Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh bình phú - phòng giao dịch bình chánh (eximbank bình chánh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.63 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo được thực hiện sau một thời thực tập và nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu,
xem xét tình hình cho vay cũng như thẩm định tín dụng của Bộ phận tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú – PGD Bình Chánh
(Eximbank Bình Chánh), trên cơ sở những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại ĐH Hùng Vương TPHCM và sự hướng dẫn
tận tình chu đáo của Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Trước hết, em xin gửi lời biết ơn chân thành tới Cha, Mẹ em - người đã có công
sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục em nên người, tạo điều kiện cho em trong suốt 4
năm được học hành tới nơi tới chốn, không phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền để
em chuyên tâm vào học hành, không để thua bạn bè, anh chị em dòng họ.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi
nhánh Bình Phú – PGD Bình Chánh (Eximbank Bình Chánh) – Anh Lê Minh Hữu,
Chú Trần Vũ Minh Đạt, chị Hồ Lệ Hương, anh Nguyễn Nhật Trường cùng toàn thể
các anh, chị nhân viên khác trong PGD Eximbank Bình Chánh đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Và đặc biệt hơn nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Vĩnh
Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin
kính chúc các anh chị và thầy Nguyễn Vĩnh Hùng được nhiều sức khoẻ, niềm vui,
hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống và thành công trong công việc.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn thiếu, chuyên đề này không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của thầy và
anh chị trong Ngân hàng để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Phạm Quyết Thắng Trang 1/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài: “Quy trình thẩm định tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú -
Phòng Giao dịch Bình Chánh (Eximbank Bình Chánh)”
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP


KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHÚ - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH
CHÁNH
1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi Eximbank
1.1.3. Một số thành tựu và giải thưởng đạt được
1.2. Giới thiệu khái quát Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình
Phú - Phòng Giao dịch Bình Chánh
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam –
Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao dịch Bình Chánh (2010 – 2012)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHÚ -
PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH CHÁNH
2.1. Tình hình Huy động và Cho vay của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam –
Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao dịch Bình Chánh (2010 – 2012)
2.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi
nhánh Bình Phú - Phòng Giao dịch Bình Chánh
2.2.1. Giai đoạn thẩm định
2.2.2. Giai đoạn duyệt hồ sơ xin vay
2.2.3. Giai đoạn xử lý hồ sơ và làm thủ tục cho vay
2.2.3.1. Xử lý hồ sơ
2.2.3.2. Làm thủ tục cho vay
2.3. Phân tích và đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao dịch Bình Chánh (2010 – 2012)
2.4. Kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu còn tồn tại
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Hạn chế

2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH PHÚ – PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH CHÁNH
Phạm Quyết Thắng Trang 2/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
* Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh
Bình Phú – Phòng Giao dịch Bình Chánh trong năm tới
1. Cơ hội và thách thức
2. Định hướng phát triển
* Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú – Phòng Giao
dịch Bình Chánh
3.2.1.Hoàn thiện nội dung, quy trình của công tác thẩm định tín dụng
3.2.2.Hoàn thiện thẩm định tư cách khách hàng
3.2.3.Hoàn thiện về thẩm định tài sản đảm bảo
3.2.4.Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tín dụng
3.2.5.Tăng cường công tác kiểm soát,kiểm tra
* Kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín
dụng
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Phạm Quyết Thắng Trang 3/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Phạm Quyết Thắng Trang 4/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài:
Ông Takeshi Hachimura - Vụ phó Quốc tế Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

