Xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kì và những giải pháp phát triển.
Thương mại quốc tế
Nhóm:
1. Đỗ Thị Thu Hường
2. Ma Văn Khuya
3. K’Tưm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG HOA KÌ QUA
CÁC NĂM QUA.
I. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KÌ.
- Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố
chính thức bình thường hóaquan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7, 1995 .
Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa
chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh
khu vực. Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực
từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình
thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
- Bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định Thương mại song phương năm 2001, thương mại hai chiều giữa
hai nước được gia tăng, kết hợp với dòng đầu tư quy mô lớn của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong năm
2006, Hoa Kỳ xuất khẩu 1,1 tỷ USD hàng hóa vào Việt Nam và nhập khẩu 8,6 tỷ USD từ Việt Nam
- Theo nguồn tin từ báo “giaoducthoidai.vn” , ngày 17-2-2013:
“Bộ trưởng John Kerry cho biết: Việt Nam đã trở thành quốc gia hiện đại, là đối tác quan trọng của
Hoa Kỳ, với khoảng 40% dân số ở độ tuổi dưới 25. Hiện nay tại Hoa Kỳ có hơn 16.000 lưu học sinh
Việt Nam du học, lớn hơn số lượng lưu học sinh các quốc gia khác đang học tập tại Hoa Kỳ.
- Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, kinh tế, thương mại là lĩnh vực ưu
tiên hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nếu thời điểm năm 1995 hai nước bắt đầu bình thường hóa
quan hệ, kim ngạch thương mại mới đạt 450 triệu USD thì năm 2012 đã đạt gần 25 tỷ USD, tăng gấp
50 lần Đó là mức tăng vượt bậc.
Đầu tư của Hoa Kỳ tai Việt Nam hiện đứng đứng thứ 7 với trên 10 tỷ USD. Trong hội đàm hai bên đã
thống nhất cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư trong thời gian
tới để tương xứng với mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bộ trưởng John Kerry nhận định, kim ngạch thương mại Hoa Kỳ và Việt Nam tăng 50 lần và tiếp tục
tiến triển liên tục và nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm được hoàn tất sẽ tạo
liên minh thương mại lớn mạnh với 40% GDP của toàn thế giới. Là tổ chức thương mại quyền lực,
TPP yêu cầu các nước tham gia phải nâng các tiêu chuẩn lên để cạnh tranh tốt hơn. Hiệp định này
cũng là bước quan trọng góp phần tăng thêm công ăn việc làm tại cả Hoa Kỳ và Việt Nam.”.
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI XÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG
HOA KÌ
1. Cơ hội
- Với kim ngạch nhập khẩu hàng hoá mỗi năm lên tới 1.250 tỷ USD, Hoa Kỳ trở thành thị trờng
khổng lồ với các loại hàng hoá mà Việt Nam có thể xuất khẩu, tổng giá trị xuất khẩu của hàng
hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2003 chiếm khoảng 0,36% nhập khẩu của thị trường này.Nhu cầu
của thị trờng Hoa Kỳ rất đa dạng vì thu nhập bình quân của người dân cao nhưng không đồng
đều, còn quá nhiều chênh lệch do vậy có thể xuất sang thị trường này các loại hàng hoá từ rẻ tiền
đến đắt tiền.Tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị
trườngquốc tế đã được nâng cao một bước, cơ cấu hàng hoá thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng
hang chế biến, và theo hướng đa dạng hoá san phẩm.Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã và đang
phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp củaViệt Nam đã quen và hiểu hơn về thị trờng Hoa Kỳ từ đó
tiếp cận hiệu quả hơn vào thị trường này.Hơn 1 triệu người Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ là thị
trường đáng kể đối với các mặt hàng thực phẩm, và là cầu nối rất tốt để hàng hoá Việt Nam thâm
nhập thị trường Hoa Kỳ.Quan hệ chính trị hai nớc tiếp tục đợc nâng cao theo chiều hướng tích
cực.
- Thâm nhập vào thị trường tiềm năng Hoa Kì, Việt Nam có những cơ hội lớn :
Cơ hội tăng thu nhập, GDP
Tăng xuất khẩu.
Hạ thuế suất, rào cản thương mại.
