Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.24 KB, 31 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
HÀNG NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH
SVTH : PHẠM PHÚ QUÂN
LỚP : ĐH 26C2
GVHD : ThS. HOÀNG THỊ THANH THÚY
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
ĐIỂM :
TPHCM,Ngày tháng năm 2014
Giảng viên chấm
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTQT Thanh toán quốc tế
TFC Trung tâm tài trợ thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
TTTM Tài trợ thương mại
TK Tài khoản
TH Trường hợp
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu hoạt động của Ngân hàng TMCP BIDV Quảng Bình 6
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ hàng nhập tại BIDV
Quảng Bình 10
6
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đang diễn
ra với tốc độ ngày càng cao, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng. Hoạt
động kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại của nước ta ngày càng được chú trọng
mở rộng, tầm quan trọng của các phương thức thanh toán nói riêng cũng như hoạt
động thanh toán quốc tế nói chung ngày càng được khẳng định. Là một mắt xích

không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế tại
các ngân hàng được xem là công cụ, là cầu nối quan trọng trong hoạt động kinh tế
đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán
với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là ngân hàng đại lý cho các tổ
chức tổ chứ đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC,NIB Với thế
mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế đó hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng về nghiệp vụ liên quan đến thanh toán hàng hóa xuất
nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả, qua đó góp phần
khẳng định thương hiệu của ngân hàng trên trường quốc tế. Trong các hoạt động
thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán
hàng hóa xuất nhập khẩu là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến và an
toán nhất hiện nay
Nhờ có sự giúp đỡ của nhà trường và chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Quảng Bình, em đã có thời gian thực tập và nghiên cứu hoạt động thanh
toán quốc tế một cách có hệ thống tại ngân hàng. Sau khi tiếp cận và học hỏi các
vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ, đặc biệt nhận
thấy tầm quan trọng của phương thức thanh toán này trong giao dịch thương mại
quốc tế, em quyết định chọn đề tài: “Quy trình tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình” làm đề tài báo cáo thực
tập của mình.
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
7
Chương 1: Tổng quát về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Quảng Bình.
Chương 2: Quy trình tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình.
Chương 3: Ý kiến cá nhân khi quan sát nghiệp vụ thực hiện tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình.
Trong quá trình thực tập tại đơn vị và hoàn thành báo cáo, do những hạn chế

nhất định về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, không thể tránh những sai sót xảy
ra, rất mong nhận được sự đóng góp và cho ý kiến của các thầy cô hướng dẫn và
các anh chị đang công tác tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình đã
giúp em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
8
PHẦN 1. TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH
1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình
1.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo
QĐ177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ và theo quyết định
287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của nhà nước với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính). Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ và
được thành lập với chức năng là ngân hàng hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Qua
nhiều năm phát triển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những thay đổi về tên
gọi:
- Từ 1981 đến 1989: Tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức có tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV).
BIDV đã có sự phát triển vững mạnh để trở thành ngân hàng thương mại nhà
nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng. Mục tiêu tương
lai của BIDV là trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu trong khu vực với phương
châm “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Quảng Bình
Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành lập. Lúc này tại
Quảng Bình đã có một Tổ Cấp Phát vốn kiến thiết cơ bản trong Ty Tài Chính. Từ

Tổ cấp phát có 3 người, đơn vị lớn lên thành Phòng cấp phát, rồi ngày 24/04/1964
chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình được thành lâp. Cho đến ngày
9
26/04/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình đã
trải qua 55 năm lịch sử, đạt được nhiều thành công và có nhiều thành tích được
Đảng và nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý,Chi nhánh
liên tục được BIDV công nhận là đơn vị Lá cờ đầu khu vực Bắc Trung Bộ và là
ngân hàng có quy mô và thị phần lớn nhất tỉnh Quảng Bình.
1.1.3 Bộ máy BIDV Quảng Bình :
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu hoạt động của Ngân hàng TMCP BIDV Quảng Bình
Nguồn: Tự tổng hợp từ quy chế nội bộ của Chi nhánh
1.1.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và tầm quan trọng của bộ phận thanh toán
quốc tế tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình.
Thanh toán quốc tế ( TTQT ) là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ
hoạt động mậu dịch hoặc phi mậu dịch giữa cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với cá
nhân, tổ chứ ở quốc gia khác; hoặc giữa một quốc gia với tổ chứ quốc tế thông qua
hệ thống ngân hàng .
Một số sản phẩm TTTM cốt lõi của BIDV Quảng Bình hiện nay :
- Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm Bộ chứng từ hàng xuất theo L/C và nhờ thu:
Là hình thức BIDV mua và nhận quyền sỡ hữu Hối phiếu đòi nợ xuất trình Bộ
10
BAN GIÁM
ĐỐC
Khối nội bộ
-Tổ chức hành chính
- Tài chính kế toán
- Kế hoạch tổng hợp
Khối quản lý rủi ro
- Quản lý rủi ro
Khối trực thuộc