(BOJ), Cố vấn trưởng của dự án hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực Ngân hàng Nhà
nước do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đã từng nói: “Nếu ví nền
kinh tế của một quốc gia như cơ thể con người thì tiền tệ được xem như các mạch máu
và hệ thống ngân hàng là trái tim - nơi kiểm soát và “bơm” máu đến các bộ phận của
cơ thể”. Thật vậy, sau hơn 20 năm đất nước thực hiện Đổi mới, hệ thống ngân hàng
Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình, là kênh cơ bản
cung ứng vốn cho nền kinh tế đất nước. Hoạt động ngân hàng ở nước ta đã đạt được
những thành tựu hết sức nhanh chóng, đem lại nhiều tiện ích cho người dân, thúc đẩy
chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngân hàng Thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất
trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính - tiền tệ với 3 nghiệp vụ chính: nghiệp vụ nợ (huy động tạo nguồn vốn), nghiệp
vụ có (sử dụng vốn) và nghiệp vụ trung gian thanh toán. Giữa 3 nghiệp vụ này có một
mối liên hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Thương mại, là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng
nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thực tế những năm gần đây cho thấy khi thị trường
Bất Động Sản đóng băng, Chứng khoán cũng theo đó mà chững lại, các nhà đầu tư
Bất Động Sản hoàn thành dự án xong nhưng không bán được nhà. Ngân hàng cũng
lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cho vay nhưng không thu hồi được vốn, nợ nghi ngờ,
nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn tiếp tục gia tăng. Để đảm bảo Ngân hàng có thể
thu hồi được vốn cho vay thì các hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều
kiện theo quy định và quá trình thẩm định của Ngân hàng. Do vậy thẩm định tín dụng
là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trước khi Ngân hàng cấp vốn cho khách hàng
vay. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đều có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn
cao do việc cho vay nhưng đã hết hạn mà vẫn chưa thu hồi được. Điều này ảnh hưởng
xấu tới doanh thu, chất lượng tín dụng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Chính vì lý do này, cùng với việc mong muốn được đi sâu nghiên cứu công tác
thẩm định tín dụng của Ngân hàng, nên em quyết định chọn đề tài: “Quy trình thẩm
định tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao dịch Bình
Chánh (Eximbank Bình Chánh)” làm Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Phạm Quyết Thắng Trang 5/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
LỜI NÓI ĐẦU
2) Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
công tác thẩm định tín dụng.
3) Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định tín dụng.tại Eximbank Bình Chánh
4) Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao dịch Bình Chánh giai đoạn
2010 - 2012
5) Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở dữ liệu, quy trình, quy định thu thập được trong quá trình thực tập
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao
dịch Bình Chánh; kiến thức chuyên ngành từ các Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng
Thương mại, Thẩm định Tín dụng; các chỉ dẫn của các anh, chị tại Phòng Giao dịch
và thông tin trên các trang web điện tử.
Sử dụng phương pháp phân tích số liệu, so sánh kết hợp thống kê; minh hoạ
bằng các bảng, biểu đồ.
6) Kết cấu báo cáo thực tập:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHÚ - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH
CHÁNH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHÚ -
PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH CHÁNH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH PHÚ - PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH CHÁNH
Phạm Quyết Thắng Trang 6/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
TMCP Thương mại Cổ phần
USD Dollar Mỹ
VND Việt Nam Đồng
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam
Eximbank Bình Chánh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Bình Phú - Phòng Giao
dịch Bình Chánh
PGD Phòng Giao dịch
EIB Vietnam Export Import Bank
TGĐ Tổng Giám đốc
EBT Ebit Before Tax (Lợi nhuận trước Thuế
Cty Công ty
CN Chi nhánh
VCSH Vốn chủ sở hữu
TNHH Trách nhiệm Hữu hạn
VLĐ Vốn lưu động
VĐL Vốn Điều lệ
HĐTD Hợp đồng Tín dụng
BCTC Báo cáo Tài chính
TSĐB Tài sản Đảm bảo
CIC Credit Information Center
Trung tâm Thông tin Tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
Biểu đồ
Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước Thuế Eximbank Bình Chánh (2010 – 2012) 15

Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn từ các kênh huy động 17
Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng vốn theo thời hạn cho vay 19
Bảng
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các kênh huy động 17
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng vốn theo thời hạn cho vay 19
Phạm Quyết Thắng Trang 7/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ EXIMBANK BÌNH CHÁNH
1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng TMCP
đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng
VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi
tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt
13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn
nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp
cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao
dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia
trên thế giới.
Phạm Quyết Thắng Trang 8/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi Eximbank

- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND,
ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà
nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay
sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với
các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ
hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực
hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn
với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard,
thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế
Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,
nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế,
thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước )
- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
- Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook
Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và
tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
1.2. Một số thành tựu và giải thưởng đạt được
Năm 2012:
- Tháng 3/2012 Eximbank đạt Giải Báo cáo thường niên Xuất Sắc 2011 do Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM trao tặng.
- Tháng 4/2012 Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được Thời Báo kinh tế Việt Nam
bình chọn liên tiếp trong nhiều năm.

- Ngày 19/05/2012 ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự được
bình chọn trong Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”. Đây là
chương trình khảo sát chuyên sâu và xếp hạng doanh nghiệp thường niên do Tạp chí
Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức nhằm tìm kiếm 50 doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm Quyết Thắng Trang 9/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh
- Tháng 7/2012, Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh
vực tài chính quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới.
- Tháng 8/2012 Eximbank tiếp tục được tạp chí AsiaMoney – một tạp chí tiếng Anh uy
tín tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất
Việt Nam năm 2012”. Đây là một động lực lớn để Eximbank tiếp tục củng cố, nâng
cao vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2011:
- Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award)
năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .
- Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm
2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao
tặng danh hiệu này cho Eximbank.
- Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình
chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Năm 2010:
- Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award)
năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .
- Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán quốc tế và
quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng.
- Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất”
do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng.
- Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình
chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.

