0
BÀI GIẢNG: BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM
HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Văn hóa là tinh hoa và phẩm chất bền vững xác định cốt cách của một dân
tộc; là dấu ấn phản ánh sức sống, nội lực, tài năng sáng tạo của một dân tộc. Văn
hóa đã và sẽ thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống, nó vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Trong xu thế hội nhập
hiện nay, bên cạnh việc mở mang sự hiểu biết về văn hóa của các quốc gia, cịn
xuất hiện nguy cơ san bằng và đồng nhất hóa các tiêu chuẩn, các hệ thống giá trị,
đe dọa khả năng sáng tạo của các nền văn hóa, cho nên việc bảo vệ và phát triển
truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng; để góp phần giữ vững định hướng XHCN thì việc nghiên cứu, bảo
vệ và phát triển bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam lại càng có ý nghĩa cấp
thiết, có bảo vệ được văn hóa dân tộc thì mới bảo vệ được sự trường tồn và phát
triển quốc gia dân tộc.
Bài giảng trình bày những vấn đề: Khái niệm, phương pháp tiếp cận bản
sắc dân tộc của văn hóa, những nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của văn hóa
Việt Nam; Định hướng và những giải pháp cơ bản trong xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Trách nhiệm của Quân đội trong bảo
vệ, phát triển truyền thống bản sắc văn hóa dân tơc Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
I. BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA
(Gồm 2 điểm)
1.Khái niệm
(Văn hóa là sự phát triển những lực lượng bản chất người theo tiêu chí
chân, thiện, mỹ và hiện thực hóa nó thơng qua hoạt động sống của con người
trong tiến trình lịch sử. Nói cách khác, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn xã hội lịch sử, đồng thời tiêu biểu cho trình độ đã đạt được trong
sự phát triển của xã hội).
Bản sắc dân tộc của văn hóa là một phương diện của bản sắc dân tộc; là
một trong những khía cạnh bản chất của văn hóa, là cái gốc rễ, cái định hình
riêng có được tổng hợp nên từ những tinh túy của cả cộng đồng dân tộc, được
1
coi như dấu hiệu đặc trưng cho bộ gien di truyền về mặt tinh thần để nhận diện
dân tộc giữa cộng đồng nhân loại.
- Là một phương diện của bản sắc dân tộc. Cần hiểu:
+ Bản sắc dân tộc là những tinh hoa về mọi phương diện, mang tính bền
vững và tiêu biểu cho một cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng mang tính riêng độc
đáo của mỗi cộng đồng dân tộc. (Nó là cái khơng thể vay mượn được của dân tộc
khác; Nó được chắt lọc từ vơ số những hoạt động hiểu biết, khám phá, sáng tạo
của con người trong cộng đồng dân tộc để tích hợp thành cái chung, cái bản chất).
+ Bản sắc dân tộc nó xuyên suốt chiều dài lịch sử và phản ánh những giá trị cơ
bản nhất của đời sống cộng đồng dân tộc, trong đó có bản sắc dân tộc của văn hóa.
- Xét về cấp độ của bản sắc, thì bản sắc dân tộc của văn hóa ln được định
hình trội nhất, bền vững nhất. (Thể hiện rõ nét ở văn hóa dân gian như: lối tư duy,
cách ứng xử, cách thức ăn, ở, mặc, đi lại, các lễ hội truyền thống, sắc thái của
từng tơn giáo...)
- Nói tới bản sắc dân tộc của văn hóa là nói tới mối quan hệ giữa văn hóa
dân tộc với với văn hóa nhân loại. Nghĩa là:
+ Bản sắc dân tộc của văn hóa khơng tồn tại biệt lập, độc lập với tính nhân
loại mà ln có sự giao lưu hịa quyện, và tính nhân loại của văn hóa cũng chỉ được
bộc lộ thơng qua nền văn hóa mang bản sắc riêng của từng dân tộc nhất định.
