Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 23 trang )

ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
BÀI TẬP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Đề tài: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Nhóm thực hiện: Nhóm DMF_A2_CD_KII_FTU
Nguyễn Bình Minh
Nguyễn Hoàng
Vũ Thu Phương
Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Phương Thảo
Nguyễn Thuỳ Linh
Võ Thị Bảo Ngọc
Nguyễn Ngọc Mai
Nguyễn Thị Thanh Tú
Trần Quang Huy
Hoàng Thành Đạt
A.Phần mở đầu
I/ Đ ặt v ấn đ ề
Đến thời điểm này, quá trình hội nhập kinh tế thé giới của Việt Nam diễn ra một cách
mạnh mẽ. Bên cạnh nỗi lo cạnh tranh của các doanh nghiệp, nông dân nước ta cũng đang
đứng trước một thách thức không nhỏ. Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản
hàng hóa là biện pháp sống còn để hội nhập, trong đó, không thể thiếu vai trò của công
nghệ. Làm thế nào để đưa sản phẩm công nghệ đến tay nông dân là một thực tế gắt gao
đang đặt ra.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp
khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta. Trên cơ sở xây dựng mối
liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân, các cơ quan nghiên cứu đã nắm bắt được
những đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội, nên đã có những định hướng
nghiên cứu phù hợp và thu được những thành tựu nổi bật.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Khoa học – Công nghệ xây dựng chương
trình chuyển giao ứng dụng KH – CN vào phục vụ nông nghiệp nông thôn ( giai đoạn 2004


– 2010 ). Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao các mô hình đã được khẳng định
như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; giống mới, công nghệ mới; cung cấp thông tin
KH – CN cho nông dân...
Thế nhưng, những công nghệ đã được áp dụng hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng và nhu cầu... Ở nước ta, thành quả KH – CN không ít, thậm chí có thể nói là phải
“trùm mền” ở các viện, trường nhưng nông dân vẫn đói công nghệ là một nghịch lý khó
chấp nhận.
Tuy vậy, nghịch lý ấy vẫn đang tiếp tục diễn ra. Điều này khiến các nhà khoa học nóng
ruột và đi tìm nguyên nhân. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến “đường đi” của công nghệ xuống
đồng ruộng, đó là cơ sở hạ tầng, thị trường, hình thức khuyến nông, trình độ nắm bắt của
nông dân và phương pháp khuyến nông chưa phù hợp. Trong đó, kiến thức nhà nông và
phương pháp khuyến nông đóng vai trò quan trọng. Nông dân lúc nào cũng ngại tình trạng
nhiều người biết, nhiều người làm; bộ máy khuyến nông thì đang bị “ hành chính hóa”,
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật; chính quyền địa phương thì xem nhẹ công tác này, trong
khi nhà khoa học không thể đủ sức để đến tận cơ sở...
Chưa lúc nào, yêu cầu chuyển giao công nghệ cho nông dân lại đặt ra hết sức gay gắt như
lúc này. Muốn hay không, việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng sẽ đem
lại không ít bất lợi, nếu sản xuất nông nghiệp thiếu bước chuyển mình thật sự. Nông dân
hiện nay rất cần kỹ thuật cao; cần được các nhà khoa học, quản lý và nhà nước chăm sóc
tốt hơn nữa. Tuy nhiên, điều này không thể nói suông, mà phải cụ thể hóa bằng chính sách.
Vì thế công nghệ muốn nhanh chóng được nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi thì
phải thực hiện sự vượt trội cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế, nghĩa là giá thành
phải hạ và chất lượng phải cao. Thế nhưng, chuyển giao bằng cách nào và làm thế nào để
nông dân đón nhận công nghệ không phải là chuyện đơn giản.
Khi chuyển giao cho nông dân phải có phương thức phù hợp, có mục tiêu sản xuất rõ
ràng, phải phù hợp với trình độ và khả năng của nông dân. Phải chuyển giao công nghệ
bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng trên mô hình và máy móc, thiết bị cụ thể là chính.
Trong tất cả các phương pháp chuyển giao KH – CN thì việc xây dựng các mô hình trình
diễn có vai trò hết sức quan trọng. “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thông qua hiệu quả

