Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chương 1: Lý luận về thương hiệu ................................................................ 2
1.1. Thương hiệu là gì? .................................................................................... 2
1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................... 2
1.1.2. Cấu tạo một thương hiệu. .................................................................. 2
1.2. Tác dụng của thương hiệu. ...................................................................... 2
1.2.1. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. .......................... 2
1.2.2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi gì? .......................... 3
1.2.3. Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng có lợi gì? .... 4
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. . 4
1.3.1. Chất lượng sản phẩm. ........................................................................ 4
1.3.2. Nhân tố thời gian xuất hiện trên thị trường. ..................................... 5
1.3.3. Nhân tố trung gian cung cấp hàng hoá nông sản. ............................ 6
1.3.4. Nhân tố chất lượng, dịch vụ. ............................................................. 6
1.3.5. Nhân tố thuộc về các chính sách hỗ trợ. ........................................... 7
Chương 2: Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 10
2.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong
những năm đổi mới. ...................................................................................... 10
2.1.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo. ............................... 10
2.1.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê. .......................... 14
2.1.3. Thực trạng sản xuất chế biến một số mặt hàng nông sản khác. .... 15
2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. ............ 16
2.2.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo ........................................... 17
2.2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu cà phê. ...................................... 18
2.2.3. Thực trạng xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản khác 20
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thương hiệu hàng nông
sản Việt Nam. ................................................................................................. 23
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
3.1. Các giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý nhà nước, đầu tư, tài chính
và tín dụng đối với từng ngành hàng. .......................................................... 23
3.2. Giải pháp về thị trường. ......................................................................... 26
3.2.1 Thị trường trong nước. ..................................................................... 26
3.2.2 Về thị trường ngoài nước. ................................................................ 29
3.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ. .................................... 30
3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực. ................................................................ 32
3.5. Giải pháp về phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh
hàng nông sản. ............................................................................................... 33
KẾT LUẬN .................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp Việt Nam trải qua gần 2 thập kỷ đổi mới đã đạt được
những thành tựu đang kể, sản xuất phát triển tương đối toàn diện và ổn định
với tốc độ tăng trưởng bình quân 4, 3 %/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu của
Việt Nam xuất khẩu nông sản đã đạt được những thành tựu nhất định trong tỉ
trong xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.Trong tổng giá trị xuất
khẩu cả nước 5 năm qua luôn chiếm từ 25%-30%.Đến nay nông nghiệp xuất
khẩu đã tạo ra được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng có vị trí
trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su… và một số
mặt hàng thuỷ sản.
Tuy nhiên thương hiệu cho các mặt hàng nông sản trên còn chưa được
chú trọng;làm cho giá trị hàng nông sản Việt Nam vẫn còn thấp.Việc xây
dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là một đòi hỏi
lớn khi nước ta từng bước tham gia sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
Vậy làm sao để thương hiệu hàng nông sản Việt Nam ngày càng được
nâng cao?Nông nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường thế giới?
Để góp phần làm rõ hơn thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản
Việt Nam và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm duy trì, củng cố thương
hiệu hàng nông sản Việt Nam em xin viết đề án với đề tài: "Thương hiệu
hàng nông sản Việt Nam_Thực trạng và giải pháp"
Do là lần viết đầu tiên cũng như còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến
thức và kinh nghiệm nên bài viết còn nhiều thiếu sót.Vì thế em rất mong nhận
được sự đóng góp của cô và các bạn để các bài viết sau được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 1
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
Chương 1: Lý luận về thương hiệu
1.1. Thương hiệu là gì?
1.1.1. Định nghĩa
Từ thương hiệu(Brand) có nguồn gốc từ chữ dấu, xuất phát từ thời xa
xưa khi nhiều chủ trại chăn nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mình với những
đàn cừu khác.Họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng
con một thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của
mình.Như thế thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm
của một nhà sản xuất.Vì vậy, theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ một thương
hiệu, một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay
tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ
của một(hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm(dịch vụ) đó với
đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Cấu tạo một thương hiệu.