+ Trong quá trình giao lưu văn hóa, thì bản sắc dân tộc của văn hóa là cái
làm cho văn hóa khơng bị hội nhập theo kiểu nhất thể hóa, làm cho nền văn hóa
dân tộc khơng bị hịa tan vào tính nhân loại phổ biến, và tính nhân loại cũng
khơng thể lấn át bản sắc dân tộc.
Lưu ý: Nghiên cứu khái niệm bản sắc dân tộc của văn hóa, cần hiểu một
số khái niệm có liên quan (Tìm đọc trong tài liệu)
Văn hóa cổ truyền: là tồn bộ thành tựu văn hóa được những thế hệ trước,
thời đại trước sáng tạo ra. (Là kho tàng di sản chứa đựng cả những yếu tố thể
hiện chân giá trị và cả những yếu tố lỗi thời, lạc hậu).
Văn hóa truyền thống: là những thành tựu ưu tú trong kho tàng văn hóa cổ
truyền được giữ gìn và các thế hệ sau kế thừa, phát triển lên một trình độ mới.
Truyền thống văn hóa dân tộc: là sự lưu giữ, kế thừa và chuyển giao đến
hiện tại những phẩm chất, giá trị văn hóa tiêu biểu của một dân tộc bởi các thế
hệ sau. (Chỉ có những giá trị được các thế hệ sau tiếp nhận, làm sống lại mới trở
thành truyền thống dân tộc. Và giữa bản sắc dân tộc của văn hóa và truyền thống
văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ khơng thể tách rời, cho nên thường
được gọi chung là truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc).
2
Khơng gian văn hóa dân tộc: là phạm vi lãnh thổ đương đại cùng những
khu vực giáp ranh mà cộng đồng dân tộc sinh sống, hình thành nên truyền thống
văn hóa và bản sắc dân tộc của văn hóa.
Thời gian văn hóa dân tộc: là thời gian hình thành, tồn tại, phát triển của
những nét truyền thống bản sắc văn hóa gắn với những biến cố trong lịch sử
cộng đồng dân tộc.
2. Phương pháp tiếp cận bản sắc dân tộc của văn hóa
- Tiếp cận với sự liên hệ giữa tính phổ qt và tính bản sắc của văn hóa.
+ Tính phổ quát được hiểu: điểm chung của mọi nền văn hóa là đều xuất
phát từ con người và hướng tới hệ giá trị chân, thiện, mỹ; và trong mọi nền văn
hóa đều chứa đựng các giá trị văn hóa, hình thái quan hệ văn hóa, hình thái sinh
hoạt tinh thần và đời sống văn hóa phổ biến nhất.
+ Tính bản sắc được hiểu: văn hóa bao giờ cũng gắn với một cộng đồng
người nhất định, văn hóa khơng phải là cái vay mượn, sự áp đặt của cộng đồng
người khác, mà là những tinh hoa mang tính riêng độc đáo phản ánh điều kiện sinh
hoạt và đời sống của cộng đồng người ấy.
+ Như vậy, văn hóa mang tính phổ quát cao nhất khi thể hiện ở văn hóa
nhân loại; và văn hóa mang bản sắc riêng nhất khi thể hiện ở văn hóa cá nhân.
Giữa tính phổ qt và tính bản sắc của văn hóa ln có sự ràng buộc, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau.
Sự chuyển hóa đó có thể diễn ra từ bản sắc đến phổ quát, hoặc ngược lại
từ phổ quát đến bản sắc.
Từ bản sắc riêng, càng mở rộng ra thì tính phổ qt của văn hóa càng cao.
(văn hóa cá nhân -> văn hóa gia đình, dịng họ -> văn hóa tập thể -> văn hóa
làng xã, vùng miền -> văn hóa dân tộc -> văn hóa khu vực -> văn hóa nhân loại)
Sự chuyển hóa giữa tính phổ qt và tính bản sắc đến vịng cộng đồng văn
hóa dân tộc thì hình thành nên bản sắc dân tộc của văn hóa.