- PGD Đồng Hới
- PGD Nguyễn Trãi
- PGD Bắc lý
- PGD Bố Trạch
- PGD Quán Hàu
- PGD Nam lý
Khối tác nghiệp
- GDKH cá nhân
- GDKH doanh nghiệp
- Quản lý sp dịch vụ
- Quản trị tín dụng
Khối QHKH
- - QH1
- QH2
- QH cá nhân
chứng từ xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C, nhờ thu trước khi đến hạn thanh
toán từ khách hàng.
- Chiết khấu có truy đòi theo hình thức TTR ( Chiết khấu theo hình thức
chuyển tiền điện )
- Bao thanh toán xuất khẩu: Là sản phẩm mới theo đó BIDV cấp tín dụng cho
khách hàng là Nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ
hoạt động mua bán theo hợp đồng ngoại thương của khách hàng.
- Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Là việc BIDV thực hiện mở
L/C, cho vay thanh toán chi phí nhập khẩu đối với lô hàng nhập thanh toán qua
BIDV theo phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả sau và đảm bảo bằng chính lô
hàng nhập khẩu, thường là hàng hóa có thể bán dễ dàng trên thị trường.
- Tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung: Khách
hàng được BIDV tài trợ nhập khẩu nhờ nguồn cung tín dụng lãi suất thấp hơn lãi
suất cho vay nhập khẩu thông thường, nhờ vào những hợp đồng khung đã kí kết
giữa BIDV và ngân hàng nước ngoài.

- UPAS L/C (Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay): Là sản phẩm mới
ban hành, theo đó, bên xuất khẩu được thanh toán tiền hàng trước ngày đáo hạn của
L/C và doanh nghiệp nhập khẩu được phép trả tiền hàng chậm với thời hạn trả chậm
có thể lên tới 180 ngày, nhờ vào việc thu xếp vốn giữa BIDV và các định chế tài
chính lớn trên thế giới.
Đối với ngân hàng, bộ phận TTQT là một bộ phận quan trọng trong việc phát
triển ngân hàng,và hoạt động TTQT là dịch vụ không thế thiếu trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, mặc dù tại BIDV Quảng Bình dịch vụ TTQT chưa thực sự
phát triển mạnh mẽ được như các ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank,
Eximbank hay chính tại BIDV ở các trung tâm thành phố khác,tại BIDV Quảng
Bình thì TTQT chủ yếu vẫn chỉ được coi là phát triển khá và khách hàng chủ yếu là
các doanh nghiệp lớn trong tỉnh, lượng L/C mở tại ngân hàng vẫn chủ yếu là mở
L/C hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu thông qua ngân hàng vẫn còn ít tuy nhiên đã
11
có tăng so với các năm trước, và hoạt động TTQT mang lại nhiều thuận lợi cho
ngân hàng với những điểm sau:
- Trước hết, với chức năng là trung gian thanh toán TTQT là dịch vụ mang lại
lợi nhuận cao với rủi ro tương đối thấp so với hoạt động cho vay.
- Thứ hai, TTQT có các mối quan hệ hỗ trợ với các hoạt động khác của ngân
hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bão lãnh, đầu tư, ngân quỹ
- Thứ ba, TTQT góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, trong xu thế toàn cầu hóa,
hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tăng thu thập, uy
tín và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng BIDV Quảng Bình với các ngân hàng
khác trong và ngoài khu vực.
12
PHẦN 2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CHỨNG TỪ HÀNG
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.1. Sơ lược về tín dụng chứng từ