-Phần phát âm được:là những dấu hiệu có thể nói thành lời;tác động vào
thính giác người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc
đặc trưng.
-Phần không phát âm được:là những dấu hiệu tạo sự nhận biết thông qua
thị giác người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, màu sắc.
1.2. Tác dụng của thương hiệu.
1.2.1. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Khi đánh giá tài sản một doanh nghiệp, thương hiệu là yếu tố không thể
bỏ qua.Năm 1980 công ty Schweppers đã mua lại hãng Crush từ P&G với gía
220 triệu USD trong đó chỉ có 20 triệu USD dành cho cơ sở vật chất, còn 200
triệu USD dành cho giá trị thương hiệu, chiếm tỉ trọng 91%.Tương tự hãng
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 2
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
Nestle khi mua lại công ty Rowntre đã chấp nhận tới 83% chi phí dành cho
thương hiệu.Như vậy rõ ràng thương hiệu là tài sản có triển vọng khai thác
trong tương lai và ngân sách dành cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
là một dạng đầu tư có lợi nhất.
Ở Việt Nam nhiều thương hiệu nổi tiếng được khẳng định như Đồng
Tâm, Kinh Đô, Toàn Mỹ, Vinacafe…Tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên
cứu toàn diện nào đánh giá chính xác giá trị của từng thương hiệu.Có một
điều chắc chắn không thể phủ nhận doanh nghiệp nào có ý thức đầu tư cho
việc quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh, giá trị, niềm tin của họ trên thị
trường sẽ được củng cố và do đó tài sản văn hoá của họ cũng tăng lên tương
ứng.
1.2.2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi gì?
-Nhờ sự phân biệt của từng thương hiệu mà quá trình lắp đặt, bảo hành,
sửa chữa sẽ được giản hoá đi nhiều lần.Các thông tin về sản phẩm, giá cả..
được lưu trữ sẽ được truy cập nhanh chóng và chính xác giúp doanh nghiệp
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
-Thương hiệu đã đăng kí sẽ được bảo hộ của pháp luật tránh khỏi sự bắt
trước của đối thủ cạnh tranh, khẳng định được ưu thế đặc trưng của doanh
nghiệp.
-Thương hiệu là sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp.Hệ
thống các thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp tấn công vào từng phân
khúc khách hàng khác nhau.
-Tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng của thương hiệu sẽ hỗ trợ sản
phẩm dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng.
-Thương hiệu là nguồn củng cố khả năng cạnh tranh giúp nâng cao
doanh số lợi nhuận của doanh nghiệp.
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 3
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
1.2.3. Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng có lợi gì?
Nhờ thương hiệu khách hàng có thể:
-Biết xuất xứ sản phẩm.
-Yên tâm về chất lượng
-Tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin.
-Giảm chi phí nghiên cứu thông tin.
-Khẳng định giá trị bản thân.
-Giảm rủi ro trong tiêu thụ.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
1.3.1. Chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, phần lớn những nhà quản lý doanh nghiệp và lãnh đạo kinh tế
đều đề cao chất lượng sản phẩm như là lợi thế cạnh tranh.Họ cho rằng, chất
lượng sản phẩm là cơ sở để giành, giữ thị phần cũng như khai phá thị trường
mới.
Chất lượng sản phẩm bao gồm:
-Hàng hoá sản xuất ra phải đáp ứng theo chuẩn mực.Hàng hoá nông sản
phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế và phải được các tổ chức quốc
tế xét duyệt và cấp chứng chỉ ISO .Có như vậy nông sản hàng hoá mới giữ
được thị phần, giữ được vị thế trên thị trường, đảm bảo đủ độ tin cậy cho
người tiêu dùng.
