như
thế nào để kiểm soát M?
• Cơ chế tác động
- Khi ngân hàng trung ương mua chứng khoán: lãi suất liên ngân hàng giảm ngay
làm lãi suất thị trường ngắn hạn giảm theo. Dự trữ của hệ thống ngân hàng tăng
ngay → tăng MB → M tăng.
- Khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán: lãi suất liên ngân hàng tăng ngay
làm lãi suất thị trường ngắn hạn tăng theo. Dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm

ngay → giảm MB → M giảm.
Như vậy qua OMO, ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát được mức lãi suất
thị trường ngắn hạn và cung tiền M trong nền kinh tế.
• Nghiệp vụ qua OMO: có 2 loại nghiệp vụ:
- Ngân hàng trung ương chủ động thực hiện nhằm thay đổi mức dự trữ và MB.
- Ngân hàng trung ương thụ động thực hiện nhằm bù lại những thay đổi của các
nhân tố khác đã ảnh hưởng tới MB (chẳng hạn khi tiền gửi kho bạc nhà nước và các
9
ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung ương giảm, nghĩa là tiền đã đi vào lưu
thông làm tăng MB, nay ngân hàng trung ương bán chứng khoán để thu tiền về cho
phù hợp dự kiến).
• Đặc điểm của OMO
- Chủ thể: ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư chứng khoán.
- Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ qua OMO chủ yếu với chứng khoán
kho bạc nhà nước (nhất là tín phiếu kho bạc) do những chứng khoán này rất lỏng và
có dung lượng giao dịch lớn, OMO tiếp nhận mức độ tham gia rất lớn của ngân
hàng trung ương mà không ảnh hưởng nhiều đến biến động giá.
Chú ý: Ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước Việt Nam còn phát hành tín phiếu ngân hàng nhà
nước để điều tiết M, loại này chỉ quan hệ giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương
mại nên chỉ chủ yếu thay đổi dự trữ các ngân hàng thương mại.
• Những điểm lợi của OMO
- Nghiệp vụ qua OMO kiểm soát được thị trường tự do hoàn toàn (kiểm soát tốt
hơn rất nhiều so với công cụ chiết khấu vì không thể dự kiến được lượng chiết
khấu qua các ngân hàng thương mại).
- Nghiệp vụ qua OMO linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất cứ mức
độ nào: muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc MB bao nhiêu cũng giải quyết
được. Nếu muốn thay đổi mạnh về dự trữ hoặc MB thì nghiệp vụ qua OMO vẫn
đủ sức giao dịch.
- Dễ dàng được đảo ngược lại: Nếu ngân hàng trung ương thấy quyết định có sai
lầm thì có thể đảo ngược lại để sửa sai (chẳng hạn, nếu cung quá nhanh do mua

quá nhiều trên OMO thì có thể đảo ngược bằng cách bán ra).
- Nhanh, ngay lập tức, không bị ảnh hưởng của thủ tục hành chính.
- OMO tác động qua cơ chế thị trường theo mức lãi suất ấn định của ngân hàng
trung ương nên ý đồ can thiệp luôn có thể đạt được.
b/ Chính sách chiết khấu
Chính sách chiết khấu (chủ yếu là thay đổi lãi suất chiết khấu rD) tác động đến M qua
ảnh hưởng của khối lượng cho vay chiết khấu (DL) và MB: tăng DL vào cơ số tiền tệ
MB làm tăng M và ngược lại. Kênh này gọi là “cửa sổ chiết khấu”.
Khi các ngân hàng thương mại có đủ điều kiện vay ngắn hạn của ngân hàng trung ương
dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá thì đều được vay chiết khấu. Mục đích
vay chiết khấu của ngân hàng thương mại là bù đắp thiếu hụt tạm thời nhu cầu thanh
toán hoặc thiếu hụt dự trữ bắt buộc.
• Cơ chế tác động
Ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu → ảnh
hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại:
- Hạn mức chiết khấu: khi bổ sung dự trữ cho các ngân hàng thương mại bị thu hẹp
hoặc nới rộng bị phụ thuộc vào hạn mức chiết khấu của ngân hàng trung ương →
ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng → thay đổi M. Mặt khác
hạn mức chiết khấu làm thay đổi lãi suất thị trường.
- Lãi suất chiết khấu: khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu làm tăng
chi phí đi vay của ngân hàng thương mại. Khi đó ngân hàng thương mại phải tăng
10
lãi suất cho vay để có lãi → nhu cầu vay trong nền kinh tế giảm. Mặt khác, lãi suất
chiết khấu tăng, các ngân hàng thương mại phải hạn chế vay ngân hàng trung ương.
Để phục hồi dự trữ, các ngân hàng thương mại phải giảm cho vay tín dụng → điều
đó cũng làm lãi suất thị trường tăng.
Hoạt động của “cửa sổ chiết khấu” của ngân hàng trung ương tác động bằng 2 cách:
qua giá cả khoản vay (lãi suất) và qua số lượng vay.
: Lãi suất tác động đến lượng vay: khi lãi suất cao làm tăng chi phí của ngân hàng thương
mại → vay ít hơn và ngược lại.

