Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN GIÁO dục học SINH ý THỨC GIỮ vệ SINH môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.32 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỊNH BIÊN
TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN
GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC GIỮ VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI VIẾT: LÊ LỆ HUYỀN
THÁNG 02 NĂM 2009
2
GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vì sao tôi chọn đề tài “GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC GIỮ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG”
Hiện nay những vấn đề nổi cộm mà thế giới quan tâm là chiến tranh, dịch bệnh,
thiên tai, dân số, môi trường. Môi trường bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân nào, môi
trường bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta thì có người nhận
thức rõ, có người chưa. Hiện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng ngày,
hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối lượng khổng lồ những
nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các loài sinh vật ở một số nơi,
sự khai thác quá mức đã khiến cho những nguồn tài nguyên này bị lâm vào tình trạng suy
kiệt một cách trầm trọng. Cũng như vậy, hàng ngày, hàng giờ các nhà máy sản xuất công
nghiệp vẫn tiếp tục thải vào môi trường đất, nước, không khí những lượng chất thải vô
cùng lớn cùng với lượng bụi và độ ồn quá tiêu chuẩn cho phép.
Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm
trọng. Thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới
thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người.
Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường bị ô nhiễm không chỉ ở các nhà
máy, các khu công nghiệp, bệnh viện, đường xá mà còn bắt gặp ngay cả ở trong một
số cơ quan, trường học Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ
quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ dù
hầu hết các nơi (các tuyến đường, tại các khu phố và các khu dân cư, khu chung cư) đều
có khẩu hiệu với nội dung vận động, khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn
minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi…


Phần lớn người dân đã nghiêm túc chấp hành, nhưng thực tế vẫn còn những
đống rác nằm ngổn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường, trên sông rạch…
Tại các sông, hồ rác chủ yếu do người dân sống hai bên bờ và những người buôn bán tiện
tay vứt xuống. Kinh khủng nhất vẫn là rác tại các chợ - chợ là bãi chiến trường rác thải.
Vài hình ảnh về ô nhiễm môi trường
Khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông cũng góp phần gây nên các bệnh về
phổi, ung thư phổi ngày càng trầm trọng ở nước ta. Theo báo cáo của Hội Ung thư Việt
Nam công bố, mỗi năm Việt Nam có hơn 200 nghìn người mắc bệnh ung thư và có hơn
150 nghìn người chết vì căn bệnh này. Số làng ung thư đang gia tăng do môi trường sống
bị ô nhiễm nặng nề nhất là ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
Không những bầu không khí bị ô nhiễm mà những dòng sông đang chết dần vì
nước thải không qua xử lý của các nhà máy đổ vào như sông Thị Vải. Trung bình năm
2008, theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của
thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng,
chất thải y tế cũng là “vấn đề rất lớn” với tổng khối lượng khoảng 2.000 tấn khác/ngày.
Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: khoảng 60%; chất thải xây
dựng chiếm khoảng 25%
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia nghèo vì
muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc bảo vệ môi
trường sống và kiểm soát công nghệ đã trở thành nạn nhân của các dự án đầu tư với
công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Pháp luật về môi trường: Thiếu nhiều quy định quan trọng, nhiều tội danh “lọt
lưới”. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với khoảng 300 văn bản là
khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng.
Mặt khác, các cơ quan chức năng dường như đã “bao bọc”, làm ngơ trước những
sai phạm. Ví như gần đây nhất, cảnh sát môi trường đã bắt quả tang nhà máy Vedan xả
chất thải độc hại ra sông Thị Vải. Một câu hỏi được đặt ra tại vụ này là vì sao doanh
nghiệp có chất lượng nước thải có mức độ ô nhiễm cao, thông số màu sắc vượt hơn 14
lần so với quy định; Thông số coliform (vi khuẩn) tới 2.400.000 MPN/100ml, vượt tới
480 lần so với tiêu chuẩn quy định mà vẫn được cấp phép xả thải vào nguồn nước. Tại

sao những sai phạm này đã diễn ra trong cả một quá trình 14 năm nay (từ năm 1994) mà
đến bây giờ mới phát hiện… Nếu không có sự "làm ngơ" hoặc quy trình thẩm định mẫu
nước chưa đạt yêu cầu của những bên liên quan thì phải chăng Vedan đã dễ dàng qua
mặt các nhà chuyên môn, quản lý? Cũng như đã từng xảy ra ở An Giang trước đây rác
thải y tế không qua xử lý, hiện cũng có nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản xả nước thải
“lẫn mỡ” trực tiếp ra sông…
Theo Cục Bảo vệ môi trường, sở dĩ nhiều cơ sở và cá nhân vi phạm, là do ý thức
tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, chủ đầu tư các khu
công nghiệp còn kém.