các mô hình trình diễn, người nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào các tiến bộ KH
– CN được giới thiệu
Vì thế, muốn chuyển giao công nghệ thành công và bền vững phải có mạng lưới cán bộ
khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên tiếp nhận trước rồi hướng dẫn cụ thể cho
nông dân.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài hướng dẫn chuyển giao công nghệ trong
nông nghiệp, mong muốn khắc phục được phần nào thực trạng nền kinh tế Việt Nam và
hợn thế là mong muốn phát triển nền nông nghiệp Việt Nam vươn tới một tầm cao mới.
II/ Thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: qui
mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn
thấp, khả năng hợp tác lien kết của nông dân Việt Nam còn rất yếu. Dịch vụ và cơ sở hạ
tầng hỗ trợ cho việc phát triênt nông nghiệp nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng
kinh tế của toàn xã hội. Việc cải cách hành chính chuyển đổi cơ cấu thể chế còn chậm, môi
trường pháp lý đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất, lao động, vốn, công
nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi.
Trong khi đó trên thế giới, quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang diễn ra
mạnh mẽ trên diẹn rộng ở những nước có khoa học công nghệ phát triển. Đó là sự kết hợp
ứng dụng các công nghệ trộng điểm của thời đại như công nghệ thông tin, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano để tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng
cao, giá thành hạ. Dựa vào công nghệ gen, các nước tiên tiến đã tạo ra được các giống cây
trồng có năng suất cao, công nghệ chọn lọc lai tạo giốn, vật nuôi có thể rút ngắn thời gian
nuôi, phát triển nhanh về số lượng nhờ công nghệ nhân bản vô tính. KHu công nghệ cao
xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939 và 40 năm sau Mỹ đã có trên một trăm khu. Ở Anh
năm 1988 đã có 38 khu vường khoa học. Năm 2002, Trung Quốc đã xây dựng bốn trăm
khu công nghệ cao, nhờ đó sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 42%, đạt giá trị sản
lượng bình quân khoảng 40 nghìn đến 50 nghìn USD/ha/năm, gấp 40- 50 lần so với mô
hình sản xuất trước đó. Nhờ ứng dụng thành công và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ cho
canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới mà nền công nghiệp
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ

Ixraen có năng suất và chất lượng cao. Hiệu quả mang lại từ các mô hình trên đã khẳng
định các mô hình công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành
điển hình cho nền nông nghiệp trí thức của thế kỷ XXI
Nền nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã xác lập được vị thế đáng ghi nhận trên thế
giới thông qua một số loại nông sản như: hồ tiêu, cà fê, gạo, điều. Do tổ chức sản xuất
nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, chỉ trong 10 năm
(1989-1998), sản xuất nông, lâm nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
4,3%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 23,08 triệu tấn/ năm( mồi năm tăng bình
quân hơn một triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng dân số). Khối lượng gạo
xuất khẩu của Việt Nam lien tục tăng, đưa nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế
giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà fê, cao su, chè, điều, hồ tiêu cũng đều tăng về sản
lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
ở nước ta đang được triển khai ở nhiều địa phương theo các mẫu cải tiến nhà kính,nhà lưới
của nước ngoài như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Lạt. Ở
Đông Nai, sự mạnh dạn đầu tư ứng dụng các giống cây trồng mới, năng suất cao và kỹ
thuật chăm sóc tiến bộ vào sản xuất của nông dân đã khiến cho giá trị sản xuất nông lâm
sản luôn giữ ở mức tăng trưởng khá. Cụ thể, năng suất các loại cây trồng đều tăng( năng
suất lúa tăng 3,28%, bắp tăng 3,7%, mì tăng 3%, đậu tăng 7,6%...)
Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những mô hình
nông nghiệp công nghệ cao ở trong nước chỉ mới xuất hiện, quy mô sản xuất cong nhỏ,
công nghệ thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Trong thời gian qua, một số nông sản của
Việt nam đã phải đối mặt với cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài và kết quả cho thấy
sự hạn chế về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Chẳng hạn, trong khi những sản
phẩm nông nghiệp như gạo, rau quả có thể trụ vững trên thị trường “ bình dân”, thì gạo
thơm hoa nhài Thái Lan lại chiếm lĩnh được hầu hết thị trường cấp cao trong nước. Trái
cây Thái Lan ở phía nam và trái cây Trung Quốc ở phía bắc đang chia sẻ thị phần một cách
có hiệu quả với trái cây Việt Nam ngay trên thị trường thành thị và một phần thị trường ở
nông thôn. Dù có tiềm năng, song mía đường không cạnh tranh được với đường nhập
ngoại, dẫn tới tình trạng một số nhà máy đường phải giải thể hoặc phá sản. Một số sản
phẩm khác như bông, đậu tương, ngô có năng suất quá thấp, giá thành cao sẽ khó có thể

