Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.31 KB, 3 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã trở thành tất yếu khách quan của quá trình phát
triển thế giới. Ngày nay xu hướng tự do hoá thương mại đã và đang được tiếp tục mở rộng ở mọi
tầng nấc : song phương, đa phương và khu vực. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá nền
kinh tế như hiện nay đòi hỏi các nước phải nỗ lực tập trung vào cải cách kinh tế, đổi mới chính
sách và luật pháp cho phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới, nắm bắt những cơ hội
của quá trình hội nhập mang lại đồng thời đáp ứng được những khó khăn, thách thức tạo ra
trong quá trình hội nhập.
Ngày 13 tháng 7 năm 2000, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã được kí
kết, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ thương mại và đầu
tư giữa hai nước. Đây là hiệp định toàn diện nhất mà Việt Nam từng kí kết và chứa đựng các lộ
trình và kế hoạch chi tiết cần cải cách. Hiệp định có tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt – kinh doanh rủi ro. Bảo hiểm cũng là một ngành dịch
vụ tài chính đặc biệt, mang tính toàn cầu, đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh
tế quốc dân và đời sống xã hội. Với một lĩnh vực mang nặng dấu ấn của nền kinh tế bao cấp và
còn non yếu trong kinh doanh quốc tế như dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam thì việc đối mặt với
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trước mắt là Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa
Kỳ quả là một thách thức to lớn.
Theo lộ trình của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm được qui định trong Hiệp định, tính đến thời
điểm này, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có hiệu lực được hơn 3 năm và do đó sẽ
chỉ còn 2 năm nữa cho
2
các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chuẩn bị. Theo hiệp định này, sau 5 năm kể từ ngày có
hiệu lực, tức vào tháng 12/2007, thị trường bảo hiểm sẽ được “mở cửa hoàn toàn” cho các
doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ thâm nhập thị trường. Điều này đặt ra cho ngành bảo hiểm Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam hàng loạt cơ hội đan xen thách thức. Các
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngay
chính trên thị trường nước mình để tồn tại và phát triển. Vậy bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu ảnh
hưởng như thế nào trước trào lưu tự do hoá thương mại mà Hiệp định thương mại Việt Nam –


Hoa Kỳ mang lại; ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm lực tài
chính mạnh mẽ, kỹ thuật bảo hiểm tiên tiến và kinh nghiệm quản lí hiệu quả. Đó là lí do tại sao
tác giả lựa chọn vấn đề “ Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp
ứng các qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ “ làm đề tài
luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về bảo hiểm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ,
hoặc những nghiên cứu về những cam kết của chuyên ngành dịch vụ khác trong Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ như đề tài luận văn cao học năm 2003 của tác giả Trần thị Thu
Thuỷ về Bảo hiểm Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hoặc đề tài luận văn cao học
năm 2004 của tác giả Đinh Diệu Linh đề cập đến Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về dịch vụ viễn thông … Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài
luận văn thạc sỹ nào đi sâu nghiên cứu những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đánh giá tình hình thực hiện cũng như tác động của những cam
kết
3
này đối với Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng những
cam kết này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cụ thể những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ, liên hệ thực trạng thực thi các qui định của Việt Nam cũng như thực trạng thị
trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, đánh giá những tác động của Hiệp định đối với sự phát triển
thị trường bảo hiểm Việt Nam, để đưa ra một số giải pháp phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam
nhằm đáp ứng những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây :
- Làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm dịch vụ và dịch vụ bảo hiểm
- Phân tích làm rõ những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA
- Nghiên cứu thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam kể từ khi kí kết Hiệp định và đánh giá tình

hình thực thi các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA
- Đánh giá những tác động của việc thực thi những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định
BTA đối với sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đáp ứng những cam kết về
dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định BTA.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu các qui định về dịch vụ bảo hiểm
trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ; việc thực hiện các qui định về phía Việt Nam ;
thực trạng thị trường bảo hiểm
4
Việt Nam, những tác động của việc thực hiện các qui định về bảo hiểm trong Hiệp định đối với sự
phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, để đề xuất những giải pháp phát triển thị trường bảo
hiểm Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn sẽ nghiên cứu thị trường dịch vụ bảo hiểm từ khi Hiệp định có hiệu
lực và những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong khuôn khổ Hiệp định BTA. Luận văn sẽ đánh giá
việc thực hiện các cam kết của hiệp định về phía Việt Nam. Do bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa
vươn tầm hoạt động sang Hoa Kỳ nên trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả không tìm
hiểu các chính sách cũng như điều kiện mở cửa thị trường bảo hiểm của Hoa Kỳ. Đây cũng là
điểm hạn chế của luận văn. Hoạt động bảo hiểm được đề cập ở đây là bảo hiểm mang tính
thương mại, không phải bảo hiểm mang tính xã hội, bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, về hội nhập
kinh tế quốc tế và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Viêt Nam trong giai đoạn 2003 –
2010. Ngoài ra khi nghiên cứu đề tài này, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp : phân tích
tổng hợp, thống kê, so sánh … Luận văn cũng tham khảo ý kiến rộng rãi của giới nghiên cứu và
chuyên môn thông qua các hội thảo, hội nghị, tham luận về bảo hiểm.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu và hệ thống các qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam
– Hoa Kỳ

- Đánh giá tình hình thực hiện cam kết về phía Việt Nam
- Đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước và về phía các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp
ứng yêu cầu về dịch vụ bảo hiểm trong
5
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được bố cục thành 3 chương như sau :
Chương 1 - Những qui định về dịch vụ bảo hiểm trong Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 2 - Tình hình thực hiện các qui định về dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam trong Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 3 - Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhằm đáp ứng các qui định về dịch
vụ bảo hiểm trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Đề tài được thực hiện trong điều kiện công tác thống kê số liệu toàn ngành chưa hoàn thiện, việc
trao đổi cập nhật thông tin giữa các cơ quan quản lí bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và
các doanh nghiệp bảo hiểm còn nhiều hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành của các Thày, Cô giáo, đồng
nghiệp và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học, các Thày,
các Cô đã giảng dạy lớp Cao học 9, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội đã nhiệt tình giảng
dạy, truyền bá những kiến thức quí báu, sâu rộng, giúp tôi có nền tảng khoa học để thực hiện đề
tài nghiên cứu này. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp tại
Phòng quản lý bảo hiểm – Bộ tài chính, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm Việt Nam,
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt
6
Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc cung cấp thông tin và số liệu thống kê, giúp tôi hoàn
thành luận văn này.

×