Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương giáo dục học đại cương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.28 KB, 21 trang )

Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
CHUYÊN ĐỀ 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC
1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
1.1. Sự nảy sinh và phát triển của giáo dục
• Giáo dục xuất hiện và phát triển cùng sự xuất
hiện và phát triển của xã hội loài người.
• Giáo dục là một nhu cầu đặc biệt của xã hội loài
người, là một hiện tượng tất yếu, phổ biến và
vĩnh hằng của xã hội.
• Truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm Xã
hội – Lịch sử là nét đặc trưng cơ bản của Giáo
dục với tư cách là một hiện tượng xã hội.
1.2. Các chức năng xã hội của giáo dục
• Chức năng kinh tế - xã hội
• Chức năng chính trị - xã hội
• Chức năng tư tưởng – văn hóa
1.3. Tính qui định của xã hội đối với giáo dục
2. Giáo dục học là một khoa học
2.1. Sự ra đời của giáo dục học như là một khoa học độc lập
2.1.1. Thời kì Cổ đại
2.1.2. Thời kì Trung cổ
2.1.3. Thế kỉ XII – XIII
2.1.4. Cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV
2.2. Giáo dục học và hệ thống các khoa học giáo dục
2.2.1. Giáo dục học đại cương
2.2.2. Lí luận giáo dục
2.2.3. Lí luận dạy học đại cương và
chuyên ngành
2.2.4. Lịch sử giáo dục học
2.2.5. Xã hội học giáo dục


2.2.6. Kinh tế giáo dục
2.2.7. Giáo dục học so sánh
2.2.8. Giáo dục học đặc biệt
2.2.9. Giáo dục học nghề nghiệp
2.2.10.Lí luận quản lí nhà trường
2.3. Giáo dục học và các khoa học có liên quan
2.3.1. Triết học 2.3.2. Xã hội học
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 1
Kinh nghiệm Xã hội – Lịch
sử bao gồm:
Các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
lao động
Các chuẩn mực đạo đức
Các dạng hoạt động, giao
lưu trong xã hội
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
2.3.3. Đạo đức học
2.3.4. Mĩ học
2.3.5. Sinh lí học
2.3.6. Tâm lí học
Hình thức thể hiện mối liên hệ giữa Giáo dục học với các khoa học trên rất khác nhau:
• Cùng nhau nghiên cứu những vấn đề chung;
• GDH sử dụng các cứ liệu, các thuật ngữ và các luận điểm của các khoa học khác;
• GDH vận dụng phương pháp của các khoa học khác trong nghiên cứu; …
2.4. Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học
2.4.1. Giáo dục (nghĩa rộng)
Là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách con người, được tổ chức một cách có
mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người GD
với người được GD, nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của
loài người.

2.4.2. Giáo dục (nghĩa hẹp)
Là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét
tính cách của nhân cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã
hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng – chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẫm
mĩ, …
2.4.3. Dạy học
Là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh
hội những tri thức khoa học, những kĩ năng và kĩ xảo hoạt động nhận thức và
thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành Thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và
xây dựng các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học
QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
Khái niệm
Quá trình giáo dục (QTGD) là một quá trình có tính chất xã hội hình thành con người, được tổ
chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích, những điều kiện do xã
hội qui định, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và được tiến hành trong các
mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh những kinh
nghiệm Xã hội của loài người.
Những nét đặc trưng chủ yếu của QTGD
• Là một quá trình xã hội, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, hướng vào
 truyền đạt và lĩnh hội các kinh nghiệm XH – LS
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 2
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
 xây dựng và phát triển nhân cách
• Là sự tác động lẫn nhau giữa người GD và đối tượng GD, tạo nên một loại quan hệ xã
hội đặc biệt: Quan hệ giáo dục (Quan hệ sư phạm)
• Là quá trình nhà GD tổ chức các loại hình hoạt động, hướng dẫn đối tượng giáo dục
tích cực, tự giác, sang tạo tham gia nhằm chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, những giá
trị văn hóa của loài người.