Do đó, cần phải đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, không vì
chạy lợi nhuận mà coi nhẹ các tiêu chí về công nghệ và bảo vệ môi trường. Cần phải có
những cơ chế chặt chẽ đối với các nhà đầu tư về khâu bảo vệ môi trường trước khi cấp
phép cho họ triển khai xây dựng nhà máy.
Bảo vệ môi trường sống đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay để nước ta đi lên
phát triển bền vững và có hiệu quả, dù tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế cao bao
nhiêu mà môi trường bị suy thoái sẽ gây ra những hậu nghiêm trọng đối với con người và
quốc gia (Theo chatthainguyhai.net, ngày 19/01/2008)
Ngày 05 tháng 6 năm 1972, Liên hợp quốc tổ chức hội nghị tại Stốckhôm (Thuỵ
Điển) đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ tự thiên nhiên và môi trường là một trong hai
nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình chống chiến
tranh) - mà nay môi trường toàn cầu vẫn có nhiều suy thoái.
Là dân Việt vốn có cái nhìn “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”, nay bạn
nghĩ gì?
Vấn đề thôi thúc tôi phải quan tâm giúp học sinh có thêm kiến thức và hiểu rõ tầm
quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống, môi
trường thiên nhiên vì thực trạng và vì tôi được biết ba câu chuyện về môi trường (xin kể
sau).
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. NỘI DUNG GIÁO VIÊN CẦN THÔNG TIN ĐỐI VỚI DỤC HỌC SINH:
Trước hết là giáo dục cho học sinh hiểu thế nào là môi trường, thông báo cho học

sinh những thông tin về môi trường.
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên trái đất,
nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh trái đất, có mối quan hệ
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2
Môi trường sống của con người gồm:
- Môi trường tự nhiên: không khí, nước, sinh vật.
- Môi trường xã hội: gồm các quan hệ xã hội trong giao tiếp, trong sản xuất, trong
phân phối.
- Môi trường nhân tạo: gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra.
Vậy những tác động nào làm cho môi trường bị ô nhiễm? Nguyên nhân ô nhiễm là
do đâu?
- Do thiên tai: hoạt động của núi lửa, động đất, lũ lụt…
- Do con người chặt phá rừng, cháy rừng.
Đặt biệt khoảng 30 năm trở lại đây song song với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
là nạn bùng nổ dân số toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến môi trường đất, môi trường
nước, môi trường không khí. Trên toàn thế giới ngày càng có nhiều người chết vì nguồn
nước bị nhiễm bẩn và có nhiều loại hoá chất mới được sản xuất ra mà người ta chưa biết
rõ ảnh hưởng của nó đến con người và môi trường ra sao mà con người vẫn cứ sử dụng.
Các bệnh truyền nhiễm gia tăng đột biến như: sốt xuất huyết, thương hàn, viêm não do
virut.
Sau đây là một số thông tin về hiện tượng ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho con người:
* Ở Trung Quốc
Có ngôi làngWili nằm ở miền Đông Trung Quốc không khí và nước bị ô nhiễm
nặng. Vì thế trong số 1500 dân có 60 người bị mắc bệnh ung thư. Wili chỉ là một trong số
hàng loạt địa điểm mà người dân Trung Quốc gọi là làng ung thư vốn nằm gần các khu
công nghiệp đang phát triển như vũ bão góp phần làm nên sự kì diệu về kinh tế của quốc
gia đông dân nhất hành tinh. Tuy nhiên việc quá chú trọng hiệu quả kinh tế mà lờ đi hậu
quả nặng nề để lại cho môi trường đã làm cho số lượng làng ung thu ngày càng gia tăng.

Năm 2006, tại tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc đã xuất hiện một ngôi làng ung thư.
