Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BẢN sắc dân tộc của văn HOÁ và ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN nền văn HOÁ VIỆT NAM TIÊN TIẾN đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.68 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hố rực rỡ đó là cội nguồn tạo nên
sức mạnh to lớn để dân tộc ta làm nên những kỳ tích trong lịch sử. Hiện nay
chúng ta đang thực hiện xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc nhằm xây dựng nước ta ngày càng giầu đẹp theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vậy bản sắc văn hố của dân tộc ta là gì? Định hướng phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như thế nào, với ý nghía đó
hơm nay các đồng chí nghiên cứu chủ đề
BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HOÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN
VĂN HOÁ VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

1


I. BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HOÁ.

1. Một số khái niệm liên quan.
a) Văn hố cổ truyền.
Là tồn bộ thành tựu văn hoá(bao gồm những tác phẩm, giá trị, chuẩn
mực, hoạt động…) được những thế hệ trước, thời đại trước sáng tạo ra.
VD: Ở nước ta thế kỷ XV có tác phẩm “Bình ngơ đại cáo”, của Nguyễn
Trãi là thành tựu văn hoá cổ truyền của dân tộc ta
b) Văn hoá truyền thống:
Là những thành tựu ưu tú trong kho tàng văn hố cổ truyền được giữ gìn
và các thế hệ sau kế thừa, phát triển lên một trình độ mới, xem đó là bảo vật, nền
tảng, khn mẫu của hiện tại.
VD: Dân ca quan họ Bắc Ninh hay hát xoan ở Phú Thọ
c) Truyền thống văn hoá của dân tộc.
Phản ánh thói quen của một dân tộc biết lưu giữ, kế thừa và chuyển giao
những giá trị văn hoá tiêu biểu cho các thế hệ mai sau
VD: Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt hay truyền thống


“tơn sư trọng đạo”, truyền thống hồ hiếu với các dân tộc khác trên thế giới
d) Bản sắc dân tộc.
Là những tinh hoa về mọi phương diện, mang tính bền vững và tiêu biểu
cho một cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng mang tính riêng độc đáo của mỗi
cộng đồng dân tộc là cái không thể vay mượn của dân tộc khác.
VD: Dân tộc ta có bản sắc là cần cù, chịu thương, chịu khó, đồn kết gắn
bó thuỷ chung, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
e) Toạ độ văn hoá dân tộc.
Là quan điểm của lịch đại và đồng đại để định hình văn hố dân tộc, bao
gồm khơng gian văn hoá dân tộc, thời gian văn hoá dân tộc và chủ thể văn hố
dân tộc
VD: Văn hố Hồ Bình ở nước ta có cách đây khoảng 1 vạn năm.
2. Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc của văn hoá.
Khái niệm:
2


Bản sắc dân tộc của văn hoá là một trong những khía cạnh bản chất của
văn hố, là cái gốc rễ, cái định hình riêng có được tổng hợp nên từ những tinh
tuý của cả cộng đồng dân tộc, được coi như dấu hiệu đặc trưng cho bộ ren di
truyền về mặt tinh thần để nhận diện dân tộc giữa cộng đồng nhân loại.
Từ khái niệm đã chỉ rõ:
- Đó là kết quả mối liên hệ lâu dài giữa cộng đồng với tự nhiên và tiến
trình lịch sử xã hội trước hết biểu hiện thành bản sắc dân tộc của dân tộc.
VD: Di tích Hịn vọng Phu nó cịn biểu hiện sự thuỷ chung son sắt của
người phụ nữ Việt Nam từ hàng ngàn năm nay
+ Điều đó làm cho văn hố về bản chất là khơng hội nhập theo kiểu nhất
thể hoá, nhưng lại rất uyển chuyển trong dung hợp các giá trị chung để tự làm
giầu.
+ Quá trình giao lưu văn hố là q trình các dân tộc tự toả sáng, tự xem

xét, phát triển những giá trị vốn có của mình và tiếp thu những giá trị văn hoá
của các dân tộc khác.
VD: Với nước ta trong q trình giao lưu văn hố với Trung Quốc, ta tiếp
thu những giá trị tốt đẹp của văn hoá Trung Quốc đồng thời cũng “gạn đụng
khơi trong”để làm giầu văn hoá dân tộc ta.
+ Bản sắc dân tộc của văn hố khơng tồn tại biệt lập, đối lập với tính nhân
loại và tính nhân loại của văn hố cũng chỉ được bộc lộ thơng qua nền văn hố
mang bản sắc riêng của từng dân tộc nhất định.
- Tính thống nhất và tính đa dạng của văn hố đều dẫn đến hình thành, tơn
tạo bản sắc dân tộc của văn hố.
+ Nếu phủ định tính thống nhất thì nền văn hố chỉ là sự hỗn độn những
bản sắc cá nhân mà khơng có bản sắc dân tộc.
+ Nếu tước bỏ tính đa dạng văn hố thì chỉ có thứ văn hố chung chung,
trìu tượng
VD: Các lễ hội cồng chiêng (Tây Nguyên), tục bắt vợ của người Mông ở
Tây Bắc là những sự đa dạng của văn hoá các dân tộc thiểu số nằm trong bản
sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam
3