Cấu trúc của quá trình giáo dục
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học
3.2.1. Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển GD trong mỗi giai đoạn
phát triển của xã hội
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 3
NGƯỜI ĐƯỢC
GIÁO DỤC
MỤC ĐÍCH
GIÁO DỤC
NỘI DUNG
GIÁO DỤC
PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC
HÌNH THỨC TỔ
CHỨC GIÁO DỤC
KẾT QUẢ
GIÁO DỤC
NHÀ
GIÁO DỤC
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
a. Mục tiêu chiến lược (NQ TƯ 2 khóa VIII – 12/ 96)
• Giáo dục là quốc sách hàng đầu
• Tạo ra những con người và thế hệ trẻ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc
• GD thường xuyên, GD suốt đời cho mọi người
• Toàn dân tham gia sự nghiệp GD dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí
của Nhà nước
b. Xu thế phát triển giáo dục
• Giáo dục nhân văn
• Giáo dục cộng đồng
• Giáo dục thường xuyên, nhà trường hiện đại …

3.2.2. Nghiên cứu những qui luật của QTGD
3.2.3. Nghiên cứu cấu trúc của QTGD  thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và
các hình thức tổ chức QTGD nhằm đạt được kết quả tối ưu trong những hoàn
cảnh và điều kiện xã hội nhất định.
3.3. Các phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học
3.3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
3.3.1.1. Các PP logic gồm các PP phân tích, tổng hợp, so sánh, qui nạp, diễn
dịch, suy luận
3.3.1.2. Các PP toán học (thống kê, xác suất, mô hình hóa, chương trình hóa)
3.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm thực tế
3.3.2.1. Các PP quan sát các hiện tượng và các quá trình GD
Yêu cầu khi quan sát
• Xác định rõ rang mục đích quan sát
• Nêu bật đối tượng quan sát
• Vạch kế hoạch và trình tự quan sát
• Dự định cách thức ghi chép biên bản
Các loại quan sát
• Trực tiếp/ Gián tiếp
• Công khai/ kín đáo
• Liên tục/ gián đoạn
• Theo đề tài tổng hợp/ theo chuyên đề
• …
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 4
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
3.3.2.2. PP hỏi chuyện, phỏng vấn
3.3.2.3. PP nghiên cứu các tư liệu GD
3.3.2.4. PP nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh
3.3.2.5. PP điều tra, trắc nghiệm
3.3.2.6. PP thực nghiệm GD
3.3.2.7. PP phân tích và tổng kết kinh nghiệm

3.4. Cấu trúc quá trình nghiên cứu các vấn đề Giáo dục học
3.4.1. Nêu vấn đề, xác định nguồn gốc phát sinh vấn đề và sự biểu hiện của vấn đề
trong thực tiễn GD;
3.4.2. Đánh giá mức độ đã được nghiên cứu của vấn đề và các quan điểm, các luận
điểm hoặc các giả thuyết có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó;
3.4.3. Phát biểu vấn đề nghiên cứu một cách chặt chẽ, cụ thể thành đề tài nghiên cứu và
nêu các nhiệm vụ được đặt ra;
3.4.4. Xây dựng các giả thuyết khoa học cho vấn đề, các kiến nghị cho việc giải quyết
vấn đề;
3.4.5. Kiểm tra bằng thực nghiệm tính đúng đắn của các giả thuyết và tính hiệu lực của
các kiến giải;
3.4.6. Phân tích các cứ liệu, chứng minh các kết quả của các biện pháp mới được đưa
vào;
3.4.7. Kiến nghị về việc kiểm tra rộng rãi các biện pháp mới;
3.4.8. Kiến nghị việc ứng dụng các biện pháp mới vào thực tiễn (nếu kết quả thu được
là tốt);
3.4.9. Kết luận về ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu đối với việc xây dựng lí luận
GDH trong các lĩnh vực tương ứng.
4. Xu thế phát triển hiện nay của Giáo dục học ở Việt Nam
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 5
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
CHUYÊN ĐỀ 2
MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CÁC NHIỆM VỤ VÀ CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC
Sau khi học xong chuyên đề 2, sinh viên có khả năng:
1) Phân biệt mục đích – mục tiêu GD
2) Trình bày chức năng, đặc điểm của mục đích GD
3) Phân loại mục đích GD
4) Trình bày mục đích GD Việt Nam, mục tiêu chiến lược GD Việt Nam 2001 – 2010
5) Giải thích các nhiệm vụ GD của nhà trường Phổ thông Việt Nam