Đúng như tên gọi của nó, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư tại làng này cao gấp 25 lần so
với mức trung bình ở Trung Quốc. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này được cho là
bởi chất thải của hàng chục nhà máy hoá chất xung quanh. Còn nguyên nhân sâu xa hơn
chính là mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế quá nóng ở Trung Quốc.
Tại ngôi làng Xiditou, nước ở ao mương và cả giếng đều có màu xanh lá cây. Từ
20 năm nay, những nhà máy hoá chất xung quanh đã xả chất thải trực tiếp vào nguồn
nước của ngôi làng. Những chủ nhà máy đã rời bỏ ngôi làng ô nhiễm để lại phía sau một
cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi các bệnh ung thư gan, phổi và ruột kết.
Ba thập niên cải cách và mở cửa kể từ năm 1978 đã khiến Trung Quốc chuyển
mình trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, đưa hàng triệu người thoát nghèo, nhưng
kèm theo đó cũng là cái giá khá đắt.
Khắp đại lục, có hàng chục nơi như làng Liukuaizhuang, nơi những nhà máy làm
"đen hóa" nguồn nước, nhiễm độc đất trồng và phá hủy không khí.
Cách phía nam Bắc Kinh 120km, Liukuaizhuang từng là một ngôi làng yên bình
trước khi công cuộc phát triển kinh tế bùng nổ.
20 năm sau, xung quanh làng và vùng lân cận có tới gần 100 nhà máy hóa chất, và
30 năm sau, hầu hết mỗi gia đình trong làng đều có người chết vì bệnh ung thư - nạn
nhân trẻ nhất mới chỉ bảy tuổi. Ở một nơi như bị cô lập, làng Liukuaizhuang của Trung
Quốc giống như một địa ngục tối tăm, vây kín xung quanh bởi những nhà máy công nghệ
thấp, chất thải làm nhiễm nguồn nước và không khí, sức khỏe rất nhiều người trong làng
bị đe dọa nghiêm trọng.
3
Trong một thập niên qua, 1/5 người trong làng và làng lân cận bị chẩn đoán mắc
bệnh ung thư, người dân địa phương cho hay. Đây là mức cao gấp 10 lần tỉ lệ quốc gia
được đưa ra trong báo cáo điều tra của Bộ Y tế Trung Quốc hồi đầu năm 2008.
Các quan chức Trung Quốc cũng đã thừa nhận ngôi làng có tên là "làng ung thư"
trên báo chí địa phương, gặp phải vấn đề ô nhiễm trầm trọng, mặc dù họ khẳng định rằng,
tỉ lệ ung thư ở đây thấp hơn mức trung bình quốc gia và những nhà máy gây ô nhiễm nhất
cho làng đã bị đóng cửa.

Hơn 2 thập kỉ tăng trưởng kinh tế quá nóng cũng đặt ra những bài toán về môi
trường đối với chính phủ Trung Quốc. Cụ thể nhất, trong số 30 thành phố ô nhiễm khói
bụi nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm tới 20.
Những con đường xung quanh làng chỉ toàn là nhà máy. (Ảnh: Reuters)
Ung thư là gì, mỗi chúng ta đều được nghe, đề cập - ung thư có thể chữa khỏi nếu
phát hiện sớm. Chuyện cười về ung thư có thể kể việc: Giáo viên đi tù vì giả vờ mắc bệnh
ung thư - Một giáo viên ở Massachusetts, Mỹ, giả vờ bị ung thư dạ dày và sau đó tiêu sài
xả láng nhờ số tiền 37.000 USD mà bạn bè và gia đình quyên tặng. Cô đã bị kết án tù hai
năm do hồi tháng 4 năm 2008, Heather Faria, 27 tuổi, bị phát hiện lừa bịp bạn bè tổ chức
các cuộc quyên góp để chữa bệnh cho cô và sau đó vung tiền đi du lịch, mua tivi màn
hình lớn và đồ trang sức, Faria đã bảo với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng cô không
đủ tiền điều trị bệnh ung thư và chỉ có tiền để ăn uống. Văn phòng trưởng lý quận Bristol
cho hay:Tòa án New Bedford, Massachusetts tuyên Faria 8 năm án treo vì tội ăn cắp và
gian lận quy mô lớn. Mọi chuyện bại lộ khi Viện Ung thư Dana Farber, nơi Faria nói là
cô đang điều trị, tuyên bố cô không phải là bệnh nhân của họ (Theo VnExpress, AP).