- Tháng 6/ 2010, Eximbank đoạt giải thương thương hiệu chứng khoán uy tín năm
2010.
- Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc nhất năm
2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng.
-
Phạm Quyết Thắng Trang 10/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh
1.3. Giới thiệu khái quát Eximbank Bình Chánh
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú - Phòng
Giao dịch Bình Chánh (gọi tắt là Eximbank Bình Chánh) được thành lập theo Quyết
định số 67/2010/EIB/QĐ-HĐQT vào ngày 24/02/2010 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Eximbank Bình Chánh chính thức đi vào hoạt động
từ tháng 5/2010 với tên gọi chính thức: Chi nhánh Eximbank Bình Phú - Phòng Giao
dịch Bình Chánh. Phòng Giao dịch đặt tại địa chỉ: B9/27 Ấp 2, Quốc lộ 1A, Xã Bình
Chánh, Huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Từ khi thành lập cho đến nay (2010 – 2013), Eximbank Bình Chánh đã có
những đổi mới, đóng góp đáng kể, góp một phần không nhỏ trong công cuộc phát
triển của Eximbank CN Bình Phú nói riêng và Eximbank nói chung.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu nhân sự:
Bộ phận Tín dụng: 2 người
Bộ phận Dịch vụ Khách hàng: 2 người
Bộ phận Ngân quỹ: 2 người
Phạm Quyết Thắng Trang 11/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Phó Phòng Giao dịch
Trưởng Phòng Giao dịch
Bộ phận Tín dụng Bộ phận Dịch vụ Khách hàng
Bộ phận Ngân quỹ
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
* Trưởng Phòng Giao dịch
Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của PGD, là người đại diện và chịu
trách nhiệm hoạt động kinh doanh của PGD, nhận nhiệm vụ, chỉ tiêu từ Chi nhánh
Bình Phú giao.
* Phó Phòng Giao dịch
Hỗ trợ Trưởng phòng, thực hiện công việc kiểm soát do Trưởng phòng giao.
* Bộ phận Tín dụng
Tiếp thị và phát triển khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế ) có
nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán và các tiện ích khác).
Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn bằng hồ sơ pháp lý, hồ sơ thu nhập
cá nhân, hồ sơ bán hàng, hồ sơ chứng minh mục tiêu kinh doanh,…
Soạn thảo văn bản tín dụng.
* Bộ phận Dịch vụ Khách hàng
Hỗ trợ công việc của Trưởng phòng, Phó Phòng Giao dịch giao
Hỗ trợ các bộ phận khác.
Tư vấn, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ huy động vốn, bảo lãnh, chiết khấu,
giải quyết những thắc mắc, thực hiện ký các biên bản giao dịch, giấy nộp tiền, gửi tiền
tiết kiệm, hợp đồng mở thẻ thanh toán, hạch toán, theo dõi số dư tài khoản tiết kiệm
của khách hàng
* Bộ phận Ngân quỹ
Bộ phận Ngân Quỹ có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ thu chi tiền mặt (thu nợ,
nộp vào tài khoản, tiết kiệm, bán ngoại tệ, cho vay, chi phí, đổi ngoại tệ, thanh toán
thẻ…) từ các bộ phận khác, yêu cầu các chứng từ phải đi kèm với bảng kê phân loại
tiền thu chi. Tổ chức việc thu chi tiền mặt, kinh doanh vàng miếng (Eximbank được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép Kinh doanh mua, bán vàng miếng)
Phạm Quyết Thắng Trang 12/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Bình Chánh (2010 – 2012)

Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước Thuế Eximbank Bình Chánh (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Số liệu tương đối tại Eximbank Bình Chánh)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận trước Thuế của Eximbank Bình Chánh
không ngừng phát triển và tăng lên qua các năm 2010, 2011, 2012
Năm 2010 lợi nhuận trước Thuế của PGD là 0.6 tỷ đồng dù PGD mới thành lập.
Tới 2011, lợi nhuận trước Thuế của PGD đạt 0.91 tỷ đồng, tăng 0.31 tỷ đồng so
với năm 2010 (150%) . Lý giải cho sự gia tăng này là lợi nhuận trước Thuế của
Eximbank Bình Chánh cải thiện được tình hình cho vay và huy động tiền gửi, tăng
cường tiếp thị, phát triển và thông qua thư ngỏ, gọi điện thoại và các mối liên hệ từ
khách hàng cũ giới thiệu.
Năm 2012, 1 năm tình hình kinh tế khó khăn, đánh dấu 1 bước chững lại của
ngành Ngân hàng, các Ngân hàng nhỏ và lẻ phải hợp nhất, sát nhập vào các Ngân
hàng lớn để tồn tại, các Ngân hàng lớn cũng cơ cấu lại bộ máy, giảm bớt nhân viên,…
Lợi nhuận của PGD có tăng nhưng không còn gấp 2 gấp 3 lần như những năm trước,
năm 2012, EBT của PGD là 1.49 tỷ đồng.
Phạm Quyết Thắng Trang 13/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Năm
Tỷ đồng
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Eximbank Bình Chánh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương 1, báo cáo đã đưa ra được những giới thiệu khái quát về Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), về lịch sử hình thành và phát
triển, lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm dịch vụ mà Eximbank cung cấp, các giải
thưởng mà Eximbank nhận được trong vòng 3 năm 2010 – 2012.
Tiếp theo giới thiệu cụ thể hơn về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức, nhiệm vụ chức năng của các bộ phận, thu thập số liệu và phân tích về tình hình
hoạt động kinh doanh của Eximbank Bình Chánh (2010 – 2012) - Đơn vị em thực tập,
quan sát, lấy số liệu để viết tiếp chương 2.