6) Viết mục tiêu bài học của 2  5 bài giảng ngoại ngữ (Đối tượng là học sinh PTTH)
1. Mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục
1.1. Mục đích giáo dục
1.1.1. Khái niệm : Mục đích giáo dục (chung, tổng quát) là cái đích dự kiến về sản
phẩm cần đạt được của sự nghiệp giáo dục
1.1.2. Chức năng của mục đích giáo dục
1) Chức năng định hướng: Mục đích giáo dục qui định tính chất, phương hướng
tổ chức hệ thống giáo dục; nhiệm vụ, ND, PP và các con đường giáo dục
2) Chức năng công cụ: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo  kịp
thời điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục
1.1.3. Đặc điểm của mục đích giáo dục
1) Là hình ảnh lí tưởng về chất lượng của sản phẩm giáo dục (Mô hình dự kiến
là yêu cầu xã hội đối với ngành giáo dục)
2) Được xây dựng cao hơn thực tế  phải phấn đấu
3) Xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển hiện tại của xã hội, có tính đến các
điều kiện và khả năng thực hiện
4) Vừa phản ánh những yêu cầu khách quan của thực tiễn xã hội, vừa hướng tới
phục vụ tích cực cho sự phát triển xã hội
5) Là phạm trù lịch sử, có tính thời đại
6) Có tính giai cấp – là công cụ duy trì quyền lợi giai cấp
7) Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
8) Chỉ dẫn mục tiêu phấn đấu cho mỗi cá nhân
1.1.4. Những cơ sở để xác định mục đích giáo dục
1) Chiến lược phát triển xã hội, kinh tế, khoa học và công nghệ quốc gia
2) Yêu cầu của đất nước, thời đại với NC thế hệ trẻ, nhu cầu phát triển nhân lực
xã hội và đặc điểm các loại nhân lực.
3) Xu thế phát triển của nền GD quốc gia và quốc tế - trình độ và khả năng thực
hiện của hệ thống GD quốc dân.
4) Điều kiện KT, VH, XH, những kinh nghiệm và truyền thống GD, khả năng
của xã hội thực hiện mục đích GD

1.2. Mục tiêu giáo dục
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 6
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
Mục tiêu giáo dục dự kiến cụ thể kết quả giáo dục trong khoảng thời gian nhất định (Là
một bộ phận của Mục đích giáo dục, là Mục đích gần)
1.3. Phân biệt mục đích, mục tiêu giáo dục: Sinh viên tự nghiên cứu
2. Phân loại mục đích giáo dục
2.1. Mục đích
giáo dục
tổng quát
(xã hội)
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 7
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
2.2. Mục đích giáo dục ở cấp độ nhà trường
2.3. Mục đích giáo dục ở cấp độ chuyên biệt
Các lĩnh vực của mục tiêu bài học
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 8
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
Tầm quan trọng của mục tiêu bài học
► Giúp giáo viên thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học
► Giúp học sinh chủ động lập kế hoạch học tập, theo dõi tiến trình học tập  kích
thích động cơ học tập ở học sinh
► Kiểm soát được tiến trình dạy và học
► Làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, tự đánh giá
Cấu trúc mục tiêu bài học
Ví dụ
Đặt câu với những động từ bất qui tắc
Hành động/ thao tác Nội dung
Lưu ý
► Mục tiêu vừa phải

► Mục tiêu không có quá nhiều nội dung
Những yêu cầu của một mục tiêu bài học
► Chính xác: Chọn từ đặt câu rõ rang, không mơ hồ, trừu tượng
► Đo lường được: Các chỉ báo phải lượng hóa được
► Sát hợp: Xuất phát từ nhiệm vụ của người học – Phục vụ mục đích giáo dục
► Khả thi: Mục tiêu thực hiện được, không viển vông
► Thời gian: Thực hiện, hoàn thành trong khoảng thời gian xác định
3. Mục đích giáo dục Việt Nam, mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2010
Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng:
o Trình bày được mục đích giáo dục Việt Nam
o Giải thích các nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường phổ thông
3.1. Mục đích giáo dục Việt Nam
3.1.1. Cấp độ xã hội (tổng quát)
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 9
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
3.1.2. Cấp độ nhà trường
1) Mục tiêu GD mầm non: Trẻ phát triển thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách
2) Mục tiêu GD tiểu học: Học sinh nắm vững kiến thức khoa học, kĩ năng sơ đẳng,
thiết thực, phát triển phương pháp tư duy độc lập, có sức khỏe, lễ phép, hồn
nhiên
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 10
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
3) Mục tiêu GD Phổ thông cơ sở: Học sinh nắm vững kiến thức môn học tự
nhiên, xã hội để học tiếp ở PTTH, THCN. Học sinh đạt những phẩm chất nhân
cách và thái độ tốt đẹp.
4) Mục tiêu GD Phổ thông trung học: Học sinh nắm vững tri thức PT, KT tổng
hợp, nghề PT, có đủ phẩm chất của người lao động để bước vào cuộc sống thực.
5) Mục tiêu GD Đại học: Đào tạo chuyên gia giỏi ở lĩnh vực KT, VHXH, KH
Công nghệ. Họ có đủ tri thức, đạo đức, lí tưởng để lao động sáng tạo.