+ Xét trong một cộng đồng dân tộc, vì có tính bản sắc mà văn hóa ln giữ
được sự đa dạng, phong phú, độc đáo; tuy nhiên ý nghĩa phổ quát đã tạo nên sự
thống nhất của nền văn hóa dân tộc; vì vậy, bất kỳ nền văn hóa của quốc gia dân
tộc nào cũng là chỉnh thể thống nhất chứa đựng những sắc thái phong phú, đa dạng
của từng tộc người và các vùng miền khác nhau. (Liên hệ nền văn hóa Việt Nam)
- Tiếp cận với sự liên hệ giữa tính lịch đại và tính đồng đại của văn hóa.
+ Tính lịch đại: tức là văn hóa thể hiện trong sự diễn biến, phát triển theo
thời gian. (Nghiên cứu theo tập hợp dọc)
+ Tính đồng đại: tức là văn hóa thể hiện ở một trạng thái, một thời điểm,
một giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của nó. (Nghiên cứu theo “lát cắt” ngang)
3
+ Như vậy, tiếp cận bản sắc dân tộc của văn hóa khơng chỉ thấy sự kế
thừa các giá trị văn hóa, mà cịn thấy sự giao thoa, dung nạp các giá trị văn hóa
trong q trình giao lưu, hội nhập.
Do mối liên hệ giữa tính lịch đại và tính đồng đại của văn hóa, cho nên
trong q trình phát triển ln có sự kết hợp giữa tính truyền thống và tính hiện
đại. Trong đó truyền thống là nền tảng để phát triển vững chắc, là nền tảng để
tiếp thu những yếu tố hiện đại một cách chọn lọc.
Tiếp cận theo tính lịch đại và đồng đại là cơ sở để xác định đúng “tọa độ văn
hóa dân tộc” (Bao gồm: khơng gian văn hóa, thời gian văn hóa, chủ thể văn hóa)
II. BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HĨA VIỆT NAM
(Gồm 2 điểm)
1. Những nhân tố nền gốc qui định bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Khái quát: Trong thực tiễn lịch sử, bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hóa được
qui định bởi những nhân tố nền gốc về ĐL, LS, KT, CT, XH... nhất định. Vậy đối với
bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, những nhân tố nền gốc đó biểu hiện thế nào?
a) Địa - văn hóa Việt Nam:
- Địa – văn hóa là tổng thể những điều kiện về mơi trường tự nhiên đối
với sự hình thành và phát triển bản sắc dân tộc của văn hóa.
- Biểu hiện ở Việt Nam:
+ Nằm ở bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đơng Nam Á, có điều kiện
tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phương thức hoạt động kinh tế
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lúa nước, cho nên văn hóa Việt Nam thuộc vành
đai văn hóa Đông Nam Á, gắn liền với sản xuất nông nghiệp lúa nước.
+ Địa lý Việt Nam được chia thành nhiều vùng miền khác nhau, cho nên
văn hóa Việt Nam có sự đa dạng, phong phú, có các sắc thái văn hóa vùng núi,
trung du, đồng bằng, biển...
+ Địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện để Việt Nam giao lưu, tiếp thu tinh hoa
văn hóa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, điều kiện địa lý quy định phương thức ứng xử của con người với
tự nhiên, bản sắc văn hóa vùng miền, và hình thành sắc thái văn hóa đa dạng của
nền văn hóa Việt Nam.
b) Sử - văn hóa Việt Nam:
- Sử – văn hóa là tổng thể những điều kiện về lịch sử đất nước, con người
đối với sự hình thành và phát triển bản sắc dân tộc của văn hóa.
- Biểu hiện ở Việt Nam:
+ Văn hóa Việt Nam được hình thành từ thời tối cổ, gắn với cộng đồng
người Lạc Việt. (Đây là cư dân cổ xưa nhất đã dựng nên nước Văn Lang, mở ra
thời đại các Vua Hùng)
4
+ Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc – vừa là sản phẩm, đồng thời là một trong
những động lực cơ bản nhất của sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc Việt Nam là hệ giá trị yêu nước và nhân văn.