Phạm Quyết Thắng Trang 14/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
EXIMBANK BÌNH CHÁNH
2.1. Tình hình Huy động và Cho vay của Eximbank Bình Chánh (2010 – 2012)
2.1.1. Tình hình huy động vốn tại Eximbank Bình Chánh
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo các kênh huy động
Đơn vị tính: Tỷ đồng
NGUỒ
N VỐN
HUY
ĐỘNG
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
SS
tiền
SS tỷ
trọng
SS

tiền
SS tỷ
trọng
Tiền gửi
từ dân
cư và
TCKT
49.
5
90.0% 58.2 91.1% 70.3 88.3% 8.7 17.58%
12.
1
20.79%
Nguồn
vốn huy
động
khác
5.5 10.0% 5.7 8.9% 9.3 11.7% 0.2 3.64% 3.6 20.79%
Tổng
55.
0
100% 63.9 100% 79.6 100% 8.9 16.18%
15.
7
24.57%
(Nguồn: Số liệu tương đối tại Eximbank Bình Chánh)
Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn từ các kênh huy động
Phạm Quyết Thắng Trang 15/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
Nhận xét:

Eximbank Bình chánh bắt đầu hoạt động từ 5/2010, với bao khó khăn và những
thách thức đặt ra cho một PGD mới thành lập nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy,
nguồn huy động vốn của Eximbank Bình Chánh liên tục tăng qua các năm. Nguồn vốn
huy động từ dân cư và các TCKT từ 49.5 tỷ đồng (chiếm 90%) năm 2010 đã tăng lên
58.2 tỷ đồng (chiếm 91.1%) năm 2011 và tăng mạnh những 70.3 tỷ đồng (chiếm
88.3%) năm 2012
Điều này chứng tỏ, trong suốt 3 năm qua, Eximbank Bình Chánh đã có những
cải thiện đáng chú ý về sản phẩm, dịch vụ, thái độ phục vụ, khách hàng ngày càng biết
đến thương hiệu Eximbank và lượng khách hàng từ dân cư và TCKT gửi tiền tại
Eximbank Bình Chánh ngày càng nhiều.
Khi lượng tiền gửi từ tầng lớp dân cư và TCKT chiếm đa số lượng tiền huy
động và liên tục tăng qua các năm thì lượng tiền huy động từ các thành phần kinh tế
khác cũng tăng không kém. Bằng chứng là khi mới thành lập, lượng tiền huy động
khác là 5.5 tỷ đồng (chiếm 10.0%) năm 2010, tăng rất ít 5.7 tỷ đồng (chiếm 8.9%)
năm 2011 và tăng mạnh lên tới 9.3 tỷ đồng (chiếm 11.7%%) năm 2012.
Tất cả những thay đổi trên có thể thấy qua số liệu so sánh: 2011/2010,
2012/2011. 2011/2010 lượng tiền huy động tăng mạnh 8.7 tỷ đồng (chiếm 17.58%),
2012/2011 là 12.1 tỷ đồng (chiếm 20.79%)
Phạm Quyết Thắng Trang 16/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
2.1.2. Tình hình sử dụng vốn tại Eximbank Bình Chánh
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng vốn theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
SỬ
DỤN
G
VỐN
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số
tiền

Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
SS
tiền
SS tỷ
trọng
SS
tiền
SS tỷ
trọng
Dư nợ
cho
vay
Ngắn
hạn
23.
2
40.0
%
29.5
3
47.1

%
27.
8
44.0
%
6.33 27.3% -1.73 -5.9%
Dư nợ
cho
vay
Trung
và dài
hạn
34.
8
60.0
%
33.1
7
52.9
%
35.
4
56.0
%
-1.63 -28.2% 2.23 6.7%
Tổng
Dư nợ
cho
vay
58.