6) Mục tiêu GD Dạy nghề: Đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành sản xuất
và dịch vụ.
3.1.3. Cấp độ chuyên biệt
3.2. Mục tiêu giáo dục VIệt Nam đến năm 2010: Sinh viên tự nghiên cứu
4. Nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường phổ thông Việt Nam
4.1. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
4.2. Nhiệm vụ giáo dục của nhà trường phổ thông Việt Nam
4.2.1. Giáo dục ý thức công dân (Đức dục)
a. Ý thức chính trị
► Khái niệm: Là ý thức về quyền lợi giai cấp, về sự giàu mạnh và tồn vong
của đất nước, về vai trò của đất nước trong mối quan hệ với các quốc gia
trên thế giới.
► Nội dung: Ý thức về an ninh chủ quyền lãnh thổ. Ý thức về dân tộc, việc
thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước. Ý thức về quyền lợi và nghĩa
vụ công dân, nghĩa vụ quân sự.
b. Ý thức pháp luật
► Khái niệm: Luật pháp là những qui tắc, chuẩn mực xã hội đã được ghi
thành điều luật được xã hội thừa nhận và buộc mọi người phải thực hiện.
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 11
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
► Nội dung: Ý thức cùng toàn dân đóng góp xây dựng bộ luật nhà nước. Ý
thức cùng toàn dân đấu tranh để pháp luật thực hiện công bằng. Ý thức
thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp.
c. Ý thức đạo đức
► Khái niệm: Đạo đức là hệ thống quan niệm về cái thiện, cái ác trong mối
quan hệ của con người với con người, là những qui tắc, chuẩn mực được
mọi người tự giác thực hiện.
► Nội dung: Ý thức về cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội.
Ý thức về lối sống cá nhân năng động tự chủ. Biểu hiện cụ thể: lễ độ, thật
thà, nhân đạo, khiêm tốn…

4.2.2. Giáo dục trí tuệ (Trí dục)
4.2.3. Giáo dục thể chất
► Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thân thể
► Bồi dưỡng kĩ năng thể dục thể thao
► Tổ chức cho học sinh luyện tập thường xuyên các bài thể dục cơ bản
► Giáo dục ý thức phòng bệnh thông thường ở cá nhân và gia đình
► Giáo dục thói quen ăn uống văn minh để cơ thể phát triển khỏe mạnh cân đối
4.2.4. Giáo dục thẩm mĩ
► Bồi dưỡng học sinh năng lực đánh giá, thưởng thức cái đẹp, hình thành tình
cảm và thị hiếu thẩm mĩ phù hợp với các giá trị dân tộc và thời đại.
► Bồi dương học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 12
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
► Học sinh hướng tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp
4.2.5. Giáo dục lao động – hướng nghiệp
► Cung cấp cho học sinh kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức kĩ thuật tổng
hợp, kiến thức lao động ở lĩnh vực cụ thể
► Giáo dục ý thức, thái độ lao động
► Giáo dục lòng yêu lao động, phương pháp lao động sáng tạo
► Giáo dục tình yêu thương quí trọng người lao động
► Hình thành kĩ năng lao động phổ thông
Giáo dục hướng nghiệp
Là hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp cho họ chọn nghề phù hợp với
hứng thú, năng lực cá nhân và yêu cầu nhân lực xã hội.
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 13
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
5. Khái quát về các con đường giáo dục
5.1. Con đường dạy học
5.2. Con đường hoạt động lao động
5.3. Con đường hoạt động xã hội