* Ở Việt Nam:
Năm 2007, báo Tuổi trẻ ngày 15 tháng 9 năm 2007 có bài “Bệnh viện bán rác y
tế” để các cơ sở nhựa mua để tái chế. Theo đó thì mỗi tấn rác y tế bán được 6 triệu đồng
để khỏi phải đưa đi xử lý tiêu tốn hết 8 triệu đồng.
Ở thời điểm đó, ở Đà Nẵng nhiều bệnh viện không có lò đốt rác thải y tế, Công ty
môi trường đô thị Đà Nẵng đã nhiều lần kiến nghị về việc xây dựng lò xử lý rác thải độc
hại cho toàn thành phố mà vẫn chưa xây dựng được.
Như vậy không ít mặt hàng nhựa tiêu dùng như ly nhựa, bình nhựa đựng nước lọc,
thậm chí là vỏ lọ thuốc nhỏ mắt được gia công sơ sài từ nguyên liệu nhựa thải thuộc danh
mục chất độc rắn nguy hiểm buộc phải tiêu huỷ nhưng lại “tái chế” sử dụng mặc dù thừa
biết những sản phẩm nhựa như vậy có nguy cơ gây bệnh tật đối với người tiêu dùng.
4
Đặc biệt hơn là ở Việt Nam từ năm 1961 – 1971. Mỹ đã rải đến 86 triệu lít chất
độc hoá học màu da cam (diôxin), chất độc này ảnh hưởng lâu dài, không chỉ huỷ diệt
cây cối, con người mà còn gây nhiễm độc các mạch nước ngầm khi nó ngấm xuống đất.

Theo bài “Bảo vệ môi trường biển là xu thế toàn cầu” đăng trên VietNamNet của
ông Ngô Lực Tải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật biển, thì:
Ý thức bảo vệ môi trường môi sinh của loài người đã có từ lâu, được phát triển
cùng với đà tăng trưởng dân số và công nghiệp hóa trên thế giới.
Từ đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện nhiều tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường ở
một số nước công nghiệp tiên tiến với những yêu cầu như: giữ gìn môi trường trong sạch,
không hủy hoại sinh thái, chống vũ khí hạt nhân…
Cơn lốc của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nối tiếp diễn ra, nào là cơ
khí, điện tử, sinh học, thông tin… đã làm cuộc sống của con người ngày một phồn vinh
và thuận tiện hơn, nhưng cũng đồng thời đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức to lớn. Đó
là mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường môi sinh của trái đất, mâu thuẫn gay gắt
giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường.
Bài toán nhiều đáp số khó giải đặt ra không chỉ cho một vài nước công nghiệp
giàu có mà cho cả thế giới, buộc các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế phải vào cuộc tìm
đáp án thích hợp vì hậu quả “nhãn tiền” của các chất thải công nghiệp, trong đó có khí
mêtan, các-bon-dioxit, lưu huỳnh… đã gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên,
băng giá tan nhanh ở hai địa cực, tạo ra các hiện tượng thời tiết bất thường như La Nina,
El Nino… phá vỡ sự cân bằng sinh thái vốn đã tồn tại từ khi loài người xuất hiện.
Đến nay, việc bảo vệ môi trường, môi sinh nói chung và môi trường biển nói
riêng không chỉ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các tổ chức phi chính phủ mà nó trở thành
một lĩnh vực trọng yếu của các quốc gia công nghiệp và các quốc gia ven biển, đồng thời
cũng là mối lo âu và sự quan tâm bậc nhất của nhân loại, trách nhiệm này không loại
trừ ai và không cho phép ai đứng ngoài cuộc.
Hàng chục ngàn tấn dầu trôi dạt trên vùng biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam
rộng khoảng 1 triệu cây số vuông, bờ biển dài 3.260 cây số, là loại biển mở nối liền Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua
lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu. Tuy chưa được xếp vào biển có mức độ ô nhiễm
nghiêm trọng như biển Baltic, biển Địa Trung Hải… nhưng cũng được cảnh báo là có
nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng
duyên hải và hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong khu vực ngày một tăng.

Các nguồn ô nhiễm môi trường biển Việt Nam:
- Chất thải công nghiệp đổ ra từ các cửa sông.