0
100% 62.7 100%
63.
2
100% 4.7 8.1% 0.5 6.7%
(Nguồn: Số liệu tương đối tại Eximbank Bình Chánh)
Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng vốn theo thời hạn cho vay
Phạm Quyết Thắng Trang 17/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình sử dụng vốn của Eximbank Bình
Chánh đồng đều cả ở cho vay Ngắn hạn và cho vay Trung và Dài hạn, ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, bất động sản đóng băng, nợ xấu kéo dài và
các khác nợ khó đòi ngày càng tăng nhưng dư nợ cho vay của Ngân hàng vẫn liên tục
tăng qua các năm, thể hiện ở:
Dư nợ cho vay Ngắn hạn năm 2010 là 23.2 tỷ đồng (chiếm 40%), năm 2011
tăng lên 29.53 tỷ đồng (chiếm 47.1%) và giảm nhẹ vào 2012 là 27.8 tỷ đồng (chiếm
44.0%)
Dư Nợ cho vay Trung và Dài hạn cũng tăng, chủ yếu là của Doanh nghiệp thích
vay Trung và Dài hạn theo hạn mức tín dụng để có vốn luân chuyển lưu động. Dư nợ
cho vay Trung và Dài hạn tăng ở một mức không lớn lắm. Năm 2010, dư nợ vay
Trung và Dài hạn là 34.8 tỷ đồng (chiếm 60%), giảm nhẹ vào năm 2011 là 33.17 tỷ
đồng (chiếm 52.9%), và tăng nhẹ vào 2012 là 35.4 tỷ đồng (chiếm 56.0%)
Phạm Quyết Thắng Trang 18/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
2.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
Việc thẩm định và cho vay là khâu quan trọng đầu tiên, quyết định hiệu quả sử
dụng vốn đúng mục đích yêu cầu góp phần sản xuất, lưu thông hàng hóa, phát triển
kinh tế, đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh được rủi ro hoặc giảm thiểu rủi
ro, tổn thất.

Chất lương tín dụng được biểu hiện ở việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích,
yêu cầu phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế có hiệu quả cho nền
kinh tế tăng trưởng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sử dụng vốn và cho cả Ngân
hàng cung ứng vốn tránh được rủi ro tổn thất và/hoặc ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY:
Việc thẩm định cho vay phải thực hiện qua 3 giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ xin vay và nghiên cứu, khảo sát, tính toán thẩm định.
- Giai đoạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định việc cho vay.
- Giai đoạn xử lý hồ sơ và làm thủ tục cho vay.
2.2.1. Giai đoạn thẩm định: Tiếp nhận hồ sơ xin và thẩm định
- Nhận đơn xin vay cùng các tài liệu cần thiết như:
+ Phương án sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Các đề nghị về tài sản thế chấp, cầm cố.
- Tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin:
+ Từ khách hàng (cũ, mới) về:
 Các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh.
 Các triển vọng, các kế hoạch trong sản xuất kinh doanh.
 Thông báo cho khách hàng về các thể lệ tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước, của
Ngân hàng ta.
 v.v…
+ Trong nội bộ:
 Thông tin tín dụng
 Bộ phận kiểm tra
 Các phòng khác (Thanh toán quốc tế, Kế toán,…)
 Trung tâm thông tin Tín dụng
- Xem xét sơ bộ các điều kiện vay vốn (chú ý tư cách pháp nhân của các bên có liên
Quan), phạm vi vay vốn, thời hạn xin vay v.V… (bảo đảm thực hiện những quy định
chung trong thể lệ tín dụng).
- Phân tích tình hình tài chính