Tăng đầu tư, FDI.
Cơ hội cải tiến môi trường kinh doanh.
Phát triển theo hướng văn minh hiện đại.
2. Khó khăn và thách thức.
“Quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ mới được thiết lập từ năm 1995. Còn từ tháng 2-1994
trở về trước, Hoa Kỳ cấm vận Việt Nam nên hầu như không có quan hệ buôn bán. Sau cấm vận,
chúng ta vẫn chịu sự phân biệt đối xử, mức thuế suất cao gấp nhiều lần mức thuế thường. Do đó,
trước năm 2001, hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩu chưa tới 1 tỷ
USD. Tháng 12-2011, BTA chính thức có hiệu lực, lúc này, kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng
khoảng 3 lần. Khi Việt Nam gia nhập WTO, tháng 12-2006, Hoa Kỳ mới thiết lập quan hệ thương
mại bình thường vĩnh viễn PNTR với Việt Nam. Từ đây, các DN Hoa Kỳ yên tâm hơn và có chiến
lược đầu tư, mua hàng dài hạn hơn với hàng Việt.
Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ là thị trường khổng
lồ và rất hấp dẫn. Theo số liệu thống kê, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ năm 2011 xấp
xỉ 2.300 tỷ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001-2011 bằng Đức và Trung Quốc cộng
lại, gấp 3 lần của Nhật Bản và 5 lần của Canada. Nguyên nhân Hoa Kỳ phải nhập khẩu nhiều và
liên tục tăng như thế là do dân số đông, cơ cấu GDP của Hoa Kỳ thiên về dịch vụ, công nghiệp
chỉ chiếm 22,2% và nông nghiệp 1,2%. Vì thế, do chi phí nhân công cao nên các ngành công
nghiệp đòi hỏi nhiều lao động như may mặc, giày dép, đồ gỗ ở Hoa Kỳ không thể cạnh tranh với
hàng nhập khẩu và hầu như không còn tồn tại.
Thêm vào đó, người dân Hoa Kỳ có thói quen mua sắm thoải mái và sống trên nợ, tỷ lệ tiết kiệm
cá nhân rất thấp. Thị trường này cũng không quá khó tính như thị trường Nhật Bản, Tây Âu. Đặc
biệt, với khoảng 1,5 triệu người Việt ở Hoa Kỳ, đây sẽ là cộng đồng cầu nối quan trọng đưa hàng
của ta vào thị trường này. Đồng thời, các DN Hoa Kỳ luôn có xu hướng đa dạng nguồn cung.
Hiện nay, Trung Quốc là đại công xưởng của cả thế giới. Tuy nhiên, các DN nhập khẩu luôn có
chính sách tìm kiếm các thị trường khác để tạo đối trọng phù hợp, tránh lệ thuộc vào một nhà
cung cấp. Và đây chính là cơ hội cho các mặt hàng mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu
sang Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là Việt Nam chưa tạo được đột biến về mặt hàng xuất khẩu, vẫn chủ
yếu là quần áo, giày dép, dầu thô, thủy sản , sử dụng lao động là chính, không đòi hỏi kỹ thuật
khắt khe. Cái khó nữa với chúng ta là Việt Nam là người đến sau. Chúng ta chỉ mới xuất khẩu
sang Hoa Kỳ từ năm 2002, trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của ta đã có chỗ đứng vững chắc
tại thị trường này. Những mặt hàng chúng ta đang xuất khẩu cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt,
nhất là từ hàng Trung Quốc, chưa kể đến các nước khác như giày dép Indonesia, quần áo
Bangladesh, Pakistan, các nước vùng Caribe
"Quãng đường vận chuyển xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh
trị giá thấp rất khó cạnh tranh, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, các vụ kiện chống bán phá giá, quy
mô DN Việt còn nhỏ, phần đông dừng ở gia công thuần thúy, chưa có thương hiệu là hàng loạt
thách thức mà DN Việt phải lường trước khi muốn xuất khẩu sang thị trường này” – ông Khiên
kết luận.” - />- Việc bán phá giá đang diễn ra ngày càng nhiều ở hầu hết các quốc gia kể cả các quốc gia phát
triển và đang phát triển. Mặc dù là nước đang phát triển ở trình độ thấp, nhưng vài năm trở lại đây
hàng hoá của Việt Nam đã dần thâm nhập vào các thị trường khác nhau và các doanh nghiệp Việt
Nam cũng đã bị nước ngoài tiến hành điều tra bán phá giá tới 8 lần (tính từ 1994 – 2002). Trong
số 8 vụ các doanh nghiệp Việt Nam bị áp đặt thuế chống phá giá. Vụ kiện bán phá giá cá tra, các
ba – sa của Việt Nam tại Mỹ (năm 2002) được coi là một vụ kiện có quy mô lớn và có rất nhiều áp
đặt bất công từ phía Mỹ. Các ngành đã từng bị kiện phá giá của Việt Nam là tỏi, giày dép, bột
ngọt, cá tra, cá basa, bật lửa gas.
