Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.04 KB, 3 trang )

BÀI 10 : TƯƠNG TÁC GEN & TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Khỏi niệm: Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá
trình hình thành kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung
- Thí nghiệm: lai 2 dòng thuần chủng
P: hoa trắng x hoa trắng
F1 100% hoa đỏ
F2 : 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng.
- Giải thích:
+) F2 cho tỷ lệ 9:7 = 16 tổ hợp nên F1 phải là dị hợp tử về 2 cặp gen
nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau  Chứng tỏ 2 cặp gen cùng quy
định màu sắc hoa.
+) Giả thiết hoa đỏ cần có mặt đồng thời của 2 alen trội A,B nằm trên
NST khác nhau. Khi có mặt 1 trong 2 alen trội hoặc không có mặt của alen
trội nào thì cho hoa màu trắng.
+) Có thể gen A và B đã tạo ra các enzim khác nhau, các enzim này
cùng tham gia vào 1 chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo màu sắc hoa đỏ.
+) Dòng hoa trắng có kiểu gen là Aabb và aaBB
P: AAbb(hoa trắng) x aaBB(hoa trắng)
Gp Ab aB
F1 AaBb(hoa đỏ)
F1 tự thụ phấn AaBb(hoa đỏ) x AaBb(hoa đỏ)
F2: 9A-B- (hoa đỏ):3 A-bb(hoa trắng): 3 aaB-(hoa trắng):1 aabb(hoa
trắng)
2. Tương tác cộng gộp
*) KN. Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều locut gen tương tác với nhau theo
mỗi kiểu alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện kiểu hình
lên 1 chút thì người ta gọi đó là kiểu tương tác công gộp.
*)Ví dụ
Tác động cộng gộp của 3 alen trội quy định tổng hợp sắc tố melanin ở
người. Kiểu gen có mặt càng nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp Melanin


càng cao  Da càng đen
*) Đặc điểm của tác động cộng gộp
- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định thì sự sai khác về
kiều hình giữa các gen càng nhỏ và khó nhận biết các kiểu hình đặc thù cho
từng kiểu gen.
- Tính trạng số lượng do nhiều gen quy đinh và chịu ảnh hưởng nhiều
của điều kiện môi trường: như tính trạng năng suất, tính trạng sản lượng sữa.
IV. Tác động đa hiệu của gen
- Là hiện tượng 1 gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng
khác nhau.
+)Ví dụ: alen A quy định tính trạng quả tròn, vị ngọt…
Alen a quy định tính trạng qủa dài, vị chua.
+) ở đậu Hà Lan thì 1 gen quy đinh màu hoa, màu hạt và hiện tượng
nách lá có chấm hay không có chấm.
+) ở ruồi giấm: 1 gen quy định các tính trạng hình dạng cánh, kích
thước đốt thân, đặc đỉêm của lông, đặc điểm của cơ quan sinh dục….
- Gen đa hiệu là 1 hiện tượng để giải thích hiện tượng biến dị
tương quan.
Khi 1 gen đa hiệu bị đột biến thì nó đồng thời kéo theo sự biến dị
ở 1 số tính trạng mà nó chi phối.
BÀI TẬP
Câu 1 : Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần
như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác
A. cộng gộp. B. bổ trợ. C. đồng trội. D. át chế.
Câu 2 : Gen đa hiệu là hiện tượng
A. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng.
B. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C. nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
D. nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng.
Câu 3 : Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị

A. một tính trạng. B. ở một trong số tính trạng mà nó chi
phối.
C. ở một loạt tính trạng do nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình.
Câu 4 : Hội chứng Mácphan ở người có chân tay dài, ngón tay dài, đục thuỷ tinh thể do tác
động tác động
A. át chế B. bổ trợ. C. cộng gộp D. gen đa hiệu
Câu 5 : Trường hợp các gen không alen (không tương ứng) khi cùng hiện diện trong một kiểu
gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác
A. bổ trợ. B. cộng gộp. C. át chế. D. đồng trội.
Câu 6 : Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã
A. làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở
bố mẹ.
B. tạo dãy biến dị tương quan
C. tạo nhiều biến dị tổ hợp. D. làm cho tính trạng đã có ở bố mẹ
không biểu hiện ở đời lai.

×