Căn cứ Bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả tài chính, nhập số liệu vào
máy tính tập tin PTTC.xls (một số công việc về phân tích tình hình tài chính sẽ được
Phạm Quyết Thắng Trang 19/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
cài đặt sẵn trong máy vi tính và sẽ được tự động tính toán sau khi nhập số liệu) để
tính:
+ Giá trị thực vốn
+ Các tỉ số tài chính chủ yếu
+ Lưu chuyển tiền tệ
- Phân tích thị trường, công nghệ, sản xuất, sản phẩm, đánh giá tình hình quản lý
của khách hàng:
+ Căn cứ phương án sản xuất kinh doanh: mặt hàng, nhu cầu thị trường, hiệu quả, chu
kỳ của một vòng sản xuất kinh doanh.
+ Làm rõ nguồn trả nợ: từ hàng xuất khẩu, từ hàng nhập khẩu
+ Mục đích vay có phù hợp với:
 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
 Chính sách kinh tế
 Chính sách tín dụng
+ Nếu cho vay ngoại tệ: xét khả năng cho vay ngoại tệ, phù hợp chính sách quản lý
ngoại hối.
+ Trường hợp cho vay trên bộ chứng từ xuất khẩu, xem xét bộ chứng từ hoàn toàn phù
hợp L/C.
- Xếp loại khách hàng: Tạm thời áp dụng xếp loại tự động theo mẫu phân tích tài
chính đã được cài đặt trong máy vi tính trong khi chờ đợi nghiên cứu phân loại doanh
nghiệp vay vốn theo hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước.
- Xem xét tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm nợ vay và thẩm định giá trị tài sản thế
chấp, cầm cố (theo quy định tại Hướng dẫn số 423/EIB-TGĐ ngày 4.10.1997).
- Lập tờ trình cho cấp có thẩm quyền quyết định việc cho vay (theo mẫu).
2.2.2. Giai đoạn duyệt hồ sơ cho vay:
- Trưởng Phòng Tín Dụng: nghiên cứu hồ sơ xin vay và tờ trình của cán bộ tín dụng, cho ý

kiến:
+ Những vấn đề chưa rõ cần làm rõ
+ Những vấn đề cần bổ sung.
Lưu ý: Trưởng Phòng Tín Dụng phải cho ý kiến thật rõ ràng và có trách nhiệm
hướng dẫn cán bộ tín dụng làm để hoàn chỉnh hồ sở trình duyệt. Cán bộ tín dụng tiếp
thu ý kiến của Trưởng Phòng Tín Dụng làm lại hồ sơ hoàn chỉnh để trình lại.
- Trưởng Phòng Tín Dụng ghi ý kiến của mình và ký tên trình cho cấp có thẩm quyền quyết
định (Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, Phó Giám Đốc). Cần làm rõ ý
kiến của mình:
+ Đồng ý với kiến nghị của Cán bộ tín dụng (đồng ý hoặc không đồng ý cho vay)
Phạm Quyết Thắng Trang 20/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ cho vay:
+ Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc (Hội sở Trung Ương), Giám Đốc, Phó Giám
Đốc (chi nhánh), tùy theo sự phân công đặc trách, có trách nhiệm nghiên cứu và
phê duyệt hồ sơ cho vay.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa rõ ràng cần xem xét thêm, cần ghi rõ ý kiến chỉ đạo để
Trưởng Phòng Tín Dụng và Cán Bộ Tín Dụng nghiên cứu, khảo sát lại và bổ sung hồ
sơ đầy đủ để xét duyệt.
+ Trong phạm vi thẩm quyền quyết định, phê duyệt cho vay hoặc không cho vay, cần
nêu rõ lý do.
+ Hồ sơ xin vay với số tiền vượt quá thẩm quyền quyết định, cần nêu rõ lý ý kiến của
mình vào tờ trình chuyển lại cho Trưởng Phòng Tín Dụng chuẩn bị xếp lịch trình Hội
Đồng Tín Dụng quyết định.
2.2.3. Giai đoạn xử lý hồ sơ và làm thủ tục cho vay
2.2.3.1. Xử lý hồ sơ:
Cán Bộ Tín Dụng căn cứ vào hồ sơ xin vay đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt để xử lý:
- Nếu không cho vay (đã ghi rõ lý do), cần trực tiếp trao đổi với khách hàng xin vay, giải
thích việc không cho vay.

+ Nếu khách hàng khiếu nại, giãi bày rõ trường hợp thấy có nhân tố mới, có thể xem
xét bổ túc hồ sơ làm thủ tục trình lại cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Trong trường hợp cần thiết có thể Trưởng Phòng Tín Dụng trực tiếp giải thích cho
khách hàng về trường hợp không cho vay, và đồng thời có thể cùng với Cán Bộ
Tín Dụng và khách hàng trao đổi lại với nhau.
+ Đối với trường hợp đặc biệt, có thể thu xếp cho cấp có thẩm quyền quyết định tiếp
xúc giải thích trực tiếp với khách hàng.
+ Nếu khách hàng chấp nhận việc không cho vay của Ngân hàng ta thì hoàn trả lại
hồ sơ xin vay cho khách hàng (lưu giữ lại tờ trình nội bộ và xếp hồ sơ).
- Nếu cho vay với các điều kiện được ghi rõ trong tờ trình hoặc yêu cầu thêm các điều
kiện khi được duyệt, Cán Bộ Tín Dụng phải phối hợp với khách hàng thực hiện đầy đủ
các điều kiện yêu cầu trước khi làm thủ tục cho vay.
- Thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay của Ngân Hàng ta.
- Thỏa thuận với khách hàng về các điều khoản hợp đồng tín dụng, thời gian cho vay,
mức cho vay, cách thức nhận tiền vay, các điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo, v.v ….
- Lập biên bản định giá tài sản thế chấp, cầm cố (theo Hướng dẫn số 423/EIB-TGĐ
ngày 4.10.1997).
- Soạn thảo các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng Thế chấp / Cầm cố
(theo mẫu quy định).
Phạm Quyết Thắng Trang 21/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
2.2.3.2. Làm thủ tục cho vay:
- Ký hợp đồng tín dụng (theo mẫu)
- Tiến hành các thủ tục về thế chấp / cầm cố.
- Giải ngân cho vay (món đầu tiên)
- Lập lịch thanh toán nợ (nếu có nhiều phân kỳ trả nợ)
- Vào sổ theo dõi tín dụng
- Lập bìa hồ sơ tín dụng theo từng Hợp đồng tín dụng và lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng vào
bìa Tín Dụng (theo mẫu).
- Chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho vay cho bộ phận kiểm tra thu hồi vốn.