- Ô nhiễm hữu cơ do nuôi trồng hải sản.
- Chất thải của tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế ngoài khơi Việt Nam.
- Tràn dầu từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong nước và trong khu
vực.
- Ô nhiễm rác thải do hoạt động du lịch và dân cư ven biển.
Theo đánh giá của các nhà khoa học Việt Nam thì chất lượng môi trường biển và
vùng ven biển đang tiếp tục suy giảm.
Môi trường nước ven bờ bị ô nhiễm do rác thải khó phân hủy như bao nhựa,
polymer bị vứt xuống biển biến nhiều vùng nước sống thành vùng nước chết, hủy diệt
sinh vật, đã có 70 loài hải sản phải đưa vào sách đỏ Việt Nam, và 85 loài ở tình trạng
nguy cấp với nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt nghiêm trọng là hiện tượng “triều đỏ”
xuất hiện vào năm 2002 và 2003 tại vùng biển phía Nam Trung bộ đã gây thiệt hại lớn
cho nghề nuôi trồng hải sản.
5
Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007 vùng biển Đông nước ta đã hứng chịu từ
21.620 – 51.500 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển và các vùng
duyên hải từ Bắc đến Nam.
Quan trọng hơn là nguồn ô nhiễm xuất phát từ đâu vẫn là đáp số còn bỏ ngỏ mà
với trình độ khoa học – công nghệ và thiết bị hiện có, chắc rằng chúng ta chưa thể trả lời
trong một sáng một chiều, và môi trường biển Việt Nam vẫn đang đứng trước những
nguy cơ và thách thức lớn.
Ở góc độ toàn cầu, đó là sự thay đổi khí hậu sẽ tác động đến nguồn lợi tài nguyên
biển.
Ở góc độ quốc gia, đó là khó khăn về kinh tế và chính sách sẽ ảnh hưởng đến khả
năng giải quyết tai biến thiên nhiên và đầu tư thiết bị phòng chống ô nhiễm môi trường,
cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển.
Những đề xuất cụ thể
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường vừa qua là sự cố lớn nhất trong lịch sử môi

trường biển Việt Nam, đã xảy ra trên một vùng biển rộng lớn với mức độ và tính chất hết
sức phức tạp, trong khi nước ta chưa hề có kinh nghiệm cũng như chưa chuẩn bị đầy đủ
tư thế để đối phó với bất cập này, đương nhiên nó trở thành bài toán khó giải.
Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, nhất là Bắc Mỹ và châu Âu, các quốc
gia này đang sử dụng triệt để khoa học – công nghệ tiên tiến và phương tiện thiết bị hiện
đại để giải quyết các việc kiểm tra, phát hiện và xử lý ô nhiễm môi trường biển. Cơ quan
hàng hải châu Âu (EmSa) dùng vệ tinh Envisat và Eurimage-Spa của cơ quan vũ trụ châu
Âu để phát hiện và định vị vùng ô nhiễm. Ngoài ra, còn có Hệ thống được mang tên
“Mạng lưới làm sạch biển”. Mỗi khi phát hiện tàu gây ô nhiễm hoặc dấu vết ô nhiễm, vệ
tinh sẽ truyền dữ liệu đến các trạm phân tích và chuyển kết quả đến nước hữu quan sau
30 phút. Bên cạnh đó, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và một số quốc gia còn ấn định
vùng kiểm tra đặc biệt SECA (Sox-Emission Control Area) để giám sát lượng khí lưu
huỳnh (SO2) phát thải từ động lực tàu biển gây tác động đến môi trường.
Mặc dù các cơ quan chức năng, các địa phương và nhiều ngành khoa học đã vào
cuộc tích cực, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức giải quyết hậu quả ven bờ biển là dọn dẹp,
thu gom và xử lý ô nhiễm. Vấn đề cơ bản là xác định nguồn ô nhiễm đến từ đâu để ngăn
chặn tận gốc thì vẫn bỏ ngỏ.