Nội dung của văn hóa Việt Nam được thể hiện trong quá trình chinh phục
và cải tạo thiên nhiên, trong lao động sản xuất, trong chống giặc ngoại xâm, trong
xây dựng gia đình – làng xã – Tổ quốc, trong đời sống sinh hoạt phong phú.
Như vậy, điều kiện lịch sử quy định sự đa loại hình văn hóa trong tính
thống nhất; và mọi loại hình văn hóa đều hướng tới và phục vụ sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc.
c) Kinh tế - văn hóa Việt Nam: (Tự nghiên cứu)
- Văn hóa Việt Nam được hình thành, phát triển trên cơ sở sản xuất nơng
nghiệp, văn minh lúa nước.
- Tác động tích cực: tạo nên đức tính cần cù, tần tảo, chịu khó, một nắng
hai sương; hình thành nên nguyên lý “mẹ” trong tâm thức văn hóa của dân tộc.
- Tác động tiêu cực: tạo nên tính cách thiếu tích cực của người sản xuất nhỏ
như: tâm lý tiểu nông, tư tưởng an phận thủ thường, bằng lịng với nghèo đói,
cuộc sống tù túng, thiếu đột phá.
d) Chính trị - văn hóa Việt Nam: (Tự nghiên cứu)
- Chính trị - văn hóa được thể hiện trong thế ứng xử với văn hóa nước ngồi.
- Đối với Việt Nam, chính trị - văn hóa được thể hiện tập trung trong thế
ứng xử với văn hóa Trung quốc:
+ Do chính sách đồng hóa, cho nên văn hóa Hán thâm nhập vào nước ta
ln mang tính chính trị sâu sắc và khá tồn diện (cả về hệ tư tưởng, về thể chế
nhà nước, về phong tục, tâp quán, lễ nghi).
+ Tuy nhiên, người Việt Nam đã có cách ứng xử phù hợp, tiếp nhận văn
hóa Hán nhưng Việt hóa một cách triệt để, khẳng định sức sống mạnh mẽ của
truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
e) Xã hội - văn hóa Việt Nam: (Tự nghiên cứu)
- Do phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lúa
nước, cho nên cư dân nông nghiệp Việt Nam sống dựa vào nhau và cư trú theo
từng làng, từng bn, bản, từ đó hình thành nên văn hóa làng xã Việt Nam.
- Đặc điểm của làng Việt Nam? (Làng gắn liền với nước; làng được coi
như một quốc gia thu nhỏ, khép kín với những hương ước, lệ làng; làng có rất
nhiều cái chung: cây đa, bến nước, sân đình...)
- Biểu hiện của văn hóa làng xã:
+ Sống gắn bó, đùm bọc; nếp sống có kỷ cương, đạo lý; khơng chấp nhận
bị đồng hóa...
5
+ Hạn chế: ngại giao lưu; chậm tiếp nhận nhân tố mới; dễ nảy sinh tình
trạng bảo thủ, trì trệ, cục bộ, gia trưởng, kèn cựa; văn hóa dân chủ thấp; phát
sinh nhiều thủ tục rườm rà, lưu giữ nhiều tập tục lạc hậu...
Do vậy, việc xây dựng làng văn hóa, phát huy tiềm năng văn hóa làng xã
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay phải tính đến cả mặt tích
cực và mặt hạn chế.