Canada kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và tỏi. Thuế chống phá giá áp dụng cho tỏi
của Việt Nam là 1,48 CAĐ/kg.
EU kiện Việt Nam hai vụ liên quan tới giày dép và bột ngọt. Mức thuế chống phá đối với bột ngọt
là 16,8%. Riêng đối với mặt hàng giày dép, EU đã không đánh thuế chống bán phá giá đối với
Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác là Trung
Quốc, Inđônêxia và Thái Lan.
Ba Lan kiện Việt Nam một vụ về bật lửa gas. Thuế chống phá giá là 0,09 EUR/chiếc.
Mỹ kiện Việt Nam một vụ về cá tra, cá basa. Thuế chống phá giá áp đặt cho Việt Nam từ 38% đến
64%. Phương thức mà Hiệp hội cá tra, cá ba sa (CFA) của Mỹ đã thực hiện trong vụ tranh chấp
với Việt Nam có thể tóm tắc như sau:
+ Trước hết, CFA đã gây sức ép bắt các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi tem dán để phân
biệt các của Việt Nam với cá của Mỹ.
+ Sau đó, CFA kiện Việt Nam đã phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ.
Gạo của Việt Nam đã từng bị Columbia kiện vào năm 1994 với biên phá giá là 9,7% nhưng sau đó
Columbia quyết định rằng Việt Nam đã không gây thiệt hại về vật chất với việc sản xuất gạo của
Columbia nên không áp dụng thuế chống bán phá giá.
Việt Nam còn rất ít kinh nghiệm trong việc đương đầu với các vụ kiện phá giá và vận dụng cơ chế
chống bán phá giá. Qua các vụ kiện phá giá chúng ta có cơ hội nhìn nhận rõ hơn thực trạng thương
mại quốc tế hiện nay. EU đã bác bỏ vụ kiện DN Việt Nam bán phá giá bật lửa gas vào thị trường
này với lý lẽ, DN Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại kết
luận Việt Nam có nền kinh tế phi thị trường. Việc xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay
phi thị trường hoàn toàn mang tính chính trị, không phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, mặc dù phía
Mỹ có đưa ra 5 yếu tố kỹ thuật để xem xét. Như vậy, kinh tế thị trường chỉ là cái cớ mà nguyên
nhân sâu xa chính là giá bán. Với mức giá 1kg các basa khoảng 3USD thì các DN Hoa Kỳ cạnh
tranh nổi, khi đó hình thức kiện phá giá được sử dụng nhiều nhất. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Hoa
Kỳ đã phát triển đến một mức tinh vi với các nước có nền kinh tế phát triển, đôi khi lại trắng trợn
theo lối đơn phương – áp đặt, nhất là với các nền kinh tế nhỏ bé. Cách tốt nhất là chúng ta không
không để xảy ra kiện cáo bán phá giá. Thực tế chúng ta không bán phá giá nhưng không tìm hiểu
xem đối tác của ta ở nước sở tại chi phí sản xuất như thế nào, bán gía bao nhiêu. Nếu chúng ta
nghiên cứu kỹ, sẽ đưa được mức giá phù hợp, không gây mâu thuẫn về lợi ích với DN Hoa kỳ thì
chắc chắn việc kiện cáo sẽ ít sảy ra. Mặt khác, ngay cả trong tình hình xuất khẩu thuận lợi, chúng
ta cũng nên san sẻ sang các thị trường khác, bởi cứ gia tăng sản lượng xuất khẩu vào một thị
trường sẽ bị DN nước sở tại phản ứng một cách tiêu cực.