-Để thu hút khách hàng, nâng cao thương hiệu điều quan trọng hơn là
hàng hoá phải đem lại cho người tiêu dùng những tác dụng đặc biệt.Vì vậy,
vấn đề không chỉ là việc đảm bảo chất lượng chuẩn mực của sản phẩm mà là
việc phấn đấu một chất lượng vượt trội thể hiện sự khác biệt cuả sản phẩm so
với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.Để thực hiện điều này, một
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 4
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
nhân tố quan trọng là thực hiện sự đổi mới để tạo sự khác biệt so với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh.Đổi mới sản phẩm là một nhân tố cũng như là
một phương cách để giành và giữ thị phần rất hữu hiệu.Sản phẩm có ấn
tượng, đắt khách trên thị trường luôn luôn thu hút sự cạnh tranh.Do đó, đổi
mới liên tục sản phẩm là để đón đầu các đối thủ cạnh tranh và cũng là cách để
tự mình cạnh tranh với chính mình.Thực hiện quan điểm này, chiến lược của
nông sản xuất khẩu là không phải tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống sản
phẩm mà luôn ở tư thế rút ngắn chu kỳ đó và thay thế bằng một chu kỳ sống
khác.Đây chính là một bí quyết nâng cao giá trị thương hiệu.
1.3.2. Nhân tố thời gian xuất hiện trên thị trường.
Sự có mặt kịp thời đúng theo đòi hỏi của khách hàng là yếu tố mang đến
giá trị gia tăng cho các đơn vị xuất khẩu hàng hoá nhiều khi còn cao hơn so
với giảm chi phí và chế biến, từ đó sản phẩm dần đi vào tâm trí khách
hàng.Yếu tố thời gian ở đây thể hiện ở chỗ:đảm bảo cho sản phẩm hàng hoá
cung cấp trên thị trường luôn luôn đi trước một bước so với đối thủ cạnh
tranh, nhằm tạo ra cái lạ, cái khác, cái chưa có so với cái hiện có ở thị
trường.Yếu tố thời gian cung cấp trên thị trường cần được quán triệt trên hai ý
tưởng:
Một là:đón đầu trào lưu thị trường.Điều này có nghĩa là phải dẫn đầu và
tăng tốc kịp thời việc tung sản phẩm vào thị trường nhằm mục đích là để
khách hàng đón nhận thương hiệu mang đến bởi doanh nghiệp.
Hai là:việc tối ưu hoá vận hành sản xuất.Điều này có nghĩa là, khi đã xác
định được yêu cầu của khách hàng thì yếu tố cơ bản là phải nhanh chóng giữ
và bành trướng thị phần trên cơ sở chuẩn bị đầy đủ lực lượng để phát triển và
mở rộng quy mô sản xuât.
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 5
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
1.3.3. Nhân tố trung gian cung cấp hàng hoá nông sản.
Hàng hoá nông sản muốn có được thương hiệu trên thị trường quốc tế
cần phải tìm được khách hàng có nhu cầu.Để thực hiện được mục tiêu này,
ngoài việc đón bắt đúng thời điểm, còn là việc xác định đúng không gian và
việc tổ chức cung cấp mạng lưới như thế nào?Liên quan đến nhân tố này bao
gồm hai vấn đề:
- Lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp.Thị trường quốc tế có quy mô
khá rộng lớn và tính chất rất phong phú.Tuy vậy, để có thể đến với khách
hàng một cách chủ động và kinh doanh có hiệu quả, chúng ta phải lựa chọn
thị trường phù hợp.Đó là một thị trường bao gồm một khối lượng khách hàng
lớn có nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của họ phù hợp với hàng nông sản của
mình.Một thị trường ít đối thủ cạnh tranh, hoặc là bao gồm những khách hàng
thiện chí là thuận lợi lớn để tiêu thụ sản phẩm.
-Vấn đề thứ hai mang tính kỹ thuật thương mại có liên quan đến yếu tố
không gian cung cấp là nghệ thuật về tổ chức mạng lưới, chi nhánh và sự bày
trí các cơ sở buôn bán, các cửa hàng tiêu thụ hàng hoá.Việc tạo ra sự tiện lợi
cho khách hàng khi muốn tiêu thụ hàng hoá hoặc tạo ra sự bắt mắt cho người
tiêu dùng bởi hệ thống cửa hàng hiện đại, hấp dẫn sẽ là cơ hội để thu hút được
khách hàng với quy mô lớn.Đứng trên giác độ này, thì cần phải coi cửa hàng
là nơi để cho khách hàng mua chứ không phải để cho doanh nghiệp bán.Cửa
hàng hay nói chung là không gian cung cấp hàng hoá phải có tác dụng gây
được các ấn tượng vị thế và châm ngòi hào hứng cho khách hàng, đó là nhân
tố chủ lực tạo thương hiệu cho doanh nghiệp.
1.3.4. Nhân tố chất lượng, dịch vụ.
Để có thể nâng cao giá trị thương hiệu, vấn đề không kém phần quan
trọng là yếu tố chất lượng dịch vụ, phục vụ vượt trội của các nhà cung cấp so
với các đối thủ cạnh tranh .Liên quan đến vấn đề này có hai khía cạnh:
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 6
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
Một là, những dịch vụ để chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường, bao gồm
tổ chức và đa dạng hoá các hình thức cung ứng dịch vụ xuất khẩu hàng hoá,
tổ chức các hình thức dịch vụ, quảng cáo, bao bì, hình thức đóng gói sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tạo ra được những nét độc đáo trong
dịch vụ cung cấp.
Hai là, các dịch vụ nhằm thiết lập, củng cố, và mở rộng quan hệ đối tác
lâu dài với khách hàng và thị trường.Dịch vụ đạt chất lượng vượt trội khi đem
đến cho khách hàng giá trị sản phẩm nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh
trong cùng lĩnh vực.
1.3.5. Nhân tố thuộc về các chính sách hỗ trợ.
Để nâng cao thương hiệu hàng nông sản Việt Nam như đã phân tích ở
trên, yếu tố đóng vai trò quyết định thuộc về chính các doanh nghiệp mà nội
dung cơ bản là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ấn tượng
trong tâm trí người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong kinh doanh.Mặt khác nó
còn phụ thuộc rất lớn vào các giải pháp thuộc phía ngành và chính phủ.Đặc
biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam, mới bắt đầu những bước đi
đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế, thì sự tác động của Chính phủ thông
qua các chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô lại càng thực sự quan trọng
hơn.Trong lĩnh vực nghiên cứu là hàng hoá nông sản xuất khẩu, các chính
sách hỗ trợ của Chính phủ có liên quan trực tiếp đến các vấn đề :sử dụng yếu
tố đất đai, sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông sản, giá cả các hàng
hoá trung gian sử dụng trong sản xuất và chế biến hàng hoá, giá cả các hàng
hoá xuất khẩu, hỗ trợ vốn…Cụ thể bao gồm các chính sách chủ yếu như:
-Chính sách hỗ trợ trực tiếp, bao gồm:chính sách vốn, tín dụng, thuế, trợ
cấp sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, chính sách đất đai, trợ giá nông sản và các
yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp.Cụ thể:ưu tiên cấp vốn, cho vay vốn
với quy mô nhiều hơn, thủ tục thanh toán lới nỏng hơn và lãi suất nhẹ hơn với
các cơ sở đăng kí sản xuất, chế biến hàng nông sản.Thực hiện thuế suất bằng
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 7
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
không đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu.Tăng cường thu hút vốn đầu tư
nước ngoài trong ngành sản xuất và chế biến nông sản nhằm hoàn thiện lợi
thế so sánh đối với các hàng hoá này.
-Chính sách hỗ trợ gián tiếp nhằm định hướng các đơn vị sản xuất, các
địa phương, các ngành phát triển mạnh sản xuất hàng hoá nông sản:chính
sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách khoa học công nghệ, khuyến nông,
chính sách cải cách hành chính nhà nước.Chính sách khoa học công nghệ là
quan trọng nhất với mục đích đề xuất, tạo ra kỹ thuật công nghệ mới, lựa chọn
và phổ biến những tiến bộ công nghệ cho các đơn vị sản xuất và chế biến
nông sản hàng hoá.Chính sách công nghệ nhằm khai thác triệt để các nguồn
của đổi mới công nghệ nông nghiệp có liên quan đến tất cả các khâu của quá
trình sản xuất, đến mọi cây trồng vật nuôi và mọi ngành nghề.Đặc biệt các
chính sách về triển khai nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công
nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới xuất khẩu như chè, cà phê, lúa
gạo và thuỷ sản đóng vai trò quyết định.Chính sách khuyến nông, khuyến ngư
nhằm cung cấp thông tin về giống mới, kỹ thuật mới, phương pháp công nghệ
hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà sản xuất cập nhật
thông tin và kỹ thuật hiện đại.Hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ trong quá trình
chuyển đổi cơ cấu khai thác và chế biến thuỷ sản cần được nhấn mạnh nhiều
hơn, vì hiện nay, những địa phương ven biển có kế hoạch áp dụng nuôi trồng
công nghiệp và bán công nghiệp khá nhiều nhưng họ đang gặp khó khăn về
thông tin, phương pháp kỹ thuật, giống…Nên thường gặp thất bại, họ đang rất
cần có sự hướng dẫn và trợ giúp trực tiếp của chính phủ và các tổ chức
khuyến nông của ngành.
Những chính sách và sự tác động vĩ mô của Chính phủ là cơ sở để hoạt
động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nông sản của nước ta có những bước đi
chắc chắn trong tương lai trên thị trường quốc tế.
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 8
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
Có thể nói các nhân tố tác động tạo thành một hệ thống làm căn cứ cho
việc xác định, thực thi các chính sách và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng
thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 9
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản
Việt Nam.
2.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong
những năm đổi mới.
2.1.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo.
-Thực trạng sản xuất.
Lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Việt Nam .Việt Nam có hai vùng sản xuất lúa lớn là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long.Đây là hai vùng có mật độ dân cư và trình độ thâm
canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại cao nhất nước.
Từ năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu đổi mới kinh tế.Hộ gia đình đã từng
bước trở thành đơn vị sản xuất tự chủ và là lực lượng chính trong nông thôn,
được trao quyền tự chủ quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Cơ chế
khoán hộ cùng với cải cách về chế độ sử dụng đất và tự do hoá thương mại đã
tạo ra một bước nhảy vọt trong nông nghiệp.Sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng
mạnh từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam chuyển từ nước nhập khẩu lương thực
thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.Cụ thể:
+Về diện tích:tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 329.314, 02km2 với
khoảng 20-25% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,
trong đó trên một nửa được sử dụng cho sản xuất lúa.
Mức tăng diện tích gieo trồng lúa trong khoảng 1990-2003 đạt
1,8%/năm, với con số tuyệt đối là 1442,6 ngàn ha trong đó mức tăng của đồng
bằng sông Cửu Long là 3,31%/năm nhờ cải tạo thuỷ lợi vùng Đồng Tháp
Mười khai thác đất hoang hoá ở các tỉnh trong vùng và tăng thêm vụ sản xuất
thứ 3 trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 10
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
Vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi
phía Bắc có tốc độ tăng trưởng dưới 1%, các tỉnh Tây Bắc và Duyên hải Nam
Trung Bộ diện tích lúa giảm do chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả
hơn ở các vùng thiếu nước.
Như vậy diện tích gieo trồng lúa tăng không phải do tăng diện tích đất
canh tác lúa mà chủ yếu do tăng vụ.Mức độ tăng thêm vụ lúa thứ ba trên
phạm vi cả nước là 30,4 % năm 2004 so với 25,8% năm 1995 mức tăng
trưởng 330 ngàn ha .
+Về giống lúa:Việt Nam trồng khá nhiều giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc
vào điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ.Các tỉnh phía Bắc sử
dụng nhiều giống lúa nhập khẩu từ Trung Quốc và lúa lai.Trong khi đó các
tỉnh phía Nam lai trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ viện lúa quốc tế.
+Về năng suất:sản lượng lúa gạo tăng một phần do tăng năng suất lúa,
đặc biệt là lúa vụ Đông Xuân và vụ mùa .Năng suất lúa của Việt Nam có mức
tăng nhanh qua các năm và đạt ở mức khá cao.Tăng năng suất lúa không chỉ
nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây
trồng và cải thiện công tác quản lý, tốc độ tăng năng suất lúa khác biệt giữa
các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa đồng bằng sông Cửu Long và các vùng
còn lại trong cả nước sau nhiều năm;tốc độ tăng năng suất lúa của đồng bằng
sông Cửu Long giảm từ 2,1%xuống còn 0,4% ở các vùng khác tăng trung
bình từ 4-5%.
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước,
là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
+Về sản lượng: Hàng năm sản lượng cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc,
trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn cho xuất khẩu(tương đương 4 triệu
sau khi xay xát)cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và sử dụng cho
dự trữ quốc gia).Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 11
Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
tác động tới tốc độ tăng trưởng sản lượng;song vai trò của chúng giữa các
vùng là khác nhau, thay đổi theo thời gian.
-Thực trạng chế biến.
Chế biến lúa được phân thành hai loại chế biến tiêu dùng nội địa và chế
xuất khẩu.Chế biến tiêu dùng nội địa được tiêu dùng trên phạm vi cả nước với
các trình độ công nghệ chế biến khác nhau:từ xay xát thủ công đến xay xát
bằng máy với quy mô lớn;nhưng xay xát với quy mô nhỏ là chủ yếu.
Có tới 80% tổng sản lượng lúa của Việt Nam đang được xay xát bởi
những máy móc nhỏ của tư nhân.Hầu hết các máy nhỏ của tư nhân không
được trang bị đồng bộ sân phơi, lò sấy…Hoạt động của các nhà máy loại này
phục vụ cho nhu cầu trong nước.Nếu có phục vụ xuất khẩu chủ yếu dưới dạng
gia công nên chất lượng lúa không đảm bảo.
Chế biến xuất khẩu được thực hiện ở các vùng sản xuất lúa xuất khẩu,
trước hết ở đồng bằng sông Cửu Long và một số cơ sở chế biến ở đồng bằng
sông Hồng và Duyên Hải miền Trung.Sản phẩm xuất khẩu lúa chủ yếu là
gạo;các sản phẩm từ gạo cũng có nhưng số lượng không đáng kể(bún khô,
bánh đa nem, rượu…).Vì vậy chế biến lúa gạo xuất khẩu chủ yếu là hoạt động
xay xát.Các nhà máy của tư nhân ở tình trạng như trên.Các nhà máy của Nhà
nước chủ yếu mua gạo xay của nhà máy tư nhân về xát đánh bóng để xuất
khẩu.Trường hợp chưa đảm bảo độ ẩm có thêm hoạt động sấy sau đó đánh
bóng.Hệ thống chế biến lúa gạo xuất khẩu tuy được cải tạo nâng cấp nhưng
mức độ hoạt động thấp, chất lượng chế biến chưa cao.Tỷ lệ gạo sau chế biến
chỉ đạt 60-65%.Trong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48% vừa gây
lãng phí trong chế biến vừa phải xuất khẩu với giá rẻ.
Khoảng 10% gạo xuất khẩu không rõ phẩm cấp.Phần lớn gạo xuất khẩu
của Việt Nam đã được phân loại theo tỷ lệ tấm do đó chất lượng của gạo chế
biến ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất khẩu và hiệu quả của chế biến.
GVHD: ThS. Ngô Thị Việt Nga 12