5.4. Con đường hoạt động tập thể
5.5. Con đường vui chơi
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 14
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
CHUYÊN ĐỀ 3
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Tổng quan về chuyên đề 3
1. Sự phát triển nhân cách
1.1. Con người
1.2. Nhân cách
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 15
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
Khái niệm nhân cách (trong Giáo dục học)
Nhân cách gồm các nét, các mặt, các phẩm chất xã hội được hình thành trong quá trình
tác động với người khác.
Quan niệm của người Việt Nam về nhân cách
Khái niệm định hướng giá trị
Các loại giá trị
► Các giá trị tư tưởng: lí tưởng, niềm tin
► Các giá trị đạo đức: lương tâm, lòng nhân ái, nghĩa vụ và trách nhiệm, trung thực
► Các giá trị nhân văn: học vấn, nghề nghiệp, tình yêu, thời trang, tài năng, thái độ
lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, sở thích đối với một giá trị nào đó…
Những định hướng giá trị cơ bản của con người Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH
► Có niềm tin vững chắc, quyết tâm cao để thực hiện CNH, HĐH
► Đậm đà bản sắc dân tộc, yêu nước, tự lực, tự cường, hòa bình, hữu nghị
► Nhân ái, trách nhiệm, làm chủ, coi trọng chữ tín
► Tư duy linh hoạt, sáng tạo
► Tay nghề cao, năng động tự chủ, thích ứng cao, tiết kiệm, làm giàu chính đáng
► Sức khỏe dồi dào, lao động bền bỉ, dẻo dai
► Hiểu biết, tự giác về pháp luật, dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường

► Cá tính, có bản lĩnh riêng, ý chí vươn lên, có tinh thần tôn trọng, hợp tác
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 16
NHÂN CÁCH
ĐỨC
(PHẨM CHẤT)
TÀI
(NĂNG LỰC)
Phẩm chất xã hội (Thế giới quan,
lí tưởng, thái độ)
Phẩm chất cá nhân (Tính nết, thói
quen, ham thích)
Phẩm chất ý chí (Kỉ luật, tự chủ,
quả quyết, phê phán)
Cung cách ứng xử (Tác phong, lễ
tiết, khí chất)
Năng lực xã hội hóa (Khả năng
thích ứng, sáng tạo, cơ động, mềm
dẻo, linh hoạt)
Năng lực cụ thể hóa (Khả năng biếu
hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng,
bản lĩnh của cá nhân)
Năng lực hành động (Khả năng
hành động có mục đích, có điều
khiển, chủ động, tích cực)
Năng lực giao lưu (Khả năng thiết
lập, duy trì mối quan hệ với người
khác)
ĐỊNH HƯỚNG
GIÁ TRỊ
Cá nhân, cộng đồng tự định hướng giá

trị (lựa chọn giá trị)
Cá nhân, cộng đồng định hướng giá trị
cho một người hoặc một dân tộc (giáo
dục giá trị)
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
Vai trò của hoạt động
1.3. Sự phát triển nhân cách
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.1. Yếu tố bẩm sinh di truyền
Khái niệm
Bẩm sinh là những đặc điểm sinh học vừa sinh ra đã có. Di truyền tái tạo lại ở trẻ em những
thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm, những
phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen.
Di truyền những đặc điểm mang tính chất chung cho loài như: Cấu trúc cơ thể (mầm mống
vận động thẳng đứng), Các đặc điểm bàn tay như công cụ lao động và nhận thức, Các cơ quan
phát âm cũng như cấu trúc não (mầm mống phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy).
Di truyền những đặc tính mang tính chất cá thể của cha mẹ: màu tóc, màu da, và một số đặc
điểm của hệ thần kinh…
Vai trò của bẩm sinh, di truyền
Quan niệm duy tâm: Thuyết tiền định; Thuyết duy cảm của Anh (John Loc); Thuyết hội tụ
hai yếu tố (Sterner)
Quan niệm Mác xít
2.2. Yếu tố môi
trường
Khái niệm
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 17
HOẠT ĐỘNG
Giúp con người nhận thức hiện thực
 Kích thích hứng thú sáng tạo 
Con người nảy sinh nhu cầu mới,