Đã có một số ý kiến đề xuất từ các ngành quản lý và các nhà khoa học ở từng góc
độ nhìn khác nhau rất đáng trân trọng. Tuy nhiên lúc này cần một giải pháp đồng bộ, vừa
xử lý những vấn đề trước mắt, đồng thời vừa tạo nền tảng cho sự bền vững của môi
trường biển Việt Nam trong tương lai, tôi xin trích nêu một số ý kiến để tham khảo:
Một là cần nghiêm túc đánh giá năng lực chỉ đạo, tổ chức quản lý của bộ máy bảo
vệ môi trường biển Việt Nam ở tầm vĩ mô cũng như vi mô, ở các địa phương ven biển để
có sự củng cố, hoàn thiện nếu cần thiết.
Hai là dành ngân sách thích hợp để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường biển,
trong đó chú trọng đến phương tiện thiết bị hiện đại và hệ thống thông tin dữ liệu khoa
học về môi trường.
Ba là mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường biển để tranh thủ sự hỗ trợ ở những lĩnh vực cần thiết (cơ sở vật chất kỹ
thuật, đào tạo, huấn luyện đội ngũ khoa học – công nghệ, cán bộ quản lý), đồng thời để

Việt Nam đủ năng lực tham gia bảo vệ môi trường quốc tế, trên vị thế của một quốc gia
mạnh về biển.
Bốn là đề xuất với ASEAN và các nước trong khu vực thiết lập một hệ thống
chung để kiểm tra, phát hiện và xử lý ô nhiễm môi trường trên Biển Đông, nâng tầm hợp
tác về môi trường lên một bước cao hơn, phù hợp với xu thế hội nhập.
6
Thực tiễn của cuộc sống đã chỉ rõ, bài học nào cũng có giá, riêng bài học về ô
nhiễm môi trường biển vừa qua, thiết nghĩ không phải là đắt nếu chúng ta biết kịp thời
chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Công việc này xin được dành cho các nhà quản
lý và hoạch định chiến lược quốc gia.
Theo các nhà khoa học Canada, hiện nay có thể có đến 35 triệu mảnh rác thải
trong vũ trụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chúng ta vì chúng làm các vệ tinh dễ va
quẹt nên chúng ta không thể sử dụng được điện thoại di động. Tính từ đầu năm nay,
khoảng 17.000 mảnh vỡ đang di chuyển trong quỹ đạo quanh Trái đất và Mạng lưới giám
sát vũ trụ đang tiến hành thu gom các mảnh vỡ có kích cỡ trên 10 cm. Theo các nhà khoa
học, lượng rác trong vũ trụ không ngừng tăng trong những năm gần đây, một phần do các
vệ tinh cũ bị nứt vỡ, là mối nguy hại lớn nhất đối với các tàu con thoi khi đang bay - mới
đây là vụ va chạm giữa vệ tinh của Nga và Mỹ (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA)
ngày 11-02 – 2009, xác nhận sự cố va chạm hi hữu đầu tiên giữa hai vệ tinh viễn thông
trong vũ trụ Iridium của Mỹ, nặng 560 kg, đã va chạm với vệ tinh viễn thông của Nga,
nặng gần 1 tấn, trên vùng Viễn Đông lạnh giá Siberia (Nga) ở độ cao 805 km, làm vệ tinh
Iridium ngừng hoạt động. NASA cho biết họ phải mất vài tuần để đưa ra kết luận cuối
cùng về mức độ nghiêm trọng của sự cố này. Ngay lúc xảy ra va chạm, NASA chưa xác
định được chính xác số lượng và kích cỡ các mảnh vỡ bắn ra từ vụ va chạm, song họ ước
tính có thể có tới hàng trăm mảnh. Các nhà khoa học cho rằng nguy cơ các mảnh vỡ này
va chạm với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là rất nhỏ do trạm vũ trụ này ở vị trí thấp hơn so
với vụ va chạm 435 km, song nó có thể gây ảnh hưởng tới kính viễn vọng không gian
Hubble và các vệ tinh quan sát Trái đất do chúng ở vị trí cao hơn và gần nơi xảy ra vụ va
chạm.
Theo Tập đoàn viễn thông Iridium Holdings LLC, vệ tinh Iridium được phóng lên

vũ trụ năm 1997, hoàn toàn không gặp trục trặc về kỹ thuật khi xảy ra tai nạn. Trong khi
đó, vệ tinh của Nga, được phóng vào năm 1993, đã ngừng hoạt động. Các vệ tinh của
Iridium được thiết kế rất đặc biệt, có quỹ đạo bay thấp hơn phần lớn các vệ tinh viễn
thông và chuyển động khá nhanh, nhằm tránh xảy ra các vụ va chạm có thể xảy ra.