2. Những nét tiêu biểu trong bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Khái quát: BSDT của văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm,
tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ
nước; bao hàm vơ số giá trị văn hóa tiêu biểu; được thể hiện trong văn hóa dân gian,
trong văn hóa gia đình – dòng họ - làng xã - Tổ quốc, và cả trong sản xuất - đánh giặc
- sinh hoạt - vui chơi. Tuy nhiên có thể lược qui những nét tiêu biểu trong BSDT của
văn hóa Việt Nam vào 2 hệ giá trị điển hình là yêu nước và nhân văn.
a) Bản sắc dân tộc của văn hóa trong truyền thống yêu nước Việt Nam
- Truyền thống yêu nước Việt Nam có cội nguồn sâu xa từ lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc. Yêu nước trở thành truyền thống, sức mạnh thiêng
liêng và niềm tự hào lớn nhất của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
+ Do điều kiện tự nhiên của đất nước; Do kẻ thù thường xun nhịm ngó
xâm lược => cho nên các thế hệ người Việt Nam đã kết thành khối cộng đồng để
đối phó thiên tai và chống giặc ngoại xâm, giành và giữ nền độc lập dân tộc, qua
đó truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc đã được hình thành, phát triển.
+ Ý chí quật khởi và niềm tự hào dân tộc được thể hiện rõ nét qua bài thơ
“Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.
+ Truyền thống yêu nước của dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
- Bản sắc dân tộc của văn hóa trong truyền thống yêu nước Việt Nam được
thể hiện trên nhiều phương diện:
+ Tình yêu q hương: Khơng chỉ đơn thuần là tình u đối với nơi “chôn
rau cắt rốn”, đối với nơi ở, nơi làm ăn sinh sống, mà cịn là tình u đối với “đất
tổ quê cha”, tình yêu đối với thành quả văn hóa của nhiều thế hệ đã tạo lập.
+ Ý chí tự lực tự cường, nỗ lực xây dựng quê hương: Quyết tâm xây dựng
quê hương giàu mạnh bằng sự nỗ lực, cố gắng cao nhất của mình.
+ Niềm tự hào, tự tôn dân tộc: Mọi suy nghĩ và hành động ln xuất phát
và hướng về lợi ích, truyền thống, bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao vị thế
dân tộc trên trường quốc tế, ghét thói lai căng, mất gốc.
6
+ Sự cố kết cộng đồng trong đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân
tộc và bảo vệ những thành quả của dân tộc: Ngay từ buổi đầu dựng nước, trải qua
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (từ nhà Ân, nhà Tần, quân Tống, quân
Nguyên – Mông, quân Minh, quân Thanh...) dân tộc Việt Nam không chỉ chiến
thắng về qn sự mà cịn cả về văn hóa, và bằng văn hóa u nước của mình.
(Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạo. Hoặc: Đánh
cho nó phiến giáp bất hồn; Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ)
+ Ngày nay, truyền thống yêu nước Việt Nam được phát triển lên tầm cao mới:
Yêu nước gắn liền với yêu CNXH; Yêu nước XHCN kết hợp với chủ nghĩa anh
hùng cách mạng; Đấu tranh chống các thói hư tật xấu, góp phần xây dựng quê
hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
b) Bản sắc dân tộc của văn hóa trong truyền thống nhân văn Việt Nam
- Tư tưởng nhân văn luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc, vừa là kết quả, vừa là cội nguồn của truyền thống yêu nước; nhân văn
trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Người Việt Nam luôn tâm niệm
“yêu nước thương nòi” là nguyên tắc sống hàng đầu)
- Nền tảng của truyền thống nhân văn Việt Nam là đạo lý làm người – đây
được coi là điểm tựa, lý tưởng sống của cộng đồng dân tộc. (Cho nên trong
những hương ước, những pháp tục của các bản làng đều có sự kết hợp giữa
ngun tắc có tính pháp lý với đạo lý ứng xử có tính nhân bản).
- Bản sắc dân tộc của văn hóa trong truyền thống nhân văn Việt Nam được
thể hiện qua các nội dung:
+ Nhân ái và tình nghĩa.
* Nhân ái là lịng u thương con người, biểu hiện ở sự quan tâm giúp đỡ
người khác – những người sống có đạo lý.