thuộc tính tâm lí mới  Nhân cách
phát triển
Nguồn quan trọng cung cấp cho HS
kinh nghiệm xã hội, ứng xử xã hội
Quyết định
trực tiếp
PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH
Thể chất (Tăng trưởng chiều cao, cân nặng, cơ bắp, hoàn thiện
giác quan, sự phối hợp các cơ quan vận động…)
Tâm lí (Biến đổi cơ bản trong nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu
cầu, nếp sống, thói quen, hình thành các thuộc tính tâm lí mới)
Xã hội (Tích cực tham gia vào các mặt khác nhau của đời sống
xã hội)
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện xã hội
MÔI TRƯỜNG
Hoạt động sống, phát triển của
con người
Cần thiết
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
Các loại môi trường
► Môi trường tự nhiên (Điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái)
► Môi trường xã hội
o Môi trường lớn (Tính chất nhà nước, chế độ CT-KT, QHSX, quan hệ XH)
o Môi trường nhỏ
Vai trò của môi trường
► Môi trường tự nhiên
o Thuyết địa lý
o Quan điểm Mác xít:

 Có ảnh hưởng nhưng không phải quyết định
 Ảnh hưởng gián tiếp thông qua môi trường xã hội
► Môi trường xã hội: Là nguồn gốc của sự phát triển tâm lí cá nhân, vì:
o Là điều kiện phát triển cho những tư chất có tính người
o Góp phần tạo mục đích, động cơ, phương tiện, điều kiện cho hoạt động, giao lưu
của cá nhân
o Là môi trường trao đổi tri thức, kinh nghiệm sống
Chú ý: Tính chất và mức độ ảnh hưởng của Môi trường tùy thuộc vào
o Lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân
o Xu hướng, năng lực, mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường
 Không nên quá đề cao cũng như quá hạ thấp vai trò của môi trường
2.3. Yếu tố hoạt động, giao tiếp
Khái niệm
Hoạt động là sự tác động của con người vào TGKQ nhằm tạo ra sản phẩm cả về hai phía
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa các cá nhân với nhau nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc và
tri giác lẫn nhau.
HĐ có đối tượng HĐ giao tiếp
Đối tượng HĐ Sự vật, hiện tượng Con người
Phương tiện HĐ Những công cụ HĐ Ngôn ngữ, củ chỉ, điệu bộ
Sản phẩm HĐ Vật chất Các mối quan hệ XH
Vai trò của hoạt động và giao tiếp: QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP
► Chỉ thông qua HĐ, con người có thể chiếm lĩnh nền văn minh nhân loại
► Thông qua HĐ, các yếu tố cấu thành nhân cách được bộc lộ ra: nhu cầu, hứng thú, niềm
tin, thị hiếu, kiến thức, thái độ, cảm xúc…
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 18
HOÀN CẢNH/
MÔI TRƯỜNG
NHÂN CÁCH
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
► Chính trong QT HĐ, con người sẽ hình thành ở mình những phẩm chất HĐ đó đòi hỏi

► Thông qua HĐ, con người hiểu mình, hiểu người khác, hiểu sự vật hiện tượng tức là
hiểu được đối tượng của HĐ
► Thông qua HĐ mà các yếu tố khác tham gia vào sự hình thành và phát triển nhân cách
phát huy vai trò của nó.
2.4. Yếu tố giáo dục
GD giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách
► Vạch ra chiều hướng và tổ chức, dẫn dắt sự phát triển theo chiều hướng đó – GD đi
trước hiện thực
► Mang lại sự tiến bộ mà bẩm sinh, di truyền và môi trường không có được
► GD tạo điều kiện cho các yếu tố khác phát huy tác dụng
o Đối với BS DT: phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
o Đối với MT: phát huy mặt tích cực, cải tạo hoàn cảnh (GD lại)
Chú ý: Chỉ có thông qua DH, GD mới có sự phát triển toàn diện cá nhân; Đả phá quan điểm
cho rằng GD là vạn năng.
TRÌNH ĐỘ GIÁO DỤC ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 19
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I
TỔNG KẾT
PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 20
SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH
BẨM SINH,
DI TRUYỂN
MÔI TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG,
GIAO TIẾP
GIÁO DỤC
MỤC ĐÍCH GD
(chung, tổng quát)
Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương I

PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa 21
Cái đích dự kiến về sản phẩm cần
đạt được của sự nghiệp giáo dục
Chức năng định hướng Chức năng công cụ
Dự kiến cụ thể kết quả GD trong
khoảng thời gian nhất định
MỤC TIÊU GD
(là một bộ phận của MĐGD/ MĐ gần)

×