Phạm Quyết Thắng Trang 22/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
2.3. Phân tích và đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
(2010 – 2012)
2.3.1. Phân tích và đánh giá công tác thẩm định tín dụng cho vay đối với khách
hàng Doanh Nghiệp
2.3.1.1. Công tác thẩm định tín dụng trong “cho vay bằng ngoại tệ”
a) Xem xét đối tượng khách hàng (doanh nghiệp xin vay):
- Doanh nghiệp xin vay có đủ tư cách pháp nhân để quan hệ tín dụng với Ngân hàng
hay không.
- Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp xin vay với Ngân hàng có từ bao giờ, tốt, xấu
(đánh giá sự tin cậy đối với doanh nghiệp qua mối quan hệ vay trả từ trước đến nay).
- Dư luận chung đối với doanh nghiệp xin vay có điều gì đáng quan tâm lo lắng hay
không (Nghe, hoặc không nghe các lượng thông tin về doanh nghiệp xin vay. Đánh
giá về những lượng thông tin đó như thế nào, v.v…).
- Người đứng tên đơn xin vay có đủ tư cách pháp nhân hay không. Nếu là người được
ủy quyền đại diện doanh nghiệp xin vay phải có đầy đủ và hợp lệ về Giấy ủy quyền.
b) Xem xét số tiền xin vay và thời hạn trả nợ.
- Số tiền xin vay bằng ngoại tệ gì (Đô la Mỹ, Franc Pháp, Yên Nhật v.V….), số tiền bao
nhiêu (nhiều, ít, to, nhỏ).
- Thời hạn trả nợ bao lâu, dài (12 tháng), ngắn (3 tháng, 6 tháng v.V…)
- Loại ngoại tệ xin vay có thích hợp hay không, có khả năng tái tạo ra loại ngoại tệ vay
để trả được nợ hay không. Tình hình biến động và khả năng biến động của loại ngoại
tệ vay như thế nào, có lợi hại như thế nào (ví dụ: vay đồng Yên Nhật lúc vay tỷ giá
250 Yen = 1 USD, lúc trả nợ 100 Yen = 1 USD, như vậy trả nợ 250 Yen phải mất 2,5
USD rất bất lợi v.v…).
- Số tiền xin vay nhiều hay ít, nếu vay nhiều thì khả năng sử dụng như thế nào, gắn với
thời gian trả nợ bao lâu có thực hiện được hay không. Số tiền xin vay có vượt quá tỷ
lệ cho vay được phép hay không (không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng ta).
Số tiền xin vay còn được phép cho vay trong mức tín dụng Hội sở Trung ương đã