Việt Nam không thể tránh khỏi việc tiếp tục bị kiện phá giá. Lý do có thể nêu ra như chống bán
phá giá được sử dụng như một công cụ bảo hộ mới, Việt Nam có điều kiện để xuất khẩu những
mặt hàng giá rẻ và Việt Nam bị cho là một nền kinh tế phi thị trường.
Những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thông thường có lợi thế cạnh tranh do giá nhân công rẻ
dẫn đến giá thành thấp so với các quốc gia khác và xu thế ngày càng nhiều của hàng hoá Việt Nam
thâm nhập vào thị trường quốc tế chắc rằng các cuộc điều tra chống phá giá đối với các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không dừng lại ở đó và một khi đã bị áp đặt thuế chống bán phá giá thì khả
năng xuất khẩu mặt hàng đó sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì thế, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp và
các nhà quản lý của Việt Nam là làm thế nào để có thể hạn chế được những tác động bất lợi để
“đồng hành” cùng các công cụ chống bán phá giá.
III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KÌ QUA
CÁC NĂM QUA.
1. Tình hình xuất khẩu hang hoá Việt Nam sang Hoa Kì giai đoạn trước 2013, cập nhật tới
tháng 2/2014.
Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu – được ghi nhận là đối tác thương mại lớn thứ
hai của Việt Nam trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ trong năm 2013.
Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với
con số 6,77 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2005. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 23,9 tỷ USD, cao
hơn 21,4 điểm phần trăm so với năm 2012 và nhập khẩu đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,4% so với kết
quả hoạt động của một năm trước đó.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ
luôn duy trì mức thặng dư lớn.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn
duy trì mức thặng dư lớn trong những năm gần đây. Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dư hàng
hóa của Việt Nam trong buôn bán trao đổi thương mại với Hoa Kỳ đã vượt qua con số 10 tỷ USD,
tăng 26,5% so với năm 2009. Đến năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao gấp 4,5
lần so với nhập khẩu dẫn đến mức xuất siêu của Việt Nam sang thị trường nàyđạt con số kỷ lục
18,6 tỷ USD.
Biều đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn
2010 - 2013
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy từ năm 2007 đến nay Hoa Kỳ là thị
trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7
sang thị trường Việt Nam trong các năm gần đây. Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu thương mại của
Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) và số liệu được công bố vào giữa tháng 9 năm 2013 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), trị giá buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với thị trường
này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chỉ 1%). Đối với
Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và xếp thứ 40 về
nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ thị trường này.
Bảng 1: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
giữa Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2013
Năm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Thị phần (%) Thứ hạng Thị phần (%) Thứ hạng
2007 33,3 1 12,6 9
2008 32,6 1 13,5 7
2009 19,9 1 4,3 7
2010 19,7 1 4,4 7
2011 17,5 1 4,3 7
2012 17,2 1 4,3 7
2013 18,1 1 4,0 7
Nguồn: Tổng cục Hải quan
(Ghi chú: Thị phần xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các nước/thị
trường trên thế giới.
Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu là thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ so
với tất cả các thị trường/nước mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá)
Bảng 2: Một số chỉ tiêu thống kê chính của Hoa Kỳ trong năm 2012
Nguồn:WTO
Trong nhiều năm qua, hàng dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong năm 2013 là 8,6 tỷ USD, chiếm đến 36% tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm gần 48% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may của cả nước. Đáng chú ý hơn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại các
loại và linh kiện của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm qua tăng trưởng khá mạnh mẽ, cao gấp 5
lần so với năm 2012. Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày dép
các loại cũng là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Bảng 3: 10 mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
trong năm 2013 và 2012
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên hàng Năm 2012 Năm 2013 Tăng/giảm so
với năm trước
(%)
1 Sản phẩm dệt may 7.457 8.612 15,5
2 Giày dép các loại 2.243 2.631 17,3
3 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 1.766 1.982 12,2
4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
kiện
935 1.474 57,6
5 Hàng thủy sản 1.166 1.463 25,5
6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 943 1,010 7,1
7 Túi xách, ví, vali mũ và ô dù 624 836 34
8 Điện thoại các loại và linh kiện 140 753 439,2
9 Hạt điều 407 539 32,6
10 Dầu thô 362 506 39,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Đối với nhập khẩu, các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2013
bao gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông
các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc & nguyên liệu; đậu tương
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt
Nam-Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng mạnh 25,8% so với kết quả
thực hiện của cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ dự
kiến đạt 3,9 tỷ USD, tăng 26,5% và các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ
Hoa Kỳ đạt 936 triệu USD, tăng 22,4% so với kết quả hoạt động của 2 tháng đầu năm 2013.