2.1.1 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng
(mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một
số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do
người này ký phát trong phạm vi số tiền và thời gian quy định trong thư tín dụng.
2.1.2 Chức năng của thư tín dụng
- Chức năng thanh toán: Thể hiện thông qua dùng các chứng từ, điện, chuyển
tiền, hối phiếu, séc để thực hiện thanh toán giữa người mua và người bán.
- Chức năng đảm bảo tín dụng chứng từ: Thể hiện qua cam kết độc lập của
ngân hàng mở đảm bảo khả năng thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình Bộ
chứng từ phù hợp ngay cả trong trường hợp người nhập khẩu không có khả năng
thanh toán.
- Chức năng tín dụng: Khi mở thư tín dụng ngân hàng có thể yêu cầu kí quỹ
với mức ký quỹ dưới 100% tùy theo quan hệ với khách hàng, ngân hàng có thể cho
người nhập khẩu vay để ký quỹ tức là ngân hàng đã cấp tín dụng cho người nhập
khẩu.
2.1.3 Nội dung của L/C (theo điện MT 700)
Nội dung của L/C (theo điện MT 700) bao gồm một số nội dung chính như:
Người gửi TTD, người nhận TTD, Loại TTD, ngày phát hành TTD, người đề nghị
mở TTD, các bên tham gia gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, người
đề nghị mở TTD, người thụ hưởng, giá trị TTD, nơi giao hàng, nơi hàng đi, ngày
13
nhận hàng, thời hạn giao hàng, ngày giao hàng cuối cùng, thời hạn xuất trình chứng
từ
2.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ hàng nhập tại BIDV
Quảng Bình
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ hàng nhập tại
BIDV Quảng Bình
(Nguồn: Tự tổng hợp từ quy trình thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng)
2.2.1 Bước 1: Phát hành L/C nhập khẩu

 Quy trình:
 Bộ phận nhân viên tiếp nhận hồ sơ của khách hàng tại chi nhánh.
 Bộ phận TTTM phê duyệt hồ sơ đảm bảo ngồn thanh toán trước khi phát hành L/C
tại chi nhánh, kiểm tra việc tạo lập CIF (mã KH), kiểm tra hạn mức trong chương
trình, tài khoản kí quỹ, tài khoản thu phí, số tiền kí quỹ,
 Gửi hồ sơ tới TFC (Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại) để phát hành L/C tại
đây khi đã kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn chi nhánh
điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
 Sau khi phát hành L/C phù hợp theo quy định, thông lệ quốc tế, TFC sẽ chuyển cho
ngân hàng thông báo bên nước nhà nhập khẩu bằng những phương thức sau:
a. Điện:
- Bằng SWIFT theo mẫu điện MT750,MT701 (mở L/C), MT707 (sửa L/C)
14
Đánh giá khả năng
của khách hàng
Gửi hồ sơ lên TFC
phê duyệt
Tiếp nhận đơn
của khách hàng
Trả lại BCT
(nếu bất hợp lệ )
Tiếp nhận & kiểm
tra BCT
Phát hành L/C và gửi
cho NH thông báo
Phát hành bão lãnh nhận
hàng/ký hậu B/L
Thanh toán BCT
tại TFC
Tất toán số dư TK tại

chi nhánh
- Bằng Telex: có mã khóa (Testhey).
b. Thư:
- Theo mẫu quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
có đầy đủ chữ ký có thẩm quyền.
2.2.1.1 Bộ hồ sơ tiếp nhận từ khách hàng gồm 2 hồ sơ (theo mẫu có sẵn của ngân
hàng) khi yêu cầu ngân hàng phát hành L/C:
 Hồ sơ phát hành:
a. Hồ sơ pháp lý: Là hồ sơ nêu thông tin khách hàng (giao dịch lần đầu và
chưa có mã khách hàng (CIF)).
b. Hồ sơ giao dịch: Bao gồm “Đơn đề nghị phát hành L/C” (2 bản gốc), Hợp
đồng kinh tế/hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng ủy thác (nếu có), cùng với giấy phép
của bộ ngành có liên quan đối với những mặt hàng nhập khẩu có đăng kí phù
hợp,xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài trong trường hợp L/C trả chậm
VD: “Đơn đề nghị phát hành L/C” của tập đoàn Trường Thịnh nêu rõ đề nghị
BIDV Quảng Bình mở L/C với trị giá 244.600USD khi mua hàng hóa gồm 1 chiếc
Lu rung 2 bánh sắt và 2 chiếc Lu lốp 9 bánh của công ty thiết bị giao thông vận tải
Viettraco, người thụ hưởng là Sakai Heavy Industries, LTD, ngân hàng thông báo:
The HongKong and Shanghai Banking corporation limited/Tokyo, Japan. Ngày
phát hành L/C: 12/12/2013 và ngày hết hạn là: 30/03/2014, Japan, là loại L/C không
hủy ngang, điều kiện thanh toán là trả chậm (thời hạn 360 ngày sau ngày giao
hàng), điều kiện thương mại được áp dụng là giá CIP, không được phép đòi tiền
bằng điện, chỉ rõ nơi giao hàng đi là: Yokohama Port or Shanghai Port và cảng đến
là: Hai Phong Port, mục lục những chứng từ yêu cầu:
+ Hóa đơn thương mại đã ký
+ 2/3 B/L hoàn hảo, được ký bởi BIDV, cước phí đã thu
+ Bảo hiểm (110% giá trị theo điều kiện)
+ Chứng nhận chất lượng
15
+ Chứng nhận xuất xứ được cấp bởi bất kỳ phòng thương mại nào của Nhật

