Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

kn day tập viết lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.91 KB, 8 trang )


A. PHẦN MỞ ÐẦU
I. LÝ DO CHỌN ÐỀ TÀI :
1.Cơ s ở lý luận :
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất
là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La Tinh
và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp.
Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập
của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng
đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường. Đó là kỹ năng viết chữ. Bởi vậy vấn
đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiều học là vô cùng quan trọng và cấp thiết, đặc
biệt là của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học
tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỷ luật, tính
cẩn thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và
bạn đọc bài vở của mình ”
Đây là một yêu cầu quan trọng bậc nhất . Vì vậy những gì học sinh được tiếp xúc
đầu tiên sẽ làm cho các em dễ nhớ và nhớ lâu . Trong giờ tập viết các
em được quan sát mẫu chữ hoa, chữ viết của giáo viên, nhận xét về độ cao, độ rộng
của chữ . Cấu tạo chữ gồm những nét nào ? Quan sát giáo viên hướng dẫn cách viết
từ điểm đặt bút đến cách đưa từng nét chữ, học sinh nắm được cách viết và thể hiện
ngay trên bảng con và vở viết của mình .
2. Cơ s ở thực tiễn :
Tính đến nay, Bộ Giáo Dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi
chữ viết ở Tiểu học. Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay trở về với mẫu chữ
mềm mại, thanh gọn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và có thẩm mĩ hơn.
Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm
được. Chính vì vậy thấy được tầm quan trọng của môn tập viết, tôi đã đi sâu tìm
hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những yếu tố biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp,
mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước.


1

II. MỤC ÐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Rèn cho các em viết đúng mẫu chữ quy định được tiến hành đều đặn trong các
giờ tập viết, chính tả … Có như vậy tạo cho các em thói quen viết đúng, viết đẹp .
Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những
phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mĩ. Ông cha ta
từ xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người “
Văn hay – chữ tốt ”
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp, tôi còn sử dụng các phương pháp sau: Phương
pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo. Phương pháp quan sát . Phương pháp thực nghiệm . Phương pháp thống kê .
III. GIỚI HẠN CỦA ÐỀ TÀI :
Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu học sinh lớp 2 Trường
Tiểu học Phước Bửu,Thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
IV.CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình dạy tập viết giáo viên cần chú ý đến giao đoạn của quá trình tập
viết chữ . Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến
cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dể tiếp thu . Lúc đầu việc
viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và tốc
độ quy định . Việc rèn chữ kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng
như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và ở
các môn học khác .
Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cầu luôn luôn chú ý uốn nắn để các em
cầm bút và ngồi viết đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm vớí tư thế đúng, rèn cho
trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo
viên.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 / 2011 đến tháng 5/2012

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
Năm học 2011 - 2012 là năm học thứ 9 thực hiện dạy cho học sinh lớp 2 theo
chương trình và sách giáo khoa mới bằng mẫu chữ hiện hành.
2

Mỗi tuần có một bài tập viết, học trong một tiết. Trong cả năm học, học
sinh được học 35 tiết tập viết. Ở lớp 2 học sinh học viết các chữ cái viết hoa,
tiếp tục luyện cách viết các chữ viết thường và tập nối nét chữ từ chữ hoa sang chữ
thường. Trong mỗi tiết tập viết, học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái
viết hoa, sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng (có nội dung phù hợp với chủ
điểm và tương đối dễ hiểu) có chữ hoa ấy.
Số lượng, nội dung và hình thức như vậy là phù hợp với học sinh lớp 2. Tuy
nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lớp 2 học môn tập viết để viết đẹp là rất
khó. Chữ viết của một số học sinh còn xấu và chưa chính xác về độ cao con chữ.
Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết nhanh, làm tính giỏi
nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học
sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng
Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Là một giáo viên dạy lớp 2, tôi nhận
thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn
luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 lại càng quan
trọng hơn. Vậy nên, tôi rất muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt để học sinh viết
đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn. Đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy- học
ở Tiểu học nói chung và dạy - học chữ viết nói riêng.
Về cơ bản, giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên tỷ lệ giáo
viên viết chữ đẹp chưa cao. Có những giáo viên còn viết theo thói quen của mình.
Trong môn Tiếng Việt, chưa thực sự coi trọng phân môn Tập viết . Vì thế, chưa tạo
được sự hứng thú khi dạy và học phân môn này.
Ở lớp 1 các em mới làm quen với chữ hoa qua hình thức tập tô trong giai đoạn
luyện tập tổng hợp ở học kỳ II. Chính vì vậy khi viết chính tả, chữ hoa của các em

mới dừng ở mức độ gần giống với hình dáng theo mẫu chữ quy định, một số em còn
thao tác ngược hoàn toàn với quy trình viết không biết đâu là điểm nhấn của con
chữ để tạo độ mềm mại, đẹp. Còn một lý do nữa trong giờ dạy tập viết, giáo viên
chưa chú ý và coi trọng tính luyện tập, thực hành của học sinh, mà đi sâu quá vào
việc giải thích qui trình viết chữ, nên
học sinh không được luyện viết nhiều và luyện viết còn mang tính hình thức.
3