cạnh tranh được với bông từ Trung Á hay Ai Cập và đậu tương và ngô từ Mỹ.
Có một thực tế đang tồn tại là trình độ sản xuất của bà con nông dân còn ở mức độ thấp,
bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát
nguồn gốc, chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón, công tác bảo quản sau thu hoạch,
bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của
quốc tế trong qua trình hội nhập, quy mô sản xuất bình quân diện tích đất trên một nông hộ
còn rất thấp khoản 0,7-1 ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều
là rất khó. Đi đôi với những bất lợi đó là việc giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và
an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường
Đó là chưa kể một số vấn đề phát sinh, sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta trong thời
gian tới: đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người giảm do tăng dân số, đất đai
bị xói mòn, thoái hoá do nạn phá rừng gây ra. Một số cây giống đang có dấu hiệu sớm
thoái hoá đòi hỏi phải có những giống mới mạnh hơn, tốt hơn thay thế. Môi trường sinh
thái cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do
sử dụng bừa bãi phân hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm… Đây la môt
vấn đề rất đáng lo ngại cho nền nông nghiệp của ta.

I/ Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt
* Trồng l úa
1/Thực trạng về trồng lúa ở Việt Nam
Cây lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng cho các nước đang phát triển, đặc
biệt là Việt Nam. Cho đến nay, hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất
nhiều. Mặc lúa vẫn là cây trồng chủ yếu, có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng
25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần. Tính riêng về diện tích trồng lúa so
với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm 1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn
60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học được áp dụng, khả năng thâm canh của nông
dân được nâng cao, cho nên năng suất, sản lượng lúa vẫn tăng.

Tuy nhiên, trong năm năm gần đây, mỗi năm sản lượng lúa vẫn tăng trung bình 700
nghìn tấn. Công cuộc chuyển dịch cơ cấu, trong đó việc quan trọng là giảm diện tích lúa
chuyển sang các cây trồng khác cho lợi nhuận cao đang làm bức tranh nông nghiệp nước ta
đổi thay từng ngày. Có thể nhận định công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đi từ chiều
rộng đến chiều sâu. Giá trị trên một ha đất canh tác tăng từ 17 triệu đồng/ha lên 24 triệu
đồng/ha, bình quân cả nước sau năm năm (2000-2005). Riêng đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 40 triệu đồng/ha. Các sản phẩm nông nghiệp phong
phú, đa dạng, thể hiện sự phát triển toàn diện của ngành nông nghiệp. Tổng kim ngạch xuất
khẩu nông - lâm sản năm 2005 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm trước, gấp hai lần
kim ngạch năm 2001. Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, gạo
vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Khi thị trường xuất khẩu nông-lâm sản mở rộng sang
hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì hạt gạo Việt Nam cũng đã có mặt hơn 40 nước. Hạt
gạo Việt Nam cũng đã góp phần đưa vị thế nước ta ngày càng cao trên thế giới.Tính đến
15-01-2008, cả nước đã gieo cấy được 1894,1 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 101,5% cùng
kỳ năm trước. Các địa phương phía Bắc gieo cấy 108,6 nghìn ha, bằng 102%, trong đó
vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 60% cùng kỳ năm trước; vùng Bắc Trung Bộ 90,4
nghìn ha, bằng 101,2%. Hiện nay, thời tiết đang rét và khô hạn, mực nước các sông xuống
thấp, khả năng nhiều diện tích lúa sẽ bị thiếu nước, ngành thủy lợi và các địa phương cần
chủ động khai thác và sử dụng mọi nguồn nước để đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất. Các
địa phương phía Nam gieo sạ 1785,5 nghìn ha, bằng 101,5%, trong đó vùng đồng bằng
sông Cửu Long đạt 1485,2 nghìn ha, bằng 99,5%; lúa đã gieo cấy hiện đang phát triển tốt,
tuy nhiên thời tiết se lạnh và sương mù là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, vì
vậy các địa phương cần tích cực chủ động phòng chống để hạn chế thiệt hại.
Có đựơc những kết quả trên, ko chỉ nhờ những kinh nghiệm của bà con nông dân trong
viêc trồng lúa lâu năm, mà còn nhờ việc chúng ta đã biết áp dụng những công nghệ, khoa
hoc kĩ thuật vào sản xuât, điều đó g úp cho năng suât đã tăng lên rõ rệt và chất lượng cũng
tốt h ơn.
2/ một số ứng dụng công nghệ điển hình
a/ Công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại lúa
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ

Hiện nay tình hình sâu bệnh hại lúa hằng năm
diễn biến thất thường. Đặc biệt trong năm
2003 dịch rầy nâu, bệnh cháy lá ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất cả nước và các tỉnh,
thành nói riêng. Để hạn chế tình trạng này các
Viện nghiên cứu đã sáng chế ra những công
nghệ sinh học mang lại hiệu quả cao mà nổi
bật la công nghệ chuyển đổi gen ở lúa
Trước đây, để tạo một giống mớI các nhà
tạo giống thường sử dụng phương pháp truyền
thống để tổ hợp lại các gien giữa hai cá thể lúa
tạo ra con lai mang những tính trạng mong muốn. Tuy nhiên, phép lai chéo này bị hạn chế
bởi nó chỉ có thể thực hiện được giữa các cá thể cùng loài ( lai gần), lai giữa các cá thể
khác loài (lai xa) thường bất thụ do đó không thể tạo ra con lai được. Tuy nhiên, lai gần
cũng phải mất nhiều thời gian mới thu được những kết quả mong muốn và thông thường
những tính trạng quan tâm lại không tồn tại trong những loài có họ hàng gần nhau.
Ngày nay, công nghệ chuyển gien cho phép nhà tạo giống cùng lúc đưa vào một loài lúa
những gien mong muốn có nguồn gốc từ những cơ thể sống khác nhau, không chỉ ở những
loài có họ gần nhau mà còn ở những loài rất xa nhau. Phương pháp hữu hiệu này cho phép
các nhà tạo giống lúa thu được giống mới nhanh hơn và vượt qua những kỹ thuật tạo giống
truyền thống.
Nhìn chung việc ứng dụng cây lúa chuyển gien có những lợi ích rõ rệt sau: cây lúa
chuyển gien có khả năng kháng các vi khuẩn gây bệnh, kháng côn trùng phá hoại, chống
chịu chất diệt cỏ, sản suất Vitamin A từ đó
- Tăng sản lượng
- Giảm chi phí sản xuất
- Tăng lợi nhuận nông nghiệp
- Cải thiên môi trường
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm có những nguy c ơ tiềm ẩn trong việc phát triển k ĩ
thuật mới.Bao g ồm:

- Mối nguy hiểm trong việc vô tình đưa những chất gây dị ứng hoặc làm giảm chất dinh
dưỡng vào lúa
- Sâu bệnh có nguy cơ tăng cường tính kháng với các chất độc tiết ra từ cây chuyển gen
- Nguy cơ những chất độc này tác động đến các sinh vật không phải là loại sinh vật cần
diệt, vì thế có thể làm mất cân bằng sinh thái
Các bước cơ bản của chuyển gen
- Xác định gien liên quan đến tính trạng cần quan tâm
- Phân lập gen (PCR hoặc sàn lọc từ thư viện cDNA hoặc từ thư viện genomic DNA)
- Gắn gien vào vecto biểu hiện (expression vector) để biến nạp
- Biến nạp vào E.coli.
- Tách chiết DNA plasmid
- Biến nạp vào mô hoặc tế bào cây lúa bằng một trong những phương pháp khác nhau đã
kể ở trên
- Chọn lọc các cá thể biến nạp trên môi trường chọn lọc
- Tái sinh cây biến nạp
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
- Phân tích để xác nhận các cá thể chuyển gien (PCR hoặc Southern blot) và đánh giá mức
độ biểu hiện của chúng (Northern blot, Western blot, ELISA hoặc các thử nghiệm IN
VIVO khác)
b/ Công nghệ lai tạo gíông lúa
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực lâu đời nhất, phổ biến nhất. Trên thế giới, về
mặt diện tích gieo trồng, lúa đứng thứ hai sau lúa mì; về tổng sản lượng, lúa đứng thứ ba
sau lúa mì và ngô. Lúa được trồng ở 112 nước, là lương thực của hơn 54% dân số thế giới.
Ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia, Nhật Bản,
Việt Nam....lúa là cây lương thực chính [2]. Về giá trị kinh tế, lúa
gạo là mặt hàng xuất khẩu của một số nước, do lúa gạo là cây
lương thực có giá trị dinh dưỡng cao [5]. Những năm gần đây, sản
xuất lúa gạo ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và
đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Mặt khác do đời sống của
người dân không ngừng được cải thiện, nên từ nhu cầu đủ no đã

và đang tiến tới nhu cầu ăn ngon. Vì vậy, nhu cầu về gạo đặc sản
có chất lượng cao cũng không ngừng tăng nhanh. Đột biến thực
nghiệm là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả trong
việc cải tiến các giống cũ và tạo ra những giống cây trồng mới.
Tuy nhiên cũng cần thiết phải xác định, so sánh các chỉ tiêu sinh
trưởng và phẩm chất hạt gạo của các giống và dòng lúa đột biến
với con lai của chúng. Về phương diện sản xuất, từ những nghiên
cứu trên có thể phát hiện ra các tổ hợp lai thích hợp giữa các giống
và dòng lúa đột biến nghiên cứu để góp phần làm cơ sở chọn tạo
ra các giống lúa vừa có năng suất cao, ổn định, vừa có phẩm chất
gạo ngon
Lúa lai được gieo trồng ở Việt Nam từ năm 1991. Hiện nay, diện tích lúa lai là hơn
600.000 ha hằng năm với năng suất trung bình từ 6-6,3 tấn/ha, cao hơn lúa thuần từ 15-
20%. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa và tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc sản xuất hạt lai. C ác vi ện Nghien c ứu đ ã
lai t ạo ra nh ững gi ống l úa m ớI cho n ăng su ất cao, ph ẩm ch ất t ốt, khang ch ịu đ ư ợc s
âu b ệnh, th ích nghi v ớI đi ều ki ện kh í h ậu Vi ệt Nam nh ư: OM 4498, OM 5930, OM
2008, OM5239………….
Nhờ công nghệ hiện đại trong lai tạo chúng ta đã cho ra một số giống lúa mới với năng
suất và phẩm chất cao
Giống lúa mới: OM 4498
1. Đặc điểm
· Giống lúa OM 4498 được phát triển từ tổ hợp lai IR64/OMCS2000//IR64, quần thể BC2F2 được sử
dụng để thực hiện bản đồ di truyền gen chống chịu mặn với sự có mặt của marker RM223 định vị trên
nhiễm sắc thể số 8. Ứng dụng marker phân tử trong chọn tạo giống lúa đã được Viện lúa ĐBSCL thực hiện
để chọn ra dòng OM 4498. Giống OM 4498 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận tạm thời vào
năm 2005.
· Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày. Chiều cao: 100-105cm. Thân rạ cứng. Khả năng đẻ nhánh khá.
Trọng lượng 1000 hạt 25,8g. Chiều dài bông 26cm. Phản ứng với rầy nâu cấp 5 và đạo ôn cấp 3. Có khả
năng chống chịu với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Chỉ số thu hoạch HI = 0,58. năng suất đạt trung bình 5-7

tấn/ha. Năng suất cao nhất: 8 t/ha.
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
· Khả năng sống sót ở giai đoạn mạ trong điều kiện bị stress do
mặn ở EC=12dS/m là 28 ngày. Khả năng chống chịu độ độc
nhôm được đánh giá bằng chỉ số RRL là 0,85. Như vậy đây là
giống có khả năng thích nghi cho vùng khó khăn như phèn mặn.
· Giống lúa OM 4498 có lượng phytate thấp trong hạt gạo,
giúp cho việc hấp thu sắt trong dinh dưỡng hàng ngày của người
dân tốt hơn.
· Dạng hình cây lúa được đánh giá tốt trong nhiều lần thăm dò
ý kiến của nông dân và cán bộ khuyến nông qua 6 vụ khảo
nghiệm (2004-2006).
2. Phẩm chất
· Dài hạt gạo: 7,3mm. Tỉ lệ D/R: 3,1. Tỉ lệ gạo nguyên: 52,4%
· Hàm lượng amylsoe: 24,3%. Độ trở hồ cấp 3. Độ bền thể gel: 43,3mm
Giống lúa sản xuất thử
* OM 5930
1. Đặc điểm
• Giống lúa OM 5930 do Viện lúa ĐBSCL tạo chọn, có nguồn gốc từ biến dị tế bào soma từ giống OM
3536-12, thông qua phân tích và đánh giá dòng triển vọng được chọn bằng marker sau đó được khảo
nghiệm chính quy.

• Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày. Chiều cao cây: 105-110cm.
Thân rạ cứng. Khả năng đẻ nhánh khá. Trọng lượng 1000 hạt: 25,8g.
• Phản ứng với rầy nâu, đạo ôn cấp 3 và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
cấp1.
• Chỉ số thu hoạch HI = 0,59. Năng suất trung bình là 6,8 tấn/ha
trong vụ Đông Xuân và 4,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Năng suất cao nhất
đạt 7,5 tấn /ha. Thích hợp phát triển ở vùng thâm canh và cả vùng khó
khăn như: Kiên Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre. Thích

nghi trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.
2. Phẩm chất
• Tỉ lệ gạo nguyên: 49,53%. Chiều dài hạt gạo: 7,22mm.
• Hàm lượng amylose: 24,78%, cơm mềm và dẻo. Độ trở hồ: cấp 5. Độ bền thể gel 45,67mm.
* OM 2008
1. Đặc điểm
• Giống lúa OM 2008 là giống lúa nếp, được lai tạo và chọn lọc tại Viện lúa ĐBSCL từ tổ hợp lai Nếp
hoa vàng/NN6A và được phóng thích năm 2000.
• Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày. Dạng cây thấp. Hơi yếu rạ. Khả năng đẻ nhánh khá. Trọng
lượng 1000 hạt: 26,3g.
• Phản ứng với rầy nâu, đạo ôn cấp và bạc lá cấp 5 .
• Năng suất trung bình là 5-6 tấn/ha trong vụ Đông
Xuân và 4-5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Giống OM 2008 có
tính thích nghi rộng nên đựoc nông dân các tỉnh ĐBSCL
chấp nhận đưa vào sản xuất trên diện tích đại trà.
2. Phẩm chất
• Tỉ lệ gạo nguyên: 48,8% (vụ Hè Thu) và 51,7% (vụ
Đông Xuân). Chiều dài hạt gạo: 6,8mm. Chiều dài/rộng 3,1
• Hàm lượng amylose: 9-9,5%. Độ đục: 1000%, cơm
dẻo. Độ trở hồ: cấp 6. Độ bền thể gel: 100mm.
c/Cơ giới hoá sản xuất lúa
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
Trước đây, trong quá trình cày cấy, thu hoạch bà con n ông dân phảI dùng các công cụ thô
sơ.Thì nay v ớI tr ình độ khoa học ki thuật tiên tiến, công nghệ hiện đạI máy móc đã đư ợc
đưa vào sản xuất bao gồm:
- Máy trục bùn tự hành
- Công cụ gieo lúa theo hàng
- Máy gieo lúa theo hàng liên kết vớI máy kéo 4 bánh GLH 2800
- Máy bóc bẹ tách hạt bắp BBTH-1,5
- M áy gặt đập liên hợp

- Máy sấy lúa dùng sấy lúa cho các hộ nông hộ
máy cấy lúa MC8-20
3/ Giải pháp phát triển công nghệ trong sản xuất lúa
Để góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất lúa.Ngoài
việc hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện tốt hệ thống các biện pháp canh tác, Cần tiếp
tục thực hiện dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất chuyên
canh, tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ, cơ giới trong sản xuất nông nghiệp,
thực hiện tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tăng cường
quản lý nhà nước về sản xuất lúa. Trước hết cần ứng dụng có hiệu quả công nghệ cây, con
lai; đây là hướng quan trọng để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng. Nghiên cứu
ứng dụng công nghệ trước, trong và sau sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín, giảm đầu
tư chi phí, nâng cao hiệu quả của sản xuất. Gắn chặt hơn nữa sản xuất với thị trường. Xây
dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa. Nghiên cứu quy trình
quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, đất và hệ thống các công trình giúp trong
việc trồng trọt lúa
Tất cả các hướng nghiên cứu, ứng dụng trên phải gắn chặt với xây dựng các mô hình
trình diễn, các ruộng thí nghiệm và mở các lớp tập huấn, khuyến nông để hướng dẫn,
chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao
và ứng dụng.
* Trồng cây ăn quả
1/Thực trạng về cây ăn quả hiện nay ở Việt Nam:
Tính đến nay, diện tích trồng cây ăn quả (CAQ) ở cả nước đã lên tới 755 ngàn ha, trong
đó ĐBSCL hiện có 325 ngàn, tăng hơn gần 100 ngàn so với năm 2000. Năm 2004, diện
tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là
vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả
nước. Dưới đây là 1 sơ đồ thể hiện sự phát triển diện tích cây ăn quả ở nước ta từ năm
1999-2005:
ĐH Ngoại Thương_Bộ môn Chuyển Giao Công Nghệ
Sở dĩ diện tích đất trồng cây ăn quả tăng nhiều như vậy là vì nay người trồng đã chú
trọng hơn đến hiệu quả kinh tế ben cạnh những tác dụng của CAQ là làm cây bóng mát,

cây chắn gió như trước đây. Ðơn cử như cây bơ, từ khi được chọn để phát triển thành cây
hàng hóa thì nhiều người đã bắt đầu tìm chọn giống bơ tốt để trồng với quy mô lớn.
Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng này nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng
mạnh. Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, và chôm
chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô sang
Trung Quốc. Năm 1993, diện tích của các loại cây này chưa thể hiện trong số liệu thống
kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần, với mức tăng trường bình
quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Diện tích cây có múi và xoài
cũng tăng mạnh bình quân 18% và 11%/năm. Chuối tuy là cây trồng quan trọng chiếm
19% diện tích cây ăn quả cả nước nhưng chưa trở thành sản phẩm hàng hoá qui mô lớn.
Diện tích dứa giảm trong thập niên 1990, nhất là từ khi Việt Nam mất thị trường xuất khẩu
Liên Xô và Đông Âu.
Tiền Giang là tỉnh phát triển diện tích trồng CAQ nhanh nhất và rộng nhất nước ta: năm
1990 có 24.500 ha, thì đến 2006 có gần 67.000 ha. Một cơ cấu giống CAQ hợp với từng
loại đất đã được người làm vườn thực hiện và luôn hoàn thiện. Chủng loại CAQ ở mỗi
vùng không chỉ phụ thuộc vào vùng đất ngọt, vùng đệm, lợ, mặn, phèn, mà còn phụ thuộc
vào ý người trồng cây muốn có lời cao hơn. Số loài CAQ vùng ngọt nhiều nhất: 15 loài
chính chiếm trên 50% diện tích CAQ của cả tỉnh, trong đó có sầu riêng, vú sữa, xoài, cam,
quýt, nhãn, sapô, ổi, chôm chôm, bưởi. Vùng đệm và vùng mặn có 12 loài, vùng mặn có 10
loài và vùng phèn chỉ có 6. Phần lớn các loài CAQ ở vùng ngọt cho năng suất cao nhất,
như cam đạt 12-13 tấn , thì ở vùng đệm còn 5 tấn, vùng mặn còn 1 tấn, tất nhiên có thể
tăng đầu tư để đạt cao hơn, nhưng lời ít hoặc lỗ vốn. Dừa tập trung ở vùng lợ, có trên 5.000

×