Bản
+ Phiếu đóng gói
c. Hồ sơ đảm bảo nguồn thanh toán L/C: Có mục đích đảm bảo giảm thiểu rủi
ro cho ngân hàng trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán.
- Nếu L/C được đảm bảo bằng Vốn tự có 100% giá trị cùng loại tiền tệ thì chỉ
yêu cầu khách hàng có thêm tờ trình L/C có phê duyệt của ngân hàng.
- Nếu L/C được đảm bảo bằng việc sử dụng ngồn vốn khác (100% kí quỹ khác
loại tiền tệ, vốn vay BIDV, vốn tự có do BIDV bảo lãnh hoặc do bên thứ 3 bảo
lãnh ) thì hồ sơ mà ngân hàng yêu cầu khách hàng bao gồm:
+ Đề xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán mở L/C (hoặc báo cáo đề xuất tín
dụng và tờ trình đảm bảo nguồn vốn thanh toán mở L/C)
+ Phiếu thẩm tra hồ sơ phát hành L/C phù hợp với hợp đồng và thông lệ quốc
tế
Đề xuất báo cáo tín dụng có nội dung đánh giá năng lực thanh toán của khách
hàng khi khách hàng kí quỹ bằng việc vay vốn tại ngân hàng.
+ Phí mở L/C nhập khẩu 0,05%/năm và phí tối thiểu là 20 USD.
VD: Trong hồ sơ đảm bảo nguồn thanh toán L/C và đề xuất báo cáo tín dụng
của tập đoàn Trường Thịnh khi mở L/C có nêu rõ biện pháp đảm bảo tín dụng gồm
động sản và bất động sản, phần đánh giá của ngân hàng khi cho rằng khách hàng là
một trong những khách hàng lớn, có quan hệ lâu năm với chi nhánh, tình hình kinh
doanh có lãi, quy mô càng ngày càng lớn và xếp loại doanh nghiệp loại A- Nợ
nhóm 1 (kết quả chấm điểm khách hàng là 78,82đ), mặt hàng nhập khẩu phù hợp
với pháp luật Việt Nam, Khách hàng có đủ hạn mức chưa sử dụng để mở L/C nên
bộ phận TTTM lập tờ trình đảm bảo nguồn thanh toán để ban lãnh đạo duyệt.
 Hồ sơ sửa đổi bao gồm:
+ Đề nghị sửa đổi L/C của khác hàng (2 bản gốc)
16
+ Bản sửa đổi hợp đồng nhập khẩu/Hợp đồng kinh tế hoặc thư từ trao đổi giữa
bên mua và bên bán (trong trường hợp tăng giá trị L/C và thay đổi mặt hàng)
+ Hồ sơ đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C sửa đổi:

• TH1: Sửa đổi khi khách hàng mở L/C bằng kí quỹ 100% VTC cùng loại tiền tệ và
vẫn đảm bảo 100% thì khi khách hàng có yêu cầu sửa đổi tăng giá trị L/C thì ngân
hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và sẽ yêu cầu tờ trình sửa đổi L/C đã phê
duyệt, còn nếu sửa khác thì không cần tờ trình đảm bảo ngồn vốn thanh toán L/C.
• TH2: Sửa đổi khi khách hàng mở L/C bằng việc sử dụng vốn khác thì khi khách
hàng có yêu cầu sửa đổi các nội dung trong L/C, ngân hàng sẽ yêu cầu phải có Đề
xuất đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C sau khi sửa đổi của bộ phận Quan hệ khách
hàng cùng với Báo cáo đề xuất sửa đổi L/C và tờ trình đảm bảo nguồn vốn sau khi
sửa đổi và phiếu thẩm tra hồ sơ sửa đổi.
+ Phí sửa đổi thư tín dụng :
- Tối thiểu: 50USD
- Tối đa: 500USD
- Sửa đổi khác: 20USD
2.2.1.2 Phát hành L/C
Khi mọi thông tin, hồ sơ cần thiết đã được TFC phê duyệt, tại đây L/C được
phát hành và chuyển cho ngân hàng thông báo. Đa phần là dùng điện SWIFT (MT
700) và chỉ sử dụng phát hành Thư, sửa đổi bằng Thư khi người thụ hưởng nhận
trực tiếp L/C từ BIDV hoặc BIDV chưa có quan hệ, trao đổi mã khóa SWIFT với
ngân hàng thông báo hoặc trong trường hợp việc sử dụng bằng SWIFT không thực
hiện được hoặc không có hiệu quả.
2.2.1.3 Ngân hàng thông báo L/C và sửa đổi (nếu có):
Khi lựa chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng sẽ dựa vào quyết định của
khách hàng khi họ đăng ký thông tin trong hồ sơ mở L/C và phải phù hợp với chính
sách của BIDV với ngân hàng đại lý và nếu có thay đổi ngân hàng thông báo thì
phải gửi điện đến ngân hàng thông báo đề nghị thông báo L/C đến ngân hàng thứ 2
trong trường hợp khách hàng/người thụ hưởng yêu cầu gửi lại L/C đến ngân hàng
17
thông báo mới thì ngân hàng phát hành chỉ đồng ý thực hiện sau khi xác nhận của
ngân hàng thông báo ban đầu về việc dừng thông báo L/C (nếu chưa thông báo L/C)
hoặc xác nhận từ chối nhận L/C của người thụ hưởng qua ngân hàng thông báo (nếu