phân bố theo hạn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
c) Xem xét mục đích của việc sử dụng vốn vay:
Eximbank chỉ cho vay ngoại tệ để nhập hàng, tức nhiên doanh nghiệp xin vay
cũng để thanh toán tiền hàng nhập. Nhưng mục đích của việc nhập hàng để làm gì?
Cần xem xét nhập hàng để làm gì mới có cơ sở để xem xét và tính toán khả năng tiêu
thụ để đến hạn thu hồi được vốn cho vay.
Doanh nghiệp nhập hàng, có thể dùng vào các mục đích sau đây:
- Nhập hàng để bán lại trong nước;
- Nhập hàng để bán lại nước khác;
Phạm Quyết Thắng Trang 23/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
- Nhập hàng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa bán lại trong nước hoặc xuất khẩu;
- Nhập hàng để gia công bán lại thành phẩm.
Mỗi hình thức kinh doanh từ nguồn vốn vay ngân hàng khác nhau mà hiệu quả
và kết quả cũng không giống nhau. Cho nên, phải xem xét cụ thể từng hình thức kinh
doanh và điều kiện thực hiện của từng hình thức kinh doanh để quyết định việc cho
vay.
d) Xem xét điều kiện cho rút vốn vay:
Khi ngân hàng cho vay ngoại tệ để nhập hàng, phải nắm chắc là khi nào có thật
hàng hóa nằm trong tay và hoặc đảm bảo là hàng hóa được nắm trong tay mới cho rút
vốn vay để thanh toán. Do vậy ngân hàng cho vay và cho rút vốn vay với điều kiện
được đảm bảo sau đây:
- Hàng hóa đã thực về tới cảng, làm được thủ tục với hải quan và quy cách phẩm chất
số lượng hoàn toàn phù hợp với hợp đồng (đáp ứng đúng yêu cầu khi trình ngân hàng
xin vay với phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả). Tức là hàng đã được nhận và
phải cho rút vốn vay để thanh toán đối ngoại;
- Hoặc mở L/C nhập hàng, khi người bán hàng nước ngoài giao hàng, xuất trình chứng
từ hoàn toàn phù hợp L/C (theo UCP 500) phải thanh toán đối ngoại, thì cho rút vốn
vay để thanh toán.
e) Xem xét việc thực hiện đảm bảo vốn cho vay

Khi thẩm định cho vay, ta đã nghiên cứu tình hình và các điều kiện thực hiện để
đảm bảo vốn cho vay. Nhưng khi cho vay, phải có vật chất đảm bảo vốn cho vay bằng
thế chấp và cầm cố (theo quy chế về thế chấp cầm cố đã hướng dẫn thực hiện).
Phạm Quyết Thắng Trang 24/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank Bình Chánh
2.3.1.2. công tác thẩm định tín dụng trong “cho vay bằng đồng Việt Nam để
mua nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu sản xuất sản phẩm hàng hóa:
a) Xem xét đối tượng khách hàng (Doanh nghiệp xin vay)
Thực hiện giống như công tác xem xét khách hàng xin vay bằng ngoại tệ
b) Xem xét số tiền xin vay và thời hạn trả nợ:
Số tiền xin vay là bao nhiêu và thời hạn trả nợ là bao lâu, cần xem xét từ 2 mặt
sau đây để quyết định:
Mặt thứ nhất: Số tiền xin vay và thời hạn trả nợ phải nằm trong khuôn phép
quy định:
- Số tiền cho vay nằm trong hạn mức tín dụng do ngân hàng Nhà nước phê duyệt và hội
sở Trung ương phân bổ trong từng thời kỳ.
- Thời hạn cho vay không vượt quá 12 tháng.
Mặt thứ hai: Số tiền xin vay và thời hạn trả nợ phải phù hợp với mục đích sử
dụng trong khả năng của một chu kỳ sản xuất:
- Nếu vay vốn sử dụng cho một nhu cầu duy nhất là “nguyên liệu” thì xem xét công
suất của thiết bị máy móc để tính toán nhu cầu thực tế của nguyên liệu cho một chu kỳ
sản xuất.
Nếu vay vốn sử dụng cho nhiều nhu cầu: nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, bao
bì v.V…, thì ngoài việc xem xét công suất của thiết bị để tính toán nhu cầu cần thiết
thực tế cho một chu kỳ sản xuất còn phải tính tỷ lệ tham gia cấu thành sản phẩm của
nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu, bao bì v.V… tương ứng với qui trình sản xuất cho
phù hợp, tránh thừa hoặc thiếu một nhu cầu ảnh hưởng đến qui trình sản xuất, gây hậu
quả không sản xuất được sản phẩm đúng chất lượng và đúng thời gian, tác động xấu
đến khả năng đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cho vay.
c) Xem xét điều kiện cho rút vốn vay:

Việc cho rút vốn vay phải phù hợp với nhu cầu của qui trình sản xuất trong một
chu kỳ sản xuất.
Để đảm bảo cho chu kỳ sản xuất không ngừng tái diễn liên tục, cần phải có
nguyên, nhiên, phụ liệu v.V… (dưới đây gọi tắt là vật tư) đủ cho qui trình sản xuất
của một chu kỳ tiếp nối.
Tùy tình hình thực tế của từng doanh nghiệp sản xuất mà có nhu cầu:
- Cho sản xuất hiện tại.
- Và/hoặc dự trữ cho chu kỳ tiếp theo.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp sản xuất mà xem xét cho rút vốn
vay:
- Mua vật tư một lần ngay từ đầu cho một chu kỳ sản xuất.
- Mua vật tư nhiều lần, phân kỳ theo tiến độ sản xuất.
- Mua vật tư dự trữ cho chu kỳ sản xuất tiếp nối.
Phạm Quyết Thắng Trang 25/63 GVHD: TS Nguyễn Vĩnh Hùng

×