(www.customs.gov.vn).
2. Hạn chế của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Các nhà sản xuất hay nhà thương mại khôn ngoan đang quan tâm đến thị trường Mỹ rộng
lớn thường sử dụng một công ty tư vấn nghiên cứu tốt để khảo sát tiềm năng. Nó có thể tiết
kiệm một khối lượng lớn tiền bạc, thời gian cho việc mở một chiến dịch thử nghiệm và điều
chỉnh.
Nhiều công ty Mỹ cung cấp các dịch vụ nghiên cứu toàn diện cho các công ty nước ngoài, các
công ty kế toán chính như Dun & Bradstreet có nhiều nguồn để khảo sát triển vọng bán cho sản
phẩm, đối thủ cạnh tranh, những rào cản phải đương đầu khi thâm nhập vào thị trường.
Việc nghiên cứu tiếp thị trước xuất khẩu luôn là một ý tưởng tốt. Không những nó có thể rọi sáng
một thị trường rộng lớn chưa được biết rõ, mà còn giúp cảnh giác với những cạm bẫy bạn không
bao giờ nghĩ đến. Việc nghiên cứu không phải rẻ, thậm chí một khảo sát cơ bản phải chi phí nhiều
nghìn USD; nhưng nó có thể tránh cho bạn phải chi thêm hàng nghìn USD nữa.
Những mặt hàng nào của Việt Nam có thể bán cho Mỹ?
Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn với GDP khoảng gần 8.000 tỷ USD,
chiếm 22% GDP thế giới. Thực tế, các nước châu Á như Nhật, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc
đều rất coi trọng thị trường Mỹ. Nhu cầu hàng hóa Mỹ cũng rất đa dạng về chủng loại và chất
lượng, từ loại phổ thông đến cao cấp.
Do chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc nên giá trị và chủng loại hàng hóa của Việt Nam xuất
sang Mỹ còn nhiều hạn chế. Đến nay Việt Nam mới xuất được một số mặt hàng như gạo, cà phê,
hạt điều, cao su, gỗ gia dụng, rau quả và hải sản một số hàng như giày dép, dệt, may có vào Mỹ
nhưng bị đánh thuế cao từ 40% - 90% giá nhập và bị chính sách quota.
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã trải qua một số vòng đàm phán về hiệp định thương
mại, đã ký hiệp định bản quyền. Tuy vậy quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn chưa đầy đủ.
Vậy hàng hóa nào của Việt Nam đủ sức cạnh tranh tại Mỹ?
Thông thường chúng ta hay dựa vào thế mạnh hàng hóa riêng biệt của Việt Nam để quyết định
đưa vào thị trường mới. Các loại hàng quen thuộc được đề cập đến là nông lâm sản, thủy hải sản,
may mặc và thủ công mỹ nghệ.
Đối với nông sản: Đây không phải là loại hàng mà Mỹ cần nhập khẩu. Ngược lại, Mỹ là một
trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu. Hơn nữa, FDA (Food and Drug Administration) -
Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men của Mỹ - kiểm tra khá nghiêm ngặt các loại hàng này
vào Mỹ.
Đối với hàng may mặc: Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ trong những năm gần đây
tăng mạnh. Các bạn hàng chủ yếu về loại hàng này là Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số hàng nhập loại này vào Mỹ. Thế nhưng Hiệp định quốc tế
có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ là NAFTA (North American Free
Trade Agreement) có hiệu lực từ tháng 1/1994. Đường vận chuyển xa xôi, giá thành cao, chưa
được hưởng Tối huệ quốc và đặc biệt hiệp định NAFTA, đã làm cho hàng may mặc Việt Nam vào
Mỹ khó khăn không kém.