đã thông báo L/C).
2.2.1.4 Trong trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C trả chậm:
Một khi khách hàng yêu cầu mở L/C trả chậm (được ghi rõ trong “Đề nghị mở
L/C” thì khách hàng phải tuân thủ quy định hiện hành pháp luật Việt Nam về vay
trả nợ nước ngoài (nhân viên TTQT sẽ tư vấn cho khách hàng khi hướng dẫn khách
hàng điền các thông tin yêu cầu), nếu thời hạn vay trên 1 năm và nếu dưới 1 năm
mà được gia hạn thời gian trên 1 năm thì được quản lý như khoản vay dài hạn,
trường hợp vay dài hạn phải được khách hàng đăng ký vay, trả nợ nước ngoài với
ngân hàng nhà nước.
2.2.1.5 Nếu hủy L/C nhập khẩu:
L/C không hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của BIDV, ngân hàng
xác nhận (nếu có) và người thụ hưởng. Quy trình sẽ là: Bộ phận TTTM tiếp nhận đề
nghị của khách hàng rồi gửi hồ sơ lên TFC yêu cầu lập điện đề nghị hủy L/C sau đó
tiếp nhận xác nhận đồng ý từ các bên liên quan, tất toán giao dịch, giải tỏa ký quỹ
(nếu có).
2.2.1.6 Theo dõi L/C sau khi phát hành:
L/C đã được phát hành được theo dõi tại TFC và chi nhánh BIDV Quảng
Bình, khi nhận được tra soát của khách hàng về tình trạng L/C thì ngân hàng sẽ tra
soát với ngân hàng thông báo (đã được thông báo cho người thụ hưởng hay chưa, đã
được chấp nhận hay chưa…) và thông báo cho BIDV Quảng Bình, thực hiện bằng
điện SWIFT hoặc thông qua quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý và giao dịch
được đóng khi số dư L/C bằng 0, L/C hết hạn (tại BIDV), 15 ngày kể từ ngày hết
hạn (trường hợp hết hạn ngoài BIDV) hoặc L/C được hủy.
18
2.2.2 Bước 2: kiểm tra Bộ chứng từ tại BIDV Quảng Bình
2.2.2.1 Nguyên tắc thực hiện:
Tuân thủ quy định và thông lệ quốc tế và chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra sự phù
hợp trên bề mặt chứng từ so với L/C quy định, không chịu trách nhiệm giữa nội
dung và tình trạng thực tế của hàng hóa/ dịch vụ hay tranh chấp giữa các bên liên
quan.