Bản sắc của tâm hồn nhân ái Việt Nam được thể hiện qua những câu ca
dao, tục ngữ. (Nhiễu điều phủ lấy giá gương,...; Bầu ơi thương lấy bí cùng, ...;
Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách; Chị ngã em nâng...)
Vua Trần Minh Tơng đã bày tỏ lịng nhân ái, thương cảm đối với nhân dân:
Sinh dân nhất thị ngã đồng bào, tứ hải hà tâm sử khốn cùng. Nghĩa là: Tất cả
sinh dân là đồng bào của ta, nỡ lịng nào để cho bốn biển phải khốn cùng.
* Tình nghĩa là sống có đi có lại, có trước có sau, thủy chung, trọng chữ “tín”.
Tình nghĩa được coi trọng trong tất cả các mối quan hệ: Công cha, nghĩa mẹ;
Tình nghĩa vợ chồng; Anh em như thể chân tay; Láng giềng mơi hở răng lạnh;
Tướng sĩ một lịng phụ tử, hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào.
+ Q trọng người lao động và thành quả lao động:
Coi người lao động là vốn quý nhất (người làm ra của, của không làm ra
người), luôn quan tâm, bồi dưỡng, giáo dục, đẩy mạnh sự nghiệp trồng người.
7
Thấy được thành quả lao động là kết tinh từ cơng sức, trí tuệ, tình cảm của
người lao động; coi thành quả lao động cao hơn các giá trị khác, dù nhỏ bé hay
thiêng liêng, vĩ đại (độc lập, tự do) đều được nâng niu, q trọng.(của một đồng,
cơng một nén)
+ Cố kết cộng đồng, bao dung, độ lượng.
* Truyền thống cố kết cộng đồng được hình thành từ địi hỏi tất yếu của
sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
* Lịng bao dung, độ lượng được xuất phát từ tình yêu thương con người.
Được thể hiện ở sự ân cần khuyên dạy của cha mẹ đối với con cái; ở sự khoan
thứ, không kỳ thị mặc cảm đối với những người đã biết ăn năn hối lỗi; ở việc mở
lượng hiếu sinh đối với kẻ thù, nhằm khơi dậy và phát triển tính thiện ở con người.
Ngày nay, lịng bao dung độ lượng Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao:
“là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,
góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới”. (Cương lĩnh năm 2011, VKĐHĐ XI, Tr 83)
+ Cần cù, sáng tạo, giản dị, khiêm tốn.
* Lối sống cần cù làm nảy sinh sự sáng tạo. Trí sáng tạo của người Việt
Nam được thể hiện trong mọi lĩnh vực: Nông nghiệp, nghề thủ công, văn hóa
nghệ thuật, cơng trình kiến trúc, đánh giặc...
* Giản dị, khiêm tốn ở người Việt Nam là sống không cầu kỳ, hình thức,
sống nhún nhường, biết mình biết người; nhưng không chấp nhận cẩu thả, luộm
thuộm, tùy tiện.
+ Sống lạc quan, có tâm hồn mở rộng; tin vào thắng lợi và sự trường tồn
của đất nước.
Nhà thơ Huy Cận đã khái quát: Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững;
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa; Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng;
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hịa.
Tóm lại: bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam được thể hiện rõ nét trong
truyền thống yêu nước và truyền thống nhân văn. Đó là kết quả của sự nghiệp
dựng nước và giữ nước, trở thành động lực cơ bản phát triển bản chất người
trong mỗi con người Việt Nam, là mục tiêu và động lực quan trọng trong xây
dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
III. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC, VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN ĐỘI TA (Gồm 2 điểm)
1. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Khái quát: Chúng ta đang xây dựng CNXH trong thời đại mà khoa học công
nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, cùng với xu thế toàn cầu hóa ngày càng
8
tăng. Điều đó địi hỏi chúng ta phải có định hướng chung mang tính chiến lược và
những giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
a) Định hướng chung: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 2011
đã chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần
nhân văn, dân chủ, tiến bộ”. (Văn kiện Đại hội XI, Tr. 75)
- Mục đích: Để chuyển tải văn hóa, giữ gìn và phát triển các giá trị văn
hóa của cộng đồng lên một tầm cao mới, giúp cộng đồng hịa nhập vào trường
văn hóa rộng lớn để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng khơng
đánh mất mình.