Các hàng thủ công mỹ nghệ: Ngoài giá thành cao, chịu thuế nặng, vận chuyển xa, tính thẩm mỹ
còn chưa phù hợp với thị hiếu của Mỹ.
Mỹ là một thị trường khổng lồ, nhưng không kém phần khắc nghiệt đối với hàng hóa "Made in
Việt Nam." Nếu xu thế nhập khẩu của Mỹ không trùng khớp với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam thì rõ rà hàng Việt Nam sẽ mất đi tính cạnh tranh, ít nhất là trong vài năm tới.
Cải tổ chiến lược kinh doanh, một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay?
Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thường không coi trọng việc tiếp thị mặt hàng xuất khẩu.
Thông thường, các công ty thụ động chờ các nhà nhập khẩu nước ngoài tự tìm đến để giao dịch
mua bán hoặc tổ chức những cuộc triển lãm địa phương để chào đón bạn hàng từ nước ngoài.
Khi có khách hàng liên hệ tìm hiểu để đặt hàng, các doanh nghiệp thường chú trọng gia tăng số
lượng đơn đặt hàng hơn là vấn đề hợp đồng thanh toán hóa đơn. Chính điểm này đã tạo ra một môi
trường thuận lợi cho các thủ đoạn lừa gạt tinh vi của các tư nhân hoặc công ty nước ngoài.
Một điểm khác là các nhà xuất khẩu trong nước thường giao dịch với các môi giới trung gian
ngoài nước để kiếm đơn đặt hàng nhưng lại không tìm hiểu kỹ lý lịch hoạt động của họ.
Trong giai đoạn hiện nay, không cần tiếp thị ở mãi bên kia nửa vòng trái đất. Các hãng lớn của Mỹ
chỉ thuần túy mua hàng các các nhà nhập khẩu Mỹ, do đó sức cạnh tranh để được hợp đồng của
các nhà nhập khẩu này rất lớn. Các công ty thương mại Mỹ mua hàng trực tiếp tại Việt Nam còn
quá ít và quy mô không đáng kể.
Các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Cụ thể là
cần mở rộng mạng lưới tiếp thị trực tiếp vào thị trường Mỹ, kết hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa
để thành lập các tập đoàn kinh tế nhập khẩu trực tiếp hàng hóa vào Mỹ, mở rộng mạng lưới kinh
doanh nhắm trực tiếp vào giới tiêu thụ Mỹ. Đây là điều chúng ta còn thiếu và cần điều chỉnh để
phát triển kinh doanh trong những thời kỳ kinh tế khủng hoảng hiện nay.
Bạn có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh muốn xuất khẩu tới Mỹ, nhưng có thể điều đó là không dễ
dàng. Đây là một thị trường khổng lồ với nhiều đối thủ cạnh tranh, họ đều đang cố gắng thâm
nhập và bán sản phẩm.
Sẽ rất hữu ích khi bạn phân biệt giữa "Selling to" (bán tới) Mỹ và "selling in" (bán ở) Mỹ. "Selling
to" là bán thẳng với giá FOB. Bạn thương lượng giá cả, các điều kiện với người mua Mỹ giao
hàng hóa của bạn tới bến cảng hoặc sân bay, chuyển vận đơn tới ngân hàng và nhận tiền mặt theo
L/C của bạn.
"Selling in" có nghĩa là nhận thêm nhiều trách nhiệm, chi phí và rủi ro hơn. Phải đầu tư nhiều thời
gian và công sức hơn là ở thị trường của nước bạn. Phải thiết lập hệ thống phân phối, quan hệ với
người bán lẻ hay người tiêu dùng, triển khai và thực hiện kế hoạch tiếp thị, lập văn phòng, và cần
phải phải cố vấn về các quy định và luật lệ của Chính phủ Mỹ.
Đối với hầu hết nhà xuất khẩu, trước tiên phải thử nghiệm sự tiếp nhận của thị trường đối với sản
phẩm qua việc bán cho người mua. Sau đó, nếu sản phẩm được tiếp nhận tốt ở Mỹ, bạn có thể
thăm dò khả năng phát triển vào thị trường.