2.2.2.2 Trình tự:
 Bộ phận TTTM tiếp nhận chứng từ, đóng dấu tiếp nhận, ghi và ký nhận cụ thể thời
gian nhận chứng từ trên coversheet và kiểm tra số lượng chứng từ so với liệt kê
chứng từ trên phiếu gửi chứng từ nếu có sai khác số lượng thực tế với số lượng ghi
trên chỉ dẫn đòi tiền của ngân hàng xuất trình chứng từ, và ghi chú lên Phiếu kiểm
tra chứng từ.
 Gửi hồ sơ lên TFC và tại đây sẽ kiểm tra và xác định tình trạng Bộ chứng từ, các
quy tắc và thực hành tống nhất về tín dụng chứng từ phiên bản L/C dẫn chiếu tập
quán ngân hàng trên tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng .
 Cuối cùng là thông báo tình trạng Bộ chứng từ cho khách hàng.
Những chứng từ phải được ký và đóng dấu của cấp thẩm quyền gửi tới BIDV
gồm: Hợp đồng, Hối phiếu, Hóa đơn, B/L, Phiếu đóng gói
Những chứng từ chưa có chữ kí và có thể chấp nhận được là: Giấy chứng nhận
xuất xứ, chứng nhận chất lượng/số lượng, chứng từ khác như Inspection cert ,
health cert , fishing cert
TH1: Bộ chứng từ phù hợp:
- Với Bộ chứng từ trả ngay: TFC lập thông báo BCT nhập khẩu và ngày đến
hạn chuyển cho bộ phận TTM BIDV Quảng Bình để thông báo cho khách hàng
- Với Bộ chứng từ trả chậm: TFC thông báo ngày đến hạn anh toán và gửi điện
xác nhận đến ngân hàng xuất trình Bộ chứng từ.
TH2: Bộ chứng từ bất đồng:
19
TFC lập điện thông báo bất đồng (MT 734 /MT 799) gửi ngân hàng xuất trình
Bộ chứng từ và lập thông báo Bộ chứng từ có bất đồng để gửi cho khách hàng, ngân
hàng sẽ gọi cho khách hàng đến ngân hàng nhận “Thông báo Bộ chứng từ có bất
đồng” và hướng dẫn chi tiết cho khách hàng xử lý trường hợp bất đồng đó, nhân
viên ngân hàng sẽ giải thích cho khách hàng hiểu những bất đồng đó có thể gây bất
lợi gì cho khách hàng, có thực sự quan trọng hay không, nếu cảm thấy bất đồng đó
gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng sẽ có lời khuyên khách hàng nên từ chối
hay hoặc hướng dẫn khách hàng đưa ra những yêu cầu xử lý và gửi lại cho ngân

hàng thông báo, nguyên tắc luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng và tính an toàn
cho ngân hàng.
- Nếu khách hàng chấp nhận: Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ chấp nhận bất
đồng của khách hàng cùng với hồ sơ chứng minh chuyển cho bộ phận Quan hệ
khách hàng kiểm tra và xác minh, thực hiện kí hậu B/L…Nếu đó là Bộ chứng từ trả
chậm thì có thêm thông báo ngày đến hạn và lập điện xác nhận ngày đến hạn thanh
toán của Bộ chứng từ trả chậm.
VD: Khi kiểm tra Bộ chứng từ nhận từ ngân hàng thông báo liên quan đến Bộ
chứng từ của Tập đoàn Trường Thịnh, ngân hàng kiểm tra có bất đồng sau
“Insurance cert. not presented in full set of originals (2 originals of cert. of
insurance presented whereas cert. of Insurance showed “No of cert. Issued: 3”)” sau
đó ngân hàng lập “Thông báo Bộ chứng từ nhập khẩu có bất đồng” đề nghị công ty
xác nhận chấp nhận/không chấp nhận bất đồng bằng việc ký và gửi lại thông báo
này trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận thông báo, nếu sau 2 ngày không
nhận được trả lời thì ngân hàng có quyền xem xét định đoạn Bộ chứng từ theo điều
14,16 UCP 600.
- Nếu khách hàng từ chối Bộ chứng từ có bất đồng:
TH1: Khách hàng có ý kiến phản hồi trong thời gian quy định trong thông báo ( 5
ngày ). Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ từ chối thanh toán Bộ chứng từ của khách
hàng và gửi lên TFC để lập điện từ chối Bộ chứng từ và yêu cầu cung cấp chỉ dẫn
để xử lý Bộ chứng từ. Trên cơ sở chỉ dẫn của ngân hàng xuất trình yêu cầu gửi trả
20
chứng từ, TFC lập thư và đòi phí (phí phạt do đòi tiền khi Bộ chứng từ bất đồng,
phí điện, phí bất đồng,phí gửi chứng từ). Bộ phận TTTM gửi thư chỉ dẫn cùng toàn
bộ Bộ chứng từ đến ngân hàng xuất trình.
TH2: Sau thời gian quy định khách hàng không có ý kiến phản hồi, BIDV có quyền
định đoạt Bộ chứng từ theo điều 14,16 UCP 600. Sau 30 ngày từ ngày thông báo bất
đồng, ngân hàng không nhận được thông tin liên quan từ khách hàng hoặc ngân
hàng xuất trình, TFC thực hiện lập điện gửi ngân hàng xuất trình yêu cầu cung cấp
chỉ dẫn gửi trả Bộ chứng từ. Nếu không nhận được phản hồi từ ngân hàng xuất