- Nói đến bản sắc dân tộc của văn hố là nói tới mối quan hệ văn hố dân
tộc với văn hố nhân loại
Bởi vì: Văn hố nhân loại là sự kết tinh, tập hợp của văn hoá các dân tộc
trên thế giới hình thành đến ngày nay, cịn văn hố dân tộc Việt Nam là sự tiếp
thu có chọn lọc, sự giao lưu với văn hoá các dân tộc khác trên thế giới và là một
phần tinh hoa của văn hoá nhân loại
- Bản sắc dân tộc của văn hố ln được hình thành trội nhất, bền vững
nhất
- Tính đa dạng của văn hố trước hết phản ánh tính đa dạng của các lứa
tuổi, giới, ngành nghề, tính đa dạng của các đối tượng người dân, đồng thời còn

phản ánh tính đa dạng trong sắc thái văn hố vùng và truyền thống tộc người
VD: Đờn ca tài tử chỉ có của người miền tây Nam Bộ hay lễ hội đua
thuyền chỉ có ở người Khơ Me Nam Bộ
+ Nhưng dù đa dạng đến đâu, các giá trị văn hoá đều hướng tới các tiêu
chí mang tính thống nhất
VD: Đều làm giầu truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam, khơng lai
căng, sao chép văn hố của các dân tộc khác
+ Bản sắc dân tộc của văn hố cịn phát huy những tiềm năng văn hoá đa
dạng của mọi người và sắc thái vùng của từng địa phương
VD: Điệu hát xoan ở vùng trung du (Phú Thọ) hay hát chèo ở vùng đồng
bằng sông Hồng
- Bản sắc dân tộc của văn hố và truyền thống văn hố dân tộc có mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ khơng thể tách rời
+ Bản sắc dân tộc của văn hoá là “sợi chỉ đỏ” liên kết và xuyên suốt
truyền thống văn hoá dân tộc
+ Truyền thống văn hố dân tộc là dịng chẩy liên tục vừa đào sâu, vừa
mở rộng và phát triển khơng ngừng bản sắc dân tộc của văn hố
II. BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM

1. Những nhân tố cơ bản quy định bản sắc dân tộc của văn hoá Việt
Nam
4


a) Địa văn hoá Việt Nam: Vành đai văn hoá Đơng Nam Á
- Văn hố Việt Nam nằm ở khu vực cư trú của người Bách việt và mở
rộng về phía nam, thu hẹp về phía bắc như ngày nay.
+ Nước ta nằm ở trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á,
cùng với các quốc gia khác sinh tụ trên một khu vực địa lý-cư dân có chung một
nền tảng văn hố lấy sản xuất nơng nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động

kinh tế chủ yếu
+ Tuy siện tích nước ta khơng lớn, nhưng nước ta có cả khí hậu nhiệt đới
gió mùa và khí hậu biển rất tghuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
VD: Siện tích nước ta là 331.212 km2 và 1 triệu km2 vùng biển đặc
quyền kinh tế, có 3260 km bờ biển là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Việt Nam được coi là một Đông Nam Á điển hình
+ Các sắc thái văn hố núi, biển, đồng bằng đều hiện diện tại Việt Nam,
mặt khác bởi vị trí trung tâm đầu cầu, nước ta có điều kiện giao lưu với văn hố
bên ngồi và tiếp thu có chọn lọc văn hoá các nước xung quanh
VD: Phật giáo khi du nhập vào nước ta thì nhanh chóng được người Việt
tiếp thu phù hợp với truyền thống, bản sắc con người Việt Nam có điểm khác
Phật giáo tại Thái Lan, Ấn Độ(cách ăn mặc)…
b) Sử-văn hoá Việt Nam: dựng nước gắn liền với giữ nước
Đi tìm cội nguồn truyền thống bản sắc văn hố dân tộc chính là tìm về
lịch sử đất nước, con người dân tộc Việt Nam
- Với nền văn hoá Việt Nam, thời gian văn hoá dân tộc tính từ khi hình
thành những cộng đồng người đầu tiên sống trên lãnh thổ nước ta
+ Qua khảo cổ học tại Núi Đọ, Hang Gịn, Dầu Dây…có thể khẳng định
người Việt cổ đã có mặt ở đây từ thời đồ đá cũ cách đây chừng 30-50 vạn năm
+ Lịch sử văn hố dân tộc Việt Nam đã hình thành từ thời tối cổ, qua các
thời kỳ cổ-trung đại đến ngày nay, được kết nối thành truyền thống và không
ngừng tự làm giầu qua các thời đại lịch sử