- Thực chất của văn hóa tiên tiến: là sự tiếp nối những giá trị truyền thống
bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng gắn liền với CNXH và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Theo quan điểm của Đảng ta: tiên tiến là “yêu nước và tiến bộ mà nội dung
cốt lõi là lý tưởng ĐLDT và CNXH theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong
phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và
cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ vì nội dung tư tưởng mà
cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung”.
(Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BCHTW khóa VIII, Nxb CTQG, H. 1998, tr 55)
- Thực chất của văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: là những giá trị văn hóa
bền vững, những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun
đắp trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đó chính là: “lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ qc; lịng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...”(VKHNTW5/VIII, tr 56)
Như vậy: + Bản sắc dân tộc của nền văn hóa tiên tiến chính là những giá trị
tiêu biểu của truyền thống văn hóa dân tộc được tiếp tục phát triển trong sự nghiệp
xây dựng CNXH ở nước ta.
+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính
là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính tiên tiến và tính bản sắc, giữa
truyền thống và hiện đại.
* Tính tiên tiến và tính bản sắc có quan hệ thống nhất hữu cơ,
phản ánh các qui luật cơ bản của sự phát triển văn hóa. (qui luật sáng tạo văn hóa,
qui luật kế thừa văn hóa, qui luật giao thoa – tiếp biến văn hóa...)
9
* Truyền thống và hiện đại chính là sự kết nối văn hóa. Truyền
thống là tiền đề, nền tảng, chất liệu cho cái hiện đại; truyền thống chỉ có giá trị khi
nó đi vào đời sống hiện thực, thấm hơi thở của hiện đại. Sự thống nhất giữa truyền
thống và hiện đại được thực hiện thông qua qui luật kế thừa và tiếp biến văn hóa.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải gắn với
định hướng XHCN.
Tức là: phải ngăn chặn việc khôi phục các hủ tục lạc hậu, khắc phục tình
trạng mê tín dị đoan trong xã hội; văn hóa phải góp phần quan trọng vào sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước, phải trở thành động lực thực sự của sự phát triển KT-XH,
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
b) Những giải pháp cơ bản
- Kiểm kê tồn diện để quản lý có hiệu quả đối với những di sản văn hóa
tồn tại dưới dạng thái văn hóa vật thể.
+ Lịch sử của dân tộc ta chứa đựng vơ số di sản văn hóa q báu, nhưng
cịn rất nhiều giá trị chưa được nghiên cứu, đánh giá và phát huy, cho nên phải
tiến hành kiểm kê toàn diện tất cả những di sản văn hóa dân tộc.
+ Bản thân các di sản văn hóa dân tộc chỉ có giá trị hiện thực khi được
phát huy tác dụng như những thiết chế cơ sở vật chất – văn hóa. Cho nên, việc
kiểm kê tồn diện những di sản văn hóa phải được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ,
tôn tạo và khai thác sử dụng hợp lý, nhất là những di tích lịch sử - văn hóa và
cơng trình văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
+ Cần khắc phục hiện tượng nhân danh “bảo vệ di sản” để mưu lợi cá
nhân, “phục cổ” bừa bãi không gắn với mục đích giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và
phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sưu tầm, giới thiệu kho tàng văn hóa dân gian tồn tại dưới dạng thái phi
vật thể, và kế thừa, phát huy các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.
+ Việc sưu tầm, giới thiệu kho tàng văn hóa dân gian (mà hiện nay còn
một bộ phận khá lớn đang bị thất truyền) sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa
mới, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở “gạn đục khơi
trong”, kế thừa những giá trị cao đẹp trong di sản truyền thống của dân tộc.