trình, TFC tiếp tục lập điện tra soát gửi ngân hàng xuất trình yêu cầu ngân hàng
nước ngoài hoàn trả tiền trước đó thanh toán và chi phí liên quan.
TH đặc biệt: Khi Bộ chứng từ có phù hợp/bất đồng mà khách hàng đề nghị ngân
hàng lập điện gửi tới ngân hàng xuất trình yêu cầu thay đổi nội dung đòi tiền liên
quan đến thời hạn thanh toán, điều kiện đòi tiền, thay đổi trị giá thanh toán thì bộ
phận TTTM tiếp nhận đề nghị sau đó chuyển cho TFC lập điện gửi cho ngân hàng
xuất trình. Khi nhận Bộ chứng từ thay thế/bổ sung (phải sử dụng số tham chiếu của
Bộ chứng từ gốc, ghi rõ chỗ thay thế) ngân hàng sẽ kiểm tra lại và thông báo khách
hàng. Cuối cùng bộ phận TTTM sẽ kiểm tra vận đơn và hóa đơn của Bộ chứng từ
xuất trình có đảm bảo khớp với hóa đơn và vận đơn đã được BIDV phát hành bảo
lãnh nhận hàng/ký hậu…Nếu có sai lệch số tiền thì sẽ thông báo khách hàng/bộ
phận Quan hệ khách hàng yêu cầu bổ sung và gửi lên TFC.
2.2.3 Bước 3: Phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn/ phát hành thư
ủy quyền nhận hàng theo L/C
2.2.3.1 Nguyên tắc
-BIDV Quảng Bình chỉ phát hành bảo lãnh cho lô hàng nhập khẩu theo L/C do
ngân hàng phát hành khi khách hàng chưa có B/L gốc, hoặc B/L gốc chưa về đến
ngân hàng.
- BIDV Quảng Bình Phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn/ phát hành
thư ủy quyền nhận hàng theo L/C khi khách hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nguồn
đảm bảo thanh toán theo QĐ 3999/QĐ-QLTD1.
21
2.2.3.2 Trình tự
 Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ đề nghị Phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận
đơn/ phát hành thư ủy quyền nhận hàng theo L/C.
 Kiểm tra hồ sơ về nội dung, tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ đề nghị khách hàng, nếu
không hợp lệ, đầy đủ thì thông báo khách hàng điều chỉnh, bổ sung.
 Phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn/ phát hành thư ủy quyền nhận hàng
theo L/C sau đó gửi hồ sơ lên TFC.
2.2.3.3 Thực hiện

Hồ sơ ký hậu/phát hành thư bảo lãnh/ phát hành thư ủy quyền nhận hàng mà
ngân hàng yêu cầu khách hàng tùy theo trường hợp L/C đã về đến ngân hàng hay
chưa.
 TH1: Bộ chứng từ chưa về đến ngân hàng, ngân hàng sẽ yêu cầu khách
hàng phải có đầy đủ những hồ sơ:
+ Bản gốc đơn đề nghị phát hành bảo lãnh/ký hậu vận đơn/ phát hành thư
ủy quyền nhận hàng
+ Giấy báo hàng đến cảng của hãng vận tải
+ Bản sao B/L lập theo lệnh BIDV có dấu xác nhận của khách hàng
+ B/L gốc ( TH ký hậu vận đơn )
+ Chứng từ vận tải ( TH ủy quyền nhận hàng )
 TH 2: Bộ chứng từ đã về, hồ sơ yêu cầu:
+ Bản sao Hóa đơn thương mại có dấu xác nhận của khách hàng
+ Hồ sơ chứng minh nguồn vốn thanh toán L/C
Nếu BCT bất đồng, ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng và yêu cầu khách
hàng phải có những hồ sơ:
+ Bản gốc chấp nhận bất đồng của khách hàng hoặc đơn đề nghị phát
hành bảo lãnh/ ký hậu vận đơn/ phát hành thư ủy quyền nhận hàng .
+ Hồ sơ chứng minh nguồn gốc thanh toán L/C
22
VD: Sau khi Tập đoàn Trường Thịnh chấp nhận bất đồng trên, bộ phận TTTM
tiếp nhận đề nghị chấp nhận bất đồng của khách hàng (trong đó khách hàng đã đánh
dấu vào ô chấp nhận bất đồng và có chữ kí của giám đốc), gửi hồ sơ lên TFC ghi
tên ngân hàng và ký hậu phía sau B/L vì mục “Consignee: To order Bank ” và trả
cho khách hàng.
Nếu BCT đã về đến mà ngân hàng chưa kiểm tra và thông báo tình trạng cho
khách hàng thì yêu cầu :
+ Bản gốc đơn đề nghị phát hành bảo lãnh/ký hậu
+ Hồ sơ chứng minh nguồn gốc thanh toán L/C
Cuối cùng là ký hậu và đóng dấu mặt sau của B/L và gửi lại cho khách hàng,