Hiện NASA đang giữ hợp tác chặt chẽ với Hệ thống giám sát vũ trụ nhằm giữ
khoảng cách an toàn cho ISS với các vật thể và tàu con thoi đang bay. Bên cạnh đó,
NASA còn nhận định các vụ va chạm giữa các vệ tinh sẽ xảy ra ngày một phổ biến hơn
và tính chất của nó cũng sẽ nghiêm trọng hơn trong những năm sắp tới.
* Ở AN GIANG:
- Tình hình ô nhiễm không khí:
Từ lâu khu vực đô thị thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc hay một số tuyến
đường giao thông có mật độ người, xe cộ qua lại cao, ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn môi
trường, các khí thông thường khác như SO2, CO2… có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho
phép. Nhiều thời điểm tại địa bàn sinh sống của mỗi chúng ta cũng bị ô nhiễm như có
nhiều bụi, rác, nước bẩn nhất là các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, sau cơn mưa…
- Tình hình ô nhiễm nước:
Ở nhiều nơi nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm không an toàn để ăn uống được
(do bị nhiễm độc chì, sắt và một số chất khác)… Nước thải chảy trên đường ô xuống
kênh Trà Sư cũng là một ví dụ cho sự ô nhiễm môi trường.
Việc giáo dục cho học sinh ở trường học - thế hệ tương lai về giữ vệ sinh môi
trường là rất quan trọng.
Bài học về môi trường từ các nước trên thế giới là bài học lớn cho chúng ta. Nhà
ở, trường học - chiếc nôi đầu đời phải đảm bảo vệ sinh môi trường được trang bị tốt cơ sở
vật chất, nhà vệ sinh cho học sinh phải sạch sẽ; nơi buôn bán thực phẩm, căn – tin phải
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (người bán phải khoẻ mạnh - được khám sức khoẻ
7
định kì, thực phẩm phải sạch, còn niên hạn sử dụng, được bảo quản đúng cách), phòng
học, sân bãi; nơi để xe phải gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; có nơi để rác và rác phải
được phải được làm sạch thường xuyên.
2. YÊU CẦU VỀ NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HỌC SINH

Đơn vị chúng tôi luôn quan tâm giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh
quang môi trường. Đầu năm, bên cạnh việc lãnh đạo đơn vị trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm, lực lượng Đoàn sinh hoạt lại nội qui học sinh còn gửi thông điệp là nhà trường rất
quan tâm việc bảo vệ cảnh quang trường học. Sau đó còn trực tiếp sinh hoạt dưới cờ cùng
học sinh, thực sự xem việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường là một tiêu chí thi đua,
đánh giá đạo đức học sinh và định kì thường xuyên kiểm tra nhận định, định hướng khắc
phục, phấn đấu cho học sinh.
Nhân tiện tôi xin kể lại ba câu chuyện về môi trường:
Câu chuyện thứ nhất: Xa giảng đường một chút, trên hàng kem của Bách hoá
Tràng Tiền, hai bạn trẻ đứng ăn kem với nhau rất ngon lành và vui vẻ, trước mặt họ là
một dòng chữ rất to: "Xin quý khách vui lòng vứt que vào thùng rác". Bên cạnh họ là
thùng rác cũng to không kém. Nhưng que kem thì vẫn rơi dưới chân của họ. Một cô lao
công tiến lại gần để nhặt những que kem được vứt ra, họ đã bước tránh cho cô thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Câu chuyện thứ hai: Tại trường CĐ Giao thông Vận tải, T vừa ăn xong cái bánh
mỳ cũng lũ bạn. T chạy ra phía thùng rác bỏ cái vỏ túi bánh mỳ vào. Chạy về chỗ thì thấy
tụi bạn đang đứng cười mình ngặt nghẽo, còn nói: "Hôm nay thể nào trời cũng có bão ".