• Có 3 loại tín dụng chiết khấu:
- Tín dụng điều chỉnh: thông dụng nhất, giúp các ngân hàng thương mại giải quyết
vấn đề trả nợ ngắn hạn.
- Tín dụng thời vụ: đáp ứng nhu cầu thời vụ của ngân hàng thương mại.
- Tín dụng mở rộng: giải quyết cho các ngân hàng thương mại khó khăn về khả
năng hoàn trả tiền.
Ngân hàng trung ương quản lý “cửa sổ chiết khấu” bằng nhiều cách để bảo đảm cho vốn
vay đúng mục đích và không cho phép các ngân hàng thương mại kiếm lợi từ đi vay chiết
khấu. Các ngân hàng thương mại đến với vay chiết khấu như đặc ân được ban phát từ
ngân hàng trung ương chứ không phải là quyền hạn.
Vai trò người cho vay cuối cùng (lender of last resort - LOLR)
• Công cụ chiết khấu ngoài ảnh hưởng đến MB, từ đó ảnh hưởng đến M thì còn vai
trò quan trọng là bảo đảm cho hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ. Ngân hàng trung
ương là người cho vay cuối cùng bảo đảm cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng
thương mại khi các ngân hàng này bị đe dọa phá sản nhằm ngăn chặn sự sụp đổ
ngân hàng và tài chính. Công cụ chiết khấu là cách hiệu quả nhất để cung cấp dự
trữ cho ngân hàng vì dự trữ được lập tức điều đến ngân hàng.
Lưu ý: ngân hàng trung ương với vai trò là người cho vay cuối cùng không chỉ đối với hệ
thống ngân hàng mà còn cả hệ thống tài chính (cho cả các tổ chức phi ngân hàng).
• Tác dụng của công cụ chiết khấu với vai trò người cho vay cuối cùng:
- Tác dụng bảo hiểm: LOLR như là người bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng
gặp rủi ro, khi đó các công ty bảo hiểm tiền gửi và người gửi tiền đỡ tổn thất.
(Điều đó dẫn đến một số ngân hàng lớn thường xuyên nhận cứu trợ của ngân
hàng trung ương vì nỗi sợ đổ vỡ gây ra hoảng loạn hệ thống ngân hàng).
- Tác dụng thông báo: chính sách chiết khấu có thể được sử dụng để thông báo ý
định của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ tương lai. Nếu ngân hàng
trung ương quyết định tăng lãi suất chiết khấu (thắt chặt tiền tệ) → tăng trưởng
kinh tế sẽ giảm và ngược lại, khi giảm lãi suất chiết khấu (nới lỏng tiền tệ) thì
tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên.
- Tuy nhiên, trong trường hợp nếu khi ngân hàng trung ương đang thực hiện