tiếp đó lập hồ sơ và gửi lên TFC.
Trong trường hợp hãng vận tải yêu cầu ký hậu B/L gốc để đổi lại bảo lãnh
nhận hàng khi BCT gốc về đến ngân hàng thì bộ phận TTTM đối chiếu chứng từ rồi
chuyển B/L gốc đã ký hậu và nhắc nhở khách hàng trả lại thư bảo lãnh và tất toán
bảo lãnh nhận hàng khi thư bảo lãnh gốc hết hạn hoặc nhận lại, bộ phận TTTM
đóng dấu “cancelled” gửi đến TFC.
2.2.4 Bước 4: Thanh toán L/C
Khi Bộ chứng từ phù hợp, BIDV Quảng Bình sẽ thanh toán Bộ chứng từ hoặc
là trả ngay hoặc là trả chậm tùy theo nội dung của thư tín dụng. Dựa theo nội dung
của trường 78 trong MT 700 BIDV Quảng Bình sẽ thanh toán L/C theo những cách
khác nhau.
TH1: Trường 78 thường có nội dung “The Negotiating bank must notify that
documents presented strictly in compliance with terms and conditions of credit
within…days ” thì bộ phận TTTM sẽ kiểm tra điều kiện thanh toán, tài khoản ký
quỹ sau đó lập chứng từ thanh toán và thông báo thanh toán gửi lên TFC để duyệt
điện thanh toán
23
TH2: Trường 78 có nội dung L/C cho phép đòi tiền bằng điện thì bộ phận TTTM
kiểm tra tính xác thực của bức điện đòi tiền sau đó lập thông báo nộp tiền vào tài
khoản tới khách hàng (nếu ký quỹ chưa đủ) sau đó gửi lên TFC để duyệt thanh toán.
Trình tự:
 Kiểm tra nguồn vốn thanh toán tại chi nhánh
 TFC chủ động trích nợ tài khoản các khoản phải thu trong nghiệp vụ TTTM (TK số
180698003) của chi nhánh BIDV Quảng Bình, sau đó thanh toán theo chỉ dẫn của
ngân hàng xuất trình (lập điện MT 202 và điện thanh toán MT 756/MT 799/MT 999
và thu phí phát sinh)
Thời hạn thanh toán được TFC xác định theo điều kiện của L/C và UCP được
tham chiếu là thời hạn BIDV thông báo đến khách hàng trên thông báo BCT nhập
khẩu theo L/C hoặc thông báo đến hạn thanh toán
Lưu ý đối với BCT bất đồng nếu là trả ngay thì thời hạn xác định căn cứ vào

thời điểm BIDV nhận được chấp nhận bất đồng và thoản mãn các điều kiện về
nguồn đảm bảo thanh toán. Còn nếu trả chậm thì thời hạn là khi khách hàng chấp
nhận hoặc thời hạn BIDV thông báo đến khách hàng trên thông báo ngày hến hạn
thanh toán và tại BIDV Quảng Bình sẽ tất toán số tiền TFC đã hạch toán trên TK
1800698003 và nhập số tham chiếu giao dịch UBLC/IBLC liên quan và trùng với
tham chiếu khi thực hiện tất toán TK trên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Nhận xét của cá nhân đối với quy trình tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại
Ngân hàng BIDV Quảng Bình: Nhìn chung quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
nhập khẩu tại BIDV Quảng Bình chặt chẽ, tuân thủ theo đúng thông lệ và tiêu
chuẩn quốc tế đa phần là giống với những lý thuyết đã được học và có phần chặt
chẽ hơn,nhưng thực tế khi mở 1 hồ sơ L/C nhập khẩu bao giờ ngân hàng cũng đặc
biệt quan tâm đến đảm bảo nguồn vốn thanh toán L/C chắc chắn rồi mới mở L/C
cho khách hàng, đôi khi việc chặt chẽ như vậy sẽ bỏ qua một số khách hàng tiềm
năng và mất đi 1 khoản thu không nhỏ, nhưng quan trọng là ngân hàng đảm bảo
24
được an toàn, giảm thiểu rủi ro khi mở L/C vì khi đã mở L/C thì trách nhiệm là
thuộc về ngân hàng chứ không phải của khách hàng nữa.Và quy trình nếu có khác
biệt chẳng qua cũng chỉ là trình tự xử lý các bước nhỏ ở mỗi phần có khác nhau chỉ
để thực hiện nhanh chóng và phù hợp hơn với ngân hàng mà thôi.
25

×