Vì vậy để học sinh lớp 2 viết đúng, tiến tới viết đẹp chữ hoa hiện hành, từ đó trình
bày đẹp một đoạn văn, đoạn thơ là mối quan tâm và trăn trở rất lớn của tôi cũng như
các đồng nghiệp.
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ÐỀ :
Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ, viết đẹp là một quá trình lâu dài và liên tục,
diễn ra ở nhiều môn học . Nhưng cần chú trọng nhiều hơn ở môn dạy tập viết . Mẫu
chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treo trên lớp. Bảng mẫu
chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết
không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác khi có học sinh
viết chưa đúng mẫu chữ.
Sử dụng bộ mẫu chữ hoa theo quy định cho giáo viên.
Khi dạy viết chữ hoa, chữ thường, nói đến nét nào thì chỉ ngay nét ấy minh họa
cho học sinh nhìn rõ. Khi giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét
chữ ấy và chốt lại bằng câu hỏi: “Để viết được một con chữ thì các con cần viết mấy
nét và đó là những nét nào?”
Để giúp các em viết được những nét chữ, đúng mẫu, cần chú trọng đến tư thế ngồi
viết ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách
trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không nay ngắn sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng.
Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống,
gù lưng, phổi vị ảnh hưởng nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài,
đặc biệt là giờ học Tập viết tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu

hỏi: “Muốn viết đẹp con phải ngồi thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi
đúng tư thế.
Một việc hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách
đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kỹ càng: “Khi viết, các con
cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải, Đầu
ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa
vào đầu đốt giữa ngón tay giữa”. Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu
cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi bút thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn,
làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng
luôn hỏi lại học sinh cầm bút và cách đặt vở như thế nào. Những yếu tố đó tưởng
4

chừng như không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ
cho học sinh.
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó
hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này
nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức
viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo
hướng “Đổi mới phương pháp dạy học.”
Ví dụ: Hướng dẫn bài tập viết “Chữ hoa A”
- Các con nhìn lên bảng và cho cô biết đây là chữ gì? (chữ hoa A)
- Chữ hoa A cao mấy li ? Rộng mấy li ?
- Chữ hoa A được cấu tạo bởi mấy nét? (gồm 3 nét)
- Nét thứ nhất của chữ hoa A là nét gì? (nét 1 gần giống nét móc ngược trái) và hơi
lượn ở phía trên và nghiêng về phía bên phải).
- Nét thứ hai là nét nào ? ( Nét 2 là nét móc phải )
- Nét thứ 3 là nét gì? (nét 3 là nét lượn ngang)
- Giáo viên hướng dẫn : Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 3, viết nét móc
ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên trái và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ
6. Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút

ở đường kẻ ngang 2, lia bút lên khoảng giữa của thân chữ (trên đường kẻ ngang thứ
3 một chút), viết nét lượn ngang giữa con chữ.
* Hướng dẫn viết nối nét:
- Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất
quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp được hơn
nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên. Hướng dẫn kỹ học sinh điểm
dừng bút của chữ viết hoa sao cho hợp lý với phần vần ở sau. Dấu thanh không
được viết to quá, nhỏ quá và phải viết đúng vị trí. Nhắc học sinh dấu viết vừa phải
và gần chữ nhưng không được dính vào chữ. Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay
viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết
nhiều lần để các bạn nhận xét .
Để các em viết đúng mẫu chữ, viết đẹp là một việc khó khăn cho giáo viên. Đòi
hỏi người giáo viên kiên trì, nhẫn nại và khéo léo để động viên khuyến khích các
em. Biết cách kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tạo hứng thú cho
5

học sinh, giáo viên có thể tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với các
giờ Tập viết :
- Thường xuyên động viên khuyến khích các em . Đặc biệt, với những em viết
đẹp, có nhiều cố gắng thì sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em
khác nhìn vào noi theo.
- Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em
nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa.
- Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu.
- Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi viết chữ
đẹp, Thi viết nhanh
- Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi
sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt.
- Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp, tôi còn trực
tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải quyết hay thống

nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
- Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm trên
đã được tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết. Nếu so với những
năm trước đây nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh
lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ
viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên rõ rệt cụ thể là:
- Nhiều em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, sạch.
- Một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp nhưng giờ đã được điểm tương đối
cao .
- Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và đạt
được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn.
- Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận.
- Học sinh đạt vở sạch chữ đẹp trên 50% .
- Một số em đạt giải thi viết chữ đẹp cấp trường trong năm học .
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ÐỀ TÀI ÐỐI VỚI CÔNG TÁC:
6

Nói tóm lại, trong quá trình dạy tập viết chữ hoa cho học sinh lớp 2, giáo viên cần
hết sức coi trọng tính thực hành của học sinh. Muốn làm được điều đó giáo viên cần
thực hiện:
- Nắm vững nội dung chương trình.
- Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
- Học sinh được luyện tập dưới nhiều hình thức trong suốt quá trình học tập viết
cũng như ở các môn học khác đồng thời khuyến khích học sinh luyện viết mọi lúc
mọi nơi có thể viết bằng que, phấn, ở dưới đất, trên bảng, trong
vở
Có như vậy thì chữ viết của học sinh mới đúng, mới đẹp và chất lượng chữ viết
của học sinh mới đạt hiệu quả cao.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM , HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Đòi hỏi đầu tiên ở người giáo viên là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ.
Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng
như hứng thú cho học sinh. Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp
(vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo). Chuẩn bị
đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo. Luôn tạo hứng thú cho
các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như : sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu
đẹp để phục bài học. Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố
gắng, có tiến bộ trong việc “Rèn chữ - Giữ vở”.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh
lớp 2. Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ thì chắc chắn các em sẽ
có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính
cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai
của đất nước. Tôi luôn hy vọng mình sẽ góp một phần công sức nhỏ bé vào việc
trồng người cho đất nước .
III. ÐỀ XUẤT
- Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau :
+ Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra
từng nét chữ để học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết.
+ Thường xưyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh, giáo viên
7

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp dạy học môn Tập viết - NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
- Báo, tạp chí Giáo dục có liên quan .
- Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng lớp 2- Bộ Giáo dục – Ðào tạo
Phước Bửu, ngày 10 / 10 /2011
Xác nhận của BGH Người viết



Đặng Thi Hoa







8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×