Câu chuyện thứ ba: Có một cô gái nhỏ nhắn, hàng ngày vẫn thường ở lại sau mỗi
giờ tan học. Cô đi khắp các giảng đường để thu gom giấy vụn và hơn thế còn nhặt những
thứ vứt không đúng chỗ vào sọt rác. Số giấy mà cô thu gom thật ý nghĩa, nó được bán đi
để mua quà cho các em nhỏ trong làng Hoà Bình. Một điều đặc biệt, rất nhiều lần cô nhặt
được đồ các bạn để quên ở lớp và tìm đến tận nơi trả lại cho chủ nhân, hoặc mang đến
giảng đường đó nhờ các bạn trong lớp đưa hộ.
Bạn có suy nghĩ gì từ ba câu chuyện này? Bạn đã ý thức và có hành động gì
trong sinh hoạt để bảo vệ môi trường. Bạn hãy suy ngẫm và có hành động thân thiện với
môi trường để môi trường bền vững là có công của bạn.
Mỗi học sinh phải có được trách nhiệm, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Tác hại
của ô nhiễm môi trường là tác động cộng gộp và to lớn không thể khắc khục được ngay,
có khi hậu quả mà môi trường để lại cho sức khoẻ con người là không khắc phục được.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta, nó không chỉ được thúc đẩy

mạnh mẽ bởi các tổ chức phi chính phủ mà nó trở thành một lĩnh vực trọng yếu của
các quốc gia công nghiệp và các quốc gia ven biển, đồng thời cũng là mối lo âu và sự
quan tâm bậc nhất của nhân loại, không loại trừ ai và không cho phép ai đứng ngoài
cuộc.
Mỗi học sinh phải có ý thức và hành động đúng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên - sử dụng hợp lí tài nguyên.
Việc giải quyết những vấn đề về môi trường đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn
về chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật mà bản thân học sinh phải cố gắng học tập
để góp phần làm cho môi trường trong lành, vì tương lai bền vững của xã hội - mỗi
người cùng làm một việc nhỏ vì môi trường sẽ tạo một thành công lớn. Ý thức giữ gìn,
bảo vệ môi trường là một khía cạnh làm nên đạo đức cá nhân - bạn đã từng ý thức, khó
chịu khi vệ sinh môi trường không được giữ gìn bởi những hành vi vô ý của người khác,
người lớn dạy bạn bảo vệ môi trường như thế nào, bạn đã vận động, nhắc nhở, tuyên
truyền mọi người bảo vệ môi trường ra sao - thiết nghĩ về pháp lý, Nhà nước cũng từng
bước có thêm những qui định quản lý và giám sát, xử lý những hành vi vi phạm việc bảo
8
vệ môi trường thiết thực hơn. Bộ mặt môi trường thể hiện tiến bộ xã hội. Chúng ta còn
phải làm nhiều việc trên đường hội nhập cùng thế giới, nhưng những việc trong tầm tay
thì ta phải làm, phải hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ngay từ tấm bé ở mỗi
người - điều này rất khó ở ta nhưng phải làm, nếu không thì đến bao giờ thì ý thức tự giác
bảo vệ môi trường ở mỗi cá nhân mới thấm nhuần, để công nhân vệ sinh môi trường bớt
nhọc nhằn hơn.
IV. KẾT QUẢ:
Qua những cố gắng trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, nhiều em học sinh đã
có ý thức hơn trong công việc bảo vệ môi trường, biết ăn uống hợp vệ sinh, đi tiêu tiểu
đúng nơi quy định, không xã rác bừa bãi, thường xuyên biết giữ gìn vệ sinh - vệ sinh,
quét dọn quanh nơi ở, trường lớp, phát quang bụi rậm, thường xuyên khai thông cống
rãnh, diệt lăng quăng, chấp hành nghiêm chỉnh luật Bảo vệ môi trường, biết vận động
mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường…
V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. ĐỐI VỚI BẢN THÂN:
- Phải luôn rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường, luôn hành động giữ gìn vệ sinh,
môi trường.
- Thường xuyên theo dõi, quan tâm cập nhật tình hình môi trường trong đời sống,
qua các phương tiện thông tin…
2. ĐỐI VỚI CHUYÊN MÔN:
Khi giảng dạy đảm bảo được việc lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục dân số
- kế hoạch hoá gia đình, cập nhật thông tin môi trường để đạt được mục tiêu giáo dục ở
trường phổ thông, góp phần xây dựng những công dân tốt.
Nhà Bàng, tháng 02 năm 2009
Người viết: Lê Lệ Huyền
9

×