5


- Dân tộc Việt Nam có lịch sử văn hố lâu đời mà chủ thể văn hố đầu
tiên chính là cộng đồng người Lạc Việt(một trong những bộ phận trung tâm của
người bách việt cổ)
+ Đó là cư dân cổ xưa nhất ở nước ta đã dựng nên nước Văn Lang mở ra

thời đại các Vua Hùng và dựng nên truyền thống văn hoá Hùng Vương rực rỡ
+ Là sản phẩm của sự nghiệp dựng nước đi đôi với giữ nước, văn hoá
Việt Nam đồng thời là một trong những động lực cơ bản nhất của sự nghiệp ấy
bằng đạo lý, bằng truyền thống nhân văn, bằng sức mạnh đại đoàn kết và cả
chiều sâu tâm linh
- Sự liên kết cộng đồng dân tộc là nền tảng nhân hoà để khai thác thiên
thời, địa lợi. Tạo ra sức mạnh khắc phục mọi trở ngại, chống chọi với thiên
nhiên khắc nghiệt và các đội quân xâm lược hung hãn
VD: Chống chọi với lũ lụt, hạn hán, đất nở hay chống chọi với các đội
quân xâm lược hùng hậu của các đế chế Trung Quốc
c) Kinh tế - văn hoá Việt Nam: Sản xuất nông nghiệp văn minh lúa nước
- Lúa nước là cây bản địa của Việt Nam và Việt Nam là một trung tâm
xuất hiện sớm nhất nghề lúa nước cách đây khoảng 1 vạn năm, gắn liền với việc
di cư từ vùng cao xuống đồng bằng châu thổ Sông Hồng
+ Người Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác phải đổ bao công sức để kiến
tạo nên một hệ thống đê điều, mương máng tưới tiêu để trồng lúa nước
VD: Hệ thống đê Sông Hồng đắp từ thời Lý-Trần
+ Sự đối mặt với cuộc sống đồng nghĩa đối mặt với trời, đất và nước do
vậy sớm hình thành nguyên lý Mẹ trong tâm thức văn hoá dân tộc: Mẹ đất, Mẹ
nước, Mẹ lúa và bao trùm tất cả là Mẹ Tổ quốc
- Cùng với những tác động tích cực, nhân tố kinh tế-văn hoá cũng làm nẩy
sinh những tác động tiêu cực chi phối đời sống vật chất và tinh thần của người
dân
+ Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu,
cơng cụ sản xuất thủ cơng, giản đơn tạo tình trạng năng xuất thấp, phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên
6


VD: Ở Bắc Bộ nước ta thời trước ruộng đất chia nhỏ, sản xuất biệt lập

giữa các vùng miền, năng xuất phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên là nhiều
+ Người dân nơng thơn cịn bộc lộ tâm lý tiểu nơng, tư tưởng an phận thủ
thường, bằng lịng với nghèo đói, tù túng, thiếu đột phá
VD: Tâm lý đố kỵ, ganh gét lẫn nhau…vẫn còn tồn tại đến ngày nay
d) Chính trị - văn hố Việt Nam: trong thế ứng xử với văn hố nước ngồi
- Nền văn hố dân tộc Việt Nam phát triển trong sự giao lưu trong nhiều
quốc gia dân tộc trong lịch sử nhất là đối với Trung Quốc
+ Hai nước có quan hệ láng giềng, hồ bình hữu nghị nhiều tộc người đã
qua lại và sinh sống ở cả hai quốc gia
+ Do Trung Quốc thơn tính nước ta trong hơn một nghìn năm, âm mưu
đồng hố nước ta cả về chính trị và văn hoá
VD: Từ năm 179 TrCN-năm 938 thời kỳ Bắc thuộc nước ta trở thành
quận, huyện của chúng
* Về hệ tư tưởng: Nho giáo cùng với chữ Hán được đưa vào và trở thành
chỗ dựa của chính quyền phong kiến Việt Nam, chi phối cả về giáo dục, đạo
đức, văn chương
* Về thể chế Nhà nước: khi nước ta giành được độc lập nước ta tiếp thu
thể chế nhà nước phong kiến Trung Quốc đang là hình mẫu đương thời
VD: Từ thế kỷ X – giữa XIX các triều đai Phong kiến Việt Nam đều xây
dựng nhà nước TW tập quyền giống Trung Quốc
* Về phong tục, tập quán, lễ nghi:một số cách ăn, ở, mặc, chào hỏi, lễ tết,
hiếu hỷ của người Hán được du nhập vào nước ta theo chân những đội quân xâm
lược
- Trong quá trình giao lưu văn hố với bên ngồi người Việt Nam đã có
cách ứng xử phù hợp là ứng xử chính tri-văn hố
+ Chúng ta đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá Trung Quốc làm giầu
bản sắc văn hoá dân tộc mình
VD: Chữ Hán khi vào nước ta cha ơng ta đã cải biến thành chữ Nơm
+ Q trình đó văn hoá nước ta tác động trở lại mạnh mẽ với văn hoá Hán
7