chính sách tiền tệ nới lỏng mà lãi suất thị trường (i
M
) > lãi suất chiết khấu (i
D
).
Khi đó ngân hàng trung ương buộc phải tăng thì sẽ tăng lãi suất chiết khấu gần
với lãi suất thị trường → thị trường có thể hiểu là ngân hàng trung ương chuyển
sang chính sách ngược (thắt chặt) trong khi thực sự không hẳn như vậy. Khi đó
tác dụng thông báo có thể bị hiểu nhầm!
11
• Các lợi và bất lợi của chính sách chiết khấu
o Điểm lợi:
- Dùng chính sách chiết khấu để làm vai trò người cho vay cuối cùng.
- Các khoản vay chiết khấu cơ bản được bảo đảm bằng giấy tờ có giá có độ tín
nhiệm cao nên ngân hàng trung ương thu được nợ khi đến hạn.
o Điểm bất lợi
- Có thể hiểu nhầm ý định của ngân hàng trung ương qua thông báo lãi suất chiết
khấu.
- Khi kiểm soát được lãi suất chiết khấu chưa chắc đã kiểm soát được hạn mức
chiết khấu vì không biết lãi suất đó có làm ngân hàng thương mại vay hay không.
- Khi ngân hàng trung ương ấn định lãi suất chiết khấu tại mức giá đặc biệt sẽ xảy
ra chênh lệch lớn về khoảng cách lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu (i
M
- i
D
)
→ dẫn đến những thay đổi ngoài ý định về lượng chiết khấu và M. Khi đó chính
sách chiết khấu làm cho việc kiểm soát M khó hơn.
• So sánh công cụ lãi suất chiết khấu và công cụ nghiệp vụ OMO
- Các nghiệp vụ qua OMO hoàn toàn là sự tự do hành động của ngân hàng trung

ương trong khi chính sách chiết khấu không phải như vậy –có thể thay đổi lãi suất
chiết khấu nhưng không thể bắt các ngân hàng phải đi vay.
- Các nghiệp vụ qua OMO dễ dàng đảo ngược lại nhưng chiết khấu thì khó đảo
ngược.
• Các tranh luận về công cụ chiết khấu
- Có nên bỏ chính sách chiết khấu? Đây là đề nghị của M. Friedman: Nếu chính
sách chiết khấu quá dễ dãi thì kiểm soát tiền tệ khó hơn. Tuy nhiên bỏ chính sách
chiết khấu sẽ không kiểm soát được MB qua thay đổi lượng chiết khấu.
lưu ý: FED đã dùng chính sách chiết khấu để bảo đảm hệ thống ngân hàng Mỹ qua ngày
thứ 2 đen tối 19/10/1987.
- Có nên ràng buộc lãi suất chiết khấu với lãi suất thị trường? Lãi suất chiết khấu
nên bị ràng buộc với lãi suất thị trường (chẳng hạn bị ràng buộc với lãi suất tín
phiếu kho bạc 3 tháng hoặc lãi suất liên ngân hàng) hoặc phải có lãi suất chiết khấu
trừng phạt (chẳng hạn lãi suất chiết khấu tại mức cao hơn lãi suất tín phiếu kho bạc
x% và cho phép các ngân hàng thương mại muốn vay bao nhiêu cũng được).
Điểm lợi:
- Ngân hàng trung ương vẫn được sử dụng chiết khấu để thực hiện LOLR
- Không còn biến động giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu (i
M
- i
D
= hằng
số) nên không gây ra các biến động trong lượng vay chiết khấu.
- Nếu lãi suất chiết khấu trừng phạt được thi hành thì quản lý “cửa sổ chiết khấu”
tốt hơn vì các ngân hàng thương mại không còn cửa để kiếm lợi từ ngân hàng trung
ương.
- Lãi suất chiết khấu khi đó tự động thay đổi nên không bị ảnh hưởng chủ quan của
ngân hàng trung ương và tác dụng thông báo sẽ mất đi.
12
c/ Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng thương mại phải duy trì trên tài khoản tiền gửi
tại ngân hàng trung ương được xác định bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng số dư tiền gửi
trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể khác nhau theo loại
tiền, thời hạn gửi tiền, đặc điểm của ngân hàng thương mại. Tiền dự trữ bắt buộc có thể
được hưởng lãi suất hoặc không.
• Cơ chế tác động:
- Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ER của hệ thống ngân hàng giảm làm giảm quy mô
cho vay của hệ thống ngân hàng, từ đó giảm quy mô tiền gửi từ dân chúng và cuối
cùng là giảm cung tiền M.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là mẫu số của hệ số nhân tiền. Khi r
D
tăng làm hệ số nhân tiền
giảm → M giảm.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng làm cầu dự trữ của ngân hàng thương mại tăng. Nếu cung
không đổi, cầu dự trữ tăng sẽ làm tăng lãi suất liên ngân hàng → tăng lãi suất thị
trường → M giảm.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng → tăng chi phí đầu vào của ngân hàng thương mại → để
cho vay có lãi, ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay → M giảm.
Khi thay đổi dự trữ bắt buộc dẫn đến thay đổi M qua thay đổi số nhân tiền tệ: dự trữ bắt
buộc tăng dẫn đến thu hẹp cung ứng M. Mặt khác sự giảm của dự trữ bắt buộc làm tăng M
nhiều lần và gây ra quyền lực đối với cung ứng M: khi ảnh hưởng càng lớn thì việc sử
dụng dự trữ bắt buộc càng khó để kiểm soát cung tiền tệ M.
• Điểm lợi:
- Dự trữ bắt buộc kiểm soát được cung tiền tệ: tác động đến tất cả ngân hàng thương
mại như nhau (thể hiện quyền lực của ngân hàng trung ương đến M).
• Điểm bất lợi
- Thay đổi dự trữ bắt buộc là công cụ đầy quyền lực nhưng khi muốn thay đổi lượng
nhỏ M qua điều chỉnh r
D
(tức là thay đổi tỷ lệ rất nhỏ của r

D
) sẽ rất phức tạp và không
hiệu quả (trong khi đó thay đổi M qua chính sách chiết khấu và OMO dễ dàng hơn
nhiều).
- Tăng dự trữ bắt buộc làm cho thanh khoản của ngân hàng thương mại khó khăn do
ER giảm). Khi gây ra thay đổi dự trữ bắt buộc nhiều lần làm cho các ngân hàng thương
mại không ổn định quản lý khả năng thanh khoản.
Công cụ dự trữ bắt buộc không được khuyến khích và cũng ít sử dụng.
• Các đề nghị cải cách đối với dự trữ bắt buộc
- Nên chăng bỏ dự trữ bắt buộc? Nếu dự trữ bắt buộc không được trả lãi thì ngân hàng
thương mại coi như bị một thứ thuế về số tiền gửi bắt buộc tại ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, trong thực tế các ngân hàng vẫn muốn duy trì dự trữ để bảo vệ chính họ khi
bị ồ ạt rút tiền gửi ra. Có dự trữ bắt buộc thì số nhân tiền tệ sẽ ổn định hơn nên cung
ứng được kiểm soát tốt hơn.
13
Chú ý: trong mô hình đơn, khi r
D
= 0 thì khả năng cung tiền sẽ vô hạn, còn mô hình
phức tạp thì không thể tăng vô hạn.
Ở Việt Nam, từ 2008 dự trữ bắt buộc được hưởng lãi suất như tiền gửi không kỳ hạn.
- Nên chăng nâng dự trữ bắt buộc lên 100%? M. Friedman đề nghị nâng dự trữ bắt
buộc lên 100%. Khi đó cung ứng tiền tệ có thể hoàn toàn được kiểm soát qua MB.
Nhưng các ngân hàng thương mại không còn khả năng cho vay nữa vì khi đó không
còn ER.
5.2.3.2 Các công cụ trực tiếp
Các công cụ trực tiếp là cách quản lý hành chính thể hiện sự áp đặt đối với cung tiền và
lãi suất. Về cơ bản điều đó không phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong điều
hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, các công cụ này vẫn được dùng ở các
mức độ khác nhau.
a/ Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là giới hạn dư nợ tối đa mà mỗi tổ chức tín dụng được thực hiện theo
quy định của ngân hàng trung ương. Hạn mức tín dụng có thể khác nhau theo năng lực của
các tổ chức tín dụng và phụ thuộc vào tổng mức dư nợ tín dụng mà ngân hàng trung ương
dự tính cho nền kinh tế.
Hạn mức tín dụng được sử dụng ở điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, cầu tiền tệ
không nhạy cảm với lãi suất, khi ngân hàng trung ương không kiểm soát được cung tiền và
lãi suất thì đây là cách ngân hàng trung ương quản lý được lượng cung tiền qua ngân hàng
thương mại.
Công cụ này mang tính mệnh lệnh hành chính nên kém hiệu lực, thiếu linh hoạt, không
phát huy được ưu thế thị trường và nên kinh tế bị điều khiển trực tiếp của ngân hàng trung
ương nên dễ bị lợi dụng của chính sách mà ngân hàng trung ương áp dụng.
b/ Khung lãi suất
Khung lãi suất là công cụ áp đặt đối với giá của vốn tín dụng. Khung lãi suất có thể là quy
định lãi suất trần, lãi suất sàn hay biên độ dao động quanh lãi suất cơ bản ấn định đối với
huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng.
Đây là công cụ hành chính áp đặt dễ gây tác động xấu đến tiết kiệm và đầu tư trong nền
kinh tế. Công cụ này thường chỉ được sử dụng khi kinh tế vĩ mô không ổn định hoặc các
nền kinh tế có yếu tố thị trường chưa phát triển.
c/ Biên độ dao động tỷ giá
Đây cũng là công cụ hành chính áp đặt mức tỷ giá quanh mức tỷ giá công bố. Công cụ này
sử dụng khi ngân hàng trung ương không quản lý được mua bán ngoại tệ do dự trữ ngoại
tệ thấp hoặc trong các trường hợp khẩn cấp. Điều đó cũng tương tự như khung lãi suất.
14
Phụ lục – Phần chuẩn bị của cô Lâm sử dụng để làm rõ thêm công cụ chiết khấu
trong điều kiện ở Việt Nam
Nghiệp vụ tín dụng
• Tái cấp vốn (Refinancing)
+/ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá(Mortgaged Lending)
- Cho vay cầm cố là hình thức tái cấp vốn của NHTW cho các NHTM
thông qua việc cầm cố các giấy tờ có giá trị làm tài sản bảo đảm, khi đáo

hạn các định chế tài chính trung gian trả lại gốc và lãi vay đồng thời lấy
lại giấy tờ có giá đã cầm cố.
- Điều kiện cho vay cầm cố: NHTM là người thụ hưởng hợp pháp đối với
giấy tờ có giá; các giấy tờ có giá xin cầm cố có các yếu tố đầy đủ, rõ ràng
và đảm bảo khả năng thanh toán.
- Mức cho vay phụ thuộc vào: i/ mức độ rủi ro của giấy tờ có giá; ii/ quy
định của NHTW ở mỗi thời kỳ.
- Thời hạn cho vay: không vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của giấy tờ
có giá trị cầm cố.
+/ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (Relending)
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là một hình thức tái cấp vốn của NHTW cho
các NHTM với điều kiện có hồ sơ vay vốn làm tài sản đảm bảo. Hồ sơ vay
vốn này là tài sản chứng minh rằng NHTM đã cho khách hàng vay vốn
nhưng chưa đến hạn thu nợ.
Điều kiện cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: i/ những ngân hàng có chất lượng
tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu không quá tỷ quy định; ii/ hồ sơ vay vốn của các
khách hàng có uy tín cao; phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu
quả.
+/ Cho vay theo đối tượng chỉ định (Lend for Object)
NHTW cho vay các NHTM theo những chương trình dự án nhất định, yêu
cầu NHTM trung chuyển các khoản tín dụng này cho đúng đối tượng chỉ
định.
• Chiết khấu (Discounting) và tái chiết khấu (Rediscounting)
+ Khái niệm
- Chiết khấu là việc NHTW chiết khấu lần đầu các giấy tờ có giá chưa đáo
hạn thanh toán theo yêu cầu của NHTM. Các giấy tờ có giá này do NHTM
15
dự trữ, không phải là kết quả của nghiệp vụ chiết khấu cho các doanh
nghiệp.
- Tái chiết khấu là việc NHTW chiết khấu lại thương phiếu và các giấy tờ có

giá trị mà NHTM đã chiết khấu cho các doanh nghiệp.
+ Lãi suất: Cả hình thức chiết khấu và tái chiết khấu đều trả lợi tức chiết khấu
trước; khi đáo hạn NHTW sẽ thu tiền gốc về.
+/ Đối tượng chiết khấu
Các giấy tờ có giá còn hạn thanh toán như: tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân
hàng trung ương, kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền
gửi tín phiếu ngân hàng, thương phiếu…
+/ Phương thức chiết khấu
- Chiết khấu hẳn: còn gọi là chiết khấu không hoàn lại, chỉ được thực hiện đối
với giấy tờ có giá do chính phủ/nhà nước phát hành. Như vậy, khi NHTM sẽ
chuyển nhượng giấy tờ có giá cho NHTW để thanh toán một số tiền nhất
định. Đến hạn thanh toán, NHTW sẽ xuất trình giấy tờ có giá tới tổ chức
phát hành để nhận lại toàn bộ tiền gốc (và lãi, nếu có).
- Chiết khấu có kỳ hạn: còn gọi là chiết khấu có hoàn lại, khi NHTM chỉ
chuyển nhượng tạm thời các giấy tờ có giá. Khi đến hạn, NHTM phải đến
NHTW để tất toán và lấy lại giấy tờ có giá này. Thông thường, NHTW sẽ
quy định thời hạn tối đa được chiết khấu các giấy tờ có giá. Các giấy tờ có
giá này do các chủ thể phi nhà nước phát hành.
• Cho vay thanh toán
+/ Cho vay thanh toán thường xuyên:
- Chấp hành quy định về tỷ lệ DTBB.
- NHTW cho vay để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giữa các tổ chức
tín dụng là khoản vay qua đêm “overnight”.
Làm rõ thêm chức năng trung gian thanh toán bù trừ của NHTW.
+/ Cho vay khôi phục khả năng chi trả (vai trò “người cho vay cuối cùng”)
Tỷ lệ khả năng chi trả =
Tài sản CÓ có thể thanh toán ngay Tài sản NỢ phải thanh toán ngay
- Tiền mặt: nội tê, ngoại tê, vàng
- Tiền gửi tại NHTW
- Chênh lệch dương giữa TGKKH tại ngân hàng

- Tiền gửi có kỳ hạn đến hạn TT
- Chênh lệch dương giữa TGKKH
nhận được với TGKKH gửi tại các
16
khác so với TGKKH nhận được của NH khác.
- Tiền cho vay CKH đến hạn thanh toán
- Các loại chứng khoán nhà nước
- Các loại chứng khoán khác do ngân hàng chấp
nhận
- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
- Các khoản khác phải đến hạn thu
ngân hàng khác.
- Giá trị cam kết cho vay đến hạn
thanh toán
- Các tài sản khác đến hạn thanh toán
Khi NHTM mất khả năng chi trả (do cho vay quá lớn; lý do khách quan từ các
khách hàng và nền kinh tế…), thiếu hụt thanh khoản (Liquidity Deficit) thì NHTM bắt
buộc phải sử dụng các biện pháp nhằm cân bằng thanh khoản, bằng cách:
- Bán dự trữ thứ cấp (các giấy tờ có giá) cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các
nhân.
- Vay “nóng” từ NHTW bằng cách chiết khấu các giấy tờ có giá đang nắm giữ. Lúc
này NHTW đóng vai trò “người cho vay cuối cùng” (Lender of last resort) Điều này
không những đảm bảo khôi phục khả năng thanh khoản của ngân hàng mà còn đảm bảo an
toàn của toàn hệ thống ngân hàng. Các khoản cho vay đặc biệt này (Special Lends) được
kiểm soát một cách cách chặt chẽ.
Liên hệ hiệu ứng Domino và tác động của hệ thống ngân hàng đến sức khỏe nền
kinh tế.
Thảo luận về các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 11.Tái cấp vốn
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương

tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
2.Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau
đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác
17
So sánh nghiệp vụ tái cầm cố và tái chiết khấu
Giống nhau:
- Kết quả giống nhau. Sử dụng nghiệp vụ nào phụ thuộc vào các yếu tố: công cụ, mức độ
rủi ro, thời hạn của nghiệp vụ và thỏa thuận của NHTW – NHTM.
Mục tiêu: - Cấp vốn cho hoạt động tín dụng của NHTM
- Điều tiết vốn khả dụng của NHTM và lãi suất thị trường
 Thực thi CSTT
Khác nhau:
Chỉ tiêu Tái cầm cố Tái chiết khấu
Đặc điểm MQH: đi vay – cho vay
Quyền sở hữu GTCG: bên cho vay
 rủi ro cao hơn
MQH: mua – bán GTCG
Quyền sở hữu: người mua
 Rủi ro thấp hơn
Công cụ Hầu hết các công cụ (chi tiết ở trên)
Rủi ro cao hơn
Các CK nhà nước và thương phiếu
 Rủi ro thấp hơn
Lãi suất Trả lãi sau
Cao hơn
Trả lãi trước
Thấp hơn

Thời hạn Có thể ngắn, trung, dài hạn Ngắn hạn
So sánh các nghiệp vụ cho vay thanh toán
Chỉ tiêu Cho vay thanh toán thường
xuyên
Cho vay khôi phục khả năng chi trả
Mục tiêu Quản lý chấp hành DTBB An toàn toàn hệ thống NHTM
Trường hợp áp dụng Khi NHTM không đảm bảo
đủ tỷ lệ DTBB
(lưu ý: NHTM có thể vay trên
thị trường liên ngân hàng)
Khôi phục khả năng chi trả đột ngột
và NHTM có nguy cơ phá sản
Nguyên nhân do NHTM cho vay quá mức
trong thời điểm mà không cân
đối giữa dòng tiền vào – ra.
- Khách quan: tin đồn thất thiệt,
thiên tai, dịch bệnh, …
- Chủ quan: sự quản lý yếu kém
trong thời gian dài, tỷ lệ nợ xấu cao.
Công cụ Không cần thiết, vì thời gian
rất ngắn hạn  NHTW giúp
thanh toán bù trừ giữa các
NHTM được thông suốt.
Hầu hết NHTM phải sử dụng các
công cụ.
Nghiệp vụ này tương tự như cho
vay tái chiết khấu nhưng hoàn cảnh
18
và mục đích áp dụng khác nhau.
Cơ chế xử lý - Vay với mức lãi phạt

- Có nhắc nhở để không tái
diễn và thường xuyên.
- Hạ bậc tín nhiệm
- Kiểm soát cực kỳ chặt chẽ trong
một thời gian dài đặc biệt do
nguyên ngân chủ quan
- Lãi suất rất cao
• Nghiệp vụ quản lý ngoại hối
- Khái niệm ngoại hối (Foreign Exchange) là tiền và các phương tiện sử dụng trong
giao dịch quốc tế nhằm phục vụ cho các quan hệ thương mại quốc tế, tài chính, tín
dụng và thanh toán quốc tế.
Hoạt động ngoại hối (Exchange Foreign Activity) là hoạt động của người cư trú,
không cư trú trong giao dịch có sử dụng ngoại hối trong một quốc gia.
- Thành phần: vàng, ngoại tệ, chứng khoán và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
Chủ thể hoạt động ngoại hối: các NHTM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
các tổ chức được phép hoạt động ngoại hối theo giấy phép như công ty dịch vụ kiều
hối, quầy thu đổi ngoại tệ đặt ở các trung tâm mua sắm, siêu thị, khách sạn, nhà
hàng,…
19

×