+ Cần phát huy trách nhiệm toàn dân, mà trước hết là các cơ quan quản lý
văn hóa trong việc nghiên cứu, tổ chức khơi phục và đưa vào hoạt động một
cách phù hợp, có hiệu quả các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống: như các
lễ hội truyền thống, các nghi thức truyền thống, các mô thức tổ chức đời sống xã
hội truyền thống...
- Đưa nội dung bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc vào chương
trình giáo dục, đào tạo ở các cấp học.
10
+ Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Có bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
dân tộc sẽ góp phần xây dựng, ni dưỡng con người Việt Nam mới, đồng thời
mới phát triển được văn hóa dân tộc trong hiện tại và hướng tới tương lai.
+ Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc chính là sự giữ gìn, kế
thừa, phát huy và phát triển các sắc thái đa dạng, phong phú, sống động của các
di sản văn hóa trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.
+ Cơng tác giáo dục truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc phải được tiến
hành với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, để trang bị cho học sinh sinh
viên những hiểu biết về lịch sử văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, về truyền
thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, qua đó xây dựng lịng tự hào, tự tơn
dân tộc, đồng thời xác định đúng đắn vai trị trách nhiệm của mình trong thực
hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. (Liên hệ).
- Quy định rõ trách nhiệm của tất cả các tổ chức xã hội trong việc giữ gìn,
phát huy các di sản văn hóa dân tộc.
+ Việc qui định rõ trách nhiệm nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giữ gìn,
phát huy các di sản văn hóa dân tộc, đồng thời đấu tranh với những hành động vi
phạm di sản văn hóa dân tộc.
+ Đối với các cơ quan quản lý văn hóa, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức
xã hội, các phương tiện thơng tin đại chúng, các gia đình cần phát huy trách nhiệm
trong việc nâng cao dân trí về di sản văn hóa dân tộc và vấn đề bảo vệ di sản văn
hóa dân tộc, góp phần làm cho ý thức bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân
tộc thẩm thấu vào mỗi người dân, trở thành nhu cầu chính đáng và thiết yếu.
+ Đối với các cơ sở kinh tế, kinh doanh, dịch vụ, du lịch phải gắn hoạt động
kinh tế với trách nhiệm giữ gìn cảnh quan mơi trường, khơng được làm phương
hại tới các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ động phịng chống
âm mưu diễn biến hịa bình trên lĩnh vực văn hóa.
+ Hiện nay, việc mở rộng giao lưu văn hóa để tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại là một tất yếu; Nếu không giao lưu là trái qui luật, và sẽ làm cho truyền
thống bản sắc văn hóa dân tộc khơng thể bảo vệ và phát triển có hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải tiếp thu một cách ồ ạt tất cả mọi thứ, mà là tiếp thu
có chọn lọc những cái đẹp, phù hợp với đặc điểm, với thuần phong mĩ tục của
dân tộc Việt Nam, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ “biến dạng văn hóa”.
+ Hiện nay CNĐQ và các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến
lược “DBHB”, chúng xác định Việt Nam là một trọng điểm, chúng tiến hành
11
trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Cho nên để xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì phải chủ
động phịng chống âm mưu diễn biến hịa bình trên lĩnh vực văn hóa.
KẾT LUẬN
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chính bản sắc đó đã góp
phần làm cho Việt Nam trở thành đất nước độc lập có chủ quyền và vị thế ngày
càng tăng trên trường quốc tế. Trong tình hình thế giới hiện nay, việc xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định
hướng XHCN là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, vì vậy Qn đội
phải có trách nhiệm trong xây dựng và phát triển nền văn hóa theo định hướng
đó.
Một số vấn đề cần tập trung nghiên cứu:
1. Khái niệm bản sắc dân tộc của văn hóa, những nét tiêu biểu trong bản
sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam? Ý nghĩa.
2. Định hướng và những giải pháp cơ bản trong xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?