e) Xã hội – văn hoá Việt Nam: văn hoá làng xã
- Văn hoá làng, xã ở nước ta trên cơ sở văn hố nơng nghiệp trồng lúa
nước, làng gắn liền với nước cho nên gọi là làng nước
+ Ở đồng bằng thành các làng, miền núi thành các bản, bn,thực tế như
một quốc gia thu nhỏ, khép kín
VD: Ở làng có lệ làng, hương ước riêng, “phép vua thua lệ làng”
+ Làng cũng được coi như một gia đình lớn, và nhiều khi trên thực tế
đồng nhất với gia tộc vì phần đơng thường là bà con họ hàng thân thiết
- Làng, xã có rất nhiều cái chung như: cây đa, bến nước, sân đình…tạo
nên sự gắn bó suốt cuộc đời từng con người với làng nước, nên tình cảm đặc biệt
“đất lề q thói” tình làng nghĩa xóm “tắt lửa tối đèn có nhau” là nơi nẩy sinh
lịng yêu nước
+ Làng xã Việt Nam là nơi hình thành nếp sống kỷ cương, đạo lý, là cái
nôi của văn hoá dân gian, là nơi sản sinh lưu giữ và phát triển văn hố dân tộc
VD: Các trị chơi chọi gà, đánh cờ tướng, hát chèo…trong các lễ hội làng
+ Làng xã là nơi phát huy sức mạnh đoàn kết cộng đồng, trở thành pháo
đài giữ nước
- Tuy nhiên làng xã Việt Nam cịn những hạn chế như :
+Tính khép kín, tâm lý ngại giao lưu, chậm tiếp nhận nhân tố mới, rễ nẩy
sinh tình trạng bảo thủ, trì trệ và các hiện tượng cục bộ địa phương, thói gia
trưởng, kèn cựa
+ Văn hố làng xã thấp, bởi người nơng dân an phận thủ thường, còn phát
sinh nhiều thủ tục rườm rà, tập tục thói quen lạc hậu
VD: Các lễ cưới, đám ma, đám giỗ…gây tốn kém, lãng phí tiền của nhân
dân tại các địa phương
Tóm lại: qua tìm hiểu những nhân tố văn hoá dân tộc Việt Nam cho chúng
ta thấy sự thống nhất đa dạng trong đời sống văn hố nó chẩy suốt thành mạch
nguồn xưa và nay tạo nên dấu ấn văn hoá Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử

của dân tộc Việt Nam
2. Những nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam
8


Bản sắc dân tộc cảu văn hoá Việt Nam là sự kết tinh của tư tưởng, tình
cảm, tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử.
Những nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của văn hố là
a) Lịng u nước:
Đối với con người Việt Nam yêu nước đã trở thành truyền thống, sức
mạnh thiêng và niềm tự hào lớn nhất của cả cộng đồng dân tộc, tâm niệm yêu
nước thương nòi như một ngun tắc sống hàng đầu
Là dịng sữa tinh thần ni dưỡng bản sắc dân tộc của văn hoá, truyền
thống yêu nước Việt Nam có cội nguồn sâu xa từ lịch sử dựng nước đi đôi với
giữ nước như một tất yếu khách quan
- Cơ sở hình thành lịng u nước:
+ Nước ta “rừng vàng biển bạc” nhưng cũng chứa đựng bão giơng, nắng
lửa, lụt lội, do khí hậu khăc nghiệt mang đến. Nên nhân dân ta đã phải đoàn kết
chống chọi với thiên tai gây ra để mà sống và tồn tại. Do vậy người Việt đã từ
rất sớm đã đắp đê, trị thuỷ
VD: Do vị trí nằm bên bờ biển Đông hàng năm chúng ta hứng chịu hơn
chục cơn bão lớn nhỏ, năm 2013 cả nước hứng chịu 14 cơn bão gây bao nhiêu
thiệt hại cho nhân dân ta nhất là khúc ruột Miền Trung
+ Truyền thống yêu nước còn được bắt nguồn và nhân lên trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc. Trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, nước
ta phải thường xuyên bị các thế lực ngoại bang xâm lược, muốn tồn tại dân tộc
ta phải đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù
VD: Thời kỳ Bắc thuộc tiêu biểu các cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan
Thời kỳ giành độc lập tiêu biểu các chiến công chống quân Tống của Lý

Thường Kiệt, chống quân Nguyên của Trần Hưng Đạo, quân Minh của Lê LợiNguyễn Trãi, quân Thanh của Quang Trung…
- Truyền thống yêu nước Việt Nam thể hiện ở rất nhiều phương diện:

9


+ Tình yêu quê hương đất nước: đối với người Việt Nam q hương thật
nặng tình, nặng nghĩa, khơng chỉ đơn thuần là nơi ăn ở, sinh sống mà còn là
thành quả văn hoá của bao thế hệ lập nên và giữ gìn.
VD: Người Việt hiện nay ở nước ngồi đến ba, bốn thế hệ vẫn đau đáu
nhớ về “nơi chôn rau, cắt rốn”, “quê cha, đất tổ”
+ Truyền thống yêu nước Việt Nam còn được thể hiện ở ý chí tự lực, tự
cường, niềm tự hào, tự tơn dân tộc nỗ lực xây dựng quê hương, nhớ về cội
nguồn, gét thói lai căng, mất gốc
b) Tư tưởng nhân văn:
- Cơ sở hình thành
+ Xuất phát từ đặc điểm là dân tộc Việt Nam phải thường xuyên chống
chọi với thiên tai khắc nghiệt và chống ngoại xâm
+ Mối quan hệ với tình u nước thương nịi thể hiện: đạo lý làm người
được coi là điểm tựa, lý tưởng sống của cộng đồng, lòng nhân ái của người Việt
thật lớn vừa sâu sắc, chí tình, chí lý
VD: “ Tư tưởng thương người như thể thương thân” “lá lành đùm lá rách”
“công cha, nghĩa mẹ” “anh em như thể tay chân”
+ Dân tộc ta cũng kiên quyết lên án những kẻ sấu “ác giả, ác báo”, và luôn
thuỷ chung son sắt trước sau như một trong cộng đồng và với bạn bè thế giới
- Người việt có đức tính q trọng người lao động và quý trọng thành quả
lao động
+ Người Việt coi người lao động là vốn quý, là ngọn nguồn sáng tạo ra
mọi của cải vật chất
VD: Tư tưởng “người sống đống vàng” “người làm ra của, chứ của không

làm ra người”
+ Người Việt đặc biệt quý trọng thành quả lao động, coi đó cao hơn các
giá trị khác, và ngày nay được nâng lên tầm cao mới
VD: “tấc đất, tấc vàng” “của một đồng, công một nén” “ai ơi bưng bát
cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

10


- Cố kết cộng đồng, bao dung độ lượng là những nét đẹp nhân văn truyền
thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
+ Nhờ đoàn kết mà dân tộc ta đã chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ, nhờ
đoàn kết mà dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn thử thách vươn lên tự khẳng
định mình như Bác Hồ đã đúc kết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành
cơng, thành cơng, đại thành cơng”
+ Trong gia đình, ông bà, cha mẹ ân cần, khuyên bảo con cháu làm điều
lành, tránh điều giữ, ngoài xã hội là sự khoan thứ những người lầm lỗi biết ăn
năn hối lỗi
VD: Tư tưởng “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”
+ Ngày nay lòng bao dung, độ lượng được phát huy trong thời đại Hồ Chí
Minh
VD: Đối với các thế lực xâm lược nước ta trước kia ta chủ trương gác lại
quá khứ, hương tới tương lai hợp tác hai bên cùng có lợi như Pháp, Mỹ
- Cần cù, sáng tạo, bao dung độ lượng là đức tính được hình thành ở con
người Việt Nam từ cuộc sống đầy khó khăn thử thách
+ Chính đức tính cần cù, siêu năng đã làm nảy sinh sự sáng tạo, đúc rút
kinh nghiệm trong các lĩnh vực : sản xuất, nghề thủ công, khoa học, văn hoá
nghệ thuật đến đánh giặc giữ nước
+ Đức tính cần cù và trí thơng minh, sáng tạo của con người Việt Nam trở
thành một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt

- Người Việt sống giản dị, gét thói cầu kỳ, loè loẹt, nhưng không chấp
nhận cẩu thả, luộm thuộm, tuỳ tiện
+ Giản dị mà thanh cao, nghèo túng nhưng khơng hèn mọn “đói cho sạch,
rách cho thơm” “giấy rách phải giữ lấy lề” đã trở thành tiêu chí văn hố mang
tính truyền thống của dân tộc
+ Cùng với giản dị là đức tính khiêm tốn, cách sống có chừng mực “biết
mình, biết người” đã trở thành nét truyền thống của dân tộc ta
VD: Ngay trong ngơn ngữ giao tiếp người Việt kính trên nhường dưới
“gọi bác xưng em”
11


- Người Việt có lối sống lạc quan với tâm hồn rộng mở
+ Lối sống, tâm hồn ấy xuất phát từ chỗ hiểu và tin rằng “chính sẽ thắng
tà, thiện sẽ thắng ác” như một quy luật khách quan của trời đất
VD: Người Việt tin rằng những kẻ làm điều ác khơng trước thì sau sẽ bị
trừng phạt “gieo gió ắt sẽ gặp bão”
+ Trong cuộc sống hàng ngày, trước “cái khó chồng lên cái khó” người
Việt vẫn khơng hề than thân, trách phận vẫn hướng đến những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy đâu đâu cũng cũng là kho tàng văn học nghệ thuật dân gian, trong
đó tiếng cười vẫn là chủ đạo
Như vậy có thể khái quát: truyền thống nhân văn Việt Nam là hệ thống
giá trị văn hoá bao hàm nhiều tầng bậc, từ hệ tư tưởng đến những phẩm chất,
đức tính, lối sống, cách ứng xử…tiêu biểu của con người. Đó là kết quả của
cơng cuộc lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm và chống thiên
tai. Chính nhờ truyền thống nhân văn mà văn hoá dân tộc Việt Nam giữ được
sức sống lâu bền trong lịch sử và ngày nay nó trở thành động lực quan trọng
trong xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VIỆT
NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC


1. Định hướng chung phát triển văn hoá Việt Nam
- Bảo vệ và phát triển bản sắc của văn hoá phải thể hiện ở việc xây dựng
nền văn hoá tiên tiến
+ Thực chất của văn hoá tiên tiến là sự tiếp nối của truyền thống yêu nước
và truyền thống nhân văn gắn liền với CNXH và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
+ Nền văn hoá tiên tiến đồng thời phải là nền văn hoá đậm đà bản sắc
dân tộc
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc còn gắn chặt với
xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Nền văn hoá Việt Nam hiện đại phải góp phần quan trọng vào sự nghiệp
CNH,HĐH đất nước

12


+ Mục tiêu hàng đầu của nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
chính là “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là phải bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc
+ Phải giữ gìn, kế thừa, phát huy và phát triển các sắc thái đa dạng phong
phú văn hố. Vì bản sắc dân tộc của văn hố được coi trọng thì dân tộc sẽ phát
triển bền vững
VD: Đ/c Phạm Văn Đồng đã nêu rõ “mất độc lập thì có thể giành lại
được, mất văn hố thì mất tất cả”
+ Việc bảo tồn di sản văn hố dân tộc khơng chỉ trưng bày hay nêu cao
lòng tự hào dân tộc mà quan trọng để phát huy di sản đó
VD: Quần thể văn hố vật thể phố cổ Hội An thu hút khách du lịch khắp
nơi trên thế giới đến thăm quan
- Muốn phát huy các di sản văn hố dân tộc thì trước hết phải hiểu biết

sâu sắc về truyền thống, biết khơi nguồn truyền thống và dựa trên truyền thống
để bảo tồn
+ Thực tế hiện nay xuất hiện hiện tượng cố ý lãng quên quá khứ, cố ý phủ
nhận bản sắc dân tộc do vậy ta phải đấu tranh loại bỏ
VD: Một số người hiện nay phủ nhận những thành quả cách mạng do
Đảng lãnh đạo và sự hy sinh của bao thế hệ người Việt Nam để giành độc lập
cho dân tộc như cho rằng con đường đi lên CNXH ở nước ta là sai lầm, do vậy
ta phải đấu tranh chống lại
+ Việc phát huy di sản văn hoá dân tộc có nơi làm cịn lệch lạc, phiến
diện. Chỉ quan tâm đến di sản văn hoá vật thể mà thiếu quan tâm đến di sản văn
hoá phi vật thể và ngược lại
VD: Như quan tâm khai thác di sản văn hoá vật thể vịnh Hạ Long, coi nhẹ
các giá trị văn hoá dân gian như các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian
2. Các giải pháp cơ bản phát triển văn hoá Việt Nam

13


- Đối với những di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể thì làm tốt cơng
tác kiểm kê tồn diện để quản lý có hiệu quả, kết hợp với bảo vệ, tôn tạo và khai
thác sử dụng hợp lý
VD: Tôn tạo và khai thác sử dụng tốt danh thắng Tràng An(Ninh Bình)
- Cần sưu tầm, giới thiệu kho tàng văn học nghệ thuật dân gian tồn tại
dưới dạng phi vật thể và kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống đời sống tinh
thần của dân tộc
VD: Tháng 2/2014 UNETCƠ đã cơng nhận đờn ca tài tử Nam Bộ là di
sản văn hoá phi vật thể của thế giới
+ Phát huy trách nhiệm của toàn dân mà trước hết là cơ quan quản lý văn
hoá trong việc sưu tầm và giới thiệu kho tàng văn học-nghệ thuật dân gian thì
mới kế thừa, xây dựng những giá trị cao đẹp trong di sản truyền thống dân tộc

+ Tổ chức khơi phục các hình thức sinh hoạt văn hố truyền thống(các lễ
hội, nghi thức truyền thống…)
VD: Tại các làng quê Bắc Bộ hàng năm đều tổ chức lễ hội làng với nhiều
trò chơi dân gian và các nghi thức lễ hội làng còn lưu giữ lại đến ngày nay
- Đưa nội dung bảo tồn và phát huy các di sản văn hố dân tộc vào
chương trình giáo dục, đào tạo ở các cấp học trong cả nước
+ Học sinh các cấp được hiểu về truyền thống văn hoá dân tộc, từ đó xây
dựng lịng tự hào, tự tơn dân tộc ngay từ buổi ấu thơ
+ Công tác giáo dục phải bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú
VD: Đưa học sinh đi thăm quan, học tập tại khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc
hay đến các bảo tàng dân tộc, cách mạng, quân đội…
- Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về văn hoá phải làm tốt chức
năng pháp lý, động viên toàn dân và các tổ chức xã hội nhằm giữ gìn, phát huy
các di sản văn hố dân tộc
VD: Di sản văn hoá làng cổ Đường Lâm(Hà Nội)
- Quy định rõ trách nhiệm tổ chức xã hội và người dân trong bảo tồn và
phát huy các di sản văn hố dân tộc góp phần đấu tranh với những hành vi vi
phạm di tích lịch sử văn hố
14


IV. NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC THÙ VỀ BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN
HOÁ TRONG VĂN HOÁ QUÂN SỰ VIỆT NAM

1. Truyền thống yêu nước trong hoạt động quân sự là một trong
những hệ giá trị nền tảng của truyền thống văn hoá quân sự Việt Nam
- Truyền thống yêu nước được bắt nguồn và nhân lên trong công cuộc
chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và bảo vệ những thành quả lao động.
Trong đó nổi bật lên tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, vì nền độc lập của đất nước
VD: Thời nhà Trần thế kỷ XIII cả dân tộc là một khối thống nhất đánh

giặc Mơng-Ngun, do đó qn dân nhà Trần đã 3 lần chiến thắng oanh liệt đế
chế Mông-Nguyên hung bạo nhất thời bấy giờ xâm lược nước ta
- Trong thời đại Hồ Chí Minh truyền thống yêu nước Việt Nam được
nâng lên tầm cao mới
+ Yêu nước XHCN kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ Đã sản sinh một nhân dân anh hùng, một quê hương đất nước anh hùng,
một quân đội anh hùng, một khoa học nghệ thuật quân sự tiên tiến, cách mạng
+ Truyền thống yêu nước thấm sâu vào từng người dân, trở thành hệ giá
trị văn hoá quân sự chủ đạo
2. Truyền thống nhân đạo, nhân văn trong hoạt động quân sự là hệ
giá trị nền tảng của truyền thống văn hoá quân sự Việt Nam
- Đạo lý làm người ăn sâu vào tất cả các mối quan hệ trong lĩnh vực tổ
chức và hoạt động quân sự, hình thành nên truyền thống “tướng sĩ một lòng phụ
tử”, một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam chiến thắng
các kẻ thù to lớn và hung bạo
+ Đó cũng là quý trọng mọi thành quả lao động và quý trọng độc lập dân
tộc như một giá trị thiêng liêng và thành quả lớn nhất của mọi cuộc chiến đấu
bảo vệ và giải phóng đất nước
+ Nhờ độ bao dung độ lượng mà dân tộc ta đã biết khơi dậy và phát triển
tích thiện trong hoạt động quân sự

15


VD: Khi Lê Lợi-Nguyễn Trãi chiến thắng quân Minh xâm lược ta đã cấp
lương, ngựa cho giặc để về nước thực hiện phương châm hồ hiếu “tắt mn đời
ngọn lửa chiến tranh” với Phương Bắc
+ Những đức tính được nảy sinh, hình thành từ cuộc sống đầy khó khăn,
thử thách. Từ những tướng lĩnh đến người lính đều có quyết tâm quật cường
+ Lối sống lạc quan, sẵn sàng chấp nhận hy sinh gian khổ vì sự trường tồn

cảu dân tộc ta “chính sẽ thắng tà, thiện sẽ thắng ác”
3. Nghệ thuật quân sự mang đậm bản sắc dân tộc là sự thể hiện trực
tiếp nhất hệ giá trị văn hoá quân sự Việt Nam
- Về nghệ thuật dựng binh:
+ Với chủ trương “dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tụ họp” cha ông
ta đã tổ chức nhiều thứ quân
* Quân chủ lực
* Quân địa phương
* Các dân binh
+ Tất cả các thứ quân đều không tách bạch hẳn với cơng việc sản xuất, lúc
vơ sự thì làm ăn sinh sống, khi quốc gia có chiến tranh thì tham gia đánh giặc
VD: Đời nhà Lý có chủ trương “ngụ binh ư nơng”
+ Nghệ thuật dựng binh cịn phát huy sức mạnh chính nghĩa, xây dựng
niềm tin tất thắng cho toàn dân tộc và khơi dậy ý thức gắn kết cộng đồng trên cơ
sở lợi ích tối cao là nền độc lập dân tộc
VD: Tư tưởng “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay
cường bạo” của Nguyễn Trãi
- Về nghệ thuật dụng binh
+ Đó là chủ động đánh địch khi chúng mới đang chuẩn bị ý đồ xâm lược,
là toàn dân đánh giặc với tinh thần quyết chiến, quyết thắng”
VD: Thời Lý thấy được Nhà Tống sẽ xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt
đã thực hiện “tiên chế phát nhân” đánh quân Tống trước khi chúng sang xâm
lược nước ta

16


+ Đó cũng là nghệ thuật lấy đoản binh thắng trường trận, lấy nhỏ thắng
lớn, lấy ít địch nhiều, mưu phạt tâm công, luôn giữ vững quyền chủ động chiến
lược đển tạo thế, tranh thời và chuyển hoá so sánh lực lượng

VD: Tư tưởng đánh vào lòng người của Nguyễn Trãi với quân Minh
- Cách sử dụng phương tiện chiến tranh cũng mang đậm bản sắc dân tộc
+ Do thường phải chống lại với các kẻ thù xâm lược mạnh, nhân dân ta đã
biết sáng chế nhiều loại vũ khí đơn giản, sẵn có, nhưng đem lại hiệu quả to lớn
VD: Trần Hưng Đạo bố trí bãi cọc ở sơng Bạch Đằng 1288 đánh quân
Nguyên-Mông
+ Nhà nước huy động dân rèn đúc khí giới trang bị cho quân đội. Bí quyết
chế tạo vũ khí dựa trên cơ sở “biết địch biết ta” nên ln phù hợp có hiệu quả
chiến đấu cao
Tóm lại: Tồn bộ các giá trị nền tảng trên đây của truyền thống văn hoá
quân sự Việt Nam được hình thành, vun đắp, lưu giữ, kế thừa phát huy dưới cả
dạng văn hoá vật thể và phi vật thể. Đó là tồn bộ những giá trị và chuẩn mực
văn hoá quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu bài học các đ/c đã hiểu rõ bản sắc dân tộc của văn hoá
Việt Nam các đ/c cần vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào cương vị
cơng tác của mình. Đồng thời kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái
của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng,
văn hoá hiện nay

17


HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Tại sao nói văn hố vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã
hội; Ý nghĩa với đ/c ?
2. Tại sao nói văn hố góp phần đưa tiêu chí chân, thiện, mỹ vào mọi lĩnh
vực xã hội; Ý nghĩa với đ/c ?
3. Phân tích những nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của văn hoá Việt
Nam; Ý nghĩa